1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông

62 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngành công nghiệp dệt may là một trong ngành công nghiệp xuất khẩu lớn và lâu đời trên thế giới. Theo nhận định của Dickerson (1995) thì hầu hết các quốc gia đều tham gia sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may ra thị trường thế giới. Ngành dệt may được xem là một ngành “khởi đầu” đặc trưng đối với các quốc gia đang trên đà phát triển theo định hướng xuất khẩu. Đặc biệt, đối với các nước thuộc khu vực Đông Á với lợi thế về nhân công và điều kiện tự nhiên, xuất khẩu ngành dệt may được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia này trong thời gian gần đây. Ngành dệt may Việt Nam, tính từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia (chiếm hơn một nửa giá trị công nghiệp xuất khẩu của nền kinh tế). Việt Nam đã trở thành một thành viên quan trọng trong thị trường dệt may toàn cầu. Ngành công nghiệp dệt may đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may trong những năm gần đây đã được xếp hàng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, mang về một nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần đáng kể vào việc tăng tỷ trọng GDP. Kể từ sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam ngày càng được tiếp cận với nhiều thị trường mới dễ dàng hơn, từ đó, ngành dệt may cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ổn định. Kim ngạch xuất khẩu vượt quá 11 tỷ USD trong năm 2010, tăng 24% so với năm 2009, 14 tỷ USD trong năm 2011, chiếm 16,5% tổng doanh thu xuất khẩu của cả nước và tăng 38% so với năm 2010. Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam đóng góp một phần đáng kể trên thế giới, chiếm 18,6% tổng xuất khẩu của thế giới trong dệt may trong năm 2010. Việt Nam đứng thứ năm trong xuất khẩu dệt may trên thị trường quốc tế và có một lực lượng lao động trong khu vực là hơn 2,5 triệu người, chiếm 4,7% tổng số việc làm trong nước, trong đó có 1,3 triệu người đang làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp dệt may. Nhìn chung, ngành công nghiệp dệt may được đánh giá là ngành công nghiệp duy nhất trong cả nước duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng thể và kim ngạch xuất khẩu liên tục qua nhiều năm. Tuy ngành dệt may là một ngành kinh tế hướng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua, mang lại hàng chục tỷ USD cho quốc gia, nhưng Việt Nam vẫn không thoát khỏi được vị trí “xuất khẩu hộ”. Giá trị gia tăng mà ngành dệt may thu về cho Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 10% kim ngạch xuất khẩu ngành. Cụ thể là trong năm 2012, xuất khẩu dệt 1 may đạt 15,1 tỷ USD, nhưng nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu dệt may đã chiếm 10,2 tỷ USD, tức là chiếm khoảng 67,5% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013, ngành dệt may xuất khẩu được 17,95 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,1 tỷ do ngành này phải nhập khẩu đến 82,5% nguyên phụ liệu để phục vụ nhập khẩu (14,81 tỷ USD). Trong đó, Trung Quốc là nguồn nhập nguyên phụ liệu chủ yếu cho ngành may mặc Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 37,5% tỷ trọng nhập khẩu toàn ngành (5,56 tỷ USD). Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành dệt may là 1,4 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch (466,4 triệu USD). Sau khi gia nhập AFTA năm 1995, trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007, ký hiệp định FTA với Nhật Bản năm 2008, và gần đây nhất là tham gia đàm phán hiệp định TPP, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội và thách thức. Bên cạnh lợi ích về mức thuế suất 0%, các hiệp định như FTA và sắp tới là TPP đều quy định khắt khe về nguồn gốc xuất xứ của hàng dệt may. Cụ thể là, TPP đề xuất áp dụng quy tắc “từ sợi trở đi” (yarn forward), có nghĩa là, các khâu từ kéo sợi, dệt – nhuộm – hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên của TPP. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, điều này đã gây ra nhiều trở ngại đáng kể bởi hiện nay ngành may mặc Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và các nước khác nằm ngoài TPP. Sự lệ thuộc vào nguồn cung từ phía Trung Quốc luôn đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong vị thế bị động và dễ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bất ngờ hoặc rủi ro. Đặc biệt là kể từ sau khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra, gây rạn nứt mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam nhận định: “Giả sử tình huống xấu nhất Trung Quốc ra lệnh bế môn tỏa cảng không cho xuất hàng vào Việt Nam, thì đầu tiên là việc ách tắc sản xuất xảy ra ngay chứ không phải là cầm cự được bao lâu. Tại vì thường nguyên liệu của chúng ta đặc biệt với ngành dệt may là ngành thời trang, nguyên liệu đưa về là sản xuất ngay và thường thì dự trữ nguyên liệu của các nhà máy dệt may Việt Nam là không quá 2 tới 3 tháng. Tác động sẽ xảy ra ngay thôi”. Mặc dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuỗi cung ứng dệt may là mối quan hệ cộng sinh, khi mà Trung Quốc cũng là quốc gia nhập khẩu sợi chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng xuất khẩu của họ trong khi sản phẩm Trung Quốc chiếm 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, nếu Trung Quốc ngừng quan hệ giao thương với Việt Nam thì Việt Nam sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề hơn. Chính điều này đã khiến các 2 doanh nghiệp dệt may Việt Nam chú trọng hơn đến vấn đề “tự chủ” kinh tế, giảm lệ thuộc vào Trung Quốc mà thay vào đó là đa dạng hóa nguồn cung, tìm kiếm thêm nhiều đối tác thay thế. Nhận thấy những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông” nhằm có thể đưa ra những phân tích và nhận định cụ thể về những tác động mà biến cố tranh chấp gây ra đối với thượng nguồn chuỗi cung ứng của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, đồng thời tiến hành hệ thống, đánh giá tình hình hiện tại của chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và những cơ hội, thách thức mà ngành đang phải đối mặt. Từ đó, nhóm đưa ra một số đề xuất chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu mà mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia gây ra cho thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và nhằm giúp ngành giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Chuỗi cung ứng” có thể được xem là một khái niệm khá mới mẻ đối với các nhà quản trị trong khoảng 10 năm trước đây, tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cụm từ này dần trở nên quen thuộc và nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. 1) Ganesham, Ran và Terry P.Harrison, với tác phẩm “An introduction to supply chain management” (tạm dịch: Nhập môn quản trị chuỗi cung ứng), xuất bản năm 1995, Đại học Penn State đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng trong nền kinh tế toàn cầu. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, đưa ra một số mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, nêu ra những đặc điểm của một chuỗi cung ứng, những khó khăn và thách thức đối với nhà quản trị chuỗi cung ứng, cũng như xu hướng phát triển chuỗi cung ứng trong thời đại mới. 2) Michael Hugos, với tác phẩm “Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”, xuất bản năm 2010, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh đã đưa ra một số khái niệm quan trọng về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, tác giả cũng nêu rõ những cơ hội và triển vọng cũng như các thách thức, khó khăn mà chuỗi cung ứng mang lại cho doanh nghiệp. 3) Uta Juttner, Helen Peck và Martin Christopher, thuộc trường quản trị Cranfield, với bài nghiên cứu “Supply chain risk management: Outlining an agenda for future research” (tạm dịch: Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng: Phác thảo hướng nghiên cứu trong tương lai), đăng trên Tạp chí Logistics quốc tế (International Journal of Logistics), mục Nghiên cứu và Ứng dụng (Research and Applications), quyển 6 năm 2003, đã nêu được khái niệm rủi ro chuỗi cung ứng, mức độ ảnh hưởng của rủi ro chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của việc xây 3 dựng một chuỗi cung ứng bền vững đối với một doanh nghiệp, cũng như đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro. 4) S.Chopra, ManMohan S.Sodhi và Peter Meindl, với bài viết “Managing Risk to Avoid Supply-chain Breakdown” (tạm dịch: Quản trị rủi ro nhằm phòng tránh đứt gãy chuỗi cung ứng”) đăng trên tạp chí kinh doanh Harvard (Harvard Business Review) năm 2004 đã làm rõ khái niệm về rủi ro chuỗi cung ứng, nêu ra những nguồn gây rủi ro và phân loại rủi ro chuỗi cung ứng cũng như đưa ra một số nhóm giải pháp cơ bản giúp doanh nghiệp phòng tránh hoặc hạn chế rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các tài liệu quốc tế trên chỉ đưa ra khung lý thuyết chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng mà chưa tập trung vào một ngành nghề cụ thể nào. Đối với ngành dệt may, vấn đề chuỗi cung ứng cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu. Đặc biệt là, các nghiên cứu đều hướng vào các ví dụ cụ thể ở các thị trường dệt may lớn của thế giới như Trung Quốc, Hong Kong, Bangladesh,…và Việt Nam. Có thể nêu một số ví dụ điển hình như sau: 5) Asli Koprulu và M.Murat Albayrakoglu (2007), với đề tài “Supply chain management in the textile industry: a supplier selection model with the analytical hierarchy process” (tạm dịch: Quản trị chuỗi cung ứng trong ngành dệt may: mô hình chọn lựa nhà cung ứng bằng quy trình phân tích phân cấp), thuộc đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đưa ra khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng và đưa ra phương pháp đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng của ngành dệt may, đồng thời giới thiệu quy trình phân tích phân cấp và ứng dụng của nó trong ngành dệt may nhằm giúp các doanh nghiệp chọn lựa danh mục nhà cung ứng phù hợp. 6) Ha Jin Hwang và Jan Seruga, với bài nghiên cứu “An intelligent Supply chain management system to enhance collaboration in textile industry” (tạm dịch: Một mô hình quản trị chuỗi cung ứng thông minh nhằm cải thiện quan hệ hợp tác trong ngành công nghiệp dệt may), đăng trên Tạp chí quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật, 12/2011, đã nêu sơ lược về quản trị chuỗi cung ứng trong ngành dệt may, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một chuỗi cung ứng trong ngành dệt may, xu hướng chuỗi cung ứng hợp tác và các chiến lược nhằm đẩy mạnh, cải thiện chuỗi cung ứng hợp tác trong giai đoạn hiện nay. 7) Mohammad Ali, Md Mamun Habib (2012), với bài viết “Supply chain management of textile industry: a case study on Bangladesh” (tạm dịch: Quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt may: ví dụ thực tiễn ở Bangladesh), đăng trong tạp chí Chuỗi cung ứng toàn cầu (International Journal of Supply chain) quyển 1, đã khái quát khái niệm về chuỗi cung ứng, ngành dệt may, tổng lược về ngành công nghiệp dệt may toàn cầu, sơ lược về các thị trường dệt may lớn hiện nay như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, và cuối cùng là tập 4 trung vào ngành công nghiệp dệt may ở Bangladesh. Tác giả đã hệ thống và cho người đọc nhìn nhân tổng quan về ngành dệt may và cấu trúc ngành dệt may ở Bangladesh. 8) Jimmy K.C.Lam, với bài viết “Textile and apparel supply chain management in Hong Kong” (tạm dịch: Quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt may ở Hong Kong), đăng trên Tạp chí quốc tế Khoa học và Kỹ thuật, chuyên mục May mặc năm 2006, đã tổng hợp một số khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng và nêu được tình hình quản trị chuỗi cung ứng nói chung ở Hong Kong. Sau đó, tác giả đi sâu vào phân tích quản trị chuỗi cung ứng ngành dệt may của Hong Kong nói riêng để làm rõ được những yếu điểm hiện tại và mức độ quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đối với ngành dệt may Hong Kong. 9) Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), với đề tài nghiên cứu khoa học “Đo lường rủi ro chuỗi cung ứng mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, đã khái quát được cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và rủi ro chuỗi cung ứng nói chung, rủi ro chuỗi cung ứng đối với ngành hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng, từ đó đo lường rủi ro chuỗi cung ứng đối với ngành hàng này khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 10) Đặng Thị Tuyết Nhung và Đinh Công Khải (2011), trong tóm tắt nghiên cứu chính sách “Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam”, thuộc chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, cũng đã nêu được tình hình ngành hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010, đưa ra được chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (có liên quan mật thiết đến chuỗi cung ứng) và vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi toàn cầu. 11) Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Đề án “Khảo sát và Thống kê ngành dệt may Việt Nam 2013” cũng đã đưa ra được tính cấp thiết của việc nghiên cứu ngành dệt may trong thời điểm hiện nay và vạch ra được cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 12) Và các bài báo cáo khác về ngành dệt may Việt Nam như: “Report on Vietnam Textile and Garment Industry” (tạm dịch: Báo cáo về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam) của Hiệp hội công nghiệp bông và dệt may châu Phi (African Cotton and Textile Industries Federation – ACTIF) năm 2010; “Báo cáo cập nhật ngành dệt may” của Công ty chứng khoán BIDV (BSC) ngày 17/7/2013; “Báo cáo phân tích, cập nhật ngành dệt may” của Maybank KimEng (MBKE) ngày 17/4/2014; “Báo cáo ngành VietinbankSc: Ngành dệt may Việt Nam” của tác giả Nguyệt Anh Vũ, tháng 04/2014;…đã nghiên cứu và đưa ra một cái nhìn tổng quát về ngành dệt may Việt Nam trong thời gian gần đây. Với tình hình hiện tại khi Trung Quốc thực hiện hành vi gây hấn và tranh chấp về lãnh hải trên biển Đông với Việt Nam, vấn đề “thoát Trung” luôn được các nhà kinh tế, nhà kinh doanh quan tâm và thường xuyên nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngành 5 dệt may Việt Nam, với nhiều năm lệ thuộc vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, đã trở thành một trong những ngành chịu sự ảnh hưởng và yêu cầu “tự đổi mới” nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên cứu về vấn đề căng thẳng biển Đông và tác động của nó đến “thượng nguồn” chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nếu có, chủ yếu là một số thông tin sơ bộ được đề cập một cách bao quát trên các tạp chí kinh tế. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông” có thể đánh giá là một nội dung nghiên cứu cập nhật và mới mẻ, phù hợp với thực trạng của ngành dệt may hiện nay. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG 2.1. Tình hình ngành dệt may Việt Nam và chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam 2.1.1.2. Tình hình hoạt động của ngành dệt may Việt Nam Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới năm 2010, Việt Nam thuộc Top 10 quốc gia sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2007-2009, đứng thứ 7 vào năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (36,6%), Đức (5,03%), Italy (5%), Bangladesh (4,32%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%). Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới chiếm thị phần từ 4-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản (chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là sản phẩm từ bông sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường trung và thấp. Bảng 1: Tổng quan ngành dệt may Việt Nam trong 4T/2014 6 Nguồn: FPTSS, Báo cáo ngành dệt may 4/2014 Sau hơn 20 năm phát triển mạnh mẽ, hiện nay ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp, sử dụng hơn 2,5 triệu lao động, chiếm tỷ trọng 25% so với lao động công nghiệp của cả nước (Bảng 1). Tuy nhiên, năng suất lao động ở khu vực sản xuất dệt may của Việt Nam (2,4) là vẫn còn thấp so với các quốc gia khác như Trung Quốc (6,9), Indonesia (5,2). Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh, gần 18%. Đến năm 2009, số liệu này có xu hướng giảm nhẹ (0,6%) do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng trên 20% do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Đài Loan, Hàn Quốc và các nước trong khối ASEAN. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng 12% so với năm 2010. Năm 2012, ngành dệt may đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ USD, tăng khoảng 10 - 12% so với năm 2011, dù trong năm này, ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tăng nhanh, khủng hoảng đồng euro,…. Năm 2013 đánh dấu một năm thắng lợi của dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trưởng 18%, vượt 1 tỷ USD so với mục tiêu ban đầu. Tốc độ tăng trưởng CAGR (Compound Annual Growth Rate – tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) của ngành đạt 17,1%/năm Tính riêng giai đoạn 2000- 2012, ngành dệt may đã tăng trưởng gấp 8 lần. 7 Biểu đồ 3: Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2013 Nguồn: Nguyệt A.Vũ, Báo cáo ngành của VietinBank Sc, Ngành dệt may Việt Nam, 04-2014, theo tổng hợp từ VITAS 2013 Biểu đồ 4: Xuất khẩu dệt may Việt Nam từ 2007-2014 (dự báo) Đơn vị: Triệu USD Nguồn: BaoViet Securities, Báo cáo phân tích ngành hàng tiêu dùng: CTCP Dệt may- Đầu tư-Thương mại Thành Công, 6/2014, theo tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam Về thị trường xuất khẩu, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu dệt may đi 54 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, các khách hàng lớn nhất có thể kể tới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đài Loan. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này chiếm gần 89,5% tổng kim ngạch. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam (chiếm 48% tỷ trọng xuất khẩu năm 2013). Biểu đồ 5: Xuất khẩu dệt may Việt Nam tại các thị trường chủ lực giai đoạn 2007-2013 8 Nguồn: Vitas, MBKE Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2012-2013 (Nguồn: BaoViet Securities, Báo cáo phân tích ngành hàng tiêu dùng: CTCP Dệt may- Đầu tư-Thương mại Thành Công, 6/2014, theo tổng hợp từ Bloomberg) Trong đó, ở thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai (7,6% thị phần), xếp sau Trung Quốc (40,2%). Ở thị trường EU, Việt Nam là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ 7 (2,66%). Ở thị trường Nhật Bản, Việt Nam xếp thứ 3 (5%) sau Trung Quốc(78%) và EU (5,25%). (Theo SSI-Research, Vietnam Garment and Textile sector Update, August 14, 2013). Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép 17,1%/năm , đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP hàng năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May. Sản xuất chủ yếu theo hình thức gia công theo đơn hàng, hình thức sản xuất 9 cấp thấp nhất, phương thức gia công đơn giản (CMT (Cut Make Trim) và FOB (Free on Board) chiếm hơn 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu), thiếu khả năng cung cấp trọn gói nên giá trị gia tăng còn thấp, tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5-10%. Nếu xét theo mô hình đường cong nụ cười trong chuỗi giá trị ngành dệt may, thì Việt Nam nằm trong vùng hưởng giá trị thấp nhất. Sơ đồ 9: Đường cong nụ cười trong chuỗi giá trị của ngành dệt may Nguồn: Hà Văn Hội, 2012, Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam Về nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 70%), chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của nhập khẩu ngành là 13,4% (Biểu đồ 7). Biểu đồ 7: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam giai đoạn 2007-2013 Đơn vị: triệu USD 10 [...]... nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng “tự chủ” và giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc ở điểm thượng nguồn chuỗi cung ứng CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THƯỢNG NGUỒN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG BIỂN ĐÔNG 3.1 Nhận xét, đánh giá tình hình thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng biển Đông. .. vì Việt Nam đã lệ thuộc nguồn cung này hơn hai thập kỷ nay Và nếu tình hình căng thẳng này cứ kéo dài mà các doanh nghiệp Việt Nam không có những hành động kịp thời thì chắc chắn ngành dệt may Việt Nam sẽ ở trên bờ vực của sự sụp đổ 2.2.2 Tác động của căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đối với thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam Ngày 2/5/2014, Trung. .. 2.2.1 Thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam và hiện trạng “lệ thuộc” vào nguồn cung từ phía Trung Quốc 2.2.1.1 Trung Quốc và vị trí nhà cung cấp nguyên phụ liệu hàng đầu cho ngành dệt may Việt Nam Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngành may mặc là vấn đề quyết định then chốt cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu Mặc dù, là một trong 5 nước xuất khẩu. .. Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 của bài nghiên cứu đã tập trung nêu rõ tình hình ngành dệt may của Việt Nam nói chung, thượng nguồn chuỗi cung ứng và sự lệ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam nói riêng Đồng thời, nhóm tác giả còn đề cập tới những tác động của vấn đề căng thẳng biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với thượng. .. nhập vào các khâu cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Như vậy, thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là để thành công, họ phải chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh của mình 2.2 Tác động do căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông đối với thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam. .. thì ngành dệt may Việt Nam vẫn khó có thể xâm nhập được mạng lưới xuất khẩu và tiếp thị trong chuỗi giá trị toàn cầu Phân tích các mắt xích trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam cho thấy, sau nhiều năm gia nhập chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức gia công – vị trí đáy của chuỗi giá... nước xuất khẩu khác 2.1.2 Chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam 2.1.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam Chuỗi cung ứng ngành bao gồm: Khách hàng, Nhà bán lẻ, Nhà phân phối, Nhà sản xuất, và Nhà cung ứng nguyên vật liệu Nhưng nếu xét về chuỗi cung ứng toàn cầu, hiện nay Việt Nam chỉ đang chỉ nằm ở khâu nhà sản xuất Mặc dù là nước có nền công nghiệp dệt may phát triển mạnh, nhưng... tế và tài chính để tham gia vào cuộc chơi và dẫn đến - các tranh chấp thương mại đáng tiếc Các doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng phát triển và mang lại nhiều giá trị xuất khẩu dệt may hơn so với doanh nghiệp trong nước,… 35 3.2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian sắp tới Trong bối cảnh mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa. .. nặng nề vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ phía Trung Quốc Chính hiện trạng phụ thuộc thượng nguồn này đã khiến cho chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trở nên “nhạy cảm” và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài Vào đầu tháng 5/2014, Trung Quốc triển khai cắm dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam và gây ra một số tác động đáng chú ý đến ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam nói... lệ thuộc quá sâu sắc vào Trung Quốc trong một thời gian dài đã khiến thượng nguồn chuỗi cung ứng trở thành một điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam và doanh nghiệp dệt may Việt Nam trở nên thụ động và kém năng lực cạnh tranh Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết ngành dệt may đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu với tỷ lệ 86%, riêng Trung Quốc chiếm tới 46% . quyết định chọn đề tài Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông nhằm có thể. tế. Do vậy, đề tài nghiên cứu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biển Đông có. nhật và mới mẻ, phù hợp với thực trạng của ngành dệt may hiện nay. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ

Ngày đăng: 14/05/2015, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Bộ Công Thương (2014), “Báo cáo tổng hợp các vấn đề chủ yếu trong họp báo thường kỳ tháng 3 năm 2014 của Bộ Công Thương”, 04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp các vấn đề chủ yếu trong họp báo thường kỳtháng 3 năm 2014 của Bộ Công Thương
Tác giả: Bộ Công Thương
Năm: 2014
(3) Hà Thị Thu Hằng (2014), “Triển vọng kinh doanh năm 2014 khả quan –cơ hội bứt quá khi TPP đàm phán thành công”, Bảo Việt Securities, Ngành hàng tiêu dùng 6/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng kinh doanh năm 2014 khả quan –cơ hội bứt quá khiTPP đàm phán thành công
Tác giả: Hà Thị Thu Hằng
Năm: 2014
(4) Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) (2013), Đề án “Khảo sát và Thống kê ngành dệt may Việt Nam 2013”, 4/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát và Thống kê ngành dệt mayViệt Nam 2013
Tác giả: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)
Năm: 2013
(5) Hoàng Xuân Hiệp (2011), “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam ở bậc đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam ở bậc đạihọc theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng
Tác giả: Hoàng Xuân Hiệp
Năm: 2011
(6) Hoàng Xuân Hiệp (2013), “Giải pháp nâng cao năng lực đào tạo nhân lực thiết kế thời trang tại Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao năng lực đào tạo nhân lực thiết kế thời trangtại Việt Nam
Tác giả: Hoàng Xuân Hiệp
Năm: 2013
(7) Michael Hugos (2010), “Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”, NXB Tổng hợp Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng
Tác giả: Michael Hugos
Nhà XB: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Năm: 2010
(8) Nguyễn Kim Anh (2006), “Quản lý chuỗi cung ứng”, Đại học mở bán công Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2006
(9) Nguyễn Thanh Hoa, Bùi Nguyên Khoa, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thăng Long (2013), “Báo cáo cập nhật ngành dệt may”, Công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) (17/07/2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cập nhật ngành dệt may
Tác giả: Nguyễn Thanh Hoa, Bùi Nguyên Khoa, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thăng Long
Năm: 2013
(10) Nguyễn Thanh Lâm (2014), “Báo cáo phân tích cập nhật ngành dệt may”, Maybank Kim Eng (MBKE), 17/04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích cập nhật ngành dệt may
Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm
Năm: 2014
(11) Nguyễn Thị Bích Thu (2007), “Đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may Việt Nam đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam đã là một thành viên của WTO”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2 (19)/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may Việt Nam đủ sứccạnh tranh khi Việt Nam đã là một thành viên của WTO
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thu
Năm: 2007
(12) Nguyễn Thị Bích Thu (2008), “Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đến sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hướng đếnsự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thu
Năm: 2008
(13) Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), “Đo lường rủi ro chuỗi cung ứng mặt hàng dệt may XK sang thị trường Mỹ”, Trường Đại học Kinh tế - ĐH QG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường rủi ro chuỗi cung ứngmặt hàng dệt may XK sang thị trường Mỹ
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân và Nguyễn Thị Bích Ngọc
Năm: 2008
(14) Nguyệt A.Vũ (2014), “Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành dệt may Việt Nam”, VietinbankSc, 04/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành VietinbankSc, Ngành dệt may Việt Nam
Tác giả: Nguyệt A.Vũ
Năm: 2014
(15) Tổng cục Môi trường (2008), “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án dệt nhuộm”, Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trườngII. Các tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự ándệt nhuộm
Tác giả: Tổng cục Môi trường
Năm: 2008
(16) Asli Koprulu and M.Murat Albayrakoglu (2007), “Supply chain management in the textile industry: a supplier selection model with the analytical hierarchy process”, University of Istanbul, Turkey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain management in the textileindustry: a supplier selection model with the analytical hierarchy process
Tác giả: Asli Koprulu and M.Murat Albayrakoglu
Năm: 2007
(17) Deedar Hussain, Manuel Figueiredo, Fernando Ferreira (2009), “SWOT analysis of Pakistan Textile Supply chain”, IX Congresso Galego de Estatisctica e Investigacion de Operacions Ourense, 12-13-14 Novembro de 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SWOT analysis of PakistanTextile Supply chain
Tác giả: Deedar Hussain, Manuel Figueiredo, Fernando Ferreira
Năm: 2009
(18) Embassy of Denmark in Vietnam (2010), “Overview of the Textile and Garment Sector in Vietnam”, The Business to business Programme, November 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Overview of the Textile and Garment Sector inVietnam
Tác giả: Embassy of Denmark in Vietnam
Năm: 2010
(19) Ganesham, Ran và Terry P.Harrison (1995), “An introduction to supply chain management”, Penn State University, Chapter 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An introduction to supply chainmanagement
Tác giả: Ganesham, Ran và Terry P.Harrison
Năm: 1995
(20) Ha Jin Hwang and Jan Seruga (2011), “An Intelligent Supply Chain Management System to Enhance Collaboration in Textile Industry”, International Journal of u- and e- Service, Science and Technology, Vol.4, No.4, December, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Intelligent Supply Chain Management System toEnhance Collaboration in Textile Industry
Tác giả: Ha Jin Hwang and Jan Seruga
Năm: 2011
(21) Jimmy K.C.Lam and R.Postle (2006), “Textile and Apparel supply chain management in Hong Kong”, International Journal of Clothing, Science and Technology, Vol.18, No.4, 2006, pg. 266-277 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textile and Apparel supply chain management inHong Kong
Tác giả: Jimmy K.C.Lam and R.Postle
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w