1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

85 912 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 11,35 MB

Nội dung

Thông qua đó, chúng ta sẽ có những cái nhìn sơ lưỉc về hoạt động bảo hiểm này tại các nước phát triển để từ đó có đưỉc những bài học kinh nghiệm giúp cho hoạt động này đi đúng hướng và

Trang 2

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TÊ

***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM RỦI RO CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ Nưởc TRẼN THÊ GIỚI VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LU Girjz

I zccy '

Lớp : Anh 5 Khóa : 44B Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hà Nội, 05/2009

Trang 3

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU Ì

C H Ư Ơ N G ì: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG C H Ú N G K H O Á N V À HOẠT

2 Bảo hiỚm rủi ro chứng khoán 22

C H Ư Ơ N G li: HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM RỦI RO C H Ú N G K H O Á N TẠI M Ộ T

SỐ N Ư Ớ C TRÊN THÊ GIỚI 29

ì Hoạt động bảo hiỚm rủi ro chứng khoán tại Mỹ 29

l.Thị trường chứng khoán Mỹ - Một chặng đường phát triỚn 29

2 Thực trạng bảo hiỚm rủi ro chứng khoán tại Mỹ 36

n Hoạt động bảo hiỚm rủi ro chứng khoán tại Nhật Bản 44

1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Nhật Bản 44

2 Thực trạng hoạt động bảo hiỚm rủi ro chứng khoán tại Nhật Bản 47

C H Ư Ơ N G III: BÀI HỌC KÊNH NGHIỆM RỨT RA T Ừ HOẠT ĐỘNG BẢO

HIỂM RỦI RO C H Ú N G K H O Á N Ở CÁC N Ư Ớ C ĐI T R Ư Ớ C V À M Ộ T số KIẾN

NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM SI

RỦI RO C H Ú N G K H O Á N TẠI V Ệ T NAM 51

ì Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động bảo hiỚm chứng khoán tại

các nước đi trước 51

n Một số kiến nghị đối với hoạt động bảo hiỚm chứng khoán tại Việt

Nam 54

Trang 4

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1 Thực trạng hoạt động chứng khoán tại Việt Nam và các rủi ro thường

gặp 54

2 Hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại Việt Nam 67

3 Một sô kiến nghị về hoạt động bảo hiểm chúng khoán tại Việt Nam

hiện nay 73

TÀI LIỆU T H A M K H Ả O 80

Trang 5

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót sô nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Kể t ừ sau Đ ạ i h ộ i Đ ả n g toàn quốc l ầ n t h ứ V I , V i ệ t N a m bước sang một thời kỳ phát triển mới Sự chuyển đ ổ i sang nền k i n h t ế thị trường đã

đ e m l ạ i nhiều thành t ự u k i n h t ế - xã h ộ i to l ớ n cho đất nước N h i ề u lĩnh vực k i n h t ế đưỉc đẩy mạnh, đời sống nhân dân cũng ngày càng đưỉc nâng cao Trong quá trình phát triển đó, bảo h i ể m đã và đang chứng

m i n h đưỉc v a i trò tích cực của mình đ ố i v ớ i hoạt động sản xuất - k i n h doanh nói riêng cũng như v ớ i cuộc sống nói chung

Nói đến bảo hiểm không chỉ nói đến đời sống xã hội m à còn bao gồm cả vai trò của nó trong lĩnh vực kinh tế như bảo hiểm hàng hoa xuất nhập khẩu Và mới đây là bảo hiểm chứng khoán - một lĩnh vực rất mới trên thị trường Việt Nam Bảo hiểm và chứng khoán là hai lĩnh vực không mấy liên quan tới nhau nhưng chính sự phát triển của chứng khoán Việt Nam đã tạo tiền đề cho sự ra đời cũng như phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm này Mặc dù vậy, bảo hiểm chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn có những vấn đề đáng nói, những khó khăn cũng như thuận lọi để có thể phát triển

Nhận thấy vai trò của hoạt động này trong nền kinh tế hiện nay, em đã

chọn đề tài nghiên cứu là "Hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số

nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" Thông qua đó,

chúng ta sẽ có những cái nhìn sơ lưỉc về hoạt động bảo hiểm này tại các nước phát triển để từ đó có đưỉc những bài học kinh nghiệm giúp cho hoạt động này

đi đúng hướng và thực hiện đúng vai trò của nó, giúp cho nền kinh tế nói chung

và thị trường chứng khoán nói riêng phát triển hơn, thu hút các nhà đầu tư hơn

Đ ố i tưỉng nghiên cứu của bài khoa luận là hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán Đây là hoạt động đã xuất hiện tại một số nước trên thế giới nhung với Việt Nam, hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ Nhận thấy sự cần thiết của lĩnh vực này đề tài của em sẽ phần nào giúp chúng ta có những cái nhìn sâu hơn về các loại hình cũng như thực trạng của hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán hiện nay

Do giới hạn về thời gian cũng như tài liệu, nội dung bài khoa luận của em chỉ giới hạn trong phạm v i các nước là Nhật Bản và Mỹ Đây là các quốc gia rất

Ì

Trang 6

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

phát triển trên thị trường chứng khoán K h i nghiên cứu hoạt động bảo hiểm r ủ i

ro chứng khoán tại hai thị trường này, chúng ta sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động bảo hiểm trong nước

Phương pháp nghiên cứu m à em sử dụng để viết bài khoa luận này là thu thập thông tin thứ cấp tò sách, báo, tạp chí, các báo cáo, luận văn, trang web sau đó tiên hành phân tích, so sánh, tổng hựp để có đưực thông túi khái quát nhất

Bài khoa luận của em gồm 3 chương:

Chương ì: Lý luận chung về thị trường chứng khoán và hoạt động bảo

hiểm rủi ro chứng khoán

Trong chương này, em đưa ra một số các khái niệm liên quan đến chứng khoán, thị trường chứng khoán, và hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán

Chương li: Hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên

thế giới

Nội dung chính của chương này là nói về thực trạng hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại M ỹ và Nhật Bản - hai nước có thị trường chúng khoán phát triển nhất thế giới

Chương IU: Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động bảo hiểm rủi ro

chứng khoán ở các nước đi trước và một số kiến nghị đối với hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại Việt Nam

Dựa trên các bài học của các nước đi trước, cũng như thực trạng hoạt động chứng khoán và bảo hiểm chứng khoán của nước ta hiện nay, em xin đưa ra một số các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này tại Việt Nam

Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, bài khoa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong sẽ nhận đưực ý kiến chỉ bảo, đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình Em xin đưực chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đ ạ i học Ngoại Thương, đặc biệt là cô giáo ThS Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khoa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 7

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Hà Nội, tháng 04/2009

CHƯƠNG ì

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ

HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM RỦI RO CHỨNG KHOÁN

ì Tổng quan về thị trường chứng khoán

1 Chứng khoán

1.1 Khái niệm

Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 đã dành nguyên cả Điều 2,

Chương ì để giải thích thuật ngữ về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong Nghị định này, chứng khoán được định nghĩa như sau:

"Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sỏ hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành"

Đến nay, khi Luật chứng khoán ra đời vào 29-06-2006, khái niệm này vẫn

còn được sử dụng, và có thể coi đây là khái niệm phổ biến nhất " Chứng khoán

là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sỏ hữu đối với tài sản hạc phẩn vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ , bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử dưới các hình thức như: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn mua, quyền chọn bán "

Ngoài ra, chứng khoán còn được định nghĩa là " Chứng khoán là loại giát

tờ có giá và cố thể mua bân trên thị trường, gọi lã thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hoa trên thị trường đó Chứng khoán bao gồm cổ phiếu trái phiếu và một số loại khác như quyên mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đấu tu." [lị

1.2 Phân loại

3

Trang 8

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Theo như các định nghĩa trên, chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau:

a Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ:

Theo Luật Chứng khoán

* Cổ phiếu: là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sầ hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành

Cụ thể là khi một công ty cổ phần tự huy động vốn thì số vốn cần huy động đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần Người mua

cổ phẩn gọi là cổ đông cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sầ hữu cầ phần gọi là cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sầ hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông có cổ phẩn thể hiện bằng cổ phiếu

Các cổ đông sầ hữu cổ phiếu có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được quyền bầu cử, ứng cử vào

bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, và phải chịu trách nhiệm về sự thua l ỗ của hoặc phá sản tương ứng vói phẩn vốn góp của mình

Cổ phiếu có thể được chia ra làm 2 loại chính như sau:

• Cổ phiếu phẩm chất cao - blue chips: từ lóng blue chips để á m chỉ những

cổ phiếu của các công ty lớn, có ảnh hưầng trong nền kinh tế, có mệnh giá tương đối cao từ 100.000 - 2 triệu đồng và giá cả không bị giao động mạnh Số lượng mua bán cổ phiếu này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các phiên giao dịch, có đặc tính chuyển thành tiền nhanh chóng Mức độ rủi ro tương đối thấp và trung bình

• Cổ phiếu phẩm chất thấp -penny stocks: penny stocks là á m chỉ những cổ

phiếu của các công ty nhỏ, chưa có tiềm năng phát triển lớn hoặc mới thành lập đang tìm chỗ đứng trong thị trường, hoặc thuộc loại khá tốt nhưng bị sự cố đưa đến hậu quả xấu hoặc gần như phá sản Thông thường mệnh giá m ỗ i cổ phần rất thấp 9.000 đồng hoặc cao hơn từ 10.000 -30.000 đồng Mức độ rủi ro tương đối cao

Trang 9

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

*Trái phiếu: là loại chứng khoán xác nhận quyền và lọi ích hợp pháp của

người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

Do đó, trái phiếu xác định nghĩa vụ trặ nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu K h i mua trái phiếu, bạn trở thành chủ nợ của của tổ chức phát hành - còn gọi là bên vay (có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty)

Với tư cách là người sở hữu trái phiếu - hay còn gọi là các trái chủ, bạn sẽ được ưu tiên thanh toán tài sặn khi còng ty bị phá sặn trước các cổ đông Tuy nhiên, bạn không được tham gia vào các quyết định của tổ chức phát hành và cũng không được chia gì thêm ngoài những khoặn tổ chức phát hành đã cam kết Hiện nay có rất nhiều các loại trái phiếu như T- bonds - trái phiếu kho bạc; corporate bonds - trái phiếu công ty, banhk bonds - trái phiếu ngân hàng

• Trái phiếu chính phủ: là loại trái phiếu m à theo đó, chính phủ trung ương

sẽ thông qua ngân khố hoặc chính quyển các thành phố lớn phát hành trái phiêu để tài trợ cho ngàn sách hoặc cho một dự án công ích nào đó V ớ i chứng khoán loại này rủi ro rất thấp và người đầu tư thường được huống

ưu đãi về thuế Mệnh giá mỗi trái phiếu thường là 10 triệu đồng Giá cặ giao động và gắn chặt theo chỉ số lãi suất trên thị trường Trái phiếu loại này thường được gọi là fix income bond-trái phiếu có lọi nhuận cố định

• Trái phiếu công ty : là loại trái phiếu m à các công ty phát hành trái phiếu

tài trợ các dự án phát triển hoặc các chương trình lớn Tuy bối cặnh, các công ty chọn trái phiếu để ứng phó với tình hình bất lợi cho sự sống còn của công ty, đôi khi còn được gọi là junk bonds-trái phiếu có rủi ro cao

So với trái phiếu chính phủ, loại trái phiếu này cò mức lãi suất cao hơn nhưng lại có mức rủi ro tương đối cao

Các loại stock, bond gọi chung bằng từ securities-chứng khoán Các công

ty cổ phần muốn tham gia vào thị trường chứng khoán phặi đăng kí để được niêm yết gọi là listing Cho nên một công ty đã được niêm yết (listed company)

là công ty có tên trên thị trường chứng khoán Người dân muốn mua cổ phiếu

Trang 10

Bảo hiếm rủi ro chứng khoán tai mót sô nước trên thê giới và bài hoe cho Việt Nam

của các công ty này phải thông qua các công ty giao dịch chứng khoán gọi là securities companies, có một đội ngũ những người môi giới chứng khoán gọi là stockbroker

* Chứng chỉ quỹ: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đẩu tư đối với một phằn vốn góp của quỹ đại chúng, do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đằu tư chứng khoán phát hành

b Quyền mua cổ phẩn, chứng quyển, chứng khoán phái sinh (quyến chọn bán, quyên chọn mua, hợp đồng tương lai, hợp đồng kì hạn), nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán

* Quyền mua cổ phằn là loại chứng khoán do công ty cổ phằn phát hành kèm theo đạt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định

* Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một sổ cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định

* Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước

Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định vói một số lượng và mức giá nhất đinh vào ngày xác định trước trong tương lai

1.3 Chứng khoán phái sinh

ã Khái niệm

Nhắc đến chứng khoán, mọi người thường chỉ nghĩ đến những cổ phiếu trái phiếu như những công cụ đằu tư hiệu quả, trong khi thị trường chứng khoán còn rất nhiều các công cụ khác, trái phiếu và cổ phiếu chỉ là một trong số đó Trong đó, chứng khoán phái sinh là yếu tố quan trọng đằu tiên không thể bỏ qua

Trang 11

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mốt số nước trẽn thế giới và bài học cho Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa về chứng khoán phái sinh Theo Ingersoll, tác giả cuốn sách Lý thuyết ra quyết định tài chính - Theory o f

Financial Decision Making (1987) thì "Một hợp đồng được gọi là chứng khoán

phái sinh ịderivative security), hoặc một tài sản tài chính có giá trị phụ thuộc nếu giá trị của hợp đồng tài chính đố tại thời điểm đáo hạn T có thề được xác

cơ bản)" Theo cách nhìn này, tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng chứng khoán

phái sinh (kí hiệu là T) thì giá của tài sản phái sinh được xác định hoàn toàn bởi giá thị trường của tài sản cơ bản Sau thời điểm đáo hạn này, hợp đồng phái sinh cũng chấm dứt

Nói cách khác, chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như trái phiếu, cổ phiếu nhẩm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy làm tăng nhiều lần giá trị của các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu; đảm bảo rẩng giá của chúng có thay đổi bao nhiêu thì giá của các còng cụ phái sinh sẽ vẫn duy trì ở mức ban đầu

Do đó, có thể nói trước khi các công ty bảo hiểm chứng khoán ra đời thì các nhà đầu tư chứng khoán đã có cho mình các cách bảo hiểm, nhẩm hạn chế phẩn nào các rủi ro khi đầu tư chứng khoán

b Phân loại

Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán

lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng

quyền chọn Các công cụ phái sinh rất phong phú đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kì hạn (Forwads), Hợp đồng tương lai (Futures), Quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

* Hợp đồng tương lai(Futures): là việc thoa thuận giữa các bên về những

nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai m à không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó

7

Trang 12

Bảo hiếm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Ví dụ: Vào đầu năm 2002, công ty A kí hợp đồng tương lai với công ty B mua 100 tấn gạo với giá 2USD/kg với thời điểm mua vào cuối năm 2003 N h ư vậy, vào thời điểm mua, công ty B phải bán cho công ty A 100 tấn gạo với giá 2USD/kg và công ty A phải mua với giá đó cho dù giá gạo tại thời điểm đó có cao hơn hay thấp hơn mức giá thoa thuận ban đầu

Lúc đầu, đối tượng của cá hợp đồng tương lai trên thị trường là các mặt hàng lúa mì, gạo hay cà phê Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng này với mục đích là giảm bớt sằ lo ngại xảy ra trước nhũng biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong khoảng thời gian sau đó Do đó hợp đồng tương lai thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh Đến thập niên 80, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại, bao gồm nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index íutures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest íutures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency íutures)

* Hợp đồng kì hạn (Forward): là một thoa thuận m à trong đó m à một

người mua và một người bán chấp nhận thằc hiện một giao dịch hàng hoa với số lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được

ấn định vào ngày hôm nay Hàng hoa ở đây có thể là bất cứ loại hàng hoa nào từ nông sản, tiền tệ cho tói chứng khoán Điểm khác biệt giữa hợp đồng tương lai

và hợp đồng kì hạn đó là, trong hợp đồng kì hạn, giá cả do hai bên tằ thoa thuận với nhau dằa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoa có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã

kí kết trong hợp đồng, còn với hợp đồng tương lai thì mức giá luôn là cố định với mức giá ban đầu

* Hợp đồng quyền chọn (Options):

Quyền chọn là quyền của các nhà đầu tư được mua hay bán một số lượng

cổ phiếu xác định trước theo một giá đã xác định trước và thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu đó trên thị trường

Có hai loại quyền chọn là Quyền chọn bán và Quyền chọn mua

Trang 13

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

• Quyền chọn bán: người mua option sẽ trả cho người bán quyền một khoản tiền gọi là giá tri quyền chọn hay phí quyền chọn (option premium) và người mua quyền chọn sẽ có quyền được mua (nhưng không bắt buộc phải mua) một lượng tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ, hàng hoa ) theo một mức giá

đã được thoa thuận trước tại thời điểm đã xác định trong tương lai Người bán quyền chọn nhận được tiền từ người mua quyền chọn nên họ có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán nhất định theo một giá cả đã được thoa thuận trước vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc có thể thổc hiện trước ngày đó) khi người mua quyển chọn muốn thổc hiện quyền được mua

Ví dụ: Giá cổ phiếu của I B M trong thời điểm hiện tại là 80 USD/cổ phiếu, sau k h i phân tích, bạn dổ báo rằng giá sẽ tăng lên trong thời gian tới Vậy nếu bạn đầu tư 1000 cổ phiếu của IBM, bạn phải chi 80.000 USD Nhưng nếu một thời gian, cổ phiếu I B M giảm xuống chỉ còn 40USD/cổ phiếu thì bạn sẽ mất trắng 40.000 USD Trong trường hợp này, để hạn chế rủi ro và vẫn thổ hiện theo

dổ báo, bạn nên thổc hiện một hợp đồng quyền chọn Cụ thể là bạn đi mua quyền chọn mua cổ phiếu IBM, giá thoa thuận trước là 80 USD/cổ phiếu, thời gian là 2 tháng, số lượng 1000 cổ phiếu vói mức phí quyền chọn là 2USD/cổ phiếu Trong thời gian này, nếu giá cổ phiếu tăng lên 80USD/cổ phiếu theo đúng như dổ đoán bạn có thể thổc hiện quyền được mua chứng khoán của mình với giá thoa thuận trước là 80USD/cổ phiếu và đem ra thị trường bán với giá lOOUSD/cổ phiếu chẳng hạn K h i đó, bạn sẽ có lợi nhuận là 2000USD và sau k h i trừ đi phí mua quyền chọn bạn vẫn có được 1800USD Nhưng nếu giá cổ phiếu thay vì tăng m à lại giảm liên tục cho tới ngày đến hạn trên hợp đồng thì bạn có quyền không thổc hiện quyền chọn mua của mình và bạn chỉ bị l ỗ 2000USD tiền phí thany vì bị l ỗ 40.000USD nêu như bạn không thổc hiện họp đồng quyền chọn này Qua đây có thể thấy, người mua quyền chọn chỉ bị l ỗ ở một mức giới hạn m à lợi nhuận nhận được thì rất lớn Đây có thể coi là một cách tổ bảo hiểm cho mình khỏi các rủi ro chứng khoán m à rủi ro về giá là rủi ro lớn nhất

9

Trang 14

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

• Quyền chọn bán: Khi một nhà đầu tư lo lắng về giá chứng khoán có thể sụt giảm họ có thể sử dụng quyền chọn bán để tự bảo vệ

Cũng với ví dụ trên, với 100 cổ phiếu I B M trị giá 80USD/cổ phiếu trong tay, bạn có thể mua quyền chọn bán với mức phí nhất định để đảm bảo rởng trong 3 tháng tới bất kì, lúc nào bạn cũng có thể bán 100 cổ phiếu đó với mức

giá 80USD/CỔ phiếu Do đó nếu số cổ phần bị mất giá bạn cũng không l o lắng vì

mình đã có người cung cấp quyền chọn bán bảo đảm mức giá cho mình V à người cung cấp quyền chọn được hưởng lợi từ mức phí quyền chọn

Quyền chọn được phát minh dựa trên yếu tố các nhà đẩu tư ưa thích cảm giác an toàn khi họ chắc chắn sẽ mua được và bán với giá ấn định, họ thu lợi

nhuận không cao nhưng bù lại sẽ rất ổn định Đ ố i tượng của quyền chọn có thể

là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất

* Hợp đổng hoán đổi (Swaps): Đây cũng là một công cụ phái sinh dựa

trên sự trao đổi và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực lãi suất và tiền tệ Nhiều công ty, ngân hàng muốn có hợp đồng hoán đổi để ấn định tỷ lệ lãi suất nhởm giảm thiểu bất ổn trong kinh doanh Ngoài ra hợp đồng hoán đổi cũng có vai trò lớn và hiệu quả trong việc huy động vốn

Một ví dụ điển hình là vào đẩu thập niên 90, Citi Bank, Ngân hàng lớn nhất tại M ỹ đã mở rộng một số hoạt động đầu tư sang Nhật nên cần một lượng Yên Nhật rất lớn trong thời gian ngắn, trong k h i vốn của ngân hàng này lại không đủ đồng Yên Các chuyên gia của Nhật đã nghĩ đến ngân hàng Chiíòn Bank của Nhật V à Citi Bank đã thoa thuận một hợp đồng hoán đổi với Chiíon Bank, m à theo đó, Citi Bank chuyển cho Chiíon Bank một lượng USD nhất định, đổi lại Chiíon Bank sẽ cung cấp đồng Yên cho hoạt động đầu tư của Citi Bank tại Nhật Nhờ vậy, chỉ trong vòng 24h, Citi Bank đã có đủ vốn cần thiết cho hoạt động đầu tư tại đây

N h ư vậy, hợp đồng hoán đổi là một hợp đồng song phương, theo đó, các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia để đổi lấy một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia

Trang 15

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài hoe cho Việt Nam

thứ hai đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại trong một thời gian xác định với điều kiện hoàn lại vốn khi thời gian đáo hạn

Có thể nói, các công cụ phái sinh đang ngày càng phổ biến và được áp dụng nhiều hem bao giờ hết đối với tất cả các loại hàng hoa chính trên thị trường chứng khoán, từ cổ phiếu, trái phiếu cho tới tiền tệ và các hàng hoa như các sản phẻm nông nghiệp Sự phổ biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của các công cụ này so với các công cụ khác Lợi nhuận của các công cụ này được hình thành từ chính giá của những sản phẻm m à nó điều chỉnh V à đây có thể được coi là một điểm mạnh về tính mềm dẻo và linh hoạt của công cụ này bởi lẽ nó giúp cho các Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp không phải tranh cãi về giá trị thực tế của tài sản và cùng đầu

cơ dựa vào sự biến động giá của chúng Cũng từ đó, để tránh những rủi ro về giá

cả, các công cụ phái sinh này luôn được khai thác một cách triệt để bằng cách từ việc mua các chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư đang mạo hiểm rằng thị trường sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại với mong muốn của mình, từ đó các nhà đầu tư có thể vừa có thể thu lợi nhuận nếu giá cổ phiếu lên vừa đảm bảo

sẽ không thua l ỗ trong trường hợp cổ phiếu mất giá Nói cách khác, k h i đầu tư chứng khoán, tức là họ đang đứng trước rất nhiều các rủi ro, và đây chính là cách

họ có thể bảo hiểm cho chính đồng vốn của mình

Trên thực tế, việc đầu tư vào các công cụ phái sinh vẫn chưa được nhiều các nhà đầu tư chú ý, bởi nếu các nhà đầu tư mạo hiểm mua thật nhiều cổ phiếu

m à không băn khoăn về khả năng thua l ỗ của loại cổ phiếu đó thì họ có thể sẽ thu về hàng triệu USD lợi nhuận, trong k h i đầu tư vào các công cụ phái sinh, tuy đảm bảo sẽ không bị thua l ỗ nhưng các bên cung cấp công cụ phái sinh trên thị trường thường bị giới hạn một lượng cung cấp nhất định đồng thòi yêu cầu mức phí khá cao, nên các nhà đầu tư chỉ thu về một lượng lợi nhuận nhỏ hơn rất nhiều Thông thường, thị trường sẽ không biến dộng nhiều như dự đoán của các nhà đầu tư khi áp dụng công cụ phái sinh, nên đa phần các nhà đầu tư thường

l i

Trang 16

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

tiếc nuối vì đã bỏ qua một khoản lợi nhuận hơn là mừng cho việc bảo hiểm

khoản đầu tư của mình

Tuy nhiên, tính tích cực của những cộng cụ chứng khoán phái sinh vẫn

ngày càng hờp dẫn các nhà đầu tư đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường

nhiều biến động như hiện nay và một sự thật nữa đó là, không ai phủ nhận rằng

các công cụ phái sinh này cũng giúp nhiều nhà đầu tư bảo vệ được các khoản

đầu tư của mình trước những rủi ro không lường trước

2 Thị trường chứng khoán

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới

Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện

đại Đ ế n nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường

chứng khoán Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không

thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường

Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của

phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng

việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoa như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và

giá khoán động sản Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này các

thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoa, ngoại tệ,

giá khoán động sản hay bờt cứ một loại giờy tờ nào Những cuộc thương lượng

này nhằm thống nhờt vói nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay,

kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực

hiện Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người

tăng lên Đ ế n cuối thế kỷ 15 "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và

thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày Trong các phiên

chợ này họ thống nhờt với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng Dẫn

dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình

thành

Trang 17

Bảo hiếm rủi ro chứng khoán tai mót sô nước trên thế giới và bài hoe cho Việt Nam

Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở M ỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở Pháp

1801, ở Hương cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái Lan

1962, ở Malaysia và Philipin 1963

Quá trình hình thành và phát triển của các thị trưỳng chứng khoán thế giới

đã trải qua những bước thăng trầm Thỳi kỳ huy hoàng vào những năm 1975

-1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế Cũng có lúc thị trưỳng chứng khoán rơi vào đêm đen như ngày thứ năm đen tối tức ngày 29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987, vừa qua tháng 7/97 thị trưỳng chứng khoán ở các nước Châu á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ Thái Lan Đ ế n nay thị trưỳng chứng khoán các nước đang phát triển mạnh mẽ về số lượng thị trưỳng chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động thị trưỳng ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới một thị trưỳng chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế

Hiện nay thị trưỳng chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp Bên cạnh đó hơn 40 nước phát triển đã thiết lập thị trưỳng chứng khoán cũng đã hình thành ở các nước láng giềng Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin và Inđônêxia và Việt Nam cũng đã có Trung tâm giao dịch chứng khoán H à N ộ i được thành lập vào ngày 11/7/1998 và nay là Sở Giao dịch chứng khoán H à N ộ i

và Trung tâm giao dịch thị trưỳng chứng khoán thành phố H ồ Chí M i n h được thành lập vào 7/2000

2.2 Khái niệm

Hiện nay khái niệm thị trưỳng chứng khoán đã trở nên khá quen thuộc đối với hầu hết tất cả m ọ i ngưỳi đặc biệt là những ngưỳi hoạt động trong môi trưỳng kinh doanh tài chính Tuy vậy cũng có khá nhiều các định nghĩa về thị trưỳng chứng khoán (TTCK)

Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì thị trưỳng chứng khoán có tiếng Latinh là Btursa, có nghĩa là "cái ví đựng tiền! Còn gọi là "Sở giao dịch chứng

13

Trang 18

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

khoán" Đó là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển (The Stock Exchange- dịch ra tiếng Việt là thị trường chứng khoán, theo chữ Hán là chứng

khoán giao dịch sở, Sở là nơi chốn, còn giao dịch là hoạt động mua bán trao đổi)

Theo "Longman Dictionary of Business English1985" ( Từ điển kinh t ế Nhà xuất bản Longman năm 1985) thì TTCK được định nghĩa như sau: "An organized market Where Securities are Bought Sold undiel fixed rule" Dịch ra tiếng Việt đó là một thị trường có tổ chức là nơi chứng khoán được mua bán tuân theo những qui tắc đã ấn định

-Giờ đây, chứng ta có thể hiểu TTCK là một thị trường m à ở nơi đó người

ta giao dịch mua bán chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhớm mục đích tìm

k i ế m lợi nhuận

2.3 Phân loại

Có rất nhiều cách phân loại thị trường chứng khoán Dưới đây, chúng ta có thể xem xét các loại thị trường chứng khoán theo các góc độ về pháp lý, phương thức giao dịch và qua trình vận động của TTCK để có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động trên thị trường này

a Xét về phương diện pháp lý, TTCK được chia thành thị trường tập chung

và thị trưởng phi tập trung

• Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng các qui định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được niêm yết-là loại chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối

và mua bán qua trung gian, tức là đã hội đủ các tiêu chuẩn quy định Hình thái điển hình của TTCK tập chung là Sở giao dịch chứng khoán

• Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC-Over The Counter): là thị trường mua bán chứng khoán ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trang các nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoa thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát của Uy ban chứng khoán Các loại chứng khoán thường được mua bán đầu tiên ở thị trường này trước khi ra thị trường tập trang

Trang 19

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

b ỵẻt về quá trình vận chuyển chứng khoán, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

• Thị trường sơ cấp: còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành,

là thị trường diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành

• Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông,

là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau k h i đã phát hành lần đầu Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp

c ỵẻt về phương thức giao dịch, TTCK được chia thành thị trường giao ngay

và thị trường giao sau

• Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau

đó một vài ngày theo thoa thuận

• Thị trường giao sau: là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đặng định sẵn, giá cả được thoa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn trong tương lai

Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoa lưu hành trên TTCK thì chúng

ta còn có thể chia TTCK thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh

l i Hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán

1 Rủi ro chứng khoán

1.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro L ợ i nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nói cách khác, l ợ i nhuận luôn đi kèm với rủi ro V à đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, hơn thế nó lại ở mức sâu đậm hơn, rõ rệt hơn

15

Trang 20

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Rủi ro trong đầu tư chúng khoán được hiểu là khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, mức sinh lời thực tế nhận đựoc trong tương lai có thể khác so vói dự tính ban đầu Mức giao động của lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lai Theo các lý thuyết trước đây, người ta chỉ quan niệm rủi ro là những yếu tố làm cho mức sinh lợi giảm đi nhưng hiện nay, quan điểm này đã thay đại Người ta cho rằng tất cả m ọ i yếu tố làm cho mức sinh lợi thay đại so với dự tính, dù làm tăng hay giảm cũng đều được coi là rủi ro

1.2 Các loại rủi ro chứng khoán

Hoạt động chứng khoán là một hoạt động phức tạp gắn với nhiều chủ thể, nhiều đối tượng tác động qua lại lẫn nhau Do đó, trong m ỗ i m ố i quan hệ lại nảy sinh các vấn đề trong đó có cả những rủi ro Một số rủi ro phát sinh từ nội tại của công ty phát hành và có thể kiểm soát được ở mức tương đối Những rủi ro loại này được gọi là các rủi ro phi hệ thống Ngoài ra còn có các rủi ro không kiểm soát được và có ảnh hưởng sâu rộng tói toàn thị trường và được gọi là các rủi ro

hệ thống Trong rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống còn có các loại r ủ i ro khác

a Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hay hầu hết các chứng khoán Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đại là những minh chứng cho r ủ i ro hệ thống Những biến động này tác động đến giá cả của các chứng khoán trên thị trường Rủi ro hệ thống bao gồm rất nhiều các rủi ro

• Rủi ro thị trường

Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến r ủ i ro thị trường R ủ i ro thị trường xuất phát do phản ứng của các nhà đẩu tư đối với các hiện tượng trên thị trường Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn về càng nhanh càng tốt Phản ứng dây truyền này làm tăng số lượng bán, kéo giá chứng khoán rơi xuống thấp hơn giá tri cơ sở của nó

Trang 21

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

• Rủi ro lãi suất

Giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường giao động thất thường

gọi là rủi ro lãi suất Giữa lãi suất thị trường và giá cả chứng khoán có m ố i quan

hệ tỷ lệ nghịch K h i lãi suất thị trường tăng, người đầu tư có xu hướng bán chứng

khoán để lấy tiền gại vào Ngân hàng dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược

lại Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất cũng ảnh hưởng gián

tiếp đến giá cổ phiếu thường K h i lãi suất tăng làm giá cổ phiếu giảm Nhiều

công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức

lãi suất giảm cũng làm cho chi phí vốn tăng

Theo cách khác, rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá thị

trường và số tiền thu nhập trong tương lai Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất

là sự lên xuống của lãi suất chuẩn (lãi suất của trái phiêu chính phủ) khi đó sẽ có

sự thay đổi trong mức sinh lời kì vọng của các chứng khoán khác, đó là các loại

cổ phiếu trái phiếu công ty

Các nhà đầu tư thường coi túi phiếu Kho bạc là không rủi ro Các loại trái

phiếu chính phủ kỳ hạn dài thì không có rủi ro thanh toán(nhưng vẫn có rủi ro về

giá) Các mức lãi suất trái phiếu kỳ hạn khác nhau được dùng làm chuẩn để xác

đinh lãi suất của các loại trái phiếu khác có thời hạn đáo hạn tương tự Do vậy,

những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ

thống chứng khoán, từ trái phiếu cho tới các loại cổ phiếu rủi ro nhất N h ư vậy,

ta thấy có sự ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất do các loại công cụ liên hệ với

nhau Sự tăng lên hay giảm đi của lãi suất chuẩn đều ảnh hưởng tới toàn bộ hệ

thống Hệ quả trực tiếp của việc tăng, giảm lãi suất chuẩn đó là giá cả của các

loại chứng khoán khác sẽ biến động gây hậu quả cho các nhà đầu tư

• Rủi ro sức mua

Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức

mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư L ợ i tức thực

tế của chứng khoán đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau k h i khấu trừ đi

lạm phát N h ư vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực tế giảm Hay giải

LY

-0ìnz

Ị gogg 17

Trang 22

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

thích theo lý thuyết hiện tại hoa giá trị một đồng lợi tức của h ô m nay thì trong tương lai không còn giá trị một đồng nữa do tác động của lạm phát

• Bên cạnh các rủi ro trên, trên thị trường chứng khoán còn có các rủi ro hệ thống khác

- Rủi ro do tính thanh khoản thấp: đây là một trong các rủi ro m à các nhà

đầu tư chứng khoán có thể gặp phải Tính thanh khoản thấp của chứng khoán m à các nhà đầu tư đang sọ hữu có thể do chứng khoán đó khó hoặc thậm chí không thể bán được, hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư Đ ó là do chứng khoán đã mua là chứng khoán của một công t y có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả

Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng khiến cho giá chứng khoán đó sụt giảm hoặc biến động mạnh V à rủi ro đối với các nhà đầu tư chứng khoán là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường

V ớ i thuật ngữ "bỏ hết trứng vào một giỏ", hẳn cũng không còn nhiều người xa lạ với tính rủi ro này Và nhà đàu tư chứng khoán cũng có thể phải chịu rủi ro đó Thậm chí, việc sọ hữu thuần tuy các cổ phiếu ưu đãi m à không chuyển nhượng trong thời gian nhất định (3-5 năm theo như Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định) thì cũng có thể khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền trả lãi vay Ngân hàng hoặc muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác

Ngay cả với những chứng khoán tốt nhất cũng không thể giữ vững được những vị thế lâu dài trước những biến động của thị trường Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải chịu cả hai dạng thiệt hại là "khấu hao vô hình" và "khấu hao hữu hình" với giá trị và tính thanh khoản của các khoản đầu

tư m à họ đang nắm giữ

- Rủi ro từ thông tin: trên thị trường hiện nay, thật hiếm có hoạt động kinh

doanh nào m à sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật, và chính xác của các thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp như hoạt động đầu tư chứng khoán

Trang 23

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Có thể nói, một nhà đầu tư chứng khoán điển hình là một nhà đầu tư luôn nhạy cảm trước mọi thông tin từ thị trường, luôn cảnh giác đề phòng với các thông tin đó, quan hệ rộng Và trong số họ, ai nắm được thông tin tốt hơn thì sẽ giành chiến thắng và giảm thiểu nhiều rủi ro hơn

Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguẩn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin m à nhà đẩu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư Rủi ro luôn rình rập ở m ọ i nơi Và nếu không nắm được chính xác các thông tin thì có thể nhà đầu tư sẽ phải trả giá cho các quyết định sai lầm của mình

Ví dụ như: một báo cáo tài chính hoặc một cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức tài chính chuyên nghiệp và có uy tín, trình độ chuyên

m ô n cao; hay một thông tin đến chậm không chính xác đều có thể ảnh hưởng đến các quyết định và gây thiệt hại khôn lường cho các nhà đầu tư

- Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ sàn giao dịch: như chúng ta

đã biết, một đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán đó là phải thông qua các tổ chức trung gian, môi giới nên các nhà đầu tư cũng có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ và chất lượng dịch

vụ của các tổ chức trung gian Trong đó, chúng ta có thể thấy rõ nhất đó là các rủi ro liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô, giao cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có tổ chức

Việc khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư vì họ không thể huy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường lúc đó, nếu họ không muốn chịu phạt về sự thay đổi của quyết định này Khớp lệnh định kì có thể gây rủi ro cho các nhà đầu

tư vì dễ gây tình trạng cung cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch quá tải hoặc phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở sàn giao dịch Tuy vậy, việc khớp lệnh định kỳ này cũng có thể tạo cơ hội để các nhà đầu

tư giảm bớt thiệt hại k h i huy lệnh đã đặt sau k h i khớp lệnh đối với các chứng khoán còn dư chưa xử lý hết trong phiên giao dịch m à họ tham dự gần nhất Mặt khác, mặc dù với việc khớp lệnh liên tục, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh thận

Trang 24

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trẽn thế giới và bài học cho Việt Nam

trọng, chính xác hơn, nhu cầu mua bán được giải quyết nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng, giảm thiểu tình trạng cung cầu ảo trên thị trường song lại có thể gây rủi ro cho họ ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp lệnh liên tục các lệnh mua và bán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thấng giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ Trên cơ sở này, quyền ưu tiên luôn dành cho các lệnh mua có mức giá cao hơn và lệnh bán có mức giá thấp hơn Trường hợp các mức giá bằng nhau thì quyền ưu tiên cho lệnh nào nhập vào hệ thấng trước Đ ế n đây, rủi ro của nhà đầu tư có thể gặp đó là: có thể lệnh mua, bán của họ bị nhập vào hệ thấng chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự, hoặc do họ phải mua, bán bằng hết các chứng khoán đã đặt lệnh với mức giá làm giảm lợi nhuận đầu tư của mình

- Rủi ro từ các chấn động thị trường: một trong các rủi ro dễ thấy nhất đó

là rủi ro có liên quan đến các chấn động thị trường trong nước hoặc nước ngoài

m à các nhà đầu tư chứng khoán, nhất là các nhà đầu tư nhỏ có thể phải gánh chịu Các rủi ro này không chỉ xảy ra đấi với các nhà kinh doanh chứng khoán

m à với hầu hết các hoạt động kinh doanh khác

Nguyên nhân là bởi:

* Thứ nhất, các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường Đ ó là điều dễ thấy nhất bởi lẽ thị trường chứng khoán là thị trường m à hoạt động của nó diễn ra có tính x u hướng theo đám đông

* Thứ hai là do các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiều thông tin và tự đánh bóng thông tin thậm chí là thông đồng với các nhà đầu tư gây biến động thị trường nhằm trục lợi

Ngoài ta còn có các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 là một ví dụ điển hình

- Rủi ro liên quan đến các chính sách của chính phủ: các rủi ro liên quan

đến các chính sách của chính phủ có thê kể ra như chính sách hai giá k h i phát hành cổ phiếu (bên cạnh giá gấc còn có mức giá giảm từ 20 - 40 % cho các nhà đầu tư chiến lược hoặc cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hoa lần đầu);

Trang 25

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách tài chính xuất nhập

khẩu độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương đa phương Trong đó

rủi ro về lãi suất là rủi ro m à các nhà đầu tư quan tàm nhất

b Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là rủi ro chụ tác động đến một loại tài sản hoặc một

nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chụ liên quan tới một loại chứng khoán cụ thể

nào đó Những yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, thay đổi

bộ máy quản lý trong công ty đều là các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới cổ

phiếu của công ty Do những yếu tố này chụ ảnh hưởng tới một ngành hay một

công ty cụ thể nên các công ty và các ngành đó cần xem xét, bởi nó còn ảnh

hưởng tới vị thế của công ty trên thị trường Rủi ro không hệ thống bao gồm r ủ i

ro kinh doanh và rủi ro tài chính

• Rủi ro kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh lãi suất thực tế không đạt được như k ế hoạch gọi

là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự

kiến R ủ i ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và nội tại trong

công ty Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty còn rủi ro

bên ngoài gồm những tác động nằm ngoài kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng

đến tình trạng hoạt động của công t y như: chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh

doanh

• Rủi ro tài chính

Là một loại r ủ i ro phi hệ thống, r ủ i ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài

chính hay nói cách khác là liên quan đến cơ cấu nợ của công ty Sự xuất hiện các

khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty, công ty

phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả lãi Ngân hàng và trả nợ cổ phiếu) trước

khi thanh toán cổ tức cho cổ đông Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị cổ

phiếu của công ty Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay chút

nợ nào Nhưng chúng ta có thể thấy trên thực tế thì loại rủi ro này là không bao

giờ tránh khỏi

21

Trang 26

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót sô nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của m ọ i rủi ro trong đầu tư chứng khoán chính là rủi ro từ sự sai lầm do thiếu hiểu biết thiếu kĩ năng tập hợp, phân tích thị trường, phỏn ứng nhạy bén với các thay đổi của thị trường Rủi ro trên TTCK là không bao giờ tránh khỏi Các rủi ro đó luôn tiềm ẩn trên thị trường và việc đưa ra các biên pháp phòng ngừa là rất quan trọng và cần thiết

2 Bảo hiểm rủi ro chứng khoán

2.1 Khái niệm

Bỏo hiểm hình thành do sự tồn tại các loại rủi ro và sự đòi hỏi con người phỏi có những biện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xỏy ra rủi ro, đồng thời khắc phục, hạn chế những hậu quỏ của rủi ro

Mặc dù bỏo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng

do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, nên cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về bỏo hiểm Theo các chuyên gia bỏo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bỏo hiểm phỏi bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bỏo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phỏi bao gồm cỏ sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bỏo hiểm Theo Dennis Kessler Chủ tịch tập đoàn Kessler của Mỹ, "bỏo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít." Còn theo Monique Gaullier, "bỏo hiểm là một nghiệp vụ m à qua đó, một bên là người được bỏo hiểm cam đoan trỏ một khoỏn tiền gọi là phí bỏo hiểm, thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xỏy ra rủi ro sẽ nhận được một khoỏn đền bù các tổn thất được trỏ bởi một bên khác: đó là người bỏo hiểm Người bỏo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê."

-Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về góc độ kinh tế, kĩ thuật, ít nhiều cũng còn thiếu sót, chưa phỏi là một khái niệm bao quát, hoàn chỉnh Nói một cách chính xác, bỏo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều người, nhiều đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bỏo hiểm bằng tiền để b ồ i

Trang 27

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

thường thiệt hại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ

Tập đoàn bảo hiểm A I G (Mỹ) định nghĩa: "Bảo hiểm là một cơ chế, theo

cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro

cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các

tổn thất thuộc phạm v i bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giởa tất cả nhởng

người được bảo hiểm"

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày

09/12/2000) thì "kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận r ủ i ro của

người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh

nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho

người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."

Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể

đưa ra đinh nghĩa: "Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm

với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do

hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm"

Đ ố i với các rủi ro chứng khoán thì hoạt động bảo hiểm lại càng trở nên

cần thiết bởi nhu cầu của các nhà đầu tư là rất cao Nhưng cũng chính do tính

chất nhiều r ủ i ro m à không phải doanh nghiệp nào cũng dám đứng ra trên thị

trường bảo hiểm này Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành

công

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm ra đời là để hạn chế hay

phân tán rủi ro Tính chia sẻ rủi ro cũng có phẫn giúp ích xứng đáng cho một nền

k i n h t ế lành mạnh Kỹ thuật m à đã dùng từ lâu trong các nền kinh tế thị trường

cũng được áp dụng trên thị trường chứng khoán để chia sẻ rủi ro, để bình ổn giá

nhằm hạn chề các biến động giá cả của các loại chứng khoán đó là mua hợp

đồng bảo hiểm

23

Trang 28

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Xuất phát từ đó, chúng ta có thể định nghĩa bảo hiểm rủi ro chứng khoán

như sau: "Bảo hiểm rủi ro chứng khoán là loại hình bảo hiểm mà theo đó, các

công ty bảo hiểm sẽ phải cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đố

và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm"

2.2 Các hình thức bảo hiểm rủi ro chứng khoán

Hiện nay, với một số nước bảo hiểm rủi ro chứng khoán là một hoạt động tương đối mói và được mong đợi trong tương lai Tuy nhiên với một số nước m à thị trường chứng khoán phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản thì bảo hiểm chứng khoán dường như là một điều rất cởn thiết và các hình thức bảo hiểm cũng tương đối đa dạng

Có thể chia các hình thức bảo hiểm chứng khoán thành các loại như sau:

Hiện nay, trên thị trường, đặc biệt là các công ty môi giới chứng khoán có khá nhiều các dịch vụ chứng khoán như dịch vụ môi giới chứng khoán đã niêm yết, chưa niêm yết; dịch vụ mở và quản lý tài khoản; dịch vụ tư vấn tài chính Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro, và chúng ta cởn phải có các biện pháp phòng ngừa các rủi ro đó Đ ố i với các hoạt động dịch vụ chứng khoán, các rủi ro có thể gặp có thể là do một số các nguyên nhân như:

* Xuất phát từ các tư vấn viên: nguyên nhân này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở những tư vấn viên không có trình độ, tư vấn theo cách chủ quan, chỉ dựa vào các thông tin bên ngoài Điều này gây rủi ro khá lớn cho các nhà đởu tư

* Xuất phát từ các rủi ro thị trường: đó là các rủi ro hệ thống, các rủi ro nằm ngoài kiểm soát của con người.mà phải mất một thòi gian các rủi ro đó mới được giải quyết, nhưng trước đó nó cũng kịp gây ra các hậu quả khó tránh và thiệt hại đáng kể về mặt giá trị tài sản đối với nhà đởu tư

Đ ó là các nguyên nhân chính, các nguyên nhân này đều mang tính chủ quan và khách quan riêng nhưng đều là m ố i lo ngại của những người "chơi" chứng khoán

Trang 29

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai môi số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Vậy các rủi ro này sẽ được bảo hiểm như thế nào? Bảo hiểm các dịch vụ chứng khoán khá đa dạng

* Bảo lãnh phát hành chứng khoán: đây là hoạt động bảo hiểm m à theo

đó, bên mua bảo hiểm sẽ trả cho bên bán một khoản phí m à từ đó, bên bảo hiểm

sẽ giúp bên được bảo hiểm đảm bảo sự thành công cho đợi phát hành chứng khoán, giảm thiểu các chi phí liên quan tới đạt phát hành đồng thời bên bảo hiểm còn có thể bao tiêu toàn bộ số cử phiếu không được phát hành hết Có thể nói đây là một trong những điều m à các công ty chứng khoán rất mong đợi Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm bảo lãnh phát hành cử phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu

- Bảo lãnh phát hành cử phiếu: bên bảo hiểm sẽ khảo sát thị trường và phương án sử dụng vốn của doanh nghiệp để đưa ra các mức giá bảo hiểm tối ưu Sau đó họ sẽ giúp doanh nghiẹp định hướng quá trình giao dịch và phân phối cử phần và sẽ mua hết toàn bộ số cử phần chào bán chưa hết theo giá bảo hiểm nhằm đảm bảo hai bên cùng có lợi

- Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Đ ố i với trái phiếu chính phủ, bên bảo hiểm có thể tham gia đấu thầu bảo hiểm, còn với trái phiếu doanh nghiệp thì họ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở lãi suất rủi ro, lãi suất thị trường hiện hành và các rủi ro tiềm ẩn

* Bảo hiểm rủi ro nghiệp vụ cho các công ty chứng khoán: có thể thấy

hoạt động bảo hiểm chứng khoán không chỉ là dành cho các nhà đầu tư m à bản thân các công ty chứng khoán cũng cần có các loại hình bảo hiểm riêng như: bảo đảm giấy tờ, chứng từ, tài sản khi bị thất lạc hoặc bị phá hoại, bảo hiểm cho hoạt động của lãnh đạo, bảo hiểm trách nhiệm khi nhân viên thực hiện sai nghiệp vụ hay yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên các loại hình bảo hiểm này thì lại ít các doanh nghiệp tham gia Bởi lẽ, ngoài các lý do kinh tế, các công t y chứng khoán cho rằng công ty bảo hiểm sợ rủi ro lớn nên nếu đưa ra cá điều khoản quá kín kẽ, những l ỗ i thường xảy ra do khách quan thì sẽ không được bảo hiểm, và ngược lại công ty bảo hiểm lại thường bán các loại hình bảo hiểm Ít bị tửn thất nặng nề

Trang 30

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mốt số nước trẽn thế giới và bài học cho Việt Nam

* Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: là loại hình bảo hiểm nhằm bảo vệ

các nhà đầu tư chứng khoán tránh được các rủi ro do sự cố kỹ thuật và của các nhân viên công ty chứng khoán gây ra Tuy nhiên loại hình bảo hiểm này lại không mấy được phổ biến do các công ty bởi các công ty luôn cố gọng củng cố

vị trí của mình và không có công ty nào lai muốn khách hành của mình lại thiếu niềm t i n vào mình như vậy Tuy nhiên với các nhà đầu tư thì với họ độ an toàn trong hoạt động kinh doanh vẫn là một tham số m à họ muốn đảm bảo

b Bảo hiểm rủi ro các đối tượng chứng khoán

* Bảo hiểm trái phiếu: khi nói đến bảo hiểm rủi ro chứng khoán thì một

loại hình bảo hiểm m à chúng ta không thể không nhọc tới đó chính là bảo hiểm trái phiếu

Bảo hiểm trái phiếu đã ra đời từ rất lâu m à thị trường lớn nhất đó là Mỹ Như chúng ta đã biết, phát hành trái phiếu là một hình thức đi vay nợ Do đó, ở các nước phát triển, doanh nghiệp khi cần vốn thì họ không tăng vốn thông qua phát hành chứng khoán cổ phiếu bởi như thế quyền lợi của cá cổ đông trong doanh nghiệp sẽ bị chia nhỏ Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ vay Ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu Nhưng cũng có thể xảy ra khả năng người đi vay không trả nợ được và làm ăn thua l ỗ hoặc do một yếu tố rủi ro nào đó của thị trường Vậy thì người cho vay sẽ trọng tay đặc biệt là khi m à với các công ty ở nước ngoài họ đi vay m à không cần thế chấp tài sản như nước ta m à chủ yếu là dựa trên mức độ túi nhiệm của mỗi cá nhân, công ty Trong đời sống hiện nay, bảo hiểm là một dạng đầu tư tài chính để tránh rủi ro và từ đó phát sinh ra công

cụ bảo hiểm cho trái phiếu Tức là khi một nhà đầu tư mua trái phiếu của công ty

A, thì họ sẽ mua kèm theo một hợp đồng bảo hiểm đề phòng công ty đó phá sản

N ế u công ty đó phá sản thì người mua bảo hiểm sẽ được một công ty B (công ty bán bảo hiểm) bồi thường mệnh giá trái phiếu

Vậy khi mua trái phiếu nhà đầu tư phải tính toán xem l ợ i tức của trái phiếu

có cao hơn phí bảo hiểm cho trái phiếu đó hay không, có lớn hơn lãi suất tiền gửi hay không V à người phát hành trái phiếu cũng phải tính toán làm sao để lợi tức của trái phiếu của mình đủ hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia

Trang 31

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Vậy bảo hiểm trái phiếu được tiến hành như thế nào?

Bảo hiểm trái phiếu thực chất là một công cụ tài chính phát sinh theo tính

tự túc, tức là trên cơ sở nhu cầu của nhà đầu tư mua trái phiếu K h i đó, người

mua bảo hiểm sẽ phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí bảo hiểm V à

một điều dáng nói đó là hoạt động bảo hiểm trái phiếu không chịu sự quản lý của

bất kữ một cơ quan tài chính nào Và hoạt động bảo hiểm trái phiếu diễn ra

mạnh nhất là ở Mỹ V à có thể nói thị trường này đã có những giai đoạn rất phát

triển Nếu như năm 2000, thị trường bảo hiểm trái phiếu chỉ khoảng 1000 tỷ

USD thì đến năm 2007, giá tri bảo hiểm trên thị trường này đã lên tói 62.000 tỷ

USD Trong khi số tiền thực tế m à nó bảo hiểm từ tổng giá trị trái phiếu chỉ là

4000 tỷ [8] Nói cách khác các doanh nghiệp sau k h i bán bảo hiểm cho các nhà

đầu tư trái phiếu thì họ lại đi tái bảo hiểm V à một trái phiếu thì có khoảng 15

nhà bảo hiểm cho nó Hoạt động bảo hiểm trái phiếu do không có một cơ quan

quản lý nên hoạt động giống như thị trường OTC, giá cả cũng rất khác nhau

Thông thường là lOtr USD cho một hợp đồng với thời hạn chủ yếu là 5 năm

Ngoài ra có những hợp đồng lnăm, 2 năm, 10 năm với mức phí khác nhau Cách

tính phí của loại bảo hiểm này là tính theo điểm M ỗ i điểm là 1000USD và điểm

thay đổi theo tàm lý đầu tư và tình trạng làm ăn của doanh nghiệp Khả năng phá

sản của doanh nghiệp càng cao thì mức phí bảo hiểm cũng càng cao

* Bảo hiểm cổ phiếu: Cũng như bảo hiểm trái phiếu, bảo hiểm cổ phiếu ra

đời do nhu cầu bảo hiểm của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư mua cồ phiếu tại

một công ty nào đó Nhưng có thể nói hoạt động bảo hiểm này không mấy phát

triển Bởi lẽ khó có nhà bảo hiểm nào đưa ra một loại sản phẩm bảo hiểm m à tỷ

lệ rủi ro lại cao như vậy V à như chúng ta cũng thấy, các nhà bảo hiểm k h i bán

ra một loại bảo hiểm thì họ luôn tính cho mình một hệ số an toàn đủ để hoạt

động bảo hiểm của mình không thất bại Tuy nhiên vẫn có những nhà đầu tư có

nhu cầu bảo hiểm và do đó cung bảo hiểm cũng vẫn hoạt động V à đi kèm với nó

thì lợi nhuận cao, rủi ro cao, mức phí bảo hiểm cao

Đây là sản phẩm kết hợp giữa nhu cầu bảo vệ và nhu cầu đầu tư của m ỗ i

cá nhân và chỉ dành cho những cá nhân thực sự có nhu cầu bảo hiểm đồng thời

— 27

(8): http:llforum.vietstock.vn

Trang 32

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

đầu tư vào thị trường chứng khoán, sẵn sàng chấp nhận rủi ro đầu tư ban đầu để

có thể thu được lợi nhuận trong những năm sau Tuy nhiên, sản phẩm này không

phải thích hợp cho tất cả các đối tượng, chỉ thích hợp cho các nhà đầu tư trung và

dài hạn Bặi lẽ, nếu chỉ trong ngắn hạn thì khoản phí bảo hiểm và khoản cổ tức

m à nhà đầu tư có thể nhận được cũng có thể tương đương nhau hoặc thậm chí

nhà đẩu tư có thể bị lỗ do mức phí bảo hiểm cho loại hình này là rất cao, cao hơn

cả khoản phí cho bảo hiểm trái phiếu

Trên đây, chúng ta có thể phần nào hình dung được các hoạt động cũng

như hiểu thêm về thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động bảo hiểm

chứng khoán nói riêng Có thể nói, đây là một lĩnh vực rất mới với thị trường

Việt Nam nhưng cũng đã phát triển khá lâu trên thị trường nước ngoài đặc biệt là

Mỹ Đây là một hoạt động đầy tiềm năng đối với Việt Nam đặc biệt là trong bối

cảnh hiện nay khi thị trường Việt Nam ngày càng mặ rộng với sự tham gia của

rất nhiều các công ty cổ phần và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có

nhiều cải thiện đáng kể - là thị trường đầy hứa hẹn của các công ty bảo hiểm

Trang 33

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

CHƯƠNG l i HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM RỦI RO CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THÊ GIỚI

Trên thế giới hiện nay, hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán đang dần được các nước quan tâm đặc biệt là các nước có TTCK phát triển Mặc dù vây, xét về quy mô, sự phổ biến của loại hình này hiện nay là không lớn và phát triển nhất là tại Mỹ Nói về hình thức cũng như cách thức của hoạt động của các thị trưững là tương đối giống nhau Tuy nhiên với mỗi quốc gia, m ỗ i thị trưững lại

có những thuận lợi và khó khăn riêng tương đồng với thị trưững của từng nước

đó lìm hiểu về 2 thị trưững M ỹ và Nhật Bản, chúng ta phần nào thấy được điều

đó

ì Hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại Mỹ

l.Thị trưững chứng khoán Mỹ - Một chặng đưững phát triển

Thị trưững chứng khoán là một mạng lưới ngưữi mua và ngưữi bán cổ phần sở hữu công ty Tại M ỹ có 3 TTCK chính là TTCK New York, TTCK Amex và TTCK N A S D A Q (hiệp hội những nhà môi giới kinh doanh chứng khoán niêm yết giá tự động) Cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm giám sát và hoạch định chính sách liên quan đến các giao dịch chứng khoán là S É C (Uy ban Chứng khoán và Giao dịch)

LI Sàn giao dịch chứng khoán NYSE

Chứng khoán M ỹ là một trong các thị trưững chứng khoán hoạt động sớm nhất và hiện nay cũng là thị trưững lớn nhất trên thế giới Nói đến sự phát triển của thị trưững chứng khoán M ỹ chúng ta không thể không nói đến thị trưững chứng khoán New York - sàn chứng khoán ra đữi sớm nhất của Mỹ

29

Trang 34

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Hìnhl: Sàn chứng khoán New York

Đến với TTCK New York, người ta hình dung đến trụ sở của New York Stock Exchange NYSE - Sở Giao dịch chứng khoán New York Ở đó có ba khu mua bán chứng khoán gọi là các sàn giao dịch chứng khoán NYSE là một trong những nơi buôn bán chứng khoán nhiều nhất thế giới Đây là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên của Mỹ Thời kỳ đầu, những chứng khoán đơn thuần là những mảnh giấy xác nhạn quyền sở hữu hoặc những tờ hoa đơn giao hàng hoa

tò những chuyến tàu cạp bến từ bên kia Đ ạ i Tây Dương đến Lúc đó đơn vị giao dịch quốc tế là những thỏi bạc K h i cần thiết thỏi bạc được cắt ra thành một nửa, 1/4 hay 1/8 gọi là "doubloons" để mua hàng Đ ó là lý do tại sao thông lệ buôn bán chứng khoán theo lối lẻ 1/2, 1/4, 1/8 được lưu truyền mãi cho tới tạn năm

2001 mói chính thức đổi theo hệ thống thạp phân như hiện nay

M ù a xuân năm 1792, 24 các nhà đầu tư chứng khoán lớn đã cùng nhau ký kết một bản thoa ước đầu tiên làm nền tảng cho New York Stock Exchang (NYSE) sau này Bản thoa ước được hình thành tại gốc cây bồ đào tại địa chỉ m à sau này là số 68 Wall Street Đ ể tránh xáo trộn và đôi khi tranh chấp có thể bùng

nổ làm nguy hại cho hoạt động làm ăn chung H ọ đồng ý ấn định một hình thức giá cả, lệ phí trao đổi chung và cố định - một chính sách đã được áp dụng mãi tạn năm 1975, khi lệ phí trở nên linh hoạt hơn và các nhà buôn có thể chuyển nhượng, thương lượng riêng với nhau

Trang 35

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế mới và bài học cho Việt Nam

N ă m 1800, NYSE rời địa điểm vào 40 Wall Street, cho đến năm 1963 thì dọn về địa chỉ hiện nay là 11 Wall Street, New York

N ă m 1971, NYSE được cổ phần hoa (incorpotated) thành một doanh nghiệp phi lợi nhuận (nót for profit corporation) và hoạt động nhằm mục đích vì lợi ích của các nhà đầu tư (investors) nói chung và để hỗ trợ cho sớ phát triển nền k i n h tế Hoa Kỳ nói riêng

Vào thời kỳ Cách Mạng Kỹ Nghệ, hoạt động của Wall Street bùng nổ với

đủ loại chứng khoán của các ngành nghề khác nhau Đ ế n một lúc, hoạt động của NYSE bị quá tải, nhóm NYSE đã phải chọn những chứng khoán nào tốt nhất H ọ đặt ra các điều kiện khó khăn hơn và chỉ nhận các cổ phiếu của các công ty thích hợp m à thôi Phần còn lại không đủ tiêu chuẩn thì có các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác đón lấy thậm chí còn trao đổi và giao dịch ngay trên vỉa hè ở phố Wall khiến cho các hoạt động chứng khoán diễn ra rất lộn xộn Các nhà đầu tư này được gọi là

"curbstone brokers" và chợ trời vỉa hè được gọi là "The Curb" Vì thế, ngày 5-1792, những người môi giới nhiều nhất ở New York đã cùng nhau kí một hợp đồng cam kết ngăn chặn sớ độc quyền mua bán công trái của những người đấu giá H ọ đồng ý không tranh nhau để đấu giá, lấy hoa hồng ít k h i mua bán, và tôn trọng quyền lợi của nhau

17-K h i nền kinh tế M ỹ ngày càng phát triển, TTC17-K New York ngày càng mở rộng và trở thành nơi trung gian cung cấp tài chính cho các hoạt động xây dớng

cơ sở hạ tầng Số hội viên từ 533 tăng lên 1.060 vào năm 1868 Việc điều hành

N Y S E do một Uy ban phụ trách Văn phòng của những người môi giói m ở rộng cho công chúng, nhưng họ chỉ nhận lệnh đạt mua bán chứng khoán của những ai quen thuộc hay giói thiệu cẩn thận, và được biết chắc về tài khoản của người đó

ở Ngân hàng cùng tinh thần trách nhiệm đối với tiền bạc của những người này Nói cách khác, vào thời đó chính uy tín của người mua bán quyết định h ọ được tham gia vào TTCK hay không

Sau này, k h i trình độ học vấn được nâng cao, lọi tức nhiều, người dân biết nhiều hơn về chứng khoán, việc mua bán chứng khoán mới trở nên rộng rãi

31

Trang 36

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài hoe cho Việt Nam

1.2 Sàn giao dịch chứng khoán Amex:

Amex là sàn giao dịch chứng khoán được thành lập vào năm 1842 và được đặt tại 86 Trinity Place ở trung tâm Mahattan, New York, có khối lượng giao dịch lớn thứ 3 thế giới Amex tồn tại dưới hình thức một tổ chức tương hỗ

Amex có nguồn gốc sâu xa từ những hoạt động mua bán chứng khoán ngoài chợ đen của những tay môi giới ở Broad Street gỏn Exchange Place Vì vậy Amex còn có tên gọi khác là "The Curb" nghĩa là "lề đường"

Hình 2: Sàn giao dịch chứng khoán Amex

Vài năm trỏ lại đây, hoạt động kinh doanh chính của Amex đã chuyển dẫn

từ cổ phiếu sang quyền chọn (option) và ETF (Exchange - traded Funds, một dạng quỹ tương hỗ đỏu tư chứng khoán), dù vậy, sàn chứng khoán này vẫn liên tục tiến hành giao dịch các loại cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ N ă m 1998, Amex đã sáp nhập với NASDAQ- Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán (doanh nghiệp chủ quản của NASDAQ), hình thành nên Tập đoàn thị trường Nasdaq-Amex trong đó Amex vẫn là một phỏn độc lập của công ty Nasdaq Nhưng sau đó, do mâu thuẫn nội bộ giữa hai công ty này, Amex đã mua lại quyền kiểm soát Amex từ Nasdaq vào năm 2004

Trang 37

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trẽn thế giới và bài học cho Việt Nam

Trong 3 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, Amex được coi là sàn có chính sách thoáng nhất về vấn đề niêm yết công ty, khi m à hầu hết công ty của

nó nhìn chung là các công ty nhỏ hơn so với Nasdaq và Nyse

Trong số các công ty lớn có cổ phiếu niêm yết ở Amex phải nhắc đến Bristish American Tobaco, Imperial O i l L i m i t e d , Seabroad Corporation M ộ t điểm đáng lưu ý là cổ phiếu của công ty Seabroad Corporation chưa bao g i ệ được chia nhỏ kể từ khi niêm yết công khai, mỗi cổ phiếu của công ty này hiện

có giá vào khoảng $1300

Chỉ số tổng hợp Amex, chỉ số bình quân gia quyền của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn đã đạt mức cao kỷ lục 2069,16 điểm vào ngày 30/11/2006

Hình 3: Sàn chímg khoán Nasdaq

1.3 Sàn chứng khoán Nasdaq

Nasdaq là chữ viết tắt của cụm từ National Association of Sercurities Dealers Automated Quotations system-là sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ, có giá trị vốn hoa thị trưệng đứng thứ 3 thế giới (sau NYSE và Tokyo Stock Exchange) Điểm khác biệt giữa Nasdaq với các thị trưệng chứng khoán lớn khác là ở chỗ nó là một sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung cũng ngày càng hoạt động mạnh song song với hoạt động chính thức của các sàn giao dịch

33

Trang 38

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Nasdaq được thành lập vào năm 1971 bởi hiệp hội những người buôn bán chứng khoán quốc gia (NASD) và hiện đang được điều hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc Nasdaq là sàn chứng khoán điện tử lớn nhất nước M ỹ với khoảng

3200 công ty niêm yết và số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân nhiều hơn bất

kắ sàn chứng khoán khác của M ỹ kể cả NYSE

Khi bắt đầu mỏ cửa giao dịch vào ngày 8/2/1971, Nasdaq là sàn chứng khoán điện tử tiên phong trên thế giới Lúc đầu nó chỉ đơn thuần là hệ thống bảng điện tử niêm yết giá chứ chưa thực sự liên kết giữa người mua và người bán Tác dụng quan trọng nhất lúc đó của nó là làm giảm mức chênh lệch giữa giá mua (bir price) và giá bán (ask price) của cổ phiếu gây bất lợi cho những người môi giới chứng khoán khi thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch này Tuy vậy, điều đó lại làm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp hơn Sau đó, Nasdaq dần trở thành một sàn giao dịch chứng khoán đúng nghĩa k h i dưa vào hệ thống báo cáo và giao dịch tự động Cho đến năm 1987, hầu hết các giao dịch được tiến hành qua điện thoại

Nasdaq cũng niêm yết cổ phiếu của chính họ lên sàn dưới m ã hiệu NDAQ, chỉ số chủ yếu của Nasdaq là chỉ số tổng hợp Nasdaq (The Nasdaq Composite) được xây dựng trên giá cổ phiếu của toàn bộ các công ty niêm yết trên Nasdaq Chỉ số này được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty về công nghệ

Dưới đây, chúng ta có thể nhìn lại một vài mốc chính của chỉ số tổng hợp Nasdaq:

17/7/1995: lần đầu tiên chỉ số tổng hợp Nasdaq đóng cửa ở mức giá trên 1000 điểm

10/3/2005: chỉ số này đạt mức cao kỉ lục 5,132.52 điểm 10/10/2007 chỉ số tổng hợp Nasdaq tụt xuống mức thấp nhất 1,108.49 điểm

Bên cạnh Nasdaq Composite thì Nasdaq 100 và Nasdaq Financial 100 cũng là những chỉ số chứng khoán rất quan trọng NasdaqlOO là chỉ số của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên Nasdaq, cả công ty trong nước

và quốc tế

Trang 39

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trên thế giới và bài hoe cho Việt Nam

Còn Nasdaq Financial 100 là của các công ty tài chính Đ ể lọt được vào tóp các công ty trong chỉ số Nasdaq 100, một công ty phải đạt các tiêu chí sau:

Được niêm yết độc quyền trên Nasdaq

Đ ã niêm yết ít nhất 2 năm(hoặc Ì năm nếu thoa mãn các tiêu chuẩn vốn hoa của thị trường)

K h ố i lượng giao dịch tối thiểu mỗi ngày là 200,000 cổ phiếu Lưu hành báo cáo hàng quý và hàng năm

Không đằng trước nguy cơ phá sản

Ngoài ra, nếu công ty có nhiều loại cổ phiếu thì nó chỉ được phép có một

cổ phiếu vói giá trị vốn hoa thị trường lớn nhất được tham gia vào chỉ số Nasdaq

100 Danh mục công ty nằm trong Nasdaq 100 được tái cơ cấu theo chu kì Ì năm hoặc sau khi xảy ra các vụ chia tách, sáp nhập các công ty trong tóp 100

Có thể nói, thị trường chằng khoán là xương sườn của nền kinh tế tự do và

là động cơ phát triển chính của nền kinh tế Hoa Kỳ Thị trường chằng khoán Hoa Kỳ phát triển một cách tự phát và tự nhiên vì nhu cầu trao đổi buôn bán Nói cách khác, đây là một nhu cẩu tất yếu Các thể chế và luật pháp được đặt ra nhằm bảo đảm một sự minh bạch và công bằng trong dịch vụ buôn bán chằng khoán Do đó, nếu có các trường hợp vi phạm thì sẽ đều bị cơ quan SÉC là một

cơ quan độc lập điều tra và xét xử

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế trên toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng, nhiều khó khăn; TTCK M ỹ nói chung và Sàn giao dịch chằng khoán New York nói riêng cũng không tránh khỏi những biến động đáng

kể N ă m 2007 và 2008 cũng là 2 năm đáng nhớ của chằng khoán M ỹ với nhiều biến động phằc tạp

N ă m 2007, chằng khoán M ỹ có những bước lên xuống thay đổi rất nhiều

và không đồng đều, có những phiên giao dịch m à chỉ số chằng khoán này tăng mạnh trong khi các chỉ số khác lại giảm mạnh rất bất thường Ngày 7/11/2007 Ngân hàng đầu tư lớn thằ 2 ở Mỹ, Morgan Stanley, thông báo họ đã thiệt hại khoảng 3,7 tỷ USD do việc cho vay cầm cố Trước đó, Citigroup và Merrill Lynch cũng công bố những khoản l ỗ do cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn V à

35

Trang 40

Bảo hiểm rủi ro chứng khoán tai mót số nước trẽn thế giới và bài học cho Việt Nam

tổng thiệt hai của cả 3 công ty này lên tới 24 tỷ USD Do sự việc này mà ngay sau đóm các nhà đầu tư đã phải bán tháo cổ phiếu, thêm vào đó đồng USD liên tục mất giá so với các đồng ngoại tệ mạnh khác (1,4571 USD đổi Ì euro) làm TTCK Mỹ giảm mạnh

Trước những biến động đó, Chính phủ Mỹ đã phải đứng ra hậ trợ Nhờ vậy, chứng khoán Mỹ đã có những dấu hiệu khởi sắc Sau một thời gian rớt điểm, sàn chứng khoán New York bắt đầu đi lên do việc Ngân hàng Trung Ương

Mỹ đã hậ trợ cắt giảm lãi suất Điều này đã làm cho các chỉ số chứng khoán đều tăng trong phiên giao dịch ngày 31/10/2008 Chỉ số Dow Jones tăng 2,11% lên 8.180,69 điểm Nasdaq đóng cửa tại 1.698,52 điểm, cao hơn phiên trước 2,49% Chỉ số Standard & Poor 500 (S&p 500) chốt ở mức 954,09 điểm, cộng thêm

2,58%

Với các biện pháp hậ trợ tín dụng đó, chứng khoán Mỹ dần giữ được thế đứng cho đến giờ Và trong phiên giao dịch ngày 26/3/2009, các nhà đầu tư cũng không khỏi ngỡ ngàng cũng như vui mừng khi chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh nhất kể từ năm 1974 Chỉ số Standard & Poor's 500 Index tăng 2,3% lên 832,86 điểm (tăng 13% trong tháng 3) Chỉ số còng nghiệp Dow Jones cũng tăng 2,3% lên mức cao nhất trong qua là 7.924,56 Chỉ số Nasdaq Composite tăng 3,8% Mặc dù vậy thị trường này cũng còn tiềm ẩn những rủi ro mà các nhà đầu

tư cần có những biện pháp cũng như cách thức phòng ngừa hợp lý

2 Thực trạng bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại M ỹ

2.1 Một số các công ty bảo hiểm chứng khoán Mỹ

a Công ty bảo hiểm chứng khoán MBIA Inc

MBIA Inc(MIBA) là công ty bảo hiểm được thành lập vào năm 1971 với hình thức ban đầu chỉ là một công ty bảo hiểm đơn thuần, với các sản phẩm chính là các dịch vụ bảo hiểm hàng hoa và bảo hiểm xã hội Năm 1973, MBIA chính thức trở thành công ty bảo hiểm trái phiếu thành phố đầu tiên và nhận được tiêu chuẩn đánh giá bảo hiểm cao nhất AAA

Công ty tham gia vào các lĩnh vực tài chính nhằm cung cấp các hình thức bảo hiểm tín dụng bảo đảm cũng như các dịch vụ tài chính và đầu tư MIBA bao

Ngày đăng: 25/02/2014, 16:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kiên Cường (6-2008), Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán, N X B Thống Kê, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán
2. Lê Thị M a i Linh (2003), Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, N X B Chính trị Quốc gia, Thành phố H ồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị M a i Linh (2003)," Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán
Tác giả: Lê Thị M a i Linh
Năm: 2003
7. What is Japan's íinancial system, Rakugasiha, Tokyo, PHP Institue 8. Tìm hiểu về Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, http://www.ebook4u.vn 9. http://www.ambac.com10. http://www.Ambia.com Link
14. Bao giờ có chế tài buộc các công ty chứng khoán mua bảo hiểm? http://tintuc.timnhanh.com/kinh-te/20081110/35A88A49 Link
15. Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam http://www.saga.vn/view.aspx?id=4920 Link
16. Quyền chọn chứng khoán-Công cụ bảo vệ các nhà đầu tư http://www.ckvn.com Link
17. L ạ m phát - chứng khoán bị ảnh hưởng gì? http://www.ckvn.com 18. M u a cổ phiếu có bảo hiểm. http://www.fpts.com.vn Link
3. Quốc hội nước Cộng hoa X H C N Việt Nam (2006), Luật chứng khoán, Điều 06 Khác
4. Quốc hội nước Cộng hoa X H C N Việt Nam ( 2006), Luật chứng khoán, Đi ều 7 1 khoản 7 Khác
5. Bộ Tư pháp (1998), Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chương Ì, Đi ều 2 Khác
6. M c G r a w Hin (2004), Understanding Stocks , America Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hìnhl: Sàn chứng khốn New York - hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam
Hình l Sàn chứng khốn New York (Trang 34)
Hình 2: Sàn giao dịch chứng khoán Amex - hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam
Hình 2 Sàn giao dịch chứng khoán Amex (Trang 36)
Hình 3: Sàn chímg khốn Nasdaq - hoạt động bảo hiểm rủi ro chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam
Hình 3 Sàn chímg khốn Nasdaq (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w