Khẹc Kẹo Xọi Xay Nhạ Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là yêu cầu khách quan và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng mỗi nước Nguyễn Tiến Ngọc Chủ tịch Hồ Chí
Trang 1KY NIEM 45 NAM THIET LAP QUAN HE NGOAI GIAO
VÀ 30 NĂM KÝ HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT NAM - LAO
avƯn 45 Ư msnnuða»anfộfunsuuo cae 30 8 unqnauusuisueoneww cay nwsovd aro-majouw
VIEN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
setnDuSoSneeànaoăsfiumoJeau #utsDuƠmezeazaaoŠ*3fiugm9saoasa
LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VÀ SỰ HỢP TÁC
TOAN DIEN GIUA VIET NAM VA LAO
øo°Us^Jn8iiitao,
naUsos®hlfaấSU at NIVSOVUSBUGW
879989 - t9]O1.)
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế,
Viêng Chan, 28 - 29 thang 6 năm 2007)
oJ3Šu, 28 - 29 Ủtqu* 2007)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2MUC LUC
Lời giới thiệu
Ban tổ chức Hội thảo Việt Nam và Lào
TS Xf Lita Bun Kham Diễn văn khai mạc Hội thảo
Xa Mản Vì Nha Kệt
Phát biểu chào mừng Hội thảo
Nguyễn Huy Quang
Phần thứ nhất: Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến
đấu giữa Việt Nam và Lào Nhân dân Lào và Việt Nam có truyền thống đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau từ lâu đời
TS Khẹc Kẹo Xọi Xay Nhạ Quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là yêu
cầu khách quan và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách
mạng mỗi nước
Nguyễn Tiến Ngọc
Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị và tình
đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào
PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp
Chủ tịch Cay Son Phôm Vi Hản với mối quan hệ hữu nghị,
tình đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam
Bua Xỉ Cha Lơn Xúc
Trang 3‘Quan hé doan két chiến đấu Việt - Lào trong kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược: Diễn trình, thành quả và kinh
nghiệm
PGS TS Ngô Đăng Trì - PGS TS Nguyễn Văn Khánh
Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam
trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Thiếu tướng Xếng Nuôn Xay Nha Lạt Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào - Biểu tượng
sinh động nhất của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào
PGS TS Thiếu tướng Trịnh Vương Hồng
Nhân dân Lào coi cán bộ chiến sỹ tình nguyện Việt Nam
như người con ưu tú của mình
TS Phăn Khăn Vì Pha Văn
Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt
Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,
giải phóng dân tộc
PGS.TS Nguyễn Văn Nhật
Quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong lĩnh vực đối ngoại
PGS TS Vũ Dương Huân
Phần thứ hai: Sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào
30 năm thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào - Việt
Nam (18/07/1977 - 18/07/2007) ,
Hiém Phém Ma Chan
45 năm hợp tác về ngoại giao giữa Việt Nam và Lào
TS Trương Duy Hòa - The Nguyễn Hào Hùng
Mối quan hệ giữa Lào - Việt Nam trên lĩnh vực truyền thông
Trang 4Những thành tựu về hợp tác giáo dục, văn hóa giữa hai nước
Lào và Việt Nam
Ly Tu Bua Pao
Kết qua hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ giữa Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam
TS On Keo Phém Ma Kon
Kết quả hợp tác trong lĩnh vực an ninh giữa Lào và Việt Nam
Thiếu tướng Vì Lay Đuông Mạ N¡
Quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Nghệ An của Việt Nam với một số
tỉnh của Lào là bằng chứng sinh động nhằm phát triển tình
đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước
Nguyễn Văn Hành Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện trên tỉnh thần kết
nghĩa giữa Thủ đô Viêng Chăn và Thủ đô Hà Nội
Sốm Văn Ðy Na Tha Vông
Tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện trên tỉnh thần kết
nghĩa giữa tỉnh Sa Van Na Khệt và tinh Quang Tri
TS Khăm Phéi Phan Tha Chon Mối quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trên lĩnh vực lập pháp
TS Un Keo Viit Thi Lat Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Lào
Trần Trọng Khánh
Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong các hoạt động của
Mặt trận Xây dựng Tổ quốc Lào và các tổ chức quần chúng
Tông Dơ Tho
Thành tựu hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật
và phương hướng hợp tác giữa Lào và Việt Nam trong
thời gian tới
Trang 5Đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam
PGS TS Trần Đình Thiên
Thành tựu của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong đổi mới
Chương Sổm Bun Khăn Hợp tác Việt - Lào trong bối cảnh quốc tế mới
PGS TS Nguyễn Xuân Thẳng
Vai trò của Khoa học xã hội trong việc thúc đẩy quan hệ hợp
tác Việt Nam - Lào
PGS TS Trần Đức Cường Tổng kết Hội thảo Khoa học quốc tế “Tình đoàn kết đặc
biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa
Lào và Việt Nam”
GS TS Dé Hoai Nam Diễn văn bế mạc Hội thảo
Trang 6QUAN HE DOAN KET CHIEN DAU VIET - LAO TRONG KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP XAM LUGC:
DIEN TRINH, THANH QUA VA KINH NGHIEM
PGS TS Ngé Đăng Tri
PGS TS Nguyén Van Khanh
Cùng sinh sống trên bán đảo Đông Dương, hai dân tộc Việt Nam - Lào đã có truyền thống đoàn kết, tương trợ nhau đấu tranh chống kẻ thù chung bảo vệ đất nước Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), quan hệ đó đã có bước phát triển mới, trở thành quan hệ đặc biệt Việt - Lào, góp phần
to lớn vào thắng lợi lịch sử của hai nước và để lại nhiều kinh
nghiệm có giá trị thực tiễn quan trọng
I Quan hệ Việt - Lào thời kỳ 1945 - 1954
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xám lược
(1945-1954), về đại thể, quan hệ Việt - Lào có hai giai đoạn lớn: từ
1945 đến 1950, quan hệ dưới sự lãnh đạo chung của Đảng Cộng sản Đông Dương, và từ 1951 đến 1954 quan hệ dưới sự lãnh đạo của hai Đảng anh em ở hai nước (Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân
dan Cách mạng Lào, thông qua Mặt trận Lào Itxala)'
7 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
1 Sau Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng bộ Lào
đứng đầu là Ban lãnh đạo vận động thành lập đảng trực tiếp lãnh đạo cách
mạng Lào, dưới danh nghĩa Mặt trận Lào Itxala Ngày 23/3/1955, Đảng
Trang 71 Quan hệ Việt- Lào giai đoạn 1945 - 1950
Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản „ Đông Dương, Việt Nam và Lào đã tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, thiết lập Nhà nước cách mạng Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dán chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân tại Hà Nội Ngày 12/10/1945, tại Viêng Chăn, Chính phủ lâm thời Léo Itxala tuyên bố thành lập Quan hệ Việt - Lào bước sang thời kỳ mới
Ngày 14/10/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
chính phủ đầu tiên trên thế giới gửi điện chúc mừng, tuyên bố công nhận Chính phủ Lào và để nghị thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước! Ngày 16/10/1945 tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào, đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào đã họp bàn việc thiết lập quan hệ giữa hai nước và ngày 30/10/1945, /liệp định liên múnh giữa Chính
phủ Lào Itxala và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được
ký kết "Từ đây liên minh hai nước, hai dân tộc được chính thức xác
lập về mặt nhà nước"?
Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc xác định: "Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”, "Kẻ thù chủ yếu của chúng ta lúc này là thực đân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng", "Thống nhất mặt trận Việt-
Miên- Lào chống Pháp xâm lược"? Bản chỉ thị đã để ra những
nhiệm vụ cơ bản, cấp bách phải làm ngay ở Việt Nam; "Còn ở Lào,
Trang 8nhiệm vụ chiến thủật là phải tăng gia công việc võ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê làm cho Mat tran thống nhất kháng Pháp của Lào - Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê đặng bao vây lại quân Pháp ở những nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào"
Với âm mưu đặt lại ách thống trị thực dân, ngay từ những ngày đầu cách mạng hai nước thành công, Pháp đã ráo riết tìm cách xóa
bỏ nên độc lập của Việt Nam và Lào, phá hoại quan hệ giữa hai
nước Chúng đã cho quân đánh chiếm nhiều vị trí trên các trục đư- ờng số 7, số 8, số 9, sát biên giới Việt Nam để chuẩn bị bàn đạp
tiến sang phía Tây (Lào) và đánh xuống phía Đông (Việt Nam) khi
có điều kiện
Trước tình hình đó, với quan hệ truyền thống và theo Hiệp định liên minh giữa hai nước, dù lực lượng vũ trang còn nhỏ yếu, vũ khí thiếu thốn, thô sơ, Việt Nam cũng đã đưa các đơn vị vũ trang sang
phối hợp với quân dân Lào chống kẻ thù chung, bao vệ nền độc lập
non trẻ của mỗi nước Ở Nam Lào, theo đường số 9, liên quân Việt
- Lào đã đánh địch ở Sê Pôn, mường Phin (Savannakét), Ban Con,
Thà Ngòn, llay (Viêng Chăn) Ở Bắc Lào, quân dan Việt - Lào
đánh đuổi địch ở Huội Xai, Sảm Nưa, Xiêng Khoảng, Noọng Hết (dọc đường số 7) và Na Pê, Cam Cợi, Lắc Xao (dọc đường số 8)
Nghệ An, Hà Tĩnh là những địa phương sớm đưa lực lượng sang
phối hợp với quân dân Lào đánh Pháp (ngày 6 và 7/9/1945)
Là người đã day công xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các đân tộc trên bán đảo Đông Dương, ngày 1/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Thư chúc Tết Việt kiểu ở Lào, Xiêm, trong đó có đoạn:
"Lào và Việt Nam là hai nước anh em Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết Đối với kiểu bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước
Lào thì Lào lại như một Tổ quốc thứ hai Tục ngữ có câu: Bán bà
con xa, mua lắng giêng gần ý nghĩa là như thế Vậy nên sự đoàn kết
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng Toàn tập, 1.8, 1945-1947, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 31-32
Trang 9chẳng những bao gồm đồng bào Việt, mà bao gồm cả đồng bào
Việt với đồng bào Lào Đoàn kết chặt chế thì lực lượng to Lực
lượng to thì quyết thắng lợi Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang Đến ngày Việt -
Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình"
Trước âm mưu và hành động chống phá quyết liệt của thực dân Pháp, cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền của nhân dân Lào gặp nhiều khó khăn, tổn thất Một bộ phận cơ quan Chính phủ và Hoàng thân Xuphanuvông đã phải tạm thời sơ tán sang Thái Lan, bộ phận khác chuyển lực lượng về nông thôn và sang Việt Nam để củng cố lực lượng tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài Giữa năm 1946, lực lượng kháng chiến Lào rút sang Việt Nam đã được củng cố tổ chức, huấn luyện, bổ sung trang bị và lần lượt trở lại Lào để xây dựng cơ
sở, phát triển chiến tranh du kích dọc các trục đường số 7, 8, 9, I2
và đọc biên giới Lào - Việt Nam”
Cuối năm 1946, với sự giúp đỡ của khu IV (Việt Nam), tại
Thành phố Vinh (Nghệ An), cán bộ các tỉnh Xavannakhet, Khim Muon, Xiéng Khoang, Sim Nua đã tổ chức cuộc họp quyết định
thành lập Ủy ban kháng chiến Đông Lào (còn gọi là Ủy ban giải phóng Lào phương Đông) do đồng chí Nuhắc Phumxavan làm Chủ tịch, nhằm thống nhất chỉ đạo công cuộc kháng chiến giữa các tỉnh phía Đông của Lào" Ủy ban giải phóng Đông Lào đã chia thành hai Phản ủy: Phân ủy thứ nhất phụ trách vùng Xiêng Khoảng, Sầm Nưa; Phân ủy thứ hai phụ trách vùng đường số 8, số 9 Các phân đội Lào vận, các đội xung phong công tác của Liên khu IV và của các
3 Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Sad, tr 56
Trang 10“A
tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh' đã sang phối hợp hoạt động với các Phân
ủy, phát triển cơ sở dọc biên giới hai nước từ Sầm Nưa xuống Khăm Muộn và tiến sâu vào nội địa Lào để quấy rối địch Một đơn vị Việt
- Lào đã liên lạc được với đơn vị của Hoàng thân Xuphanuvông ở Thái Lan, nhận được chỉ thị và t:uốc men do Hoàng thân gửi về "2,
Trong quan hệ Việt Nam và Lào, lúc đầu sự liên lạc đều do
Trung ương đảm nhiệm, Liên khu IV và các tỉnh khi cần quan hệ đều thông qua Phòng Ngoại vụ và Đặc phái viên của Chính phú
Đến cuối 1947, Phòng Ngoại vụ được tổ chức lại thành Phòng Biên chính đặt bên cạnh Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu, nên việc quan hệ giữa hai bên được tiến hành thuận lợi hơn Phòng Biên
chính đặt cạnh Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV được cấp ngân sách riêng khá lớn, tương đương ngân sách của tỉnh Hà Tĩnh, phục vụ trực tiếp việc viện trợ, chỉ viện cuộc kháng chiến của các địa phương Lào sát địa bàn Liên khu IVỶ Vùng tự do Thanh -
Nghệ - Tĩnh là chỗ đứng chân, hậu cứ của các cơ quan, đơn vị của
Lào từ cấp huyện đến cấp khu và cấp trung ương Quân và đân Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ chiến sĩ Lào sang hội họp, tập luyện, giúp đỡ nhân đân Lào sang cư trú tránh giặc” Năm 1948, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có nhiều
chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Lào, Miên Nghị quyết
Hội nghị Trung ương mở rộng tháng 1/1948 nhấn mạnh phải "Gia cường việc tuyên truyền cho cuộc vân động giải phóng của các dân
1 Vùng tự do rộng lớn gồm ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở bắc
Khu IV của Việt Nam
2 Báo cáo tình hình Thanh — Nghệ - Tĩnh tháng 10, 11-1947 của Uy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, tr 24
3.Báo cáo tình hình tài chính trong năm: 1947 của Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, tr 40
4 Ngô Đăng Tri Mối quan hệ giữa Thanh - Nghệ - Tĩnh với Lào trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xám lược (1945-1954), Nghiên cứu
Đông Nam Á, Số 2(15), 1994, tr 88
Trang 11`
tộc Miên, Lào"!, Các báo cáo tại Hội nghị cán bộ Trung wong ldn thứ năm (8/1948) đã xác định: "Miên, Lào có cơ sở chính trị, nhưng mặt trận quân sự kém, vì vậy phải phải có kế hoạch rõ ràng; phải chú trọng mặt trận Miên - Lào đúng với sự quan trọng Của nó Cả Đông Dương là một đơn vị chiến đấu Khi ta mở được mặt trận thứ
hai là ta nắm chắc được thắng lợi" "Các Ban cán sự Lào, Miên phải
mạnh dạn nhằm những phần tử hãng hái chiến đấu trong hàng ngũ Việt kiểu cứu quốc, tổ chức họ vào Đảng, phải tìm tòi thu hút những phần tử hăng hái trong trong hai dân tộc Miên, Lào (diéu
kiện vào Đảng của họ có thể dễ dàng hơn) và đào tạo họ thành
những cán bộ cốt cán cho công tác vận động Lào, Miên Gây cho
được cơ sở Đảng trong dân chúng Miên, Lào Phải chú trọng nhất các đoàn thể cấp tiến, các phần tử thanh niên trí thức và bộ đội Lào
độc lập"?
Đầu năm 1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp và trao đổi với đồng chí Cayxỏn Phômvihản vẻ việc xây dựng căn cứ địa kháng chiến Lào, việc đưa cán bộ, bộ đội tình nguyện Việt Nam sang phối hợp với lực lượng vũ trang Lào chiến đấu chống thực dân Pháp và
đã cử cán bộ đưa đồng chí Cayxỏn Phômvihản từ Thái Nguyên đến đơn vị Bế Sơn Cương, ở Mộc Châu (Sơn La) đang mở đường về vùng Sâm Nưa" Ngày 7/2/1948, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, Ban Xung phong Lào Bắc được thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có Thiếp gửi Ban xung phong Lào Bắc, nhấn mạnh: "Kiến lập căn
cứ địa Lào độc lập là nhiệm vụ cần kíp Ban xung phong' Lào Bắc
phải ra sức gây cơ sở quần chúng trong vùng địch kiểm soát Tôi
1 Dang Cong san Việt Nam Văn &iện Đảng Toàn tập, T.9, 1948, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 37, 98
2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng Toàn tập, T.9, 1948, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 248, 287
3 Chiến đấu trong vòng vậy Hỏi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Hữu
Mai thể hiện NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995
151
Trang 12ve
chúc Ban xung phong Lào Bắc chóng thành công, khu giải phóng
Lào độc lập chóng thành lập"
Theo chủ trương đó, lực lượng của Ban xung phong Lào Bắc,
với nhiều đơn vị Tây tiến đã sang xây dựng căn cứ địa, mở rộng địa
bàn hoạt động ở Đông Bắc Lào Các đơn vị Tây tiến đã vượt qua
nhiều khó khăn gian khổ do địa hình bất lợi, dân cư thưa thớt, lương thực, thuốc men thiếu thốn để hoạt động Trong gian khổ hy sinh, quan hệ Việt - Lào, tình cảm quân dân ngày càng gắn bó, để lại những †ình cảm tốt đẹp Nhà thơ Quang Dũng, một chiến sĩ Tây tiến
đã có bài thơ xúc động về quan hệ tốt đẹp Việt - Lào:
Sông Mã xa rồi Táy tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Ai lên Tây tiến nìa xuân ấy,
Hồn về Sâm Nưa chẳng về xuôi
Ngày 14/1/1949, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu hop
và chủ trương: "Mở rộng mặt trận Lào, Miên; vì Lào, Miên không độc lập thì nền độc lập của Việt Nam khó mà bảo đảm'” Tiếp đó, ngày 15/2/1949, Trung ương Đảng mở Hội nghị cắn bộ Lào - Miễn
(còn gọi là Hội nghị cán bộ về công tác giúp đỡ bạn) Báo cáo của
Hội nghị nêu rõ: trong quan hệ với Miên - Lào "Chính sách đúng
mà thái độ sai lầm thì sẽ làm cho kết quả giảm đi, và đôi khi sai lầm lớn cũng có thể làm cho chính sách thất bại"
Phương châm cụ thể giúp đỡ Lào, Miên được xác định là: "a)
Không đứng trên lợi ích Việt Nam mà làm công tác Lào, Miên; b)
Nắm chắc nguyên tắc dân tộc tự quyết Dân tộc tự quyết nghĩa là
một chủ trương gì có quan hệ đến dân tộc Lào, Miên thì phải do
Lào, Miên tự quyết định lấy; c) Không đem chủ trương của Việt Nam ứng dụng vào Lào, Miên như lắp máy Đứng trên nguyên tắc
1 Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội
2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng Toàn tập, T L0, 1949, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 1
Trang 13dân tộc tự quyết thì việc gì cũng phải được Lào, Miên đồng ý mới
làm Những chủ trương chung mà ta đưa ra, phần nhiều đựa vào kinh nghiệm của Việt Nam, không nhất định là thích hợp với hoàn
cảnh của Lào, Miên Để tránh khỏi bệnh lắp máy (máy móc -
TG), chúng ta phải điều tra, nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội của Lào, Miên thật kỹ càng d) Cần giúp đỡ Lào, Miên tự làm lấy được Nếu không biết dùng người thì thiếu người làm việc, không dám tin người thì cứ bo bo giữ lấy việc, việc gì mình cũng
phải làm, làm rất nhiều, người xung quanh không có điều kiện tiến
bộ, mà công việc lại không tiến triển Công việc giải phóng Lào, Miên là công việc to lớn, nếu không có hàng vạn, hàng chục vạn
cán bộ Lào, Miên ở hậu phương, ở tiền tuyến công tác vĩnh viễn không thể thành công”
Báo cáo nhấn mạnh phải vận dụng chính sách, phương châm một cách linh hoạt, gắn với thực tế: "Tổ chức quần chúng Lào, Miên phải hết sức giản đơn Trình độ quần chúng thấp mà tổ chức cao thì sẽ làm cho họ phiền, rồi đến sợ, rồi đến chán" "Muc dich tuyên truyền cốt để động viên quần chúng, nên đối tượng tuyên truyền phải là quảng đại quần chúng Chính đảng là một đoàn thể gồm những phần tử giác ngộ hơn hết, kiên quyết hy sinh hơn hết Nếu tổ chức quần chúng là một đội quân, thì chính đảng là bộ tham
mưu không thể thiếu"'
Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả đối với cách mạng Lào, Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định tổ chức và củng cố Ban Lào - Miên của
Trung ương, Ban Cán sự Bắc Lào thuộc Trung ương, Ban Cán sự
Trung Lào thuộc Liên khu ủy IV, Ban Cán sự Nam Lào thuộc Liên khu ủy V, Ban Cán sự Tây Lào thuộc Ban Cán sự Hải ngoại Trung ương (ở Xiêm) Ngày 13/2/1949, Ban Thường vụ Trung ương chỉ thị phải "Thành lập cho được Đảng bộ Miên, Lào”
1 Hồ sơ số Ió51, lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội
153
Trang 14Với những chủ.trương đó, từ 1949, sự chỉ viện của Việt Nam
cho kháng chiến Lào càng được đẩy mạnh
Ở Hạ Lào, từ tháng 7/1948, một đơn vị thuộc liên quân Lào - Việt gồm có anh em Lào và Việt kiểu đã hành quân từ Hạ Lào đến
Liên khu V của Việt Nam củng cố lực lượng Tháng 8/1948, đồng
chí Phạm Văn Đồng (đại diện Chính phủ Việt Nam tại Nam Trung Bộ), đã chỉ đạo đưa một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam từ Quảng Ngãi lên Tây Quảng Nam (huyện Bến Giảng),
sang Lào hoạt động
Báo cáo của Liên khu ủy V, tháng 3/1949 về Tích cực cẩm cụ,
chuẩn bị tổng phản công đã nêu quan điểm: "Về việc phát triển
cách mệnh sang Hạ Lào và Đông Miên, quan điểm của chúng ta
phải thế nào? Chúng ta đứng trên hai quan điểm: Quan điểm của công cuộc giải phóng Lào, Miên, quan điểm của của cuộc chiến tranh Việt - Pháp Hai quan điểm này có thể trong một lúc nhất định nào đó, không hoàn toàn giống nhau Hiện giờ đứng trên quan điểm thứ nhất, việc phát triển cách mệnh sang Hạ Lào và Đông Miên cốt
để tổ chức căn cứ địa, làm chỗ đứng chân cho lực lượng kháng
chiến Lào, Miên cố đẩy cuộc kháng chiến đi tới Đứng trên quan
điểm thứ hai, chúng ta cần hoại động để gây cơ sở du kích chiến
tranh ở Hạ Lào Đông Miên là những chỗ có tác dụng chiến lược
đối với chiến trường Trung Bộ và một phần nào đó đối với Nam Bộ Điều cốt yếu là phải nhận định sự quan hệ của vấn đề và phải tích cực thi hành nhiệm vụ'
Ngày 25/6/1949, Liên khu ủy V đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác xây dựng cơ sở cách mạng ó Hạ Lào Các đồng
chi Khamtay Xiphandon, dai diện Chỉnh phủ Lào Itxala, Xithôn
Commadam, Khu trưởng khu Nam Lào đã tham dự hội nghị Vùng
đồng bằng Attôpơ được chọn làm nơi xây dựng khu giải phóng của
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng Toàn tập, T 10, 1949, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 406-407