Thực trạng phát triển du lịch theo hớng bền vững ở thành phố đồng hới quảng bình

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển du lịch theo hướng bền vũng ở khu vực đồng hới (Trang 35 - 40)

- Một số dấu hiệu nhận biết khác:

Thực trạng phát triển du lịch theo hớng bền vững ở thành phố đồng hới quảng bình

bền vững ở thành phố đồng hới - quảng bình 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về Tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm ở giữa 17,05 đến 18,05 độ vĩ bắc, 105,37 đến 107,10 độ kinh đông, cách Thủ đô Hà Nội 491 km về phía Nam, cách Cố đô Huế 157 km về phía Bắc, Tỉnh Quảng Bình có diện tích 8.037 km2 với dân số gần 1.000.000 ngời (năm 2007), gồm Thành phố Đồng Hới và sáu Huyện đó là Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Phía Bắc Quảng Bình giáp Tỉnh Hà Tĩnh ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn dài 129 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị có chung địa giới 83 km, phía Tây giáp nớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông có chiều dài bờ biển 116 km.

Nằm ở trung độ của cả nớc, Quảng Bình có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quảng Bình có đờng sắt Bắc - Nam, đờng quốc lộ 1A, đờng Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông - Tây chạy suốt chiều dài của Tỉnh; đờng 20, đờng 12 nối Quảng Bình với nớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; các Cảng biển Gianh, Hòn La, Nhật Lệ; Sân bay Đồng Hới đang đợc khôi phục và nâng cấp.

Quảng Bình hội đủ đặc trng của các loại địa hình: đồng bằng, rừng núi, sông, biển, hải đảo. Đặc điểm khí hậu, sự hình thành cộng đồng dân c và quá trình vận động xã hội qua nhiều thời kỳ khác nhau đã tạo cho Quảng Bình có một tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn đặc sắc, đa dạng và phong phú. Ngay tại thành phố Đồng Hới du khách dễ dàng tham quan Thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Lũy Đào Duy Từ, Hồ Bàu Tró,…, đến nghỉ dỡng ở khu du lịch Spa - Resot Bảo Ninh, biển Nhật Lệ, Quang Phú, Hải Ninh, … và từ nơi đây, trong một bán kính không xa lắm, du khách có thể tham quan khu du lịch sinh thái hang động

Phong Nha - Kẻ Bàng nổi tiếng, các di tích lịch sử đờng Hồ Chí Minh huyền thoại. Xa hơn nữa về phía bắc là khu di tích thắng cảnh Đèo Ngang - Hòn La, nơi dãy Hoành Sơn chạy vơn ra biển tạo nên một bãi tắm đầy thú vị đó là bãi tắm Đá Nhảy. Ngợc về phía Tây là khu thơng mại cửa khẩu Quốc tế Cha Lo Nà - Phàu, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống của hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa. Phía Nam Thành phố Đồng Hới, du khách có thể đến khu du lịch nghĩ dỡng chữa bệnh suối nớc khoáng nóng Bang, hồ Bàu Sen, tham quan nhà lu niệm Đại tớng Võ Nguyên Giáp, Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, lễ hội bơi trãi Lệ Thủy nhân dịp Quốc khánh 2-9,…

Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nớc, Quảng Bình đã đầu t xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Đờng giao thông, đờng điện, cung cấp nớc sạch, sân bay, bến cảng đợc gấp rút hoàn thiện. Hoạt động du lịch từng bớc phát triển: Hệ thống cơ sở lu trú du lịch đợc nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới có chất lợng hơn; Các khu du lịch, tuyến du lịch đợc đầu t, đa vào khai thác, sử dụng; một số di tích văn hóa lịch sử đợc trùng tu, tôn tạo, các làng nghề truyền thống, các lễ hội đợc khôi phục; chất lợng đội ngũ các bộ công nhân viên hoạt động du lịch đợc nâng lên.

Tuy vậy, nhìn toàn cục, phát triển du lịch ở Quảng Bình cha tơng xứng với tiềm năng lợi thế, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; tổ chức biên chế của cơ quan quản lý nhà nớc ở các cấp cha theo kịp sự đòi hỏi phát triển du lịch của địa phơng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cha đủ mạnh; hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật, nhân lực phát triển du lịch phát triển còn chậm; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch triển khai thiếu tính đồng bộ; hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, hiệu quả còn thấp, thiếu tính bền vững.

2.1.2. Tổng quan Thành phố Đồng Hới

2.1.2.1. Sơ lợc lịch sử Thành phố Đồng Hới

Theo Cụ Nguyễn Tú tác giả của cuốn "Địa chí Đồng Hới" do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình xuất bản tháng 11 năm 2004 thì địa danh Đồng Hới xuất hiện vào năm 1885 khi ngời Pháp chiếm thành Quảng Bình.

"Căn cứ vào những diễn biến lịch sử chung quanh vụ thất thủ kinh thành Huế ngày 5-7-1885, thì Động Hải biến thành Đồng Hới khi ngời Pháp chiếm đóng lỵ sở tỉnh Quảng Bình vào ngày 19-7-1885. Lúc đầu họ viết Động Hải theo lối phiên âm Pháp ngữ, Động Hải là Donghoi, và đọc Don + ghơi (chữ h bị câm không đọc). Ngời Pháp khi viết Donghoi liền một từ nhng đọc thì đọc hai âm tiết: Đông và gơi. Ngời Việt ta lại viết Donghoi thành hai từ: Đồng Hới và đọc Đông + gơi thành hai âm Đồng Hới"

Nhng mãi đến năm 1939 Pháp mới bắt triều đình Huế cắt 7 làng: Động Hải, Lệ Mỹ, Trấn Ninh, Tiền Thiệp, Hớng Dơng, Kiên Bích, Thạch Lũy thuộc hai tổng Võ Xá và Thuận Lý phủ Quảng Ninh lập thành chính quyền đô thị ngang cấp huyện trong tỉnh, lấy tên là Thị xã Đồng Hới. Toàn bộ dân c đợc phân chia thành bốn phờng:

1. Phờng Đồng Hải, gồm toàn bộ làng Đồng Hải và một xóm nhỏ là Đông Thành ở cửa Nhật Lệ;

2. Phờng Đồng Đình, gồm các làng Tiền Thiệp, Thạch Lũy, Hớng Dơng, Kiên Bính;

3. Phờng Đồng Phú bao gồm toàn bộ làng Phú Ninh;

4. Phờng Đồng Mỹ bao gồm họ giáo xóm Tam Tòa và làng Lệ Mỹ.

Dân số lúc đầu, theo thống kê khoảng 7.000 ngời, phờng Đồng phú thì thuần nông; phờng Đồng Hải chuyên nghề cá biển; phờng Đồng Đình chủ yếu làm dịch vụ nhng chỉ vài ba quán ăn, quán trọ lèo tèo; phờng Đồng Mỹ khá hơn sống bằng nghề thủ công nh nghề chạm, nghề đúc đồng.

Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dơng, bộ máy cai trị của ng- ời pháp đợc thay bằng ngời Nhật, ở Thị xã Đồng Hới nhìn chung không có sự xáo trộn nào là đáng kể.

Ngày 23-8-1945, Cách mạng thành công. Chính quyền nhân dân ra đời. Bộ máy hành chính Thị xã Đồng Hới cũng không có gì thay đổi ngoài việc đổi tên Bang Tá thành ủy ban Nhân dân cách mạng, sau đổi thành ủy ban hành chánh.

Ngày 23-9-1945 cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu, Đồng Hới bị tạm chiếm, trong lần tạm chiếm này (1947-1954) Pháp vẫn duy trì trở lại bộ máy nh thời Pháp thuộc cũ (1885-1945) họ cũng giữ nguyên 4 phờng. Còn đối với chính quyền cách mạng, thì luôn biến đổi phù hợp với tình hình theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khi hòa bình lập lại năm 1954, Thị xã Đồng Hới gồm 5 phờng và một xã: Đồng Hải, Đồng Đình, Phú Hải, Đồng Phú, Đồng Mỹ và xã Bảo Ninh.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, nhân dân phải sơ tán lên phía Tây, xây dựng một cơ sở mới, vừa sản xuất vừa chiến đấu, gọi là phờng Đồng Sơn.

Cho đến khi thành lập Tỉnh Bình Trị Thiên năm 1975, Đồng Hới lại tiếp nhận thêm 6 xã phía Bắc huyện Quảng Ninh, đó là: Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh, Lơng Ninh, Vĩnh Ninh. Năm 1986 xã Quang Phú ra đời từ xã Lộc Ninh tách ra.

Tháng 7 năm 1989, Bình trị Thiên chia tỉnh, Thị xã Đồng Hới lại đảm nhận vai trò làm Thị xã của Tỉnh Quảng Bình, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Bình. Đến tháng 10 năm 2003 đợc công nhận là Thành phố loại III trực thuộc Tỉnh theo Nghị định số 156/2004 của Chính phủ. Thành phố Đồng Hới có diện tích 155,54 km2, dân số trên 103.000 ngời (năm2007), gồm 16 đơn vị hành chính (10 phờng và 6 xã).

Qua sự tích khai thiết của Thành phố Đồng Hới, chúng ta thấy mảnh đất này, tuy chính quyền đô thị ra đời muộn mằn, nhng gốc rễ hình thành vốn đã gắn liền với non sông tổ quốc từ rất lâu, tuy nhỏ bé nhng trải qua bao biến động, đổi thay, chìm nổi vẫn luôn luôn đứng vững trên cơng vị một lỵ sở của Châu phủ và của Tỉnh.

2.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đồng Hới hiện nằm ở tọa độ 17,21 đến 17,31 độ vĩ Bắc và 106,30 đến 106,10 độ Kinh Đông, gần đúng vào khoảng giữa của Tỉnh Quảng Bình. Nằm gần cửa sông Nhật Lệ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 500 km về

phía Nam, cách cố đô Huế khoảng hơn 160 km về phía Bắc; phía Bắc giáp xã Lý Trạch và Nam Trạch huyện Bố Trạch; phía Nam giáp Xã Võ Ninh và Lơng Ninh Huyện Quảng Ninh; phía Tây giáp rừng núi và Nông trờng Việt Trung; phía Đông giáp Biển Đông.

Thành phố Đồng Hới có vị trí trung độ của Tỉnh Quảng Bình, cách Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng 50km, cách khu du lịch Suối Bang 50 km, cách cụm Cảng biển Hòn La 60 km và Cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nằm trên trục đờng giao thông Bắc Nam, Thành phố Đồng Hới có cả đờng sắt, đờng bộ, có Cảng biển Nhật Lệ và sân bay Đồng Hới; với bờ biển dài 15,7 km, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng Thành phố, hệ thống suối, hồ nằm rãi rác khắp Thành phố và rừng nguyên sinh ở phía Tây rất thích hợp cho phát triển du lịch.

2.1.2.2.2. Địa hình

Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, địa hình dốc từ Tây sang Đông, nằm giữa núi đá vôi (karst) và biển, phân hóa thành 3 dạng địa hình nh sau:

+ Địa hình đồi núi: Chiếm 15% diện tích tự nhiên, nằm ở phía Tây, phân bố chủ yếu ở xã Thuận Đức, phờng Đồng Sơn, xã Nghĩa Ninh. Địa hình có độ cao khoảng từ 350m đến 510m so với mực nớc biển, có nhiều rừng nguyên sinh và các dãy đồi lợn sóng có điều kiện phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dỡng.

+ Địa hình mấp mô và đụn cát: Chiếm hơn 40% diện tích, nằm ở phía Bắc và phía Tây, đợc phân bố dọc theo các xã Quang Phú, lộc Ninh, Bắc Lý, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa. Địa hình có độ cao khoảng từ 30m đến 350m so với mực nớc biển, là vùng sản xuất lơng thực, hoa màu, đặc biệt là vùng vành đai rau xanh cho Thành phố.

+ Địa hình duyên hải: Chiếm 45% diện tích. Đây là vùng trung tâm Thành phố gồm: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh Đông, Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Đây là vùng đồng bẵng, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, Thơng mại, Du lịch - Dịch vụ của Thành phố. Nằm ở phía Đông Thành

phố là dãy cát ven biển đợc phân bố ở các xã Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, vùng này thuận lợi cho cho phát triển Thủy sản, du lịch biển và một số chơng trình rau sạch của Thành phố.

Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho Thành phố Đồng Hới phát triển kinh tế khá đa dạng.

2.1.2.2.3. Thời tiết, Khí hậu

Thành phố Đồng Hới là một bộ phận nằm chính giữa của tỉnh Quảng Bình, chế độ thời tiết, khí hậu nói chung giống nh khí hậu, thời tiết toàn tỉnh không phân biệt rõ bốn mùa, mà thể hiện hai mùa rõ rệt, ma xuống là mát, nắng lên là nóng, mùa gió đông bắc là rét, mùa gió tây nam là nóng, có thể phân định đợc rằng mùa nắng nóng ở Đồng Hới bắt đầu từ tháng 4 âm lịch đến tháng 8 âm lịch trong năm và mùa ma rét từ tháng 9 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,40C, nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 280C - 29,40C, thấp nhất là 210C - 22,50C; độ ẩm trung bình 84%, trung bình cao nhất 94%, thấp nhất 70%, độ ẩm cao tuyệt đối 100% (tháng 7-1931), thấp tuyệt đối 27% (tháng 2-1938);

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển du lịch theo hướng bền vũng ở khu vực đồng hới (Trang 35 - 40)