1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong giai đoạn công nghiệp hoá ở nhật bản và hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

90 438 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 47,51 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH VIỆN NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH

xu

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

CƠ CẤU HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG

CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

TRONG GIAI ĐOẠN CƠNG NGHIỆP HỐ Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Người hướng dẫn: PGS TS LÊ VĂN ÁI

Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tài chính Người thực hiện: TRỊNH THANH HUYỀN

Phong TCQT - Viện Nghiên cứu Tài chính

Trang 2

Học viện Tai chính CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

'VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 6 QD/KHTC Ha Noi, ngay He thang Ở năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH

V/v thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá chuyên đề nghiên cứu cấp cơ sở 'VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH

- Căn cứ Quyết định số 382/QÐ ngày 20/2/1980 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường) quy định về thể thức đánh giá và nghiệm thu các cơng trình nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2002 của Viện Khoa học

Tài chính;

- Căn cứ Quy định số 49/2001/QĐ/NCTC ngày 21 tháng 3 năm 2001 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính (nay là Viện Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính) về tổ chức nghiên cứu theo lĩnh vực và nghiên cứu chuyên

dé;

- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Tài

chính, Học viện Tài chính

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập Hội đồng Khoa học chuyên ngành để đánh giá chuyên đề nghiên cứu cấp cơ sở: “Cơ cấu huy động, phân phối và'sử dụng nguồn lực tài

chính trong giai đoạn cơng nghiệp hoá ở Nhật Bản và ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” do Bà Trịnh Thanh Huyền - Phòng Nghiên cứu

tài chính quốc tế, Viện Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính làm chủ

Trang 3

1 Ông Thái Bá Cẩn - PGS.TS - Phó viện trưởng Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Chủ tịch Hội đồng

2 Ông Đinh Trọng Thịnh - TS - Phó trưởng khoa Tài chính quốc tế,

Học viện Tài chính - Nhận xét 1

3 Ông-Bùi Đường Nghiêu - TS - Trưởng phòng Nghiên cứu tài chính cơng, Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Nhận xét 2

4 Ơng Vũ Đình Ánh - TS - Phó trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp, Vien Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Thành viên

5 Ông Bùi Thiên Sơn - TS - Phó trưởng phịng Nghiên cứu tài chính quốc tế, Viện Khoa học Tài chính, Học viện Tài chính - Thư ký Hội đồng Điều 3: Thường trực Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Tài chính và các đồng chí có tên ở Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này /

Trang 4

NHAN XET

Chuyên để nghiên cứu chuyên sâu: "Cơ cấu huy động, phân bổ và sử

dụng các nguồn lực tài chính trong giai đoạn cơng nghiệp hố ở Nhật Bản và Hàn Quốc bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" của NCV Trịnh Thanh Huyền Phịng tài chính quốc tế - Viện nghiên cứu tài

chính

Người nhận xét 1 TS Định Trọng Thịnh Học viện tài chính

1 Sự cần thiết của chuyên dé:

Nguồn lực tài chính có vị trí cực kì quan trọng quyết định sự thành

công của q trình cơng nghiệp hố đất nước Q trình cơng nghiệp hố là

một q trình lâu dài và địi hỏi phải có một lượng vốn đâu tư rất to lớn Điều đó yêu cầu phải có một cơ cấu huy động và phân bổ, sử dụng nguồn lực tài

chính một cách hợp lý để vừa đáp yêu cầu về vốn cho giai đoạn trước mat,

vừa phải đảm bảo có đủ lượng vốn cho q trình cơng nghiệp hố lâu dài

Chính vì vậy, việc nghiên cứu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực

tài chính trong giai đoạn cơng nghiệp hố ở Nhật Bản và Hàn Quốc- những quốc gia đã thực hiện rất thành công quá trình cơng nghiệp hố đất nước và có những điều kiện kinh tế rất gân gũi với Viêt Nam là có ý nghĩa khoa học thực tế và rất cấp thiết đối với Việt Nam

2 Về bố cục của chuyên đề:

Chuyên để được bố cục thành 2 chương, chủ yếu là trình bày về bối

cảnh, các yêu cầu đặt ra và thực trạng huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn

lực tài chính trong giai đoạn cộng nghiệp hoá ở Nhật Bản và Hàn Quốc và

một phân về những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là hợp lý với

tên gọi và yêu cầu đề ra của chuyên đề Việc bố trí các chương, mục, phần

tương đối rõ ràng, có tính lơ gích và hợp lý

3 Những kết quả đạt được của chuyên dé:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày được những bối cảnh cụ thể và

Trang 5

Đã@:chính là cơ:sở nền tảng về lý luận và thực tiễn cho việc đặt ra các yêu

cầu với cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của các

quốc gia này Từ những bối cảnh,mục tiêu của nền kinh tế và các yêu cầu

trong huy động , phân bổ và sử dụngcác nguồn lực tài chính , tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng của cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của 2 quốc gia này qua hệ thống ngân sách nhà nước và các quỹ

của nhà nước, qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính và qua thị

trường tài chính Tác giả đã có cơng tìm tịi, sưu tâm nhiều số liệu tư kiệu về tình hình cơ cấu huy động , phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính ở 2

quốc gia trên và có những sáng tạo trong việc tập hợp, phân tích tình hình

trong bối cảnh cụ thể của q trình cơng nghiệp hoá ở mỗi nước

Trong chương 2, từ những mục tiêu phát triển kinh tế- -xã hội của Việt

Nam và nhu câu, khả năng đáp ứng về các nguồn cho q trình cơng nghiệp hố ở nước ta, tác giả đã tìm ra 3 sự khác biệt cơ bản của q trình cơng nghiệp hố của nước ta so với Nhật Bản và Hàn Quốc Từ đó rút ra 2 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về huy động các nguồn vốn và 4 bài học trong

phân bổ và sử dụng các nguồn vốn Những bài học này là phù hợp với phân

tích ở chương 1 của tác giả và có ý nghĩa lý luận thực tiễn với quá trình cơng

nghiệp hố ở Việt Nam

4 Những điểm cần bổ sung, sửa chữa của chuyên đề:

- Nếu tác giả làm rõ cơ cấu huy động và cơ cấu phân bổ, sử dụng các

nguồn lực tài chính và bám sát vào đó để phân tích thì chun đề sẽ đạt hiệu quả cao hơn

- Tác giả cũng cần làm rõ sự khác và giống nhau của các nguồn lực tài chính với các nguồn vốn cho qúa trình cơng nghiệp hoá

- Tác giả nên làm rõ sự khác và giống nhau trong cơ cấu huy động,

phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong q trình công nghiệp hoả Nhật Bản và Hàn Quốc; Hàn Quốc đã rút kinh nghiệm gì trong q trình cơng nghiệp hố ở Nhật Bản và những thay đổi cho phù hợp với bối cảnh của đất nước mình Hơn nữa , ở phần 2 của mục II, các số liệu, tình hình hầu hết

chỉ có của Hàn Quốc, còn Nhật Bản thì rất thiếu

- Các phân tích cịn dàn trải, chưa thật sự tập trung và chưa làm rõ mục

tiêu của từng chương mục, chính vì vậy, các bài học kinh nghiệm rút ra chưa

Trang 6

NHAN X! HWS ht 5 Danh gia chung: _ Z

Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng chuyên đề : “ Cơ cấu huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong giai đoạn cơng nghiệp hoá

ở Nhật Bản và Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam của NCV

Trịnh Thanh Huyền là một chuyên để nghiên cứu độc lập Tác giả đã có

nhiều cơng phu trong sưu tầm tình hình , tài liệu, trong phân tích đánh giá vấn đề và rút ra những bài học cần thiết Nội dung của chuyên đề đã áp ứng được các mục tiêu và yêu cầu để ra cho một chuyên đề nghiên cứu chuyên

sâu Đề nghị Hội đồng khoa học chuyên ngành nghiệm thu dé tài cla NCV

Trịnh Thanh Huyền

Hà Nội ngày 18/8/2003

Người nhận xét

Trang 7

7 NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỂ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

NĂM 2001 CỦA NGHIÊN CỨU VIÊN TRINH THANH HUYEN

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2003

Tên chuyên đề:

CƠ CẤU HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN

LỰC TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN CNH Ở NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1 Về kết cấu:

Chuyên đề gồm 76 trang, được kết cấu thành 2 chương Chương 1 dài 58 trang, nghiên cứu thực trạag huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn

lực tài chính ở Nhật Bản, Hàn Quốc trong thời kỳ CNH

Chương 2 dài 16 trang, nêu những bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam

Trong chương 1, sau khi trình bày mục tiêu, yêu cầu CNH ở Nhật

Bản và Hàn Quốc, tác giả tập trung trình bày thực trạng huy động, thực trạng phân bổ và sử dụng các nguồn vốn cho CNH ở hai nước này

“Tại chương 2, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam về việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn trong quá trình CNH

“Tính về số trang thì loại chuyên đề nghiên cứu như thé này dễ rơi vào

tình trạng kết cấu mất cân đối, chương 1 quá dài so với chương 2 quá ngắn Điều này cần được tác giả cũng như Viện Khoa học Tài chính nghiên cứu

đổi mới ` :

Mặc dù vậy, tác giả đã biết tập trung vào các chủ để trọng điểm, tập

trung vào những nội dung chính của để tài chuyên dé ra là nghiên cứu thực trạng các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam

về huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn cho CNH

Đặt trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, đây là một cơng trình

nghiên cứu có tính thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người

Trang 8

`!2¡ -Về nội dung:

Việc dua ra 3 điểm khác biệt giữa Việt Nam với các nước Nhật Bản,

Hàn Quốc (nền kinh tế lạc hậu, thể chế kinh tế thị trường định hướng

XHCN, bối cảnh quốc tế thay đổi) là một nghiên cứu đúng đắn của chuyên

đề, tạo cơ sở cho việc rút ra các bài học có tính thiết thực

Tuy nhiên, do chuyên đề chỉ đơn thuần chỉ ra sự khác biệt mà khơng có minh chứng, lý giải cụ thể nên những khác biệt này tuy đúng nhưng

thiếu nét độc đáo của tác giả Trên thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy

những khác biệt như nêu trong đề tài nhưng sự khác biệt sẽ bộc lộ ở sự phân

tích của từng tác giả Tiếc rằng, chuyên dé lại không thể hiện được Nếu

làm được thì đây cũng có thể là một trong những yếu tố góp phần bù đắp

được sự mất cân đối về số trang giữa chương 1 và chương 2

Tác giả đã rút ra 2 bài học về huy động vốn là: () Sử dụng đồng bộ các giải pháp động viên thu hút các nguồn lực trong nước; (ii) Chủ động trong thu hút các nguồn vốn nước ngoài, chú trọng thu hút công nghệ qua

con đường FDI và nhập khẩu công nghệ mới

Về nhập khẩu cơng nghệ, cần: có nguồn vốn trong nước, có nền tảng

nghiên cứu cơ bản vững, có nguồn nhân lực cơng nghệ căn bản, có chính sách quản lý và mục tiêu rõ ràng, ổn định, có bước đi thích hợp, phù hợp với khả năng hấp thụ và chuyển hóa cơng nghệ nước ngồi

Về du nhập công nghệ qua FDI, cần: tận dụng xu thế tồn cầu hóa,

đẩy mạnh trong giai đoạn đầu CNH, có khung pháp lý thơng thoáng đẩy

mạnh thu hút FDI nói chung

Những phân tích về thực trạng, kinh nghiệm và bài học rút ra về thu hút công nghệ trong quá trình thực hiện CNH ở Nhật Bản và Hàn Quốc của

chuyên đề đã thể hiện sự tìm tịi nghiên cứu của tác giả Những điểm nêu

trong chuyên đề là đúng đắn, có giá trị tham khảo cao và thiết thực đối với

tình hình thực tiễn nước ta Các giải pháp nhập khẩu công nghệ và thu hút

công nghệ qua FDI được tác giả nêu và phân tích khá tồn diện các khía

cạnh ưu nhược điểm, các điều kiện thực thi là hợp lý, có sức thuyết phục, có giá trị tham khảo tốt khi hoạch định chính sách ở nước ta

Tác giả cũng rút ra 4 bài học về phân bổ và sử dụng nguồn vốn đã

huy động, gồm: (¡) Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường tài

ờ ich vụ tài chính; (ii) Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu

(iiï) Chủ động cân đối lại nguồn và nhu cầu vốn cho phát triển

nhanh; (iv) Nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc

phân bổ hiệu quả các nguồn vốn Đây là những bài học đáng được tham

khảo ở Việt Nam

Rất tiếc rằng tác giả chưa đi sâu phân tích các bài học dưới các góc

Trang 9

chính sách ổn định lâu dài để thúc đẩy và tạo môi trường huy động ae my lung vốn cho CNH

\ Tác giả,cũng chưa có những phân tích cần thiết để tìm hiểu bài học trong việc huy động và phân bổ, sử dụng vốn theo các góc độ khác khi thực

hiện chủ trương CNH và phát triển nông thôn; Hoặc bài học vẻ việc huy

động, phân bổ và sử dụng vốn cho CNH gắn với quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng như quá trình đơ thị hóa ở nước ta

3 Một số điểm chính cần góp ý với tác gia:

Theo chúng tôi, nếu tác giả có thời gian nghiên cứu sâu thêm và bố

trí cân đối về lượng giữa 2 chương thì chuyên đề sẽ hoàn mỹ hơn Mặc dù có cải thiện hơn năm 2001 nhưng đây vẫn còn là một trong những khiếm khuyết của chuyên đề

Một số điểm trình bày trong phần bối cảnh (bối cảnh thứ ba và thứ

tư), hoặc phần yêu cầu đặt ra đều có thể hoàn chỉnh và đưa vào chương

bài học kinh nghiệm thì chuyên đề sẽ vừa hợp lý về mặt nội dung hơn, vừa góp phần khắc phục được khiếm khuyết về sự mất cân đối số trang

Nếu tác giả phát triển thêm những phân tích ở các trang 12, 72, 73 thì chun để sẽ có thêm sức nặng về kinh nghiệm hoặc bài học rút ra về

vai trò của Nhà nước, của thu, chỉ NSNN trong vấn đề này 4 Đánh giá chung

Chúng tôi cho rằng, tác giả chuyên đề đã dày công sưu tầm và nghiên

cứu tài liệu quốc tế; đã có những nghiên cứu độc lập, nghiêm túc khi đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Những đóng góp nổi bật của chuyên để tập trung ở những phân tích dé xuất về các bài học nhập khẩu công nghệ và du nhập công nghệ mới qua con đường FDI

Nhìn tổng thể, chuyên đề đạt yêu cầu, đủ điều kiện nghiệm thu

Người nhận xét

Trang 10

Câu hỏi:

Để nghị tác giả nêu và phân tích những điều kiện và hướng vận dụng

ii aghiệm thông qua các bài học đã được rút ra trong chuyên đề trong

Trang 11

ong, piri bd wi st! dang

LỜI MỞ ĐẦU

CHUONG I: THYC TRANG HUY DONG, PHAN BO VÀ sU DUNG CAC

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH Ở NHẬT BẢN VÀ HẦN QUỐC TRONG GIAI

ĐOẠN CƠNG NGHIỆP HỐ

A MỤC TIÊU VÀ CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC

| Bối cảnh và các mục tiêu phớt triển kinh tế - xã hội cua Nhat Ban va

Hòn Quốc trong q trình cơng nghiệp Nod

II Các yêu cầu đặt ra đối với cơ cấu huy động, phôn phối và sử dụng

các nguồn lực tời chính

B THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, PHÂN BO VA SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CƠNG NGHIỆP

wl HỐ I Vốn đề huy động cúc nguồn vốn

II Vấn đề phên bổ và sử dụng cóc nguồn vốn

1 Phân bổ vốn ngân sách và các khoản tín dụng cho đầu tư phát triển

2 Phân bổ vốn qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính

3 Phân bổ vốn qua thị trường tài chinh

CHƯƠNG II: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

KẾT LUẬN

Trang 12

‘Trinh Thanh Huyén

LỠI MỞ ĐẦU

Cơng nghiệp hố là quá tình tất yếu mà nước nào cũng phải đi qua nếu muốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vững mạnh, tạo tiền để cho việc cất cánh Song đây là một quá trình lâu dài và hơn nữa để tiến hành công nghiệp hoá = hiện đại hố cần

phải có một lượng vốn lớn mà vẻ cơ bản được hình thành từ 2 nguồn: nguồn trong

nước và từ nước ngoài Nguồn vốn trong nước chủ yếu được tích luỹ từ bản thân nền kinh tế song nguồn vốn này rất hạn chế, do vậy cần tăng cường thu hút nguồn vốn từ

bên ngồi dưới nhiều hình thức Muốn thế, cần phải tạo ra môi trường thuận lợi để thu

hút dòng vốn đâu tư từ bên ngoài Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn cơng nghiệp hố, vấn để cốt lõi nhất vẫn là phải xây dựng được một cơ cấu huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính hợp lý

Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ là những nước đi đâu trong tiến trình cơng nghiệp hoá và hiện vẫn dang là những nên kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực mà mô hình kinh tế cũng như lộ trình cơng nghiệp hố họ đã trải qua cũng được khá nhiều nước trong khu vực xem như là một hình mẫu để noi theo Do vậy, việc nghiên cứu, xem xét một cách tổng quát và đây đủ quá trình cơng nghiệp hố ở Nhật Bản và Hàn Quốc là hết sức cân thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn cho q trình cơng nghiệp hoá ở nước ta Do thời gian nghiên cứu có hạn, chuyên đề chỉ tập trung xem xét thực trạng huy động các nguồn vốn; phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính qua ngân sách, qua hệ thống ngân hàng và các tổ

chức tài chính và qua thị trường tài chính, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Viet Nam

Đó là lý do về sự cần thiết, là mục tiêu và cũng là nội dung chính của chuyên

để: “CƠ CẤU HUY ĐỘNG, PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN CƠNG NGHIỆP HỐ Ở NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM”

Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của chuyên dé bao gồm 2 chương

Chương Ï: THUC TRANG HUY DONG, PHAN BO VA SU DUNG CAC NGUON LUC TAI

CHÍNH Ở NHẬT BAN VA HAN QUOC TRONG GIAI DOAN CONG NGHIỆP HOÁ

Trang 13

Trinh Thanh Huyén

CHUONG |:

THUC TRANG HUY DONG, PHAN BO VA

SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LUC TAI CHINH

6 NHAT BAN VA HAN QUỐC

Trang 14

Trịnh Than Huyển

"A MỤC TIỂU VÀ CÁC YEU CAU DAT RA TRONG QUA TRINH CONG NGHIEP HOA G NHAT BAN VA HAN QUOC

1 BOl CANH VA CÁC MỤC TIÊU PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI CUA

NHAT BAN VA HAN QUOC TRONG QUA TRINH CONG NGHIEP HOA

Xem xét q trình cơng nghiệp hoá ở Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể

nhận ra khá nhiều điểm tương đồng, cả về xuất phát điểm lẫn định hướng chung, cho phát triển trong từng giai đoạn cụ thể Trước điên, đặc điểm chung nổi bật

của cả 2 quốc gia này là họ đều bước vào giai đoạn công nghiệp hoá từ sự tàn

phá nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (với Hàn Quốc, còn cộng,

thêm sự khốc liệt trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triển miên) Trong bối cảnh

khó khăn như vậy, với những chính sách chủ trương hợp lý, họ đã thành công

trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước Trong sự thành cơng đó, khơng thể khơng nói tới vấn đẻ xác lập cơ cấu huy động và sử dụng vốn một cách hiệu

quả của họ

Khởi điểm của q trình cơng nghiệp hoá ở Hàn Quốc là một nền nông nghiệp nghèo nàn, thu nhập bình quân đâu người chỉ có 80 USD (năm 1960),

thấp hơn mức 94 USD của Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 1/11 lân

của Thái Lan Thế nhưng chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Hàn Quốc đã trở thành một nước có nên cơng nghiệp lớn thứ 11 thế giới với thu nhập bình quân đầu người

đạt 11.000 USD với GDP bình quân đầu người gấp 4 lần và xuất khẩu vượt Thái

Lan 3 lần

Còn nước Nhật sau chiến tranh cũng vậy, bị tàn phá nặng nề, giá cả leo

thang và vật tư thiếu thốn nghiêm trọng Tuy của cải vật chất của Nhật Bản

Trang 15

và sử ” Trinh Thanh Huyền

kiểm sốt khơng chỉ về giá cả mà cả nguồn vốn, việc phân bổ vốn cũng như tỷ giá hối đoái Song, với những chính sách phù hợp, linh hoạt trong huy động,

phân bổ và sử dụng vốn, Nhật Bản đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình

cao và ổn định ở mức khoảng 6,5%/năm trong suốt gần 30 năm (tir thap ky 60 đến thập kỷ 80), điều này đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ

2 thế giới và đứng đầu châu Á

Thứ hai, q trình cơng nghiệp hoá của cả hai nước này đều đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chủ yếu là: (1) thay thế hàng nhập khẩu, chú trọng hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp mà trước tiên là công nghiệp nặng và cơng nghiệp

hố chất (Hàn Quốc còn chú trọng thêm tới ngành cơng nghiệp đóng tàu); (2) cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu Tất nhiên, các chính sách cụ thể để phân bổ và sử dụng các nguồn vốn trong các giai đoạn này cũng như khoảng thời

gian và lượng vốn cần thiết trong mỗi giai đoạn ở 2 nước là khác nhau

Thứ ba, các nước này đều rất chú trọng tới những nỗ lực tự thân, đặc biệt trong việc huy động các nguồn nội lực, đồng thời, thu hút tối đa nguồn vốn

đầu tư nước ngoài trên cơ sở tận dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đồng thời chuyển hoá và hấp thụ dòng vốn thu hút được từ bên ngồi thành của mình nhằm đạt hiệu quả cao hơn Hay nói cách khác, họ thu hút vốn đầu tư

nước ngoài một cách chủ động, có đường đi nước bước cụ thể (đặc điểm này

của Hàn Quốc và Nhật Bản khác so với các nước ASEAN)

Thứ tự, các nước này luôn đặt ra những mục tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế ở từng giai đoạn cụ thể để từ đó tìm ra được những dối sách cần thiết về

việc huy động, phân phối và sử dụng các nguồn nội lực cũng như nhu cầu vốn

cần thu hút thêm từ bên ngoài Chẳng hạn, ở Nhật Bản, trong giai đoạn thực thi

chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu hàng thứ cấp và khôi phục nền

kinh tế suy tàn sau chiến tranh, việc làm cần thiết là phải thu hút được lượng,

vốn trong dân mà chủ yếu là thu hút được nguồn vốn hiện đang nằm trong tay những nhà tài phiệt lớn để đưa vào sản xuất trong những ngành kinh tế trọng

điểm và ngăn chặn việc xâm chiếm của tư bản nước ngoài để bảo hộ nền sản

Trang 16

vàsửd Trịnh Thanh Huyền

xuất trong nước bằng các biện pháp hạn chế cả nhập khẩu lẫn đầu tư nước

ngồi Cịn khi đã bước sang giai đoạn cuối cùng của q trình cơng nghiệp hoá

(từ 1960 đến 1975), với mục tiêu là xây dựng một trật tự công nghiệp mới và

mở rộng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng tiêu dùng và các tư liệu sản xuất lâu

bền, giá trị cao, Nhật Bản lại chú trọng hơn tới dòng vốn đầu tư và cơng nghệ

của nước ngồi Tất nhiên, với số vốn ngân sách còn hạn chế, phương châm của

Nhật Bản trong giai đoạn này là khuyến khích sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn, có khả năng phát triển nhất mà không phải lệ thuộc quá

nhiều vào nước ngồi, đồng thời, đó phải ngành công nghiệp tiền dé, có khả

năng cuốn các ngành khác phát triển theo nó, từ đó làm thay đổi kết cấu xã hội Do vậy, trọng điểm đầu tư phát triển của Nhật Bản là tập trung vào 3 lĩnh vực: công nghiệp luyện kim, cơng nghiệp hố học và công nghiệp chế tạo máy móc chứ khơng đâu tư dàn trải vào quá nhiều lĩnh vực

Còn Hàn Quốc, kể từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, con đường cơng

nghiệp hố - hiện đại hoá của nước này đều tuân chủ chặt chẽ theo các nguyên tắc và mục tiêu chủ đạo được đề ra trong từng kế hoạch 5 năm Các mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hoá thành các mục tiêu cơ

bản cho từng giai đoạn, từng kế hoạch 5 năm Các mục tiêu này lại là cở sở cho việc hoạch định chính sách trong từng giai đoạn Cụ thể là:

Kế hoạch Mục tiêu chung Các mục tiêu cơ bản

Tần thứ nhất | Tăng trường, tự — |- Điêu chỉnh lại cơ cấu kinh tế - xã hội

(1962-1966) | chủ - Xây dựng nên tảng vật chất cho một nên kinh tế độc lập, tự chủ

Lần thứ hai _ | Tăng trưởng, tự

(1967-1971) _ | chủ ~ Thiết lập một nền kinh tế tự chủ - Hiện đại hố cơng nghiệp

Lần thứ ba _ | Tăng trưởng, ồn | - Phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp (1972-1976) | định, tự chủ, cân | - Khuyến khích xuất khẩu

bằng - Xây dựng các ngành công nghiệp nặng và

công nghiệp hoá chất

Trang 17

Trinh Thanh Huyén

Lân thứ tir - | Tăng trưởng, công (1977-1981) bằng, hiệu quả

Tân thứ năm | Ôn định, hiệu quả, ` (1982-1986) _ | công bằng

Lần thứ sáu | Tự chủ,

(1987-1991) | phúc lợi

Lan thứ bảy | Cạnh tranh, công _` (1992-1996) | bằng, quốc tế hoá

Nguén: Current Politics and

- Thiết lập cơ cấu kinh tế cho tăng trưởng - Thúc đẩy công bằng xã hội

- Phát triển công nghệ cao nhằm tăng năng

suất lao động

ung nén tang cho su “tăng trưởng tự |

lực cánh sinh và ổn định kinh tế

- Đổi mới công nghệ

- Cải thiện chất lượng cuộc sống

- Thay đổi vai trị của Chính phủ trong quản

lý kinh tế

quản lý kinh tế

- Nâng cao chất lượng đời sống, và phát triển nên kinh tế một cách cân đối

- Tự do hố và tồn cầu hoá nền kinh tế

~ Phát triển theo hướng tự đo hố và tồn cầu hố nên kinh tế

- Thúc đẩy đầu tư R&D - Cải thiện công bằng xã hội

Economics of Asia, Vol 9, No 3, 2000

Mặc dù định hướng phát triển cũng như những giải pháp mà hai nước

này thực thi có khá nhiều điểm tương đồng, nhưng về mặt thời điểm, Nhật Bản là nước đi trước còn Hàn Quốc là nước kế thừa Sau khi chiến tranh thế giới thứ

hai chấm đứt, năm 1946, Nhật Bản đã thực hiện một loạt các chính sách cải

Trang 18

và ie Trinh Thanh Huyén

I CAC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CƠ CẤU HUY ĐỘNG, PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Với các mục tiêu phát triển cụ thể trong từng giai đoạn như vậy, Chính

phủ các nước này luôn đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với cơ cấu huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính để đạt được những mục tiêu trên

Như ở Hàn Quốc, trong giai đoạn tái thiết nền kinh tế (1962 - 1966), với tiềm

lực trong nước còn rất nghèo nàn, lạc hậu, yêu cầu cấp bách là phải thu hút tối đa nguồn viện trợ từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ Tuy nhiên, để tránh trở thành gánh nặng quá lớn về sau, vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao để sử dụng có

hiệu quả nhất nguồn vốn này Ngược, ở Nhật Bản, trong giai đoạn đầu, như trên đã phân tích, Chính phủ lại thực thi khá nhiều các biện pháp bảo hộ như các biện pháp hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài Biện pháp hạn chế nhập khẩu quan trọng nhất là việc quy định hạn ngạch Về sau, chế độ hạn ngạch này được thay thế dân bằng chính sách thuế quan Hạn chế đầu tư

trực tiếp nước ngoài ở thời kỳ đầu này cũng khác nghiệt hơn mọi thời kỳ trước

và được áp dụng cho đến tận năm 1964, khi Nhật Bản trở thành thành viên của IMF va gia nhập OECD Mục đích của biện pháp này là hạn chế đến mức thấp nhất sự hiện diện của tư bản nước ngoài ở Nhật Bản Bất cứ một khoản đầu tư

trực tiếp nước ngoài nào được phê chuẩn cũng đều là một ngoại lệ °)

Điều đặc biệt là trong quá trình phục hưng nền kinh tế của mình, Nhật

Bản ln đề cao vai trị của các chính sách tài chính, coi đây là một trong,

những điểm mấu chốt quyết định sự thành công của công cuộc cải cách Bởi lẽ, giới cầm quyền cũng như các nhà kinh tế Nhật Bản đều cho rằng, trong xã hội

tư bản hiện đại, muốn cho quy mô và mức độ kinh tế của nước mình đứng vào hàng ngũ các nước phát triển tiên tiến, nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu là phải tăng

cường sức mạnh về tài chính Với kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các ngành

công nghiệp từ các thời kỳ trước, đến thời kỳ này, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục

Trang 19

‘Trinh Thanh Huyén

thành lập thêm nhiều ngân hàng và các thể chế tài chính khác Đáng chú ý nhất trong số này là Ngắn hàng Tái thiết (thành lập năm 1946), Ngân hàng Xuất nhập

khẩu Nhật Bản (thành lập năm 1950) và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (thành

lập năm 1951) Các tổ chức này đã thực hiện thành cơng chính sách phân phối ngoại tệ, cấp tín dụng ngắn và dài hạn cho sản xuất hoặc xuất khẩu trong các ngành công nghiệp then chốt Sau đó hình thành tập đồn tài chính phát triển

hỗn hợp với tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng có quy mô nhất định

Hàn Quốc khi bước sang giai đoạn phát triển kinh tế hướng vào xuất

khẩu, yêu cầu đặt ra là phải phát huy nguồn nội lực, Chính phủ đã chủ động

thành lập Uỷ ban lập kế hoạch kinh tế để tham gia trực tiếp vào quá trình thực

hiện và kiểm soát có hiệu quả các nguồn lực của Chính phủ thơng qua cơ quan ngân sách Nếu năm 1962, định hướng của chính phủ là ưu tiên tín dụng đầu tư Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, thì từ năm

1964 lại ưu tiên cho vay đối với một số ngành cơng nghiệp được khuyến khích phát triển

Không những tận dụng nguồn lao động dư thừa, để thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, Hàn Quốc đã tăng cả tỷ lệ tiết kiệm và tỷ

lệ đầu tư Việc tăng tỷ lệ đầu tư trong nước ở Hàn Quốc từ 15% lên 23% đã

giúp Hàn Quốc khắc phục được những khó khăn của cuộc khủng hoảng dầu lửa

lần thứ nhất vào năm 1973 và do vậy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 1973 vẫn đạt 9,4% Bên cạnh nguồn vốn trong nước, Hàn Quốc cũng rất đề cao vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài Viéc ban hanh "Dao

luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài” đã đưa lại cho Hàn Quốc một nguồn vốn khá lớn từ nước ngoài, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế tạo

Khi nền kinh tế nói chung và nền cơng nghiệp nói riêng đã có những tiền đề cơ bản, hơn nữa, do cú sốc dầu mỏ năm 1973, nền công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng khó khăn, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang

giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và cơng nghiệp hố chất Tỷ lệ đầu tư trong nước tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm trong nước cũng tăng Nguồn vốn

Trang 20

dn Trinh Thanh Huyén

trong nước vẫn được Chính phủ Hàn Quốc coi là nguồn lực chủ yếu Trong

phân bổ nguồn lực tài chính, Chính phủ ưu tiên hỗ trợ vốn cho các ngành công nghiệp nặng như: chế tạo máy, thiết bị điện tử, đóng tàu, luyện kim màu thể

hiện bằng việc ban hành ”Luát thúc đẩy công nghệ" năm 1972, "Sắc lệnh phát

triển các ngành công nghiệp nặng và cơng nghiệp hố chất” vào tháng 1/1973 và

sau đó là "Các biện pháp tự do hoá một bước về nhập khẩu công nghệ nước

ngoài” thực hiện năm 1978 Đặc biệt, Chính phủ đã mở rộng nền kinh tế thông qua việc chủ động thành lập 50 tập đoàn kinh tế lớn (được biết đến là các chaebol) và các cheabol này được hưởng rất nhiều ưu đãi về mặt hành chính và

đặc biệt là về tài chính Đây cũng chính là cầu nối quan trọng đưa quốc đảo này tiép cận với thị trường thế giới Chuyển sang giai đoạn điều chỉnh cơ cấu nhằm

phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, tự do hoá nền kinh tế,

từng bước tư nhân hố ngành cơng nghiệp và mở rộng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, bên cạnh chính sách bổ sung ưu đãi nhằm thu hút FDI, Chính phủ cũng đã tiến hành tự do hoá tài chính, giảm thâm hụt trong chỉ tiêu Chính phủ, cơ cấu

lại hệ thống ưu đãi và đặc biệt là tiến hành tư nhân hoá khá nhiều ngân hàng trong nước để tăng hiệu quả của việc phân phối nguồn lực tài chính qua hệ thống ngân hàng

Nền kinh tế Hàn Quốc đã bước sang thập kỷ 90 bằng việc thực hiện chính sách "kinh tế mới" và "tồn cầu hố" Do nền kinh tế tăng trưởng quá cao, thậm chí vượt quá tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, Hàn Quốc đã

thực hiện một loạt các biện pháp để giảm bội chỉ bằng các giới hạn tài chính,

kiểm sốt chặt chẽ cung tiền tệ và khuyến khích đầu tư theo ngành, tự do hoá mạnh mẽ hơn khu vực tài chính để giảm bớt những can thiệp của Chính phủ vào

Trang 21

bévastd =» ‘Trinh Thanh Huyền

B THỰC TRẠNG HUY DONG, PHAN BO VA SU DUNG

CÁC NGUỒN LỰC TÃI CHÍNH Ở NHẬT BAN VA HAN

QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CƠNG NGHIỆP HỐ

Những gì mà kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt được trong những thập niên sau chiến tranh thế giới thứ hai thực sự là một "sự thần kỳ" mà không

phải quốc gia nào cũng có được Với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong

thời gian tới gần 30 năm, mơ hình kinh tế của Nhật Bản đã trở thành "khuôn

vàng thước ngọc” cho khơng ít các nước châu Á đi theo Trong mô hình "đàn

nhạn bay" được mọi người biết đến rộng, rãi hiện nay thì Nhật Bản chính là "con chim nhan đâu đàn" và Hàn Quốc - một quốc gia mà đến tháng 10 năm 1996 đã

được đứng trong hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển OECD, là thế hệ kế cận Thành công ngoạn mục đó bắt nguồn từ sự lựa chọn các phương pháp thích

hợp để vừa huy động, phân phối và sử dụng tối đa các nguồn lực trong nước,

vừa tận dụng tới mức cao nhất các lợi thế quốc tế để phát triển và rút ngắn

chặng đường cơng nghiệp hố

I VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN

Huy động các nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn trong nước cũng như

nước ngoài luôn là một vấn đẻ hết sức quan trọng nhưng cũng vơ cùng khó

khăn đối với mỗi quốc gia trong giai đoạn cơng nghiệp hố đất nước bởi lẽ nhu

cầu về vốn thì rất lớn, còn nguồn vốn cung cấp thì lại hạn chế Do vậy, để huy

động được riguồn vốn cần thiết, vấn đề cốt yếu là phải làm sao tận dụng được

nguồn vốn trong nước và huy động được tối đa nguồn vốn nước ngồi mà lại

khơng bị lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài Và quan trọng hơn nữa là phải biết

tận dụng thời cơ mà điều kiện khách quan mang lại

Trang 22

vs 7 Trinh Thanh Huyền

Sau chiến tranh, tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng của

nước Nhật nói chung là ảm đạm Cả các ngân hàng lẫn các cơng ty đều trong

tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng Số tiên tiết kiệm cá nhân ít ỏi và số vốn tự có thực sự của các doanh nhân chỉ có thể thoả mãn một phân nhỏ so với yêu cầu về vốn đặt ra của quá trình cơng nghiệp hố, cịn phần lớn vốn nằm trong tay các nhà tài phiệt lớn Do vậy, năm 1946, Nhật Bản đã quyết định thực hiện cải cách tiên tệ nhằm hạn chế lượng tiền dư thừa và giải quyết vấn để đóng bang tiền gửi

tại ngân hàng Chế độ thuế cũng được cải cách bằng việc đưa ra một số loại

thuế mới như thuế tài sản, thuế siêu lợi nhuận, thuế đặc biệt đánh vào tiền bồi

thường Song, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, thuế không nên quá nặng tới mức độ làm giảm tiềm lực của sản xuất, vì thế, năm 1954, Nhật Bản đã cất

giảm 100 tỷ yên tiền thuế nhưng cũng giảm 100 tỷ yên chỉ tiêu ngân sách

Nguyên tắc này được Nhật Bản duy trì trong thời gian dài và đã góp phan vào

việc tích luỹ vốn, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế đất nước Nhật

Bản cũng chủ trương áp dụng thuế luỹ tiến đối với thu nhập cá nhân (giảm mức

thuế suất tối đa xuống 55%), giảm bớt những trường hợp cho miễn thuế xuống

mức tối thiểu (điều này không những làm tăng thu cho ngân sách mà còn loại

bỏ được sức ép đầu cơ), giảm thuế tài sản, thuế pháp nhân, thuế lợi tức (thuế

suất tối đa đánh vào lợi tức là 35%), giảm thuế trong nông nghiệp Hệ thống, các Quỹ dự trữ không bị đánh thuế Bên cạnh đó, đầu những năm 50, Nhật Bản đã tiến hành đánh giá lại tổng số vốn cơ bản, nhờ đó đã tăng được tổng số tiền

khấu hao và thúc đẩy tích luỹ vốn

Không chỉ đối với vấn đề thuế, Chính phủ Nhật Bản cũng đã nhiều lần

tiến hành cải cách giá cả nhằm ổn định giá và tiền lương, bãi bỏ các khoản tiền

trợ cấp, hạn chế buôn bán, điều chỉnh hệ thống tín dụng Từng bước bãi bỏ chế

độ kiểm soát vật tư và kiểm soát giá cả, tạo thêm việc làm, vừa giải quyết được vấn để thất nghiệp, vừa khống chế được tỷ lệ lạm phát Đồng thời, năm 1951,

chính phủ Nhật Bản da thanh lap Ngan hàng phát triển và một số tổ chức tài chính đặc biệt khác để làm nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi thông qua các hình

Trang 23

a ‘Trinh Thanh Huyén

kiém hang nam va các khoản khác Quá trình này đã diễn ra trong vòng khoảng

hơn 7 năm, từ năm 1950 đến 1957

Bước sang giai đoạn cuối cùng của q trình cơng nghiệp hoá ở Nhật

Bản (từ 1960 đến 1975, với mục tiêu là xây dựng một trật tự công, nghiệp mới và mở rộng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng tiêu dùng và các tư liệu sản xuất lâu bền, giá trị cao Tận dụng cơ hội là các nước nước Tây Âu đã hoàn thành

giai đoạn phục hưng và bất đầu đi vào giai đoạn phát triển, giá cả của các sản

phẩm công nghiệp tăng lên 20% còn giá cả của các sản phẩm sơ cấp lại rất thấp Đây lại là giai đoạn mà việc hợp tác quốc tế trên thế giới đang được

tăng

cường: về ngoại thương, đã có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

(GATT); vẻ tiền tệ, đã có Quỹ tiên tệ quốc tế (IME) Đây là những điều kiện cần thiết để tạo nên sự ổn định về môi trường khách quan cho Nhật Bản Đó là

ly do vi sao, Nhật Bản lại thực thi một chiến lược tự do hoá, mở cửa, mạnh dạn thu hút đầu tư từ các nước Âu Mỹ, cả kỹ thuật lẫn kinh nghiệm quản lý trên tất

cả các lĩnh vực của nền kinh tế và khuyến khích sự phát triển hoạt động gia

công Nhà nước khuyến khích việc nhập khẩu các sản phẩm sơ chế để phát triển

hoạt động gia cơng xuất khẩu, thu'ngoại tệ Ngồi việc cam kết giữ ổn định tỷ

giá để giảm bớt các rủi ro về tỷ giá đối với các hoạt động này, Chính phủ cịn

đầu tư xây dựng ở khu vực ven biển một loạt xí nghiệp liên hợp gang, thép cỡ

lớn và công nghiệp hoá dâu vào hàng số 1 thế giới, dùng nguyên vật liệu giá rẻ nhập khẩu từ bên ngoài tiến hành gia công ở trong nước để xuất khẩu Giai đoạn này, hoạt động gia công là một trong nguồn thu ngoại tệ quan trọng,

chiếm khoảng 75% tổng giá trị nhập khẩu của Nhật Bản lúc bấy giờ

Điều đáng nói ở đây là trong quá trình thu hút đầu tư và cơng nghệ nước ngồi, Nhật Bản đã không bắt chước, dập khn một cách máy móc, con đường

mà Nhật Bản di là con đường phát triển độc đáo, đặc biệt nhập thiết bị - học

tập kỹ thuật - tiếp thụ tiêu hoá - cải tiến nâng cao - biến thành của mình Như vậy vừa rút ngắn được khoảng cách về công nghệ và thời gian đầu tư nghiên cứu khai thác, vừa tạo điều kiện cho phép các nhà khoa học Nhật Bản phát triển tiếp những công nghệ này mà không phải đầu tư phát triển từ đâu, đồng thời

Trang 24

'bở và sử Ẫ Trịnh Thanh Huyền

tăng nhanh chu kỳ chuyển hoá khoa học kỹ thuật thành sức sản xuất hiện thực Hướng đi này của Nhật Bản được thể hiện từng bước tương đối cụ thể

e_ Từ giữa những năm 50, khuyến khích nhập khẩu kỹ thuật với lượng,

lớn

« Nhiing nam 60, khuyén khich phát triển sản xuất trong các lĩnh vực

ưu tiên để hấp thụ một cách đầy đủ các kỹ thuật đã nhập

¢ Những năm 70, đầu tư để thực hành chiến lược khai thác tự chủ

Trải qua 3 bước như vậy, Nhật Bản không chỉ tạo ra sự thay đổi cơ bản về cơ cấu cơng nghiệp, mà cịn tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm Chẳng

hạn, chỉ sau khi nhập khẩu vơ tuyến truyền hình khoảng 4 - 5 năm, Nhật Bản đã có sản phẩm vơ tuyến tiêu thụ trên thị trường quốc tế Tất nhiên để đạt được điều này, các công nghệ nhập khẩu cân phải lựa chọn cẩn thận để đảm bảo hiệu

suất và hiệu ích Sau khi Nhật Bản sử dụng kỹ thuật của người khác để xây dựng nền công nghiệp quy mơ lớn của mình, họ đã rất tích cực trong việc tiếp tục nghiên cứu khai thác Chính phủ cũng như các tập đoàn lớn sẵn sàng bỏ ra

một lượng tiền không nhỏ để mua kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nhưng song

song với việc mua công nghệ trên thế giới, hàng năm chỉ phí cho việc nghiên

cứu cũng ngày một tăng Theo thống kê, hệ số tăng của chỉ tiêu này năm 1965 - 1973 là 20,1%, gấp 4,6 lần Mỹ, gấp 2 lần Pháp và gần gấp 2 lần Tây Đức

Còn Hàn Quốc, với hơn 42 triệu dân sống trên một lãnh thổ rộng 99.000

km? (khoảng bằng 1/4 diện tích Nhật Ban), tiém lực trong nước lúc bây giờ nói chung là nghèo, tài nguyên hầu như khơng có gì ngoài nhân tố con người Nên nông nghiệp lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực cho nhân dân trong nước suốt những năm 1950 Ngành công nghiệp, mặc dù đã có những cơ sở nhất định

trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ nhưng rất nhỏ bé và gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc nội chiến Nam - Bắc (1950 - 1953) Nền kinh tế Hàn Quốc sau

chiến tranh là một nền kinh tế bất ổn nghiêm trọng, giá cả thay đổi bất thường,

Trang 25

wa sit - Trinh Thanh Huyền

cho Han Quốc lên tới 6 tỷ USD, gần 80% hàng nhập khẩu của Hàn Quốc đều

do Mỹ trợ giúp, trong khi đó GNP-của Hàn Quốc năm 1962 chỉ là 3,071 tỷ

USD Cho đến trước khi Hàn Quốc thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hố đất

nước bằng kế hoạch 5 năm lân thứ nhất (1962 - 1966), nền kinh tế Hàn Quốc vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp với 2/3 dân số trong độ tuổi lao động sống bằng nghề nông Một số ngành công nghiệp nhỏ đều bị phá huỷ trong chiến tranh Tiềm lực kinh tế của Hàn Quốc gần như không có gì chứ chưa nói đến tiềm lực tài chính Vì thế, trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hố,

chính phủ đã rất chú trọng tới nguồn vốn nước ngoài, nhất là các khoản vay

nước ngoài để bù đắp cho khoản tiết kiệm trong nước còn nhỏ bé trong khi cịn

có khá nhiều mục tiêu phải thực hiện Về sau, các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng ngày càng tăng lên Trong suốt quá trình cơng nghiệp hố của mình, Hàn Quốc luôn cố gắng duy trì mức độ đầu tư khoảng hơn 30% trong

nền kinh tế bằng rất nhiều biện pháp khác nhau như:

- Nhận viện trợ và đi vay của các nước và các tổ chức quốc tế để đâu tư phát triển Hàn Quốc là nước điển hình dựa vào viện trợ và vay tín dụng lớn Bí

quyết là ở chỗ, hầu hết các khoản vay thuộc nợ dài hạn nhằm có thời gian dài

sử dụng vốn để đầu tư phát triển công nghiệp xuất khẩu Kết quả đem lại từ hoạt động xuất khẩu sẽ là cơ sở đảm bảo trả nợ khi đáo hạn Giảm đến mức thấp nhất việc đi vay ngắn hạn để đầu tư phát triển nhằm tránh gánh nặng về

sau Tỷ lệ nợ dài hạn của Hàn Quốc thời gian này thường chiếm khoảng 70%

tổng số nợ

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Phải đến năm 1966, sau khi Luật

đầu tư nước ngoài được sửa đổi thì Hàn Quốc mới thực sự hướng các nguồn đầu tư này vào các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc đã cho thành lập các khu chế

xuất để thực hiện các chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài Như trên đã

phân tích, các chaebol Hàn Quốc khơng chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hoá mà đây còn là lực lượng chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua các hoạt động liên doanh liên kết với nước ngoài Cộng,

Trang 26

và sử Trịnh Thanh Huyền

lượng vốn lớn từ Nhật Bản đã đổ về Hàn Quốc dưới hình thức vay thương mại

đã hỗ trợ đáng kể cho việc tăng tốc độ phát triển các ngành xuất khẩu của Hàn Quốc cuối thập kỷ 60

- Đề cao vai trị của tích luỹ và đầu tư trong nước Hàn Quốc luôn coi

đây là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển vì việc huy động được nguồn vốn này không chỉ làm tăng tổng lượng vốn mà nó cịn thể hiện niềm tin

và tránh nhiệm của dân chúng đối với sự phát triển bền vững của đất nước Trên thực tế, ở Hàn Quốc, có 2 hệ thống thu hút tiền gửi chủ yếu Thứ nhất, các ngân

hàng tiền gửi, bao gồm các ngân hàng thương mại và các ngân hàng chuyên doanh; thứ hai, các thiết chế tài chính phi ngân hàng, bao gồm các ngân hàng phát triển, các ngân hàng đâu tư, các quĩ tiết kiệm Đến cuối năm 1973, Chính

phủ đã thành lập Quỹ đầu f quốc gia bằng cách hợp nhất tất cả các quỹ công

khác của Chính phủ và phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư quốc gia để huy động vốn mà chủ yếu là vốn dài hạn

Riêng vẻ vấn để thu hút cơng nghệ nước ngồi dưới hình thức nhập

khẩu cơng nghệ, Hàn Quốc đã thực hiện theo từng bước một cách có kế hoạch:

¢ Tir 4/1978 dén 4/79: tự do hoá nhập khẩu đối với những dự án công

nghệ về máy móc, đóng tàu, điện máy, điện tử, hoá chất, tơ sợi, tiền tệ có kim ngạch dưới 100.000 USD với tiền thanh toán trước dưới 30.000 USD, chi phí thường xuyên dưới 3% doanh số bán và thời hạn hợp đồng dưới 3 năm;

e Từ 4/1979 đến 7/1980: tự do hoá nhập khẩu đối với những dự án công nghệ với tiên thanh toán trước dưới 500.000 USD, chỉ phí kỹ

thuật thường xuyên dưới 10%, thời hạn hợp đồng dưới 10 năm nhưng trừ ngành nguyên tử và công nghiệp quốc phòng;

e Từ 7/1980 đến 9/1982: tự do hoá nhập khẩu đối với những dự án

Trang 27

và sử đ n Trinh Thanh Huyền

«Từ 9/1982 đến 7/1984: tất cả những dự án nhập khẩu công nghệ đều “_ được cho phép nếu được người phụ trách cao nhất của lĩnh vực khoa

học kỹ thuật ủng hộ;

© Tir7/1984 trở đi: mọi dự án nhập khẩu công nghệ đều được cho phép nếu sau 20 ngày gửi đơn đề nghị lên Bộ Tài chính mà khơng bị ai phản đối - đây cũng bước chuẩn bị cho việc chuyển từ cơ chế cho

phép sang cơ chế báo cáo

II VẤN ĐỀ PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN

1 PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH VÀ CÁC KHOẢN TÍN DỤNG CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Cùng với các chính sách vĩ mơ để cải cách nền kinh tế, nhằm thu hú tối đa nguồn vốn cho công nghiệp hoá, định hướng phân bổ của chính phủ Nhật

Bản trong phân bổ vốn giai đoạn này là: ưu tiên các nguồn vật chất và tài chính để phát triển các ngành công nghiệp then chốt - những ngành có thể tạo ra động

lực kéo các ngành công nghiệp khác cũng như toàn bộ nền kinh tế phát triển

theo và với tốc độ nhanh Những ngành được lựa chọn chủ yếu thuộc các lĩnh vực: thép, máy móc, hóa chất và điện tử Các khoản vốn thu hút được từ Ngân

hàng phát triển và một số tổ chức đặc biệt trên được dùng cho vay trực tiếp làm

vốn hoạt động cho các DNNN ở trung ương hoặc các tổ chức kinh tế công ở

một số địa phương trọng điểm hoặc vào những ngành theo "kế hoạch ưu tiên sản xuất" lúc bấy giờ như: ngành diện lực, giao thông vận tải, đường thủy,

ngành than, thép và một số ngành công nghiệp quan trọng khác với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường

Đây thực chất là hình thức hỗ trợ vốn dài hạn để đâu tư phát triển một

số ngành công nghiệp then chốt, cần nhiều vốn ở thời kỳ dau giai đoạn tang

trưởng của nền kinh tế Nhật Bản Ngồi ra nó cũng còn được dùng để cho khu

Trang 28

Am Trinh Thanh Huyén

vực tư nhân vay thông qua Quỹ đầu tư phát triển nhà ở, Quỹ hỗ trợ phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ Những khoản vốn này nhanh chóng trở thành nguồn vốn quan trọng để đầu tư vào sản xuất

Bảng 1: ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC QUA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHẬT BẢN Đơn vị: tỷ yên 1951 | 1952 | 1953 | 1954 | 1955 | 1956 | 1957 | 1958 ie 369 | 379 | 396 | 256 | 267 | 625 | 1119 | 1197 34% | 7.1% | 64% | 48% | 45% | G1% | 8,8% | 94% = 69 | 613 | 465 | 313 | 390 | 74i | %7 | 74 Vận tải biển : 146% | 12,4% | 75% | 59% | 65% | 7,2% | 17% | 5.8% 553 | 1054 | 1461 | 1422 | 1483 | 2016 | 2436 | 2901 Điện lực \ 126% | 213% | 23,7% | 26,8% | 28,8% | 19,6% | 19,2% | 22,7% - 208 | 202 | 206 | 137 | 143 | 135 | 301 | 338 a 48% | 41% | 33% | 26% | 24% | 13% | 24% | 25% Cộng 4 ngành 1770 | 2.250 | 2.528 | 2.128 | 2.283 | 3.511 | 4.821 | 5.180 cơ bản 404% | 45,5% | 40.9% | 40,1% | 38,29 | 34,2% | 38,1% | 404% Tổngcộngtoàn | 4.389 | 4955 | 6.170 | 5.303 | 5.989 | 10.259 | 12.674 | 12.789 ngành CN 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100%

Nguồn: "Kinh tế Nhật Bản" T Nakamura

Qua bảng trên cho thấy: vốn đầu tư của chính phủ hỗ trợ qua hình thức

cho vay cho 4 ngành công nghiệp cơ bản (điện, vận tải biển, khai thác than,

thép) chiếm trung bình tới 40% số vốn đầu tư cho tồn ngành cơng nghiệp Nhờ đó, cơ cấu cơng nghiệp đã có những bước thay đổi căn bản, một số ngành công nghiệp như thép, máy móc, hóa chất điện tử đã trở thành những ngành mũi

nhọn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế Nhật Bản

Các biện pháp chủ yếu mà chính phủ Nhật Bản đã áp dụng, ngoài việc

Trang 29

àsửd Trinh Thanh Huyền

bin theo định hướng của chính phủ, để hỗ trợ vốn đâu tư cho các ngành công

nghiệp phát triển trong thời kỳ tái thiết là:

« _ Ưu tiên phân bổ vốn và các nguồn vật chất nhiêu hơn cho 2 ngành

nguyên liệu đầu vào là ngành than và thép; _

e _ Thực hiện chương trình đầu tư bằng hình thức cho vay vốn từ Ngân

sách Nhà nước;

e _ Ưu tiên sử dụng ngoại tệ để mua máy móc, thiết bị và cơng nghệ từ

nước ngồi;

« _ Cung cấp tín dụng với lãi suất thấp để nhập khẩu công nghệ ưu tiên

Ngoài ra, để nâng cao khả năng tài chính quốc gia, các công ty con của

4 tập đoàn tài phiệt lớn đã bị phân tán trước kia lại được tập trung và hợp nhất

với nhau, đồng thời sáp nhập thêm với các tư bản ngân hàng lớn để hình thành tập đồn quy mơ lớn Đồng thời, hình thành các công ty tổng hợp kiểu công ty

xuyên quốc gia Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn này rất đa dạng bao gồm

tiền tệ, bảo hiểm, hâm mỏ, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ, trở thành lực lượng chủ đạo trong quá trình phục

hưng nền kinh tế Nhật Bản

Nhờ những biện pháp trên mà Nhật Bản đã tập trung được các nguồn lực khan hiếm cho các ngành công nghiệp yết hầu trong thời kỳ tái thiết, ổn định

đầu vào cho các ngành công nghiệp chế tạo, tạo đà cho các ngành liên quan

khác phát triển, và thực hiện được mục tiêu không chỉ đuổi kịp mà còn vượt các

nước Mỹ, Tây Âu vẻ cơng nghệ Những chính sách và giải pháp đó đã giúp

Nhật Bản làm chủ được công nghệ, kỹ thuật mới nhất, tạo được lợi thế cạnh

tranh về công nghệ cho các ngành công nghiệp, tạo nền tảng cho kinh tế Nhật Bản chuyển sang giai đoạn tăng trưởng nhanh sau này

Hệ thống ngân sách Nhật Bản, nhìn một cách tổng thể, được chia ra

thành hệ thống ngân sách quốc gia và hệ thống ngân sách địa phương Ngân sách toàn quốc bao gồm ngân sách tổng tài khoản, ngân sách các tài khoản đặc

Trang 30

J8 Trịnh Thanh Huyền

biệt và các ngân sách của các cơ quan trực thuộc chính phủ Thu nhập của hầu hết các thứ thuế quốc gia cũng như của các công trái dài hạn, trở thành thu nhập của tổng tài khoản Phần lớn các khoản chỉ tiêu của tổng tài khoản là những khoản chuyển khoản và phụ cấp cho các tài khoản đặc biệt khác nhau cho các

chính quyền địa phương Những tài khoản đặc biệt được lập ra khi cần thiết để phân biệt luồng tiền đặc biệt này với luồng tiền của các hoạt động khác của chính quyền Nhiều tài khoản đặc biệt có những nguồn thu nhập riêng, chẳng hạn, những đóng góp cho bảo hiểm xã hội trở thành thu nhập của các tài khoản đặc khoản đặc biệt về bảo hiểm xã hội Tuy vậy, cũng có một số tài khoản đặc

biệt hoàn toàn do các chuyển khoản từ tổng ngân sách tài trợ

Trong nông nghiệp, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống tín dụng nơng thôn để từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khắc phục nạn khan hiếm lương thực, giải quyết nạn đói cũng như những tranh chấp về ruộng đất cũng kéo dài đã gây ra khủng hoảng trầm trọng

trong ngành nông nghiệp kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Từ năm 1952, Chính phủ đã thực hiện cơ chế bù lãi suất cho các khoản tín dụng thực hiện qua Liên hiệp ngân hàng nông nghiệp Các khoản tín dụng này chủ yếu hướng vào các mục tiêu sau:

e Vốn tín dụng đẩy mạnh chăn nuôi cho các gia đình (1952);

e _ Vốn cho các hợp tác xã nông nghiệp được chính quyền cấp tỉnh và Nhà nước hỗ trợ về lãi suất hoặc đền bù khi bị thâm hụt;

e _ Tín dụng trợ cấp thiên tai (1955) cho nông dân

e Vốn hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp (1956) được thực hiện

dưới hai hình thức là trợ cấp Nhà nước và cho vay tín dụng Vốn

này chủ yếu được dùng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải

tiến kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp Chính quyền cấp tỉnh

trực tiếp cho nông dân vay, không phải trả lãi suất Ngoài ra nơng dân cịn được vay vốn của hợp tác xã để mua phương tiện sản xuất,

Trang 31

din Trinh Thanh Huyén e — Vốn vay để cải thiện kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ các nông dân trẻ

phát huy sáng kiến, nâng cao trình độ quản lý sản xuất;

e — Vốn hiện đại hóa nơng nghiệp: Chính phủ cho vay thêm với lãi suất thấp nhằm thực hiện chính sách hiện đại hóa nơng nghiệp

Nam 1953, Nhật Bản đã thành lập "Tổ hợp tài chính nơng, lâm, ngư nghiệp" Tổ hợp này hoàn toàn được Nhà nước cấp vốn để cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất nơng nghiệp Tín dụng cho vay với

mục đích cải tạo đất có lãi suất quy định từ 4% đến 8% và thời hạn hồn trả

khơng q 25 năm Tổng số vốn cho vay của tổ hợp đã tăng từ 54 tỉ Yên vào

cuối năm 1953 (trong đó 27 tỉ Yên dành cho cải tạo đất) lên tới 91,7 tỉ Yên vào

cuối năm 1955 (41,5 tỉ Yên dành cho cải tạo đất) và lên tới 125,8 tỉ Yên vào cuối năm 1957 (46,8 tỉ Yên cho chương trình xây dựng của các chủ hộ có đất)

Tuy nhiên từ năm 1955, vốn cho vay còn được mở rộng giúp người cày có

ruộng, cải thiện phương tiện sản xuất và xây dựng các cơng trình nơng nghiệp

để phát triển và củng cố đất đai nông nghiệp với quy mô nhỏ Năm 1956, vốn cho vay của tổ hợp còn được đầu tư cho đề án "phát triển tổ hợp và xây dựng, nông thôn mới", phạm vi cho vay vốn được mở rộng đến người sản xuất, đặc

biệt cho vay mở rộng quy mô trang trại Số tiền cho vay cũng chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong tổng số vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Trong công nghiệp, việc cơ cấu lại được tiến hành ở mỗi ngành nhằm

thúc đẩy sự sáp nhập và hợp tác giữa các công ty và trong nội bộ mỗi công ty

Đây chính là thời kỳ các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản (keiretsu) và các công

ty thương mại tổng hợp (Sogo Shosha) bước vào thời kỳ phát triển hùng mạnh

9 Sogo lớn nhất là trung tâm của mạng lưới buôn bán, tiếp thị và tài chính khap

thế giới, điều phối nền mậu dịch đa dạng và phức tạp của Nhật Bản Đây là cầu

nối của đảo quốc Nhật Bản với thị trường thế giới Việc các công ty này nắm

khoảng 50% kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản hàng năm đủ để khẳng định

rằng chúng là trụ cột của ngoại thương mà ngoại thương lại là chỗ dựa đáng kể

của cơng nghiệp hố Nhật Bản Ngoài các hoạt động ngoại thương, các Sogo còn là người tổ chức, tạo vốn và trình báo cho các công ty chế tạo Nhật Bản

Trang 32

‘Trinh Thanh Huyén

thông qua mạng lưới chỉ nhánh, văn phòng và các công ty con chân rết rộng

khắp thế giới

Đến năm 1955, giai đoạn tái thiết sau chiến tranh ở Nhật Bản có thể được coi là đã hoàn thành cơ bản và nước này bat đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh Thời kỳ này, nhằm bù đắp cho những khoản chỉ quá lớn từ các

tài khoản đặc biệt của ngân sách, NHTW Nhật Bản nhanh chóng cắt giảm các khoản tín dụng Sau đó, chính sách "bình thường hố tài chính" làm cơ sở cho chính sách nới lỏng tiền tệ đã được thực thi Theo đó:

(1) NHTW Nhật Bản đã sửa đổi lại hệ thống kiểm soát tài chính của

mình Thay thế cho việc tập trung chủ yếu vào việc quản lý các mức trần lãi suất đối với các ngân hàng vay quá mức, NHTW Nhật Bản quay lại với hệ thống giám sát, quản lý tài chính dựa trên cơ sở lãi suất chiết khấu

(2) Thị trường trái phiếu được khôi phục lại Từ năm 1957, Nhật Bản bắt đầu thực thi chính sách tiền tệ chặt Các ngân hàng đã nâng lãi suất tiên gửi không kỳ hạn lên, thậm chí là tới trên 20

Một trong những vấn đề đáng quan tâm ở giai đoạn này chính là sự tồn

tại của "Chương trình cho vay và đầu tư tài chính” - một hệ thống có thể được

coi như ngân sách thứ hai của Nhật Bản (nó thường chiếm từ 60 - 70% các quỹ của Bộ Tài chính) do chính phủ điều hành Ngân sách của các tổ chức này

không phải thông qua ở Quốc hội Đã có khá nhiều tổ chức được vay theo

chương trình này, điển hình là một số công ty nhà nước như Công ty Đường bộ

Nhật Bản, Công ty Phát triển Đô thị và Nhà ở Nhật Bản

Bỏng 2: NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN

Trang 33

Trịnh Thanh Huyền Chuyển khoản BHXH 3,7 7,0 10,9 Đồng góp của thuế vị BHXH 18,0 22,1 26,0 Đóng góp củo BHXH 2,2 5,0 7,6 |

Nguồn: trích dan trong "Kinh tế Nhật Bản" T Nakamura

Các chỉ số trong bảng trên đã cho thấy tỷ lệ tổng chỉ tiêu của Chính phủ so với GNP cho đến năm 1970 là dưới 20%, sau đó tăng liên tục trong những năm 70 và đến đâu thập kỷ 80 đã lên tới gần 35% Tỷ lệ của những đóng góp của thuế và BHXH so với tổng GNP tăng từ khoảng 18% trong những năm 60 lên trên 27% trong thập kỷ 80

Bang 3: GIA TANG CHI TIEU VA THU NHAP CUA CHINH PHU Ở NHẬT BẢN

(% GNP)

Năm tài Chi của tồn bộ Đóng góp của thuế và BHXH

Trang 34

mà Trịnh Thanh Huyền 1976 27,69 15,49 6,43 2191 1977 29,12 15,60 6,88 22,48 1978 30,83 17,15 7,07 : ` 24/22 1979 31/78 17,56 7,23 24,79 1980 32,95 18,39 7,55 25,95 1981 34,10 18,83 8,08 26,91 1982 34,44 18,88 8,28 27,16 1983 34,23 19,05 8,47 27,52 Nguồn: Kinh tế học chính trị Nhat Ban - trang 180

Các số liệu ở bảng trên đã cho thấy, mức độ thâm hụt ngân sách ở Nhật

Bản khá lớn Nếu so với GNP hoặc với quy mô ngân sách, chỉ tiêu này của Nhật Bản thuộc loại cao nhất trong số các nước thuộc OECD Đến năm 1965, Nhật Bản bắt đầu phát hành công trái để bổ sung cho khoản thu ngân sách nhằm giải

quyết vấn đề thâm hụt quá lớn nói trên Song, cho đến tận năm tài chính 1974,

các khoản đi vay vẫn chỉ coi là một khoản thu nhập phụ đối với ngân sách của

Nhật Bản: tỷ lệ phụ thuộc vào công trái trung bình khoảng 10% Sang năm tài

chính 1975, "cú sốc về đầu lửa" đã tạo nên một sự thay đổi lớn vẻ tài chính cơng của Nhật Bản Thu nhập thuế, đặc biệt là thu nhập từ thuế đánh vào các công ty giảm sút mạnh, do vậy, Chính phủ cần phải tăng phát hành công trái, vì thế, độ lệ thuộc vào công trái từ chỗ chỉ chiếm 9,4% đã tăng lên 25,3% và từ đó

trở đi, tỷ lệ này chưa bao giờ giảm xuống dưới mức 25%

Trang 35

bổ và sử dụ Trịnh Thanh Huyền

Tuy nguyên nhân trực tiếp của thâm hụt gia tăng trong năm tài chính 1975 là do thu thuế giảm nhưng thực ra, nguyên nhân thực sự lại nằm chủ yếu ở

phần chỉ Các khoản chỉ đã tăng đều đặn, ngay cả về quy mô so với nền kinh tế

Xu hướng này bắt đầu tăng từ thập kỷ 60 Sự gia tăng trong chỉ tiêu có tính chất

cơ cấu Những thay đổi chủ yếu là sự gia tăng trong chỉ tiêu về BHXH và chỉ

lương (trong tổng kết toán của ngân sách quốc gia, khoản chỉ này được gộp vào chỉ giáo dục và các hạng mục khác) Ngoài ra, các khoản chỉ cho dịch vụ nợ

cũng tăng lên đáng kể

Trang 37

Trinh Thanh Huyén

yom Số ligu,trén bảng cho thấy, nếu so với GNP, chỉ có 2 hạng mục chỉ chủ

yếu trong tổng chỉ ngân sách là chỉ cho BHXH và chỉ phí dịch vụ nợ là có xu

hướng tăng đáng kể Từ năm 1965 đến năm 1983, tỷ lệ chỉ cho BHXH tăng từ 1,5% lên 3,2% và của chỉ phí dịch vụ nợ tăng từ 0,1% lên 2,9% Tỷ lệ tổng chỉ ngân sách trong GNP đã tăng từ 10,9% lên 17,9% trong cùng thời kỳ này và

phần tăng lên của hai hạng mục này chiếm tới 2/3 tổng phần gia tăng

Chỉ phí dịch vụ nợ (bao gồm việc thanh toán lãi và trả dần các công trái quốc gia) đã tăng lên một cách đáng kể Trong năm tài chính 1995, đây 1a hang

mục chi lớn nhất, thậm chí đã vượt cả mức chi về BHXH Nhưng đó là kết quả

của những gia tăng trước kia về các khoản chỉ khác Tổng số tiền trợ cấp cho các chính quyền địa phương được ấn định ở mức 32% tổng số thu về thuế thu

nhập, thuế công ty và thuế rượu Như vậy, tỷ lệ này sẽ tăng lên khi tỷ lệ của các khoản thuế này với GNP tăng Trong thập kỷ 80, sự gia tăng này chủ yếu là do

tăng thuế thu nhập Điều đáng nói là gần như khơng hề có xu hướng tăng lên lâu dài trong chỉ tiêu về các cơng trình công cộng Tuy chúng biến động nhưng

về giá trị tương đối so với GNP thì khơng có chiều hướng đi chệch khỏi mức

trung bình là khoảng 2,5%

Một vấn đề đáng lưu ý nữa trong tài chính cơng của Nhật Bản chính là vai trị của ngân sách địa phương Đây là vấn đề khá phức tạp ở Nhật Bản bởi vì

trong giai đoạn này, ở Nhật Bản có khoảng 3000 cơ quan địa phương ® và đặc

điểm của chúng rất khác nhau Ví dụ như trong năm tài chính 1983, trong khi ngân sách của chính quyền thành phố Tokyo là 3.400 tỷ n thì có những địa phương mà ngân sách chỉ chưa tới 10 triệu yên Điều đó cho thấy mức độ chênh

lệch qua lớn giữa ngân sách các địa phương Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng rất phức tạp Có rất nhiều các khoản trợ cấp khác nhau cộng vào những khoản trợ cấp chung của chính quyền

trung ương cho chính quyền địa phương Kết quả là chỉ tiêu của các chính

quyền địa phương ở một số nơi cao gấp đôi so với chính quyền trung ương (trừ ? Năm 2000, Nhật Bản có 3276 cơ quan địa phương, trong đó có 47 tỉnh và 322 hạt (61 thành phố lớn + 2558 trị trấn và xã) Nguồn: The Budget Law of Japan - Eiji TAJICA - The Policy Research Institute

Trang 38

Trinh Thanh Huyén

!nitnig ehuyến khoan cho chính quyền địa phương), trong khi thu nhập thuế địa phương chỉ bằng khoảng một nửa thu nhập thuế tồn quốc Với tình trạng thâm hụt ngày càng gia tăng do những ưu đãi quá mức, Nhật Bản đã phải áp dụng

một số biện pháp để giải quyết vấn đẻ này như:

- Đưa ra chính sách thuế mới: Tháng 10/1997, Hội đồng thuế công bố một báo cáo kiến nghị đưa ra một thuế tiêu dùng chung, tương tự như thuế giá trị gia tăng ở các nước châu Âu Tuy nhiên, giải pháp này gặp phải quá nhiều sự

phản đối từ nhiều phía

~ Cất giảm chỉ tiêu: Do sự gia tăng về độ phát hành công trái khiến tỷ lệ phụ thuộc vào công trái đã vượt quá mức 30%, kết quả của các chính sách nới

lỏng tài chính trong năm tài chính 1977-78 và tăng lên đến mức kỷ lục là gần

40% trong ngân sách khởi đầu của năm tài chính 1979

¢ Tháng 7/1980, Chính phủ đã tuyên bố chấm dứt việc phát hành công trái tài trợ cho thâm hụt vào năm tài chính 1984 nhưng sẽ tiến hành giảm dần ngay từ năm 1980

© _ Hạ thấp mức tối đa về những gia tăng trong yêu cầu ngân sách của

mỗi Bộ, Cục của Chính phủ Từ năm 1961 đến năm 1974, mức tối đa đó được ấn định là 20% so với ngân sách của năm trước Năm tài chính 1980, mức tối đa đó được giảm xuống 10% Đến năm tài chính 1982, nó lại được giảm nữa, xuống mức 0% và đến năm 1984, thậm chí có một số khoản mục đã áp dụng mức "tối đa âm" hay nói cách

khác là năm sau thấp hơn năm trước

Sau hàng loạt nhưng cải cách, Nhật Bản đã thành công trong việc "cải

cách ngân sách thông qua cắt giảm chỉ tiêu mà không tăng thuế” Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã tiến hành sửa lại chế độ BHXH và tư nhân hố các cơng ty

Trang 39

ng Trinh Thanh Huyén

1982;.xuống:0% năm tài chính 1983 và xuống -0,1% năm tai chinh 1984 Cong trái phát hành cũng giảm liên tục từ năm tài chính 1980

Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng nói trên, việc thực hiện cắt giảm chi tiêu đã khiến nhiều hạng mục đầu tư trở nên hời hợt, không hiệu quả Chỉ tiêu cho các cơng trình cơng cộng quá ít, lương của nhân viên Chính phủ và phụ cấp cho các trường từ bị cắt giảm nhiều, tỷ lệ chỉ trả bảo hiểm cho các hộ gia đình đã giảm từ 100% xuống 90% và 80% Những bất cập nói trên cho thấy rằng Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải cách lớn trong khi điều kiện tài chính chưa phù hợp, chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra

Với Hàn Quốc, để đảm bảo đây đủ các nhu cầu cấp phát vốn dai hạn cho q trình cơng nghiệp hoá, ngay từ năm 1954, chính phủ đã thành lập Wgán

hàng phát triển, tiếp theo đó là thành lập các cơ quan tài chính khác hướng vào

phát triển trong những năm 70 Vào những năm 80, thị trường vốn phát triển

mạnh mẽ về quy mô và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tăng vốn

đầu tư xã hội Các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu đã phát triển nhanh

chóng nhờ sự nâng đỡ của nhà nước nên nên kinh tế đã phát triển với tốc độ

tương đối nhanh chóng Mức tăng trưởng GDP thực tế đạt trung bình 9,5%

trong suốt thập kỷ 60; 8,2% trong suốt những năm 70 và 8% những năm 80 bất

chấp cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm cho nhiều nền kinh tế trên thế giới bị

thu hẹp

Không quá khác so với Nhật Bản, chính phủ Hàn Quốc cũng đã phân bổ

các nguồn tài chính thơng qua quỹ đầu tư quốc gia để hỗ trợ cho các ngành được khuyến khích đầu tư Các chính sách được áp dụng chủ yếu là cho vay có

chọn lọc, ưu tiên lãi suất để đưa vốn vào phát triển những ngành công nghiệp

theo định hướng quốc gia Để quản lý sử dụng có hiệu quả các quỹ dầu tư, ngày 30/12/1958, Hội đồng tiên tệ Hàn Quốc đã ban hành “Những quy định về việc sử dụng quỹ trong khu vực tài chính" Theo quy định này, các cơ quan tài chính

khi cho vay phải căn cứ vào danh mục các lĩnh vực được ưu tiên vay theo mục đích của Chính phủ Cơng cụ cho vay tín dụng đầu tư Nhà nước áp dụng rộng

Trang 40

Trịnh Thanh Huyền

rãi ở Hàn Quốc và luôn được điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trong mỗi thời kỳ: Trong các thập kỷ 60 và 70, hệ thống tài chính được sử dụng như một công

cụ then chốt cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia Sự kiểm soát tư bản và lãi suất một cách rộng rãi cộng với các dạng trợ giúp và tín dụng xuất

khẩu khác nhau đã được sử dụng để đảm bảo dòng tín dụng cho các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu

Từ năm 1973, Hàn Quốc chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp

nặng và công nghiệp hóa chất như cơng nghiệp sắt, thép, kim loại màu, do vậy,

chính phủ cũng tăng thêm các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất rất thấp (thậm chí là dưới mức lãi suất của thị trường) Với việc thành lập Quỹ Đầu tư quốc

gia, những khoản cho vay từ quỹ này chủ yếu được phân bổ cho các ngành sản xuất và gia công hàng xuất nhập khẩu, ngành điện lực, khu vực chế tạo quan trọng và chủ chốt như luyện thép, kim loại màu, hóa chất, máy móc và cơng nghiệp đóng tâu Trong suốt những năm 70, đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các ngành này liên tục tăng lên về số lượng và đến khoảng cuối thập kỷ 70, nó đã chiếm 14,5% trong tổng chỉ ngân sách cho đâu tư phát triển Các biện pháp chủ yếu mà Chính phủ đã sử dụng để hỗ trợ sản xuất xuất khẩu là:

e_ Cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô và thiết bị để sản xuất hàng xuất khẩu;

e _ Cấp vốn trực tiếp cho xuất khẩu một số sản phẩm quan trọng; « _ Giảm cước phí vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường sắt; © Cho vay dé chuyén đổi nhà máy sang sản xuất hàng xuất khẩu;

¢ Hoan lai thué cho hàng đã xuất khẩu;

© Mién thué nhap khau d6i véi méy méc thiét bị nhập để chế biến, sản

xuất hàng xuất khẩu;

e Giảm 30% thuế thu nhập công ty cho phần thu nhập thu được từ kinh doanh xuất khẩu;

«Tăng tỷ lệ khấu hao đối với các tài sản cố định được sử dụng vào sản

Ngày đăng: 21/10/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w