Thời điểm 1989 Ờ sau Chiến tranh Lạnh

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 30)

I. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ

i.Thời điểm 1989 Ờ sau Chiến tranh Lạnh

Khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn lần hai, Mỹ và phương Tây đã thực hiện trừng phạt, cô lập Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc gặp khó khăn lớn nên phải tìm cách khắc phục thông qua thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Nhật Bản để phá vòng vây. Tiếp đó, Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây. Trung Quốc đã thành công trong việc thiết lập được quan hệ với Nhật và các nước Liên minh châu Âu để thoát khỏi vòng vây của Mỹ. Cuối cùng, Mỹ phải đồng ý cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Lúc này, với thế lực còn yếu nên Trung Quốc luôn ở thế kém trong quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Năm 1991, trong bối cảnh Liên Xô sụp đổ khiến cho Mỹ muốn thúc đẩy hiệu ứng đôminô với Trung Quốc, Mỹ và phương Tây gây sức ép với Trung Quốc và mong muốn nước

này thay Liên Xô giương ngọn cờ lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định đánh giá tình thế lúc đó còn nguy hiểm hơn cả lúc mới giành chắnh quyền. Vì vậy, họ đã chủ trương thực hiện chiến lược Ộgiấu mình chở thờiỢ. Để thực hiện chiến lược này, Bắc Kinh chủ trương ứng xử chủ yếu như sau:

+ Đối với Mỹ và phương Tây thì Trung Quốc phải nhận nhịn đối đầu.

+ Đối với các nước cộng sản thì Trung Quốc quyết không đi đầu, không giương cờ.

Trong giai đoạn từ cuối 1980 đến cuối những năm 1990, Trung Quốc đã kiên trì thực hiện chiến lược nhẫn nhịn chờ thời tránh sức ép của Mỹ và phương Tây, kiên quyết không đi đầu để thực hiện chắnh sách kinh tế ba bước nhằm nâng cao tiềm lực của đất nước.

ii. Thập niên đầu thế kỷ XXI

Bước vào đầu thế kỷ XXI, cùng với công cuộc cải cách mở cửa không ngừng đi vào chiều sâu, nền kinh tế Trung Quốc đã được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, liên tục trong suốt mấy chục năm, kinh tế Trung Quốc liên quan chặt chẽ với nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã hình thành được hai bước trong chiến lược ba bước xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa là đưa đất nước từ nghèo đói đến ấm no, và từ ấm no đến khá giả, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước.

Cùng với sự gia tăng nội lực, tình hình quốc tế trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng có lợi cho Trung Quốc. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu, chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mục tiêu hàng đầu, thứ tự các vấn đề ưu tiên được thay đổi chuyển từ những đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc sang chống khủng bố và các thế lực hồi giáo cực đoan. Bởi vì, Mỹ cần sự hợp tác của các nước này để thành lập liên minh chống khủng bố toàn cầu. Trong khi Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố và sa lầy vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, sau đó lâm vào cuộc khủng hoảng tài chắnh trầm trọng đã khiến cho vị thế, hình ảnh nước Mỹ bị suy giảm, thì các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đang ngày càng tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của họ trên thế giới, kể cả Mỹ Latinh Ờ sân sau của Mỹ, cho thấy một bức tranh về một thế giới đa cực. Trong khi Mỹ gặp khó khăn như vậy, tình hình thế giới biến chuyển có lợi cho Trung Quốc, ban lãnh đạo Trung Quốc đã nắm lấy thời cơ chiến lược trong 20 năm đầu thế kỷ XXI, lợi dụng triệt để điều kiện hoà bình, ổn định của thế giới và khu vực, họ xác định Trung Quốc đi theo con đường phát triển hoà bình là lấy kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, phát triển xã hội toàn diện, hài hoà. Theo đường lối đó, Trung Quốc thực thi chắnh sách ngoại giao hoà bình độc lập dân chủ.

Một phần của tài liệu Quan hệ Mỹ Trung trong mười năm đầu thế kỷ XXI (Trang 30)