Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về xã hội:

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển du lịch theo hướng bền vũng ở khu vực đồng hới (Trang 28 - 29)

+ Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi quốc gia có sự khác nhau về tiêu chuẩn. Đối với nớc ta, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 51 đến 200 ngời, tổng giá trị vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ, doanh thu từ 1 tỷ đến 5 tỷ; doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dới 50 ngời, tổng giá trị vốn dới 1 tỷ, doanh thu dới 1 tỷ.

Trong hoạt động du lịch, việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài ý nghĩa về kinh tế là hạn chế đợc rủi ro, huy động đợc một lợng vốn nhàn rỗi, nhất là đối với những nớc đang phát triển nh ở Việt Nam, nó còn có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội. Đó là tạo việc làm cho một bộ phận lớn ngời lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân, phù hợp với tính chất xã hội hóa cao của ngành du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

+ Tác động xã hội từ hoạt động du lịch đợc quản lý: Hoạt động du lịch mang tính xã hội hóa cao, vì vậy nó có tác động mạnh mẽ lên nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề tồn tại của xã hội hiện nay, ở một chừng mực nào đó liên quan đến hoạt động du lịch. Ví dụ nh nạn mại dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc,…, ngoài ra một số giá trị văn hóa truyền thống có thể bị biến đổi để phù hợp với nhu cầu của du khách, hoặc bị biến đổi do sự du nhập văn hóa. Để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ xã hội, điều cần thiết phải kiểm soát, quản lý chặt chẽ các tác động tiêu cực đến xã hội mang lại từ hoạt động du lịch.

Hiệu quả của công tác kiểm soát, quản lý nhằm hạn chế các tiêu cực đợc thể hiện bằng số lợng các vụ, việc vi phạm đợc phát hiện, xử lý. Đây sẽ là dấu hiệu phản ảnh tính bền vững của xã hội nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng.

+ Mức độ hài lòng cộng đồng địa phơng đối với hoạt động du lịch: Cộng đồng địa phơng không chỉ là ngời chịu tác động trực tiếp của hoạt động du lịch mang lại, họ còn là ngời am hiểu sâu sắc các giá trị của tài nguyên du lịch và ít nhiều tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch. Vì vậy, sự ủng hộ của cộng đồng địa phơng là một yếu tố góp phần phát triển du lịch bền vững.

Để đạt đợc sự hài lòng của cộng đồng địa phơng, ngành du lịch cần phải có những chính sách, biện pháp nhằm phát huy vai trò cũng nh đem lại các lợi ích cho họ, cụ thể: Phát huy vai trò của cộng đồng trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch; Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát thực hiện các dự án đầu t, phát triển du lịch trên địa bàn; Tăng cờng quy mô và mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch; Nâng cao mức sống của cộng đồng từ các hoạt động du lịch.

+ Mức đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội địa phơng: Hiện nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan góp phần vào phát triển kinh tế xã hội các địa ph- ơng nơi có du lịch phát triển. Chính vì vậy, một trong những dấu hiệu nhận biết về tính bền vững trong phát triển du lịch là mức đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phơng từ nguồn thu nhập du lịch.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát triển du lịch theo hướng bền vũng ở khu vực đồng hới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w