Giới thiệu Vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia luôn là một điểm nhấn then chốt trong tiến trình của lịch sử. Ngoại giao là một yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt thúc đẩy kinh tế, xã hội quốc gia phát triển. Không một quốc gia trong giai đoạn hiện nay đóng kín cửa mà không thực hiện công tác ngoại giao với các quốc gia khác. Cũng không có một nước nào phát triển một cách ổn định, bền vững nếu nước đó không trao đổi, buôn bán với nước ngoài. Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với biết bao sự hi sinh của các vị anh hùng dân tộc, các đồng bào chiến sĩ để ngày hôm nay chúng ta hưởng được nền độc lập, tự do. Do đó, một mặt chúng ta tôn trọng, biết ân, tôn vinh những đóng góp to lớn ấy. Mặt khác, chúng ta phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ để từ đó giúp chúng ta cũng cố xây dựng, phát triển, nâng cao tiềm lực kinh tế, chính trị của quốc gia mình. Từ trước đến nay, những vấn đề của triều Nguyễn đã thu hút được đông đảo sự chú ý của học giả trong và ngoài nước. Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng. Nhận thấy, tầm quan trọng của việc nghiên cứu bộ môn Lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại. Nhóm 5 kính gửi tới thầy và các bạn một số nguồn tư liệu về quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm củng cố và nâng cao hiểu biết đối ngoại, cũng như rút ra được những bài học về công tác ngoại giao phục vụ cho nghề nghiệp sau này. Trong bài làm này, chúng ta sẽ chú trọng khảo sát đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước phương Tây qua các thời kỳ vua Gia Long (1802 – 1820), thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1847 – 1858). Ngoài ra, chúng ta cũng tìm hiểu công tác đối ngoại của triều Nguyễn với các quốc gia truyền thống là Trung Quốc, Chân Lạp, Champa… Mặt dù đã bỏ ra nhiều công sức trong việc biên soạn, nghiên cứu để rút ra những kiến thức cốt lõi cho bài nghiên cứu, sai sót là điều khó tránh khỏi. Nhóm 5 rất mong nhận được sự đóng góp từ Thầy cũng như các bạn để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu. Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn. Sau đây là bài thu hoạch: Nội dung chính bài tiểu luận I. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY 1. Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn thời vua Gia Long (1802 – 1820) a. Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Vua Gia Long lên ngôi trong bối cảnh mà thế giới và trong nước có nhiều biến động phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách mà lịch sử đặt ra. Trong giai đoạn này, trên thế giới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triền cực thịnh làm cho nhu cầu về thuộc địa của các nước lớn tăng cao. Các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa được đẩy mạnh. Vùng Châu Á rộng lớn là một miếng mồi ngon cho các nước đế quốc. Trước sự bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ của các quốc gia châu Á lúc này là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Có rất nhiều quốc gia châu Á đã không chống chọi được sức mạnh vũ bão của chủ nghĩa thực dân phương Tây ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cục diện chính trị thế giới và đã có những bước đi phù hợp để bảo vệ chủ quyền. Bên cạnh đó, lúc bấy giờ, vấn đề tôn giáo cũng là một bài toán cho triều Nguyễn bởi sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa – một công cụ phục vụ đắc lực cho sự xâm lược thuộc địa của các nước phương Tây. Các giao sĩ đã trở thành những kẻ tiên phong cho chính quốc trong việc truyền bá, giảng đạo, núp bóng với danh nghĩa giáo sĩ, thầy tu. b. Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820) Trong quan hệ với Pháp, sau khi lên cầm quyền, vua Gia Long đã cho những người Pháp có công giúp cho ông ta về nhiều mặt trong cuộc chiến chống Tây Sơn làm quan trong triều. Họ được đối đãi rất hậu, mỗi khi vào chầu vua họ không cần phải lễ lạy mà chỉ khấu đầu năm cái. Nhìn chung, dưới triều vua Gia Long, quan hệ thương mại Việt – Pháp còn chưa bị gây khó khăn. Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Vua Gia Long tạo điều kiện cho thương nhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ đặc quyền nào. Mọi đề nghị ký kết các hiệp ước thương mại từ Pháp đều bị vua Gia Long từ chối.
Trang 1Chủ đề: Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn
trước khi thực dân Pháp xâm lược Đại Nam
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Sỹ Tráng
Trang 2Giới thiệu
Vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia luôn là một điểm nhấn then chốt trong tiến trình của lịch sử Ngoại giao là một yếu tố quan trọng đóng vai trò then chốt thúc đẩy kinh tế, xã hội quốc gia phát triển Không một quốc gia trong giai đoạn hiện nay đóng kín cửa mà không thực hiện công tác ngoại giao với các quốc gia khác Cũng không có một nước nào phát triển một cách ổn định, bền vững nếu nước đó không trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với biết bao sự hi sinh của các vị anh hùng dân tộc, các đồng bào chiến sĩ để ngày hôm nay chúng ta hưởng được nền độc lập, tự do Do đó, một mặt chúng ta tôn trọng, biết ân, tôn vinh những đóng góp to lớn ấy Mặt khác, chúng ta phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ để từ đó giúp chúng ta cũng cố xây dựng, phát triển, nâng cao tiềm lực kinh tế, chính trị của quốc gia mình.
Từ trước đến nay, những vấn đề của triều Nguyễn đã thu hút được đông đảo sự chú ý của học giả trong và ngoài nước Riêng trong lĩnh vực ngoại giao, những đóng góp và hạn chế của triều Nguyễn trong tiến trình xây dựng đất nước trong nửa đầu thế kỷ XIX (1802 – 1858), đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thời sự và khoa học trong nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử ngoại giao nói riêng.
Nhận thấy, tầm quan trọng của việc nghiên cứu bộ môn Lịch sử Việt Nam, đặc biệt là đường lối đối ngoại Nhóm 5 kính gửi tới thầy và các bạn một số nguồn tư liệu về quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm củng cố và nâng cao hiểu biết đối ngoại, cũng như rút ra được những bài học về công tác ngoại giao phục vụ cho nghề nghiệp sau này.
Trong bài làm này, chúng ta sẽ chú trọng khảo sát đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước phương Tây qua các thời kỳ vua Gia Long (1802 – 1820), thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) và Tự Đức (1847 – 1858) Ngoài ra, chúng ta cũng tìm hiểu công tác đối ngoại của triều Nguyễn với các quốc gia truyền thống là Trung Quốc, Chân Lạp, Champa…
Mặt dù đã bỏ ra nhiều công sức trong việc biên soạn, nghiên cứu để rút ra những kiến thức cốt lõi cho bài nghiên cứu, sai sót là điều khó tránh khỏi Nhóm 5 rất mong nhận được sự đóng góp
từ Thầy cũng như các bạn để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn Sau đây là bài thu hoạch:
Trang 3Nội dung chính bài tiểu luận
I QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
1 Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn thời vua Gia Long (1802 – 1820)
a Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài
cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn Vua Gia Long lên ngôitrong bối cảnh mà thế giới và trong nước có nhiều biến động phải đối mặt với nhiều vấn đề cấpbách mà lịch sử đặt ra
Trong giai đoạn này, trên thế giới, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn phát triềncực thịnh làm cho nhu cầu về thuộc địa của các nước lớn tăng cao Các cuộc chiến tranh xâmlược thuộc địa được đẩy mạnh Vùng Châu Á rộng lớn là một miếng mồi ngon cho các nước đếquốc
Trước sự bành trướng của các nước đế quốc, nhiệm vụ của các quốc gia châu Á lúc này là bảo vệnền độc lập dân tộc Có rất nhiều quốc gia châu Á đã không chống chọi được sức mạnh vũ bãocủa chủ nghĩa thực dân phương Tây ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan sớm nhận thức được cụcdiện chính trị thế giới và đã có những bước đi phù hợp để bảo vệ chủ quyền
Bên cạnh đó, lúc bấy giờ, vấn đề tôn giáo cũng là một bài toán cho triều Nguyễn bởi sự xâmnhập của đạo Thiên Chúa – một công cụ phục vụ đắc lực cho sự xâm lược thuộc địa của cácnước phương Tây Các giao sĩ đã trở thành những kẻ tiên phong cho chính quốc trong việctruyền bá, giảng đạo, núp bóng với danh nghĩa giáo sĩ, thầy tu 1
b Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời vua Gia Long (1802 – 1820)
Trong quan hệ với Pháp, sau khi lên cầm quyền, vua Gia Long đã cho những người Pháp có
công giúp cho ông ta về nhiều mặt trong cuộc chiến chống Tây Sơn làm quan trong triều Họđược đối đãi rất hậu, mỗi khi vào chầu vua họ không cần phải lễ lạy mà chỉ khấu đầu năm cái.Nhìn chung, dưới triều vua Gia Long, quan hệ thương mại Việt – Pháp còn chưa bị gây khókhăn Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi Vua Gia Long tạo điều kiện cho thươngnhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ đặc quyền nào Mọi đề nghị ký kết các hiệp ướcthương mại từ Pháp đều bị vua Gia Long từ chối
1 TS Trần Nam Tiến, Quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 – 1858), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Trong quan hệ với nước Anh, quan hệ Việt Anh không phát triển thuận lợi vì trước khi Gia
Long lên ngôi giữa vua Gia Long và người Anh đã có xích mích khi một chiếc thuyền buôn củachúa Nguyễn do Pháp chỉ huy đã bị người Anh bắt giữ
Khi vua Gia Long lên ngôi (1802), người Anh bắt đầu đặt mối quan hệ thông thương với ViệtNam Năm 1803, J.W Roberts đến Việt Nam để đặt quan hệ thông thương với triều đình Huếnhưng đã bị vua Gia Long từ chối
Năm 1804, người Anh lại sai sứ đến Việt Nam hiến phẩm vật và đưa thư xin cho được đi lạibuôn bán ở Đà Nẵng Vua Gia Long lại tiếp tục từ chối nhận quốc thư phẩm vật của người Anh.Tuy nhiên, Gia Long cũng chỉ thị: “từ nay người Anh muốn đến buôn bán ở Việt Nam thì sẽđược đối xử như với người của bất cứ nơi nào khác”
Sau đó, phái bộ Anh tiếp tục 3 lần đưa thư xin được đặt quan hệ thông thương nhưng đều bị vuaGia Long từ chối Về sau, do nhu cầu mua vũ khí, người Anh vẫn đem hàng hoá đến bán nhưngvua Gia Long vẫn giữ thái độ kỳ thị Nhìn chung, dưới thời vua Gia Long, nhà vua có thái độthiện chí với các thương đoàn người Pháp nhưng lại có thành kiến với người Anh Nhà vua cho
họ là bọn Man Di, lòng dạ khó lường, phải ngăn ngừa từ xa do vậy việc buôn bán với người Anh
bị hạn chế
Về phần quan hệ với Hoa Kỳ, năm 1802, một công ty tàu biển lớn của Hoa Kỳ đã phái một
chiếc tàu tên là Fame đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê Ngày21/5/1803 tàu cập cảng Đà Nẵng và đã được vua Gia Long cấp phép buôn bán.Nhờ giấy phépcủa vua Gia Long, tàu chạy dọc bờ biển tìm chỗ buông neo, buôn bán nhưng gió thổi mạnh tàukhông vào được bờ.Ngày 10/6/1803, tàu Fame rời Việt Nam đi Phi Luật Tân
Mười sáu năm sau, cũng có nhiều tàu Mĩ đến Việt Nam và họ nhận được sự đón tiếp tử tế từ phíaquan lại Việt Nam cũng như nhân dân Nhìn chung, tất cả các tàu Mĩ đến Việt Nam thời kỳ nàyđều nhắm vào mục đích tìm kiếm thị trường và thiết lập quan hệ giao thương với Việt Nam Cóthể nói, thời vua Gia Long, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chưa phát triển
c Vấn đề đạo Thiên Chúa trong quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời Gia Long (1802 – 1820)
Đây là một vấn đề gây ra sự trở ngại trong quan hệ giữa nhà nước phong kiến Việt Nam với cácnước phương Tây, đặc biệt là với nước Pháp Do mối quan hệ gần gũi với Bá Đa Lộc và chịu ơnngười Pháp trong cuộc chiến với triều Tây Sơn, Gia Long vẫn cho đạo Thiên Chúa được truyền
bá tương đối thuận lợi Các giáo sĩ người Pháp đã đẩy mạnh việc phát động trong dân chúng ởViệt Nam phát triển các cơ sở Đạo Thiên Chúa, thu nạp giáo dân trên cơ sở khuếch trương thếlực chính trị và tinh thần cho nước Pháp…Vua Gia Long thực sự lo ngại việc này, nhất là khi cácgiáo sĩ Pháp ủng hộ việc nhà vua đưa con trai hoàng tử Cảnh lên làm vua thay vì hoàng tử Đảm.Vua Gia Long đã khinh bỉ đạo Thiên Chúa từ đó
Trang 5Nhìn chung, trong suốt thời kỳ của mình, Gia Long chủ trương ôn hoà Ông không thể chống đạomột cách công khai, cũng không thể “cải đạo” Ông hiểu rõ hơn ai sự nguy hiểm từ những người
đi truyền đạo, ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo với hoàng tử Cảnh và các thần dân của mình.Trong tình thế vừa cậy nhờ người Pháp xong, Gia Long chưa thể cấm đạo và làm mất lòng ngườiPháp ngay lập tức được Ông từng ra lệnh: “Từ rày về sau, dân các tỉnh, xã nào có nhà thờ Gia
Tô đổ nát thì phải đưa trình quan trấn mới được tu bổ lại, còn việc xây dựng nhà thờ mới đềucấm chỉ”
Vua Gia Long có thái độ và cách ứng xử mang tính dung hoà trong quan hệ với Pháp, nhưngcương quyết và cứng rắn từ chối mọi yêu cầu từ phía nhà nước Pháp Ông không hề chống lạicác giá trị vật chất – tinh thần phương Tây, ông bảo vệ các truyền thống dân tộc Việt Nam VuaGia Long thể hiện một đối sách ngoại giao nhu hoà, uyển chuyển qua vấn đề tôn giáo Chínhsách ngoại giao mềm dẻo đã giúp Gia Long rất nhiều trong việc ổn định đất nước sau một thờigian dài nội chiến
2 Quan hệ đối ngoại của triều Nguyễn thời vua Minh Mạng (1820 – 1840)
a Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực và đường lối ngoại giao của Minh Mạng
Vua Minh Mạng từ nhỏ vốn là người thông minh, tôn sùng Nho giáo và đặc biệt không thiện cảmcho lắm với tôn giáo phương Tây, vì vậy Gia Long quyết định chọn vua Minh Mạng lên nắmquyền với mong muốn làm những việc mà ông chưa làm được
Thời bấy giờ, sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng nhiều thủ đoạnkhác nhau đang là mối đe dọa cho nền độc lập của các quốc gia châu Á
Ngoài ra, vấn đề tôn giáo cũng là nhân tố tác động đến chính sách ngoại giao của vua MinhMạng Núp dưới chiêu bài đi truyền giáo, các giáo sĩ phương Tây và tôn giáo của mình ngàycàng xâm nhập mạnh mẽ vào trong nước, ảnh hưởng đến nền Nho giáo chính thống và ngày càngphục vụ đắc lực cho chính sách xâm lược thuộc địa của các nước tư bản
Minh Mạng về cơ bản trung thành với đường lối chính trị của cha mình Ông tỏ ra dứt khoáttrong việc khước từ người phương Tây, kể cả người Pháp
Ta có thể thấy rằng, từ năm 1820 đến năm 1825, thời gian này vua Minh Mạng mới kế vị ngaivàng, ông cần ổn định quyền lực cá nhân, ổn định triều chính, nên ông chưa có thể điều chỉnhlớn trong chính sách ngoại giao với các nước phương Tây Đường lối ngoại giao của ông thời kỳnày được triển khai trên cơ sở truyền thống
Trong khoảng thời gian từ 1825 cho đến 1831, sự hiện diện của các nước tư bản phương Tây ởchâu Á ngày càng gia tăng là một lời cảnh báo cho vua Minh Mạng về sự an nguy của đất nước.Ông tiếp tục củng cố triều đại và đất nước trên nền tảng của ý thức hệ Nho giáo để chống đỡ các
tư tưởng mới lạ của phương Tây, chủ yếu là đạo Thiên Chúa
Trang 6Việc bang giao với nước ngoài có hạn và truyền giáo bị cấm nhưng Minh Mạng vẫn cho phép tàubuôn các nước tới buôn bán (nhưng chỉ được phép thông thương tại cảng Đà Nẵng) Như vậy,vấn đề buôn bán với phương Tây không bị triều đình Huế ngăn cấm, nhưng vì lí do an ninh vàvấn đề truyền giáo nên triều đình Huế chỉ cho mở cửa biển Đà Nẵng để thuyền buôn phương Tâyđến trao đổi hàng hoá Do vậy, Minh Mạng với các nước phương Tây không hoàn toàn bế quantoả cảng mà có mở cửa song rất hạn chế.
Sự kiện Lê Văn Khôi khởi binh dấy loạn đã đặt vấn đề ngoại xâm cho triều Nguyễn suy ngẫm.LêVăn Khôi cầu cứu Xiêm La và trong cuộc nổi loạn này có sự tham gia của các giáo sĩ ngườiPháp Vua Minh Mạng đã tăng cường đường lối ngoại giao biệt lập với Pháp vì nên độc lập, anninh quốc gia có nguy cơ bị xâm phạm
Từ năm 1832 đến năm 1837 đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp hoàn toànkhông mang tính chất ôn hoà nữa khi vua Minh Mạng không muốn tiếp xúc với các nướcphương Tây Nhưng cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất ở Trung Hoa là một hồi chuôngcho các quốc gia châu Á còn đóng kín cửa.Ông cho rằng nếu cứ tiếp tục đường lối ngoại giaonhư cũ thì một cuộc xung đột Việt Pháp có thể xảy ra giống như ở Trung Quốc
Trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, sự tiến bộ của khoa học kỹthuật, cũng như tình hình các quốc gia phong kiến lần lượt rơi vào tay giặc, vua Minh Mạng đã
có những nhận thức mới như phòng vệ những nơi hiểm yếu trên bờ biển Vua Minh Mạng cũnghiểu cần phải có sự tăng cường thăm dò dự định của các cường quốc ở châu Âu để làm thay đổichính sách ngoại giao của mình Giai đoạn 1838 – 1840 được coi là thời kỳ định hợp tác quốc tếcủa vua Minh Mạng
b Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây thời vua Minh Mạng (1820 – 1840)
Về quan hệ nước ta với Pháp, trong những năm đầu lên ngôi, đường lối chính trị của Minh Mạng
so với Gia Long không có thay đổi lớn Với Pháp, nhà vua vẫn thể hiện thiện chí, lòng biết ơn,nhưng khi tình hình quan hệ quốc tế ngày một thay đổi, nước Pháp sau khi ổn định tình hìnhtrong nước tìm cách nối lại những liên hệ với Việt Nam nhằm đạt được những cam kết với nước
ta trên lĩnh vực thương mại, chính trị Thời gian này được xem là giai đoạn hòa hoãn (1820 –1824) trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Tây dưới thời Minh Mạng
Đi theo đường lối đối ngoại của vua Gia Long đã hoạch định, Minh Mạng khi lên ngôi vẫn đối
xử nhã nhặn, hoà hoãn với Pháp Năm 1821, J.B Chaigneau được vua Pháp cử sang Việt Namdâng thư và phẩm vật của vua Luis XVIII đồng thời xin lập thương ước Minh Mạng cho phépngười Pháp đến buôn bán ở Việt Nam nhưng từ chối việc thành lập một thương ước giữa hainước.Ngay lần đầu tiên, Minh Mạng đã phủ nhận việc giao hảo với người Pháp.Chính phủ Pháp
hy vọng sẽ đạt được vài kết quả tốt về thông thương nhưng không ngờ sứ giả của vua Pháp lạinhận được sự bất hợp tác từ triều đình Huế
Trang 7Năm 1822, 1824, 1825 Luis XVIII lại phái thuyền đến Việt Nam dâng quốc thư và phẩm vật xingiao hiếu và thông thương nhưng Minh Mạng cũng từ chối đồng thời không nhận thư và phẩmvật của vua Pháp Những hành động cùa người Pháp đều mong muốn xác định độc quyền củaPháp đối với Việt Nam, trong phạm vi cạnh tranh với các nước tư bản khác nhưng đều khôngthành.
Minh Mạng từ chối các thương ước nhưng ông không cấm tàu bè và thương nhân Pháp và cácnước khác đến Việt Nam buôn bán Dù dè chừng và thận trọng trong quan hệ với Pháp, nhưngMinh Mạng vẫn định hướng đường lối ngoại giao mà Gia Long đã đề ra trong năm đầu trị vì củaông
Từ năm 1825 – 1831, tình hình nước ta có nhiều khó khăn như: thiên tai, dịch bệnh lan tràn Tìnhtrạng đói kém xảy ra làm cho xã hội rối loạn Năm 1825, có vụ nổi dậy tại trấn Nghệ An, quanăm 1826, người Thổ nổi lên ở Nam Định…Phong trào nổi dậy ở miền Bắc rất mạnh đến năm
1827 triều đình mới ổn định được Trong nước thì khó khăn như vậy, bên ngoài lại nhiều biến cốxảy đến với các quốc gia lân cận: Anh chiếm một phần Miến Điện…Minh Mạng không thểkhông lo ngại đến các thế lực phương Tây, ông dè dặt hơn đối với người Pháp Ngay cả với haingười Pháp còn lại ở triều đình là Vannier và Chagneau cũng bị một số quan lại xa lánh
Trong khoảng thời gian từ 1825 – 1831, tất cả các nhân viên mà Pháp cử sang làm công tácngoại giao với triều Minh Mạng đều không thể thuyết phục được triều Nguyễn kí kết những hiệpước mà họ mong muốn Năm 1831 có thể coi là năm chấm dứt những cố gắng ngoại giao củaPháp hòng kí kết hòa ước kể cả ngoại giao lẫn thương mại với triều Nguyễn Mặc dù sau năm
1831 vẫn có các tàu Pháp cập bến Đã Nẵng, nhưng họ không mang tính chất ngoại giao nữa.Nguyên nhân của sự thất bại này không chỉ thuộc về sự bảo thủ hay cứng rắn trong đường lốichính sách đối ngoại của triều Nguyễn, mà còn do những âm mưu chính trị của thực dân Pháp.Những sứ giả người Pháp sang Việt Nam thường với ý đồ phô trương thanh thế, lực lượng và cónhững yêu cầu vô lý khó chấp nhận, thậm chí có những sứ đoàn đi mang theo những giáo sĩ thâmnhập trái phép lãnh thổ Việt Nam Đến năm 1832 thì Pháp hoàn toàn không tìm cơ hội giaothương và tiếp xúc chính trị với Việt Nam nữa.2
Sau khi chiến tranh thuốc phiện kết thúc với phần thắng thuộc về Anh quốc, đã gây nên sự phấnkhích cho các nươc Âu - Mĩ giấc mộng bành trướng tại châu lục rộng lớn này trở thành hiện thựcgần gũi hơn với các nước phương Tây Triều đình Huế nhận thức nhanh chóng vấn đề trên, tiếptheo đó là sự bất thành của việc “cấm đạo”, “bài đạo” ở trong nước, có thể nhận thấy, dù có ngăncản, hạn chế, việc truyền đạo vẫn cứ được tiến hành Càng ngăn cản thì lòng tin của giáo dâncàng tăng lên, có nhiều trường hợp “tử vì đạo” xảy ra
Vua Minh Mạng nhận thức rõ đường lối ngoại giao của mình sẽ không có hiệu quả thực tế tronghoàn cảnh này Tình hình mới đã đặt triều đình Huế trước sự lựa chọn: tiếp tục đi theo con đườngngoại giao kểu phương Đông, hoặc mở cửa tiếp xúc với phương Tây Minh Mạng đã chọn con
2 TS Trần Nam Tiến, sđd
Trang 8đường thăm dò để “mở cửa” Cuối năm 1839, để đối phó với tình hình biến động đang xảy radồn dập xung quanh, Minh Mạng cho tăng cường phòng bị những nơi quan yếu, hải cảng, xâynhiều đồn lũy kiên cố phòng bị các cửa biển, tăng số lượng thuyền chiến… Điều này cho thấyMinh Mạng khi bắt đầu thăm dò để đổi mới đường lối đối ngoại, ông vẫn có ý thức tăng cườngsức mạnh phòng bị đất nước, đề cao cảnh giác với bên ngoài Sau đó, ông bắt đầu tiến hành cácbước thăm dò để đi đến một chính sách hợp tác với phương Tây.
Đặc biệt, Minh Mạng đã cử một sứ đoàn sang Pháp và Anh nhằm mục đích thương thuyết vàthiết lập quan hệ chính thức với hai nước này Sứ đoàn có nhiệm vụ làm việc để đi tới kí kết mộthiệp ước liên minh chính trị - kinh tế với Anh và Pháp mua hàng hóa Sứ đoàn sang Pháp doquan Tư vụ Trần Viết Xương đẫn đầu
Tháng 11-1840, sứ đoàn Việt Nam đến Pháp, Trần Viết Xương vận động xin gặp hoàng đế Pháp,nhưng Luis Philippe từ chối Pháp bắt bẻ sứ thần ta không mang quốc thư và thành phần sứkhông thuộc phẩm hàm đúng hàng sứ giả Phía Pháp cho rằng chính sứ của ta không thể đại diệncho vua Nguyễn.Cũng vào lúc này tại Paris đã có những ảnh hưởng không có lợi cho phái bộ.Vớinhững bản tường trình của các vị thừa sai đang hoạt động ở Việt Nam gửi về cho Hội ngoại quốctruyền giáo ở Paris Vài tháng trước khi phái đoàn Việt Nam sang Paris, giáo hoàng GregoireXVI đã viết một là thư cho giáo sĩ ở Việt Nam nói về cảnh khổ cực của giáo sĩ Pháp tại ViệtNam Bức thư đã gây nên sự căm hờn trong giới Thiên Chúa giáo tại Pháp
Có thể nói đây là cơ hội sau cùng cho mối quan hệ Việt – Pháp nhưng đã bị bỏ lỡ Sau thất bạingoại giao tại Pháp, sứ đoàn của Việt Nam lên đường sang nước Anh, nhưng tại đây, sứ mệnhcũng bất thành, đoàn Việt Nam lên đường trở về Pháp Khi đoàn về tới Huế, vua Minh Mạng đãbăng hà vào ngày 21/1/1841
Về quan hệ với Hoa Kỳ, vào cuối năm 1832, phái đoàn Hoa Kỳ đầu tiên đã đến Việt Nam xin
đặt quan hệ thông thương Vua Minh Mạng từ chối nhưng vẫn cho phép phái đoàn Mĩ được buônbán ở đây nhưng phải tuân theo luật pháp của quốc gia áp dụng cho người nước ngoài; ngoài raMinh Mạng còn chỉ định nếu người Mĩ tới lần nữa thì cho tàu đậu tại Sơn Trà, họ được phépthông thương ở đây nhưng không được phép xây nhà ở hay mở phố mua bán
Bốn năm sau, năm 1836, chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa lại cử phái đoàn tới Việt Nam Việc nàychứng tỏ chính phủ Mĩ rất chú ý tới việc thông thương với các nước ở khu vực châu Á Lần nàyvua Minh Mạng có thái độ rộng rãi, hòa dịu chấp nhận tiếp phái đoàn, nhưng khi sứ Quảng Nam
ra tới Đà Nẵng thì Ed.Roberts bị bệnh nặng phải rời cảng
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy, những ý định và mong muốn của phía Hoa Kỳ thiết lập quan
hệ giao thương với Việt Nam đã diễn ra trong khuôn khổ các quan hệ bình thường giữa hai quốcgia có độc lập chủ quyền nhưng đáng tiếc là không đạt kết quả như mong đợi
Trang 9Về quan hệ với nước Anh, đối với người Anh, vua Minh Mạng thể hiện đường lối ngoại giao
hoàn toàn bị động trước tình thế và tránh xa người Anh giống như người Pháp Các chuyến đicủa các phái đoàn Anh quốc đến Việt Nam đã không thành công khi không ký được một hiệpước ngoại giao giữa hai nước Theo chỉ thị của vua Minh Mạng, tàu Anh có quyền đến buôn bántại các hải cảng như hải cảng Sài Gòn, cửa Hàn (Đà Nẵng), Thuận An (Huế)
Đầu năm 1837, một tàu buôn người Anh qua bãi Hoàng Sa bị cạn, hơn 90 người phải ghé vào trú
ở bãi biển Bình Định Khi biết tin, vua Minh Mạng cho bố trí chỗ ở và cung cấp tiền gạo cho họ.Chủ tàu và những quan chức người Anh trên tàu rất cảm động Minh Mạng còn cho Nguyễn TriPhương và một số người tuỳ tùng đem tàu đưa những người Anh này sang Hạ Châu (Singapore)
Vua Minh Mạng cũng đã tổ chức một phái bộ sang Anh với mong muốn thiết lập mối quan hệngoại giao với nước Anh Ngày đầu tiên đến London, sứ bộ xin yết kiến với Thủ tướng AnhMelbourn và Bộ trưởng Palmerston.Trong buổi tiếp xúc, Palmerson đã từ chối đặt quan hệ ngoạigiao với Việt Nam
c Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng (1820 – 1840)
Chính sách “bài đạo” dưới triều vua Minh Mạng là một nhân tố tạo nên sự cản trở và khó khănlớn trong quan hệ Việt Nam với các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp trong thời kỳ này Thựcchất, chính sách này bắt nguồn từ nhu cầu tự vệ và ý thức của giai cấp phong kiến cầm quyềntrong vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất văn hoá truyền thống, Việc truyền đạo vàothời điểm này không đơn thuần là truyền bá tôn giáo mà ẩn theo nó là một âm mưu xâm lược
Vào lúc bấy giờ, các giáo sĩ đã lợi dụng danh nghĩa truyền giáo để đi sâu vào địa phương củaViệt Nam, tiến hành điều tra, dò xét tình hình các mặt rồi báo cáo về nước Họ còn mua chuộc,
dụ dỗ lôi kéo dân chúng chống lại triều đình, báo cáo các tin quan trọng cho Chính phủ Pháp Đểđối phó lại, triều đình Huế đã có những biện pháp cứng rắn như bắt bớ, giam cầm, thậm chí là xử
tử các giáo sĩ.Vua Minh Mạng đã cho thấy một cách ứng xử lúng túng, vụng về đối với nướcPháp Ông đã cho ban hành 5 chỉ dụ liên quan đến vấn đề “cấm đạo”, nhưng biện pháp mà ông
Trang 10đưa ra chưa có hiệu quả Triều đình nhà Nguyễn bấy giờ thiếu sáng suốt khi chưa phân biệt lòngyêu nước và đức tin của tôn giáo để có những chủ trương, đường lối phù hợp
Đáng lí ra, triều đình Huế phải chủ động mở cửa đón các giáo sĩ vào, đồng thời biết tích cực sớmduy tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh thì sẽ nâng cao lòng yêu nước của giáo dân để họgắn bó với triều đình và chính nhân dân sẽ giúp cho chính quyền địa phương phát hiện ra những
âm mưu xâm lược từ nước ngoài tới
d Đánh giá đường lối đối ngoại thời vua Minh Mạng
Trong 20 năm trị vì vua Minh Mạng đã thực hiện một đường lối ngoại giao rõ ràng có địnhhướng, có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới Dưới thời vua Minh Mạng, ViệtNam trở thành một quốc gia có uy tín và thể hiện được sự tự cường trong khu vực Có thể nói,chính sách ngoại giao ‘không phương Tây” là một chính sách sai lầm có tính nhất quán mà vịvua khởi nghiệp là Gia Long đặt ra, các vị vua kế cận triển khai thực hiện và hứng chịu hậu quả.Nói về vua Minh Mạng và những chính sách của ông còn có nhiều điều phải bàn Từ khi lên ngôicho đến lúc băng hà, trong vòng hai mươi năm trị vì đất nước, Minh Mạng có lúc được coi là
“Minh quân” của Việt Nam bởi những công lao đối với lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung vàvăn hoá Việt Nam nói riêng Nhưng ông cũng bị coi là một “bạo chúa” của triều Nguyễn bởinhững chính sách cấm đạo ngặt nghèo
3 Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời kỳ Thiệu Trị ( 1841
-1847 ) và Tự Đức ( -1847 - 1858 )
a Bối cảnh trong nước, quốc tế và khu vực
Ngày 12-12-1841, Thiệu Trị trở thành vị vua thứ ba của nhà Nguyễn lúc ông 34 tuổi.Ngay khivừa mới lên ngôi, Thiệu Trị đã phải đối diện với những khó khăn trong nước và tình hình phứctạp trên thế giới
Trong nước thì các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục diễn ra.Những cuộc đàn áp đẫm máucủa triều đình nhà Nguyễn đã làm cho tình hình trong nước thêm rối ren, mất ổn định
Ở khu vực, thì triều đình Huế gặp sự chống đối mạnh mẽ từ phía Chân Lạp khi các quan lại ViệtNam áp dụng chế độ cai trị hà khắc lên đất nước này, do vậy uy tín của Việt Nam đối với ChânLạp sụp đổ, Thiệu Trị phải cho rút quân về Đó là chưa kế đến những cuộc chiến tranh dai dẳngvới Xiêm làm cho triều đình nhà Nguyễn phải tốn nhiều công sức và vật lực
Trong lúc đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tăng cường bành trướng của chúng đối với các quốcgia châu Á và đã đạt được mục đích của mình: Anh buộc Trung Quốc phải ký hiệp ước NamKinh năm 1842, nhượng Hồng Kong cho người Anh và cho tàu thuyền các nước này tự do buônbán trên năm cửa bề quan trọng của Trung Quốc Pháp cũng được tự do truyền đạo ở TrungQuốc khi buộc nước này kí hiệp ước Hoàng Phố năm 1844 Không dừng lại ở Trung Quốc, cácnước Tư bản phương Tây bắt đầu mở cuộc bành trướng cùa mình sang các nước Đông Nam Á,
Trang 11trong đó có Việt Nam.Thắng lợi của Pháp tại Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phápcan thiệp vào Việt Nam với ý đồ đạc được những quyền lợi tương tự như ở Trung Quốc
Vua Thiệu Trị mất cuối năm 1847, Tự Đức lên thay Đến lúc này chế độ phong kiến thời Nguyễntrên đường suy thoái Tình hình trong nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết, tàichính cạn kiệt, nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp bế tắc, nhân dân lầm than, đói khổ, do đóphong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng phát triên mạnh mẽ Việc Tự Đức lên ngôi gây ramột phản ứng mạnh mẽ của những người cùng cha khác mẹ làm cho nội bộ vương triều mâuthuẫn, rối ren
Trong khi đó, ở bên ngoài, các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là thực dân Pháp đang có điềukiện thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xâm lược Việt Nam bằng bạo lực Chính sách “ cấm đạo,giết đạo” từ thời Minh Mạng cũng là tiền đề cho sự can thiệp của thực dân Pháp tại Việt Nam
Tình hình trong nước rối ren, bên ngoài thì thực dân Pháp đang lâm le xâm lược Tất cả đã làmcho triều đinh Huế và cá nhân Tự Đức đứng trước những thử thách vô cùng nghiệt ngã, chínhsách đối ngoại của ông, chủ yếu với các nước phương Tây đến đây cũng bị chi phối nghiêmtrọng và là vấn đề nổi cộm trong chính sách ngoại triều Nguyễn dưới thời Tự Đức
b Quan hệ của triều Nguyễn với các nước phương Tây dưới thời Thiệu Trị và Tự Đức
Trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhìn chung, chúng ta thấy nổ lực của Hoa Kỳ trong suốt hơn 50 năm
đầu thế kỉ XIX là nhằm thương lượng và kí kết Hiệp ước thương mại với Việt Nam, song mụcđích của họ đã không dẫn tới một kết quả tốt đẹp nào Điểm chung của các chuyến đi sang nước
ta thời đó, về phía người Mỹ với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ, đều có chuẩn bị chuđáo của những người có trách nhiềm và có thiện chí Vì thế sự thất bại của các chuyến đi ấy,trách nhiệm không thuộc phía Hoa Kỳ mà chính là thuộc về triều đình Huế Các vua đầu nhàNguyễn với sự đố kỵ, sự thiểu cận, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nên sự cự tuyệt quan
hệ với các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ
Trong quan hệ với nước Anh, dưới thời Thiệu Trị, quan hệ giữa Việt Nam và Anh quốc không
phát triển.Tuy nhiên, Thiệu Trị lại có chính sách nhân đạo cho các tàu buôn Anh quốc Họ đượcghé vào bờ lấy nước, lấy củi, tránh bão tố, cho miễn thuế nhập cảng và tổ chức cứu hộ khi tàuthuyền bị lâm nạn
Tháng 9-1847, Toàn quyền Anh ở Hồng Kong là John Davis dãn đầu một chiến hạm và một tàumáy tới cửa Hàn (Đà Nẵng), mang theo quốc thư của Nữ hoàng Anh, một mặt xin triều đình Huếcho quân Anh được đóng đồn trển bờ với điều kiện treo cờ cả hai nước Anh và Việt Nam, mặtkhác đề nghị hai nước cùng nhau thương ước và liên minh quân sự để chống lại mọi tấn công củaPháp có thể xảy ra Nhưng Thiệu Trị cảnh giác với ý đồ của thực dân Anh, nên từ chối khôngtiếp.Viên quan trấn giữ Đã Nẵng là Tôn Thất Thường và viên chỉ huy hai tàu chiến Anh đã tranhluận nhiều ngày về việc này Triều đình Huế đã đem nhiều quà tặng cho họ Đến mười ngày sau
họ mới đi.Như vậy, quan hệ Việt Nam với Anh quốc dưới triều Nguyễn chấm dứt ở đây
Về quan hệ với nước Pháp, đường lối chính sách đối ngoại phương Tây, đặc biệt đối với Pháp
thời Thiệu Trị không có gì thay đổi so với Minh Mạng Nhưng Thiệu Trị tỏ ra ôn hòa hơn trong
Trang 12vấn đề truyền đạo Cụ thể, ông đã ra lệnh phóng thích 5 giáo sĩ Pháp đang chịu án tử hình Nhìnchung, Thiệu Trị có những nhân nhượng trong vấn đề tôn giáo, theo ông “phải tìm nhiều cách đểgiảng dụ, khai hóa, khiến cho đổi lỗi làm lành” Triều Nguyễn bắt đầu hòa hoãn thì lúc này Pháp
đã xúc tiến công việc gây cấn can thiệp vào nước ta
Do sự khiêu khích của Pháp mà quan hệ Việt Nam với Pháp trở nên căng thẳng Vua Thiệu Trị
đã bàn với triều thần việc chiến tranh, vua cho tăng cường đồn lũy, đúc thêm súng
Từ năm 1843 đến năm 1847, Pháp đã phái thuyền tới Đà Nẵng 3 lần để thị uy triều Nguyễn đangđối diện với thức thách của thời đại, trách nhiệm đối với đất nước của triều đại phong kiến nàyngày càng nặng nề hơn trước gấp bội Đặc biệt, vào tháng 3 năm 1847, một hạm đội Pháp kéođến Đà Nẵng phô trương thanh thế.Rút kinh nghiệm của những lần trước, lần này triều đình Huế
đã có tăng cường phòng bị.Thiệu Trị cho điều động từ Huế vào nhiều thuyền chiến, điều độngbinh lính các tỉnh vào phối hợp với lực lượng tại chỗ của Quảng Nam để bảo về cửa biển Bấtchấp sự chuẩn bị của triểu Nguyễn, ngày 15/4/1847, hạm đội Pháp đã nổ súng tấn công vào quânđội nhà Nguyễn, làm chìm 5 chiếc thuyền đồng của ta và tàn sát nhiều người, sau đó rút lui.Sau vụ khiêu khích trắng trợn của Pháp, vua Thiệu Trị tức giận, thay đổi thái độ quan hệ với cácthương nhân và giáo sĩ người phương Tây Đồng thời, Thiệu Trị gấp rút xây dựng thêm nhiềuthàn lũy và pháo đài, đặt thêm đại bác phòng thủ ở các nơi hiểm yếu ở mặt biển.Trong lúc tìnhhình đang căng thẳng, triều đình Huế còn chưa có đối sách thích hợp thì Thiệu Trị qua đời.Cuối năm 1847, Tự Đức lên ngôi.Chính sách không quan hệ với phương Tây vẫn được Tự Đứctiếp tục thực hiện
Tự Đức kế vị ngai vàng trong hoàn cảnh nước ta khó khăn hơn bao giờ hết: thương mại bế tắc,dân chúng đói khổ Đương đầu với những phức tạp trong nước, đối diện với đại họa “bạch quỷ”,những tham vọng của phương Tây, vua Tự Đức không hề có một sự đối mới nào trong nội Trị vàngoại giao Việt Nam vẫn tiếp tục đóng cửa trong quan hệ với các nước tư bản phương tây chođến thời vua Tự Đức Như vậy, quan hệ Việt Nam và Pháp cho đến thời Tự Đức vẫn gặp nhiềukhó khăn, đặc biệt là qua vấn đề cấm đạo
Trước những hành động ngày càng trắng trợn và lộ liễu của Pháp, Tự Đức đã ra lệnh cho quândân ở các nơi xung yếu như các cửa biển Đà Nẵng, Thuận An tăng cường phòng thủ, đắp thànhlũy, tăng cường súng đại bác Nhưng rồi vì tốn kém nên Tự Đức không thực hiện nữa Trong khi
đó thì ở trong nước, lại tăng cường chính sách cấm đạo, tạo thêm lí dó cho tư bản nước ngoài có
cớ xâm lược Việt Nam
Những hành động cấm đạo điên cuồng của Tự Đức diễn ra giữa lúc điều kiện xâm lược của thựcdân Pháp chín muồi Ngày 22-4-1857, Napoleon III quyết định thành lập Hội đồng Nam Kìnhằm xét lại hiệp ước Versailles năm 1787, với âm mưu dựa vào sự kiện này mà hợp pháp hóaviệc mang quân sang đánh chiếm Việt Nam Liền sau đó một kế hoạch hành binh được vạch ra,
và đến tháng 7/1857, Napoleon III thông qua quyết định vũ trang xâm lược Việt Nam
Sau khi đánh xong Quảng Châu và sau khi cùng với Anh buộc Trung Quốc phải kí hiệp ướcThiên Tân, quân Pháp do Rigault chỉ huy hợp lực với quân Tây Ban Nha do đại tá Palaca chỉhuy, cùng kéo thẳng xuống biển phía Nam Ngày 31-8-1858, quân Pháp nổ súng tấn công bán
Trang 13đảo Sơn Trà, mở màn cho cuộc chiến Tranh xâm lược Việt Nam, qua đó chấm dứt thời kì ngoạigiao hòa bình giữa Việt Nam và Pháp.
c Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn thời Thiệu Trị ( 1841-1847) và Tự Đức 1858)
(1847-Trong những năm đầu mới lên ngôi, Thiệu Trị vẫn duy trì những sắc lệnh cấm đạo thời MinhMạng, song cũng không thêm ra một chỉ thị nào
Sau sự kiện gây cấn của đô đốc Celile năm 1847, Thiệu Trị đã chỉ thị cho các quan địa phươngphải thi hành lệnh bắt đạo đúng theo lệnh của vua Minh Mạng Đồng thời vua nhắc lại điều cấmđạo cho các quan chức trong kinh ngoài tình: “Đạo Gia Tô là tà giáo, làm mê hoặc lòng người rấtsâu sắc, không những cám dỗ làm cho tiều dân u mê mà cả những nhiều trong quan chứa cũng cósay mê không tỉnh!” 3
Sau khi lên ngôi, trước những hoạt động của cách giáo sĩ càng ngày càng được đẩy mạnh, TựĐức tiếp tục có những chinh sách cấm đạo sai lầm nghiêm trọng Năm 1848, vua ban chỉ dụ cấmđạo.Tiếp đó trong năm 1851, 1855, vua lại ban ra 2 lệnh khác, đuổi các giáo sĩ ngoại quốc vẫnlún lút vào Việt Nam Nội dung các đạo dụ này có những quy định hà khắc như buộc đá vào cổrồi ném xuống biển những người nước ngoài ở Việt Nam giảng đạo Nhiều giáo sĩ nước ngoài bịsát hại, nhiều nhà thờ bị đốt Trước tình hình đó, giáo sĩ về nước cầu cứu, yêu cầu chính phủPháp phải có thái độ quyết liệt với Việt Nam để bảo vệ giáo sĩ và việc truyền đạo
Trong một thời gian dài sau đó, các giáo sĩ phải chuyển sang hoạt động bí mật Vừa thực hiệnviệc truyền giáo, các giáo sĩ đồng thời tiến hành điều tra tình hình để báo cáo về nước, yêu cầuchính phủ Pháp phải vũ trang can thiệp gấp vào Việt Nam.Những việc này càng làm cho vua TựĐức thêm tức giận Tháng 7 – 1857, Tự Đức lại ban hành thêm một đạo dụ cấm đạo nữa mở màncho một thời kỳ tàn sát mới, tạo thêm lư do cho tư bản nước ngoài có thêm lý do cho tư bản nướcngoại có cớ xâm lược nước ta về sau
d Đánh giá đường lối ngoại giao của vua Thiệu Trị và Tự Đức
Qua những sự kiện diễn ra trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới thời vuaThiệu Trị ta thấy rõ ông khá sáng suốt sự bành trướng của phương Tây thông qua việc truyềngiáo Vua Thiệu Trị cũng là một người hiểu rõ mối quan hệ gắn bó giữa truyền giáo và xâm lược
vũ trang của các nước phương Tây và trăn trở rất nhiều về một biện pháp để đối phó hữu hiệu.Thực tế cho thấy, từ năm 1847, khi thương thuyền Pháp đến Đà Nẵng, vua Thiệu Trị đã nhậnthức tình thế nguy hiểm của đất nước, ông đã cho chuẩn bị phòng thủ Đà Nẵng
Tuy nhiên, qua 7 năm với vai trò người lãnh đạo đất nước, Thiệu Trị không có 1 sự thay đổi mớinào Trong công việc nội Trị lần ngoại giao, vì vậy đường lối đối ngoại của Việt Nam dưới thờiThiệu Trị cũng không khác gì so với các thời trước Thiệu Trị tiếp tục lãnh đạo một đất nướckhép kín mà Gia Long đã vạch ra, Minh Mạng Triển khai và Thiệu Trị tiếp tục thực hiện
3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, tập XX (chú thích của TS Trần Nam Tiến)