1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế đối ngoại trong giai đoạn công nghiệp hóa ở các nước ASEAN vào việt nam

27 291 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 693,09 KB

Nội dung

Trang 1

: Ke A

BỘ GIÁO DUC VA DAO TẠO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA

HO Cui MINT

HA XUAN VAN

VAN DUNG KINH NGHIEM PHAT TRIEN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG GIAI ĐOẠN

CÔNG NGHIỆP HÓA Ở CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHƠN

Mã số : 5.02.01

- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINII TẾ

HÀ NỘI - 2000

Trang 2

———_——————- —

Công trình này được huần thành tại Học viện Chính trì quốc gia Hệ Chí Minh

Người hướng đẫn khoa học 1 PGS TS Nguyễn Thiết Sơa 2.75 Phùng Khác Kế

Phan biév I: Phần hiên ?: Phần niện 3:

Luan an sé được báo vệ trước HOi đồng chấm: Tuân áu cấp Nhà nước, họp tại

Vào nồi giờ 8 tháng năm 20057

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong hơn 3 thập kỷ tồn tại, các nước thành viên Hiệp hội các nước

Đông Nam Á (ASEAN) đã thực hiện hai chiến lược cơng nghiệp hóa

(CNH), CNH thay thế nhập khẩu vào thập kỷ 50-60 và CNH hướng về xuất khẩu từ thập kỷ 70 Thực hiện CNH hướng về xuất khẩu, mở cửa

giao lưu hợp tác kinh tế với bên ngoài, kinh tế đối ngoại (KTĐN) được xem là lĩnh vực mnũi nhọn có tác dụng thúc đẩy tầng trưởng kinh tế cao Nhờ phát triển KTĐN, các nước ASBAN đã phát huy được các nguồn

lực sản xuất có lợi thế so sánh, huy động được sức mạnh bên ngoài để

khơi đậy khả năng trong nước, đồng thời tăng cường vai trò điều tiết của

nhà nước trong lĩnh vực KTĐN nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh CNH và phát triển kinh tế

Ở nước ta, với đường lối Đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

(XHCN) chúng ta đang thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu

kết hợp với thay thế nhập khẩu, mở cửa kinh tế với quan điểm đa đang hóa, đa phương hóa trong hoạt động KTĐN

Đẩy mạnh phát triển KTDN, là thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể không nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm thành công, chưa thành công về phát triển KTĐN trong giai doạn CNH của các nước lang giéng Diéu nay lại càng cấp bách hơn khi Việt Nam đang thực hiện

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi thực hiện đổi mới đến nay vấn để hội nhập nền kinh tế Việt

Nam với kinh tế khu vực và thế giới trở thành đề tài thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu Trong lĩnh vực nghiên cứu những kinh

Trang 4

nghiệm phát triển kinh tế trong 2-3 thập kỷ gần đây của các nước trong khu vực như NICs, ASEAN đã xuất hiện nhiều cuốn sách và bài báo của nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài Các tác giả đã dé cập đến kinh nghiệm phát triển kinh tế nói chung và khả năng hòa nhập của Việt Nam nói

riêng dưới nhiều góc độ khác nhau

Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu vận dụng kinh

nghiệm phát triển KTĐN của các nước ASEAN vào điều kiện của nước

ta hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục dích của luận án:

Góp phần làm sáng tổ những vấn để lý luận và thực tiễn về phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH, thơng qua phân tích kinh nghiệm phát triển KTĐN của các nước ASEAN Tiên cơ sở đó, cùng với thực trạng phát triển KTĐN Việt Nam, luận án sẽ nêu những quan điểm có tính chất định hướng và những giải pháp chủ yếu để vận dụng kinh nghiệm của ASEBAN nhằm mở rộng, phát triển KTĐN có hiệu quả ở Việt Nam

hiện nay

Nhiệm rụ của luận án:

+ Lầm rõ vai trị, vị trí của KTĐN đối với sự phát triển kinh tế ở

nước ta, đồng thời làm rõ xu hướng vận động khách quan của KTDN

trong giai đoạn CNH, HĐH của nước ta

+ Nghiên cứu quá trình phát triển KTĐN của các nước ASEAN và rữLra những bài học kinh nghiệm của q trình đó

Phân tích thực trạng và khả năng phát triển KTĐN trong giai đoạn

CNH IIĐH của Việt Nam nhằm đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của quá

trình phát triển và đưa ra những biện pháp khác phục

+ Phân tích những nét tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và ASEAN, đồng thời nêu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm

Trang 5

vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển KTDN trong giai đoạn CNH của các nước ASEAN vào Việt Nam

4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

Phát triển KTĐN Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH của các nước ASEAN Đây là vấn đề được nghiên cứu ở những giác độ khác nhau và hướng tiếp cận khác nhau Để dạt được mục đích nghiên cứu, luận án chỉ phân tích những kinh nghiệm về KTĐN trong giai đoạn CNH của các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore va Thailand đến những năm đầu thập kỷ 90 và nêu khả năng vận dụng chúng vào phát triển KTĐN Việt Nam, thông qua việc để xuất một số giải pháp chủ yếu ở góc độ KTCT Trong tiến trình nghiên cứu có một số vấn đề chúng tối thấy cần kéo dài thời hạn nghiên cứu hơn, đặc biệt là vấn để khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa xảy ra ở các nước mà chúng tôi nghiên cứu, mặc dù nó khơng làm thay đổi hoàn toàn chính sách phát triển KTĐN của các nước trong giai đoạn CNH

-Š Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua các văn kiện của đại hội

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, kết hợp phương pháp lôgich và lịch sử, phân tích, tổng hợp đối chiếu, so sánh, thống kê để trình bày, chứng minh, luận giải cho đối tượng và thực hiện mục đích nghiên cứu của luận án

6 Những đóng góp khoa học của luận án

+ Khang dinh xu thế tất yếu của việc mở rộng và phát triển KTĐN trong giai đoạn CƠNH, nêu rõ ý nghĩa thực tiễn của xu thế đó đối với phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay

Trang 6

+ Rút ra được những kinh nghiệm phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH của các nước ASEAN, thông qua phân tích q trình phát triển kinh tế của các nước này -

+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTĐN Việt Nam

trong giai đoạn CNH, luận án khẳng định thành tựu KTĐN Việt Nam đạt

được, những mặt còn hạn chế, những mâu thuần cần được giải quyết, luận án để xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thí để vận dụng kinh

nghiệm phát triển KTĐN của các nước ASBAN nhằm thúc đẩy phát triển KTĐN Việt Nam, phục vụ CNH, HĐi1 đất nước

7 Tên và bố cục của luận án

Tên: “Vận dụng kinh nghiệm phái triển kinh tế đối ngoại trang giai

đoạn cơng nghiệp hóa ở các nước ASEAN vào Việt Nam"

Bố cục luận án: Luận án gồm có phần mở đầu, 3 chương, phần kết

luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, với 195 trang, trong đó có 19 bảng, 3

đồ thị

NỘI DUNG Chương I

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA

1.1 LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỀN VỀ PHÁT TRIỂN KTĐN

Kinh tế đối ngoại là quan bệ kinh tế của một quốc gia nhất định với

'Šác quốc gia và khu vực khác trên thế giới, cũng như với các tổ chức

kinh tế và tài chính quốc tế KTĐN là bộ phận của các quan hệ kinh tế quốc tế

1.1.1.Quan điểm cia Adam Smith va David Ricardo

Luận án trình bày quan điểm A Smith va D Ricardo cho rang, khi

trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển trên phạm vị quốc tế, thì ngoại

Trang 7

thương được xem là linh vực mang lại lợi ích lớn hơn các lĩnh vực kinh tế khác Vì thế, ngoại thương trở thành nội dung cơ bản, truyền thống của hoạt động KTĐN Ngoại thương được tiến hành dựa trên cơ sở trao đối của lý thuyết lợi thế so sánh

Luận án phân tích quan điểm của nhà kinh tế học Adam Smith (1723-1790) về lợi thế tuyệt đối, lý thuyết này cho rằng khi chun mơn hóa sản xuất thì cả hai nước cùng có lợi và sản phẩm thế giới sẽ tăng lên

Đặc biệt là David Ricardo (1772-1823) với lý thuyết lợi thế so sánh, ông

cho rằng tất cả các nước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế đều có lợi Tư tưởng lợi thế so sánh của D.Ricardo trở thành một trong những nguyên tắc làm cơ sở khi tham gia vào phân công lao động và mậu dịch quốc tế

1.1.2 Một số lý thuyết về phát triển KTĐN

Luận án trình bay lý thuyết về KTĐN của nhiều tác giả khác nhau như: John Stuart Mull (Anh) xem xét dưới góc độ cầu hàng hóa; lý thuyết Heckscher -Ohlin bố sung, hoàn thiện lý thuyết Ricardo về lợi thế so sánh bằng hệ số RCA; lý thuyết của Haberler về chi phí cơ hội; lý thuyết của Heckscher - Oblin, lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm của Vernon Luận án trình bày các lý thuyết hiện đại về đầu tư của Samuelson, Macdougall, Rugman, Berckley .Qua các lý thuyết trên, chúng ta có thể kết luận rằng, dù là nước phát triển hay đang phát triển, khi tham gia vào thị trường thế giới thì các nước đó đều có lợi

1.1.3 Chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về KTĐN Quan điểm cơ bản về phát triển KTĐN của chủ nghĩa Mác-Lênin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có kế thừa và phát triển các thành tựu lý luận

của thế giới) là :

Trang 8

+ Đại công nghiệp cơ khí tạo ra mối quan hệ mới giữa các ngành, biến đổi cơ cấu ngành và cơ cấu kinh tế

+ Đại công nghiệp tất yếu nảy sinh việc mở rộng thị trường, giao lưu kinh tế giữa các dân tộc ,

+ Thực hiện nâng cao thế mạnh của nhau qua thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)

+ Thực hiện chính sách tơ nhượng, chủ nghĩa tư bản nhà nước

+ Mỡ rộng KTĐN dựa trên nguyên tắc: Độc lập, thống nhất, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi

Vận dụng quan điểm của Mác-Lênin-Hỏ Chí Minh, Đảng Cộng san Việt Nam đã chủ trương đường lối đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế, đa

đạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ KTĐN

1.1.4 Thực tiễn của vấn đề

Luận án phân tích các hình thức của KTĐN: Ngoại thương, hợp tác đầu tư, liên đoanh liên kết sản xuất, hợp tác về khoa học công nghệ, tín

dụng quốc tế và các hoạt động địch vụ

Luận án đưa ra bản khảo sát 41 nước có nền kinh tế đang phát triển theo định hướng thương mại cho thấy: nước nào thực hiện cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu mạnh mẽ, sẽ có tăng trưởng kinh tế cao, như

NICs, ASEAN

12 VAI TRÒ KTĐN ĐỐI VỚI Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA 1.2.1 Tính tất yếu cửa việc mở rộng phát triển KTĐN trong q trình cơng nghiệp hóa

Tiến trình CNH là q trình phân cơng lại lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế CNH trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế, chuyển lao động thủ công sang lao động máy móc và công nghệ hiện đại UNIDO (Tổ chức Công nghiệp Liên hiệp quốc) cho rằng: Cơng nghiệp hóa là một quá

Trang 9

trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện dai Dac điểm cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế

xã hội

Ở Việt Nam, CNH được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phố biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên

tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học

công nghệ, tạo ra nàng suất lao động xã hội cao Tương ứng với nội dung

CNH, giai đoạn CNH là giai đoạn biến đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội từ

lao động thủ công sang lao động công nghệ tiên tiến hiện dai, từ nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, sang nên sản xuất lớn với nàng suất

lao động xã hội cao, tạo được sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng

tăng trưởng, hiệu quả cao

Cơng nghiệp hóa có vị trí, vai trị và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, CNH khơng những có nhiệm vụ khai thác hợp lý nguồn lực trong nước, mà còn phải khai thác các yếu tố từ bên ngoài Lịch sử phát triển CNH trên thế giới đã chứng minh rằng thành công của CNH gắn lién với mở cửa phát triển KTĐN

Kinh tế đối ngoại được xem là mũi nhọn để phát triển kinh tế, KTĐN có vị trí to lớn trong việc mở rộng thị trường, khuyến khích sản xuất xuất khẩu

Ngày nay, do tính chất quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự phát triển lực lượng sản xuất ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động và trao đổi nhanh chóng vượt khỏi phạm vi quốc gia, chuyên mơn hóa và hợp tác

Trang 10

sẵn xuất trở thành yêu cầu của sự phát triển Vì thế, mở rộng phát triển KTDN trở thành xu hướng tất yếu của CNH, HĐII đất nước Xu hướng đó là: kết hợp yếu tố bên trong lẫn bên ngoài nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh và rút ngắn thời gian CNH, sớm hình thành cơ cấu kinh tế mới

Kinh tế đối ngoại mở rộng tiền để điều kiện cho CNH: Vốn, kỹ

thuật công nghệ, hợp tác nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, xây đựng: cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật Phát

triển KTĐN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời

sống nhan dan

1.2.2 Kinh tế đối ngoại và nội dung, phương hướng công nghiệp hóa Kinh tế đối ngoại trong giai đoạn CNI1 có hai nhiệm vụ quan trọng

là: Góp phần chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí và HĐH; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu, nhiệm vụ nhập kỹ thuật sản xuất và công nghệ hiện đại được KTĐN thực hiện với nhiều hình thức: hợp tác liên doanh sẵn xuất và chuyển giao công nghệ Trong thời gian đầu mở cửa, thông thường các nước nhập khẩu các loại máy móc, tư liệu sản xuất, nguyên nhiên liệu để nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, tăng năng suất lao động Khi nền kinh tế phát triển cao, các nước này nhập công nghệ cao hơn, lao động kỹ thuật ngày càng tăng, đồng thời phát triển công nghệ chế tạo từ máy móc đơn giản đến phức tạp, từ sản xuất bộ

phận đến hoàn chỉnh;

Hoạt động KTĐN góp phần phá vỡ cơ cấu kinh tế khép kín, xây

dựng cơ cấu kinh tế mở nhằm huy động nguồn lực bên ngoài để phát huy

Trang 11

Kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn trong quá trình cơng nghiệp hóa,

nhưng hoạt động KTĐN cũng bộc lộ những nhược điểm, luận án xem

xét trên ba phương điện:

Về kinh tế: Trong quan hệ kinh tế, mặt trái của KTĐN là nếu có sự phụ thuộc một chiều giữa các nước sẽ dẫn đến gây mất ổn định khi có biến động về chính trị, kinh tế ở các nước Sự mất cân đối ngành, vùng

do chú trọng mạnh mẽ về ngoại thương; sự yếu kém về tri thức công

nghệ dễ dẫn đến tiếp nhận công nghệ quá lạc hậu của các nước khác Về xã hội: Với số liệu thống kê, tác giả luận án làm rõ vấn đề thư

nhập giữa các nước trong quá trình CNH, tình trạng bất bình đẳng và

phân hóa giữa các tầng lớp đân cư Những vấn đề toàn cầu (tệ nạn xã hội) tác động và lan nhanh đến các nước

Về chính trị: Nếu khơng có luật lệ và sự giám sát đúng đắn, có thể sẽ bị đối tác lợi dụng hoạt động KTĐN để thực hiện âm mưu gây rối về chính trị, bạo loạn lật đổ chính quyền này thay chính quyền khác, đặc biệt đối với các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau

Tóm lại: Chương 1, tác giả luận án trình bày xu hướng tất yếu của mở rộng; phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH, từ giác độ lý luận lẫn thực tiễn, từ đó rút ra những vấn để chung mang tính qui luật, nhằm khẳng định phải mở cửa phát triển KTĐN mới có thể huy động được sức mạnh bên ngoài, khơi dậy sức mạnh bên trong nhằm tạo tiền đề cho CNH, HĐH đất nước

Chương 2

_ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TRONG GIẢI DOAN CONG NGHIỆP HÓA CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

Luận án trình bày hoàn cảnh tự nhiên, lịch sử, xã hội của các nước: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand Những điểm

Trang 12

chung, riêng của các nước này trong quá trình phát triển KTĐN, đồng thời nhấn mạnh bối cảnh vào thập kỷ 70, khi các nước này bất đầu thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu và những yếu tố tạo nên thuận lợi, thôi thúc các nước này mở cửa phát triển KTĐN Luận án trình bày các bài học kinh nghiệm vẻ phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH như sau:

2.1 LỰA CHỌN ĐỨNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTĐN PHỤC VỤ

CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HĨA

Trong q trình CNH, các nước ASEAN đã áp dụng hai mơ hình CNH: CNH thay thế nhập khẩu và CNH hướng vẻ xuất khẩu Thực biện CNH thay thế nhập khẩu vào thập ky 50-60 đã đem lại tăng trưởng kinh tế cho các nước và giải quyết được các mục tiêu: việc làm, nâng cao đời sống nhân dân Song, đến đầu thập kỷ 70 do hạn chế của chiến lược này, hầu hết các nước ASEAN đều chuyển sang chiến lược hướng về xuất khẩu mở rộng KTĐN (nêng Singapore giữa thập kỹ 60) Nhờ mở rộng, phát triển KTĐN, các nước ASEAN đã có điều kiện để thu hút vốn

nhanh, nhận được kỹ thuật công nghệ chuyển giao, khai thác được lợi

thế so sánh trong nước Hơn hai thập kỷ, ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể, KTĐN và CNH phát triển nhanh chóng

2.2 ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU, ĐA DẠNG HÓA THI TRUONG, NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI THƯƠNG

2.2.1 Sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên cơ sở các nguồn lực có lợi thế so sánh kết hợp với sản phẩm công nghệ cao

Luận án khái qt q trình cơng nghiệp hóa là quá trïnh biến đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN trên hai lĩnh vực

Nông nghiệp: Từ xuất khẩu sản phẩm nông sản thô tiến lên xuất khẩu nông sản qua chế biến với mức độ ngày càng cao

Công nghiệp: Từ xuất khẩu khống sản, ngun liệu thơ, phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động tiến lên xuất khẩu sản phẩm chế

Trang 13

Eng thoi két hop cdc hinh thie céng aghiép wuyén

thống với công nghiệp chế biến và công nghiện nhẹ để sản xuết sản phẩm xuất khẩu

Luận án phân tích các sản phẩm có lợi thế so sánh của mỗi nước và trình độ cơng nghệ được sử dụng, từ lao động thủ công sang lao động máy móc kết hợp cơng nghệ cao Chẳng bạn Thailand, Indonesia,

Philippines trong giai đoạn đầu tập trung phát triển nông sản xuất khẩu

những ngành sử dụng nhiều lao động với công cụ kỹ thuật thấp; Indonesia, Philippines tập trung công nghiệp khai khoáng; Singapore: Sử

dụng công nghiệp nhẹ: đệt may, lắp ráp, thiết bị điện

Từ cuối thập kỷ 70 các nước ASBAN phát triển công nghiệp chế biến và các ngành kỹ thuật công nghệ cao như Malaysia, ở Philippines

có sản phẩm mì, đường, dừa; Singapore phát triển các sản phẩm điện dan

dụng, điện tử, cơ khí chế tạo

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn CNII là sự kết hợp nhiều tầng trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, bao gềm thủ cơng, cơ khí và cả

cơng nghệ tự động cao; đồng thời kết hợp sản phẩm thủ công

truyền thống tốn nhiều lao động và sản phẩm công nghiệp chế

biến, chế tạo có hàm lượng chất xám cao Với mục đích sẵn xuất

sẵn phẩm xuất khẩu đa dạng góp phần tích lũy vốn, tạo tiền để và

đẩy mạnh CNH

2.2.2 Mở rộng thị trường gắn với biến đổi cơ cấu sản xuất và

nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong thập kỷ 60-70, hoạt động thương mại chủ yếu của các nước

ASEAN thiên về thị trường trong nước, với hàng xuất khẩu truyền thống và những bạn hàng truyền thống Từ thập kỷ 80, thị trường xuất khẩu mở

rộng gắn với biến đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ sẵn xuất, giảm xuất

khẩu các mặt hàng truyền thống

Bài học rút ra là sản xuất sản phẩm xuất khẩu không những phụ

thuộc vào những gì các nước này có, mà còn phụ thuộc vào như cầu

Trang 14

thị trường thế giới và mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong từng

thời kỳ

Cần liên doanh.liên kết với các tổ chức sản xuất xuất khẩu của khu vực và thế giới để gi thị phần và chen chân vào thị trường mới

2.3 THU HUT VON CÓ CHỌN LỌC VÀ ĐA DẠNG ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA

Nhờ mở rộng các điều kiện thu hút vốn mà các nước ASEAN rút ngắn thời gian tích lũy nguyên thủy tư bản đẩy nhanh tiến trình CNH

Trong giai doạn đầu, các nước Indonesia, Philippines không chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp mà chủ yếu đầu tư gián tiếp

Từ giữa thập kỷ 70, các nước mở rộng điều kiện kêu gọi nước ngoài

đầu tư, vốn đầu tu tập trung vào các ngành khai khoáng, chế biến, chế tạo và dịch vụ, các nước đều đành ưu đãi cho các đối tác để khuyến khích đầu tư nước ngoài

Đa dạng hóa hình thức gọi vốn nước ngoài: đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kếtlập khu chế xuất, khu công nghiệp; thu hút đầu tư gián tiếp thông qua phát hành trái phiếu

Tạo môi trường chính trị, kinh tế thuận lợi để thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ cơng nghệ, cơ khí

hóa và HĐH

2.4 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ, GÓP PHẦN HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ MỚI

+> Các nước ASBAN đã dựa trên lợi thế so sánh của mình để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ Luận án phân tích dịch vụ tài chính ở Singapore

và đặc biệt là dịch vụ du lịch, vận chuyển ở các nước ASBAN Các

ngành dịch vụ đã góp phần to lớn tạo nguồn thu ngoại tệ cho các nước

ASEAN Có thể nêu một số kinh nghiệm sau :

- Chủ động tăng cường ổn định chính trị, kinh tế, xã hội va tao moi trường tốt cho hoạt động dịch vụ

Trang 15

- Tang cường xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng dịch vụ du lịch và dịch vụ vận chuyển

- Liên doanh liên kết về tổ chức và hoạt đợng dịch vụ đư lịch là rất quan-trong

- Đã tạo ra sự đa dạng các loại hình dịch vụ về tài chính, đa phương

hóa quan hệ các tổ chức tài chính ngân hàng

- Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngữ làm địch vụ như: Nghiệp vụ tài chính, bảo hiểm, vận tải, hướng dẫn du lịch và phục vụ du lịch

2.5 NHÀ NƯỚC CHỦ ĐỘNG VÀ LINH HOẠT ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ

NỀN KINH TẾ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KTĐN

Một trong những thành công về hoạt động KTĐN của các nước

ASEAN là nhờ vai trò chủ động, lĩnh hoạt của nhà nước Luận án trình

bày vấn đề trên ba khía cạnh sau:

2.5.1 Xác lập mục tiêu, kế hoạch theo hướng khai thác nguồn

lực bên ngoài phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu

Thông qua các mục tiêu, kế hoạch thích ứng với từng thời kỳ nhất định, phù hợp với bối cảnh, mà chính phủ các nước ASEAN linh hoạt

điều chỉnh các chủ trương, giải pháp lớn Sự điều chỉnh này của các

chính phủ là nhằm mục đích nâng cao mức vay vốn, mở rộng thị trường,

đẩy mạnh sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực như:

Kế hoạch Tương lại 1 của Malaysia từ 1971-1990; Các kế hoạch 5 năm của Thailand: lần thứ ba (1972-1976) lần thứ tư (1977-1982); Mục tiêu

wu tiên đổi mới công nghệ từ thập kỹ 80 của Singapore

2.5.2 Dam bao ổn định chính trị xã hội, tích cực xây dựng cơ

sở ha tầng, tạo môi trường hoạt động KTĐN

Điều kiện hàng đầu để thu hút vốn, mở rộng liên đoanh liên kết sản

xuất và quan hệ với các nước là phải ổn định chính trị xã hội Bài học

Trang 16

nào không ổz định, việc 1 húi vốn sẽ bị hạn chế, và làm rnất làng tin

đối với các doanh nghiệp nước ngoài (chẳng nan: dao chính quân sự liêu miên ở Thailand, mâu thuần gay gắt giữa các đảng, phái đối lập vào thập

kỷ 80 ở Philippines ) Vì vậy, chính phủ các nước đã thực hiện nhiều

biện pháp: chính trị, quân sự, kinh tế nhằm tạo ra mơi trường có lợi để

thu hút nguồn lực bên ngồi

Chính phủ các nước ASEAN đều quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng với nhiều hình thức khác nhau như: đành tỷ lệ cao trong ngân sách; huy động thành phần kinh tế tư nhân tham gia (Indonesia, Phillipines): kéu

gọi nước ngoài đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ không thu

lời trong 10-12 năm (Philippines)

2.5.3.Tích cực điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tê, ổn định

linh hoạt tỷ giá hối đoái

Tài chính, tiển tệ và tỷ giá hối đoái là những công cụ để nhà nước

điều tiết ổn định kinh tế, nhằm phát triển KTĐN Chính phủ các nước

ASEAN ứng dụng nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách như đẩy mạnh xuất khẩu, nới lỏng bàng rào thuế quan, ban hành chính

sách giảm thuế, áp dụng nhiều loại thuế khác nhau Về tín dựng: tăng tỷ

lệ tiền gửi và tiền vay ngân hàng, ấn dịnh số lượng tiền mặt dự tríf tăng đối với các ngân hàng thương mại và kho dự trữ Nhiều nước điều chỉnh tỷ giá thông qua phá giá đồng tiền, thả nổi tỷ giá Gần đây, ( từ 7/1997) với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xây ra ở Thailand và lan rộng ra

các nước trong khu vực đã làm cho nền kinh tế các nước này thiệt hại

nghiêm trọng

2.6 KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở CÁC NƯỚC ASEAN

Luận án trình bày tình hình khủng hoảng tai chính tiên tệ ở các nước ASEAN mới xảy ra tháng 7/1997 Tác giả luận án phân tích nguyên nhân và sự tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với

Trang 17

hoạt động KTĐN, đồng thời nêu lên những biện pháp khấc phục khủng

hoảng Có thể nói, đây chỉ là cái nhìn ban đầu còn nhiều phiến diện, cần - bổ sưng thêm nhưng rõ ràng những giải pháp nhằm khắc phục khủng

hoảng được xem như là những bài học kinh nghiệm để.thoát và tránh

khủng hoảng của các nước ASEAN

2.7 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHƯA THẢNH CÔNG VỀ PHÁT

TRIỀN KTĐN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

Luận án phân tích một số kinh nghiệm chưa thành công trong phát

triển KTĐN ở các nước ASEAN:

- Thực hiện chiến lược phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nhưng duy trì quá lâu cơ cấu xuất khẩu kém hiệu quả

- Sự yếu kém trong quản lý của nhà nước về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tê

- Định hướng và phân bổ vốn đầu tư bất hợp lý,kém hiệu quả - Sự phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài

~ Phát triển nền kinh tế thiếu cân đối

- Yếu kém về quản lý và tái tạo môi trường trong q trình CNH

Tóm lại: Hơn 3 thập kỷ tiến hành CNH, đặc biệt đẩy mạnh chiến

lược CNH hướng về xuất khẩu, phát triển KTĐN, các nước ASEAN đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, song, cũng bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược này Vì thế, những bài học kinh nghiệm thành công và chưa thành công về KTĐN trong giai đoạn CNH

của các nước ASEAN sẽ có ý nghĩa tham khảo lớn đối với các nước đang

phát triển như Việt Nam

Trang 18

Chuong 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHAT TRIEN KINH TE ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG

KINII NGHIEM CUA CAC NUGC ASEAN -

3.1 THUC TRANG PHAT TRIEN KTDN TRONG GIAL DOAN CƠNG NGHIỆP HĨA CỦA VIỆT NAM

Luận án trình bày hai thời kỳ: Trước đổi mới (trước năm 1986) và

thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)

3.1.1 Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)

Miễn Bac bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nhiệm vụ trung tâm

là tiến hành CNH, xay dung co sé vat chat cho CNXH Do dat nudc con chiến tranh nên thời điểm này nước ta có quan hệ kinh tế chủ yếu với các nước XHCN Chính phủ Việt Nam coi trọng sự hợp tác, viện trợ giúp đỡ của các nước XHCN Thông qua viện trợ, các nước XHƠN giúp Việt Nam xây dựng một số công trình cơng nghiệp nặng như thủy điện Thác Bà, khu gang thép Thái Nguyên Tuy nhiên, lúc này hoạt động KTĐN còn

phụ thuộc vào viện trợ bên ngoài, chưa tạo được nguồn vốn cho CNH

Dựa vào thực tiễn và số liệu thống kê,luận án phân tích thời gian tì 1975 đến 1986, nền kinh tế Việt Nam cịn khép kín, chủ yếu có quan hệ với các nước XHƠN Hoạt động KTĐN theo cơ chế kế hoạch hóa tập trưng quan liêu bao cấp; tổng giá trị xuất nhập khẩu còn thấp, những dự án

đầu tư đưới dạng viện trợ, giúp đỡ như cơng trình thủy điện Sông Đà,

cầu Thăng Long

3.1.2 Thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay)

Từ năm 1986, Đại hội lần thứ VỊ của Đẳng (12/1986) đã đánh dấu

một giai đoạn mới trong hoạt động KTĐN của nước ta Sau đó, Đại hội

lần thứ VII, VHI đêu khẳng định: Mở rộng KTĐN và đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ KTĐN trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của đất nước

Trang 19

Hơn 10 năm đối mới KTĐN, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể Tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh, mỗi năm tăng bình qn 24%, ngồi các mặt hàng nỡng sản nhiệt đới truyền thống và thủy hải sản, thủ - công nghiệp đã xuất hiện một số mặt hàng giá trị cao như: dầu thô, gạo, cà phê, may mặc, giày đép Về nhập khẩu: Việt Nam nhập chủ yếu mặt hàng như tư liệu sản xuất, sản phẩm trung gian, thiết bị Về đầu tư; đến cuối năm 1999 đã có 2488 dự án, vốn đăng ký 37,044 tỷ USD, vốn thực biện 15,5 tỷ USD Về dịch vụ: da dạng các hình thức hoạt động như: nhà

hàng khách san, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu điện luận án đã dẫn số liệu về kết quả hoạt động trên các lĩnh vực đó để làm rõ những

thành tựu của KTĐN

Bên cạnh những thành tựu, hoạt động KTĐN của nước ta còn có những hạn chế:

- Kim ngạch ngoại thương còn nhỏ, cơ cấu hàng xuất khẩu nặng về mặt hàng truyền thống, nghèo nàn chủng loại hàng hóa, kỹ thuật sản

xuất hạn chế, nên khả năng cạnh tranh thấp, ngoại thương vẫn chưa tạo

được tiền để vốn cho CNH đất nước

- Thị trường xuất, nhập khẩu trong thời gian gần đây mới được mở rộng, nhìn chung chưa tạo được khả năng kích thích xuất khẩu cũng như nhập khẩu tư liệu sản xuất và chuyển giao công nghệ phục vụ yêu cầu CNH

- Những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh, vẫn chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế, đo đó cần nâng cao trình độ cơng nghệ, chế biến sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu phù hợp thị trường khu vực và thế giới

- Giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, song cách thức và bước đi chưa

phù hợp

~ Quan ly nhà nước về lĩnh vực KTĐN còn chậm đổi mới, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế của nhà nước vẫn cịn ơm đồm trong hoạt động KTĐN Chưa tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xuất khẩu

Trang 20

- Cần tạo môi trường vật chất và xã hội tốt hơn để thu hút đầu tư trực

tiếp và gián tiếp của nước ngoài Cơ cấu đầu tư còn phân tán, manh mún - Hoạt động KTĐN chủ yếu chỉ mới dừng lại ở ngoại thương và đầu

tư, chưa khai thác được lợi thế của các hoại động dịch vụ Hoạt động

KTĐN của Việt Nam nói chung cịn theo bể rộng, dàn trải trên nhiều

lĩnh vực, chưa tác động mạnh đến quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công - nông - dịch vụ; trong xuất khẩu chưa có những mặt hàng

mũi nhọn, chưa tạo được tiềm lực tương xứng cho CNH, HĐH

- Còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin về giá cả và thị trường

thế giới, gây nhiều thiệt hại cho xuất khẩu

3.2 NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC NGUỒN

LỤC CÓ LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỀN KTĐN

3.2.1 Những quan điểm định hướng

3.2.1.1 Quan hệ giữa kính tế và chính trị trong phái triển KTĐN

Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực có mối quan hệ hữu cơ với nhau,

mở rộng KTĐN phải gắn độc lập, thống nhất, chủ quyển lãnh thổ, an

ninh quốc gia với nhiệm vụ CNH, HĐH theo định hướng XHCN VÌ vậy, vận dụng kinh nghiệm của các nước trong phát triển KTĐN, Việt Nam cần phải chú trọng đặc điểm riêng của quốc gia mình trong quá trình CNH, đồng thời kết hợp được độc lập dân tộc với lợi ích của quốc gia

3.2.1.2 Chính sách mở của va nên kinh tế mé

Mở cửa để phát triển kinh tế, tận dụng sức mạnh của nhau là đòi hỏi tự thân của phát triển kinh tế hàng hóa, mở cửa phát triển KTĐN là nhằm có điều kiện huy động vốn, nhập khẩu kỹ thuật, cơng nghệ nâng cao trình độ sản xuất, góp phần CNH, HĐH đất nước Thực chất của kinh tế mở là xây đựng kinh tế hàng hóa phát triển theo cơ chế thị

trường, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế Vì vậy, vận

dụng kinh nghiệm các nước chúng ta phải đảm bảo tính đồng bộ khi

thiết lập các yếu tố của cơ chế thị trường

Trang 21

+

3.2.1.3 Đa dạng hóa, ẳa phương hóa các quan hệ KTĐN

Da dạng hóa thể hiện phong phú nội dung của KTĐN; đa phương hóa thể hiện sự đa dạng về đối tác Da dạng hóa, đa phương hóa có quan hệ gắn bó với nhau Vì thế, khi vận dụng kinh nghiệm các nước, Việt Nam cần căn cứ vào hiệu quả kinh tế xã hội, mà không hạn chế về hình

thức quan hệ và đối tượng hợp tác

3.2.1.4 Các thành phần kinh tế trong hoạt động KTĐN

Huy động sức mạnh các thành phần kinh tế trong tham gia KTĐN là

huy động sức mạnh về vốn, tri thức, kinh nghiệm, nhân lực góp phần

CNH-HĐH Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vị trí và vai trò mỗi thành phần khác nhau Kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, bình đẳng tham gia và hợp tác với các thành phần kinh tế khác Vì thế, khi vận dụng kinh nghiệm các nước chúng ta cần thấy tính riêng biệt đó, đơng thời cần tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển

3.2.1.5 Nguồn lực bên trong và nhân tố bên ngoài

Mở rộng phát triển KTĐN là phải huy động nguồn lực bên trong kết hợp khai thác các nhân tố bên ngoài Hai nhân tố trên có quan hệ biện chứng, nhân tố bên trong đóng vai trị quyết định, nhân tố bên ngồi đóng vai trị quan trọng Vì vậy, vận dụng kinh nghiệm KTĐN của các nước, chúng ta cần khơi dậy sức mạnh nguồn lực trong nước, tránh tình trạng coi nhẹ nhân tố bên ngoài, hoặc quá nhấn mạnh nhân tố bên ngoài, bê nguyên xi kinh nghiệm bên ngoài áp dụng vào nước ta, điều đó khơng

những đẫn nước ta bị lệ thuộc một chiều vào bên ngồi, mà có khi cịn

gây "dị ứng", tạo nên hậu quả tiêu cực cho cả kinh tế lẫn chính trị 3.2.1.6 Tiêu chuẩn hàng đâu:hiệu quả kinh tế xã hội

Mở rộng phát triển KTĐN phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế xã hội của KTĐN trong giai đoạn CNH ở nước ta biểu hiện: góp phần nâng cao trình độ sản xuất,

Trang 22

tăng năng suất lao động, biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng

cao Các chính sách, biện pháp quản lý ví mơ của nhà nước phải tạo được

môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế

3.2.2 Các nguồn lực có lợi thế so sánh

Luận án trình bày và đánh giá các nguồn lực có lợi thế so sánh:

nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi Các

nguồn lực này tạo ra khả năng tiên đề để phát triển KTĐN của nước ta Tuy nhiên, nguồn lực này có thể mất lợi thế, hoặc có lợi thế mà không

tạo được sức mạnh Điều đó tùy thuộc vào nhận thức, đánh giá và sir dụng của nước ta hiện nay

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Luận án phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt

nam và các nước ASBAN, và trên cơ sở thực trạng phát triển KTĐN Việt

Nam mà vận dụng những kinh nghiệm có lựa chọn vẻ KTĐN của các nước ASEAN Luận án đưa ra 6 giải pháp có tính chất định hướng nhằm

phát triển KTDN Việt nam trong giai đoạn CNH

3.3.1 Đẩy mạnh thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu

Vận dụng kinh nghiệm lựa chọn đúng chiến lược phát triển KTĐN

phục vụ chiến lược CNH của các nước ASEAN, luận án nêu một số yêu cầu và kiến nghị sau:

- Đảm bảo độc lập tự chủ cả về chính trị lẫn kinh tế

- Xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ, - Mở rộng phát triển KTĐN gần với phát triển nguồn lực trong nước,

đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững

- Chú trọng phát huy nội lực, biết phát hiện sớm sự mất cân đối các mnục tiêu kinh tế vĩ mô

Trang 23

- Gan tang trưởng kinh tế với định hướng XHCN, khắc phục và hạn chế căn bệnh trầm luân của kinh tế hàng hóa, nhất là trong giai đoạn CNH abu: lam phát, khủng hoảng, nợ nân, ư nhiễm mơi trường, phân hóa giàu nghèo, tha hóa các quan hệ xã hội

3.3.2 Thay đổi cơ cấu sản xuất bàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nhằm phát huy nội lực, tích lũy vốn

Vận dụng kinh nghiệm đẩy mạnh sẵn xuất hàng hóa xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường của các nước ASEAN, luận án nêu một số yêu cầu và kiến nghị:

~ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng xuất khẩu hàng chế biến với hàm lượng công nghệ ngày càng cao (nhưng cũng không từ bỏ những ngành có lợi thế so sánh khác) nhằm nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, chú trọng các sản phẩm trong danh mục CEPT

- Đẩy mạnh thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước để tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và rút ngắn mức độ chênh lệch về công nghệ sản xuất

- Việt nam cần mở rộng thị trường, hình thành mối quan hệ đa

phương Vì thế cần phải: Chuyển nhanh hơn nữa nền kinh tế sang kinh tế

thị trường với những thiết chế thích hợp; nâng cao mức độ tham gia của các thành phân kinh tế trong hoạt động KTĐN, đồng thời tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế hoạt động KTĐN; đào tạo đội ngũ cán bộ và tổ chức tốt việc thu nhận và xử lý thông tin kịp thời, có hiệu quả

3.3.3 Tiếp tục mở rộng các điều kiện để thu hút yốn đầu tư bên ngoài, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư

Vận đụng kinh nghiệm thu hút vốn có chọn lọc và đa dạng của các nước ASEAN nhằm tạo tiền để cho cơng nghiệp hóa, luận án nêu yêu cầu về những giải pháp sau:

Trang 24

On định chính trị xã hội, tạo đà cho nền kinh tế tăng trưởng cao bền vững Tạo môi trường đầu tư, tiếp tục hồn thiện các chính sách kinh tế vi mé dé thu hút vốn nhất là thời kỳ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á Nhà nước cần có chính sách can thiệp nh hoạt, kịp thời; đồng thời nâng cao khả năng quản lý tài chính, tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; phân bố cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng hợp lý, có hiệu quả Có chính sách khuyến khích đối với khu cơng nghiệp và khu chế xuất

3.3.4 Nhà nước sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để quản lý và thúc ˆ đẩy phát triển KTĐN

Van dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN về vai trò nhà nước trong điều tiết, tác động vào hoạt động KTĐN, luận án trình bày vai trò của tỷ giá và thực tiến tỷ giá hối đoái ở nước ta đồng thời để xuất các giải pháp: Tăng tốc độ xuất khẩu là nhân tố quan trọng để ổn định tỷ giá: xử lý hợp lý quan hệ tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa Bài học kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở châu Á cho thấy cần phải xác định tỷ giá theo thị trường có sự điều tiết linh hoạt của nhà nước

3.3.5 Xây dựng kết cấu hạ tầng và môi trường pháp lý

Vận dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc tạo môi trường vật chất - xã hội cho hoạt động KTĐN, luận án dé xuất: Qui

hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới dựa vào nhiều nguồn vốn khác nhau: Ngân sách Nhà nước, vốn của nhân dán, các thành phần kinh tế cũng như vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện môi trường pháp lý và cần phải nâng cao hiệu lực của pháp luật

3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đặc biệt dịch vụ du lịch Vận dụng kinh nghiệm về hoạt động dịch vụ của ASEAN, luận án nêu lên các loại hình địch vụ đặc biệt phân tích thực trạng, khả năng dịch

Trang 25

vu du lịch nước ta và dé nghị: Tạo môi trường tốt hơn để thu hút khách

du lịch Tăng cường, tái tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch; đa dạng

hóa hình thức dịch vụ, thực sự coi trọng du lịch và dịch vụ du lịch là ngành kinh tế, nhằm góp phần thu ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp-nông nghiệp - dịch vụ

Có thể cho rằng: Trên cơ sở phân tích thực trạng, khả năng, định hướng

vận dụng kinh nghiệm, chương 3 đã phân tích và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển KTĐN Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nước ASBAN Mỗi giải pháp, luận ấn đều đưa ra những yêu cầu, kiến

nghị cụ thể phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay KẾT LUẬN

Với mục đích để ra, qua luận án chúng tôi đã cố gắng hoàn thành

nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, nội dung và đóng góp mới của luận án được trình bày như sau:

1 Luận án làm rõ lý luận và thực tiễn về mở rộng, phát triển KTĐN trong giai đoạn CNH, đặc biệt là chiến lược CNH hướng về xuất khẩu,

KTĐN đã góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

2 Trong thời đại ngày nay, vấn để quốc tế hóa đời sống kinh tế đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ, vì thế đối với các nước trong quá

trình CNH, mở rộng, phát triển KTĐN là tất yếu khách quan

3 Luận án phân tích phát triển KTĐN góp phan tao tién dé cho CNH,mở rộng nội dung CNH

4 Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn phát triển KTĐN của các nước ASEAN, luận án đưa ra các kinh nghiệm thành cơng, phân tích khủng hoảng tài chính tiền tệ và những kinh nghiệm chưa thành cơng trong q trình phát triển KTĐN giai đoạn CNH của các nước ASEAN

Trang 26

5 Luận án phân tích thực trạng phát triển KTĐN của Việt Nam trong giai đoạn ƠNH, trên cơ sở đó khẳng định những thành tựu, và những hạn chế cần khắc phục của KTĐN Việt nam

6 Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, luận án đã nêu 6 quan điểm định hướng nhằm vận dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN

7 Trình bày và đánh giá các nguồn lực có lợi thế so sánh của Việt

Nam như là tiền đề về khả năng để mở rộng và phát triển KTĐN Việt Nam

§ Luận án phân tích những điểm tương đồng, khác biệt giữa các nước ASEAN, giữa ASEAN và Việt Nam trong những thời điểm và bối cảnh tiến hành CNH Khác nhau, từ đó làm rõ yêu cầu, nội dung phát

triển KTĐN Việt Nam trong giai đoạn CNH

9 Luận án trình bày một số giải pháp với những kiến nghị, nhầm

phát triển KTDN Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các

nước ASEAN trong giai đoạn CNH

Trang 27

t9

DANH MỤC CAC CONG TRINH CUA TAC GIA DA

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Hà Xuân Vấn, Kinh tế cu lịch, một mi nhọn của Thùa Tiên -Huế:

“Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 8, 8/1995,

Hà Xuân Vấn, Đặc điểm Kính tế đối ngoại trang chiến lược cơng

nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở các nước ASEAN Tạp chí

Nghiên cứu Kính te Số 8, 11/1995

Ha Xuân Vấn, Vấn để kinh tế đổi ngoại trong bài giẳng về cơng

nghiện hóa Tạp chí Nghiên cứu Lý tuận, số 7, 7/1996

Hà Xuân Vấn Vấn để đánh giá các nguồn Tức có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế đổi ngoạt Ở nước f4 Tạp chí Nghiên cứu

1,7 luận Số 3, 8/1097,

Ha Xuda Van, Vhững gửi pháp chủ yến của Việt Nam nhằm

thực hiện APTA có hiện quả Tạp chỉ Kinh tế Châu Á -Thái Bình

Duong S6 3, 9/1998

Hà Xuân V4u Tin hide ne ung Mdc-Lénin, Hd Chi Mink về

Ngày đăng: 25/04/2016, 01:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w