Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam chủ yếu sản xuất theo phương thức CMT (Cut-Make-Trim) và FOB (Free on Board), chỉ có một số ít doanh nghiệp đã cập nhật và sản xuất theo mô hình ODM (Original Designed Manufacturing – tạm dịch: sản xuất trọn gói kèm thiết kế). Đây là mô hình mang lại biên lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với CMT và FOB. Ví dụ như, một chiếc áo sơ mi xuất khẩu, nếu làm gia công, DN chỉ thu từ 1-1,5 USD trong khi với các phương thức cao hơn như ODM, có thể thu từ 14-15 USD, tức giá trị thu về cao gấp 10 lần. Tuy nhiên, theo thống kê, trong số gần 20 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, chỉ khoảng 1% kim ngạch xuất khẩu được làm theo phương thức ODM, do phần lớn DN trong ngành có vốn đầu tư nhỏ (khoảng từ 50-100 tỉ đồng/DN), tập trung nhiều nhất vào khâu cắt may với số lượng nhân công nhiều. Các khâu còn lại trong chuỗi, nhất là dệt - nhuộm, DN nội khó đầu tư do vốn lớn, yêu cầu kỹ thuật cao về xử lý môi trường… nên 70% nguồn nguyên phụ liệu (nhất là vải) phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Để phương thức ODM hiệu quả, theo ý kiến của nhiều DN, cần phải hiểu rõ xu thế thời trang, thị hiếu thị trường, có đội ngũ thiết kế và đội ngũ kinh doanh mạnh bên cạnh hoàn thiện được chuỗi cung ứng…Theo bà Nguyễn Thị Liên – Phó Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú: “Để thực hiện tốt phương thức sản xuất ODM dệt may Việt Nam cần phát triển đồng bộ ba khâu: phát triển sản phẩm, maketing và liên kết chuỗi”.
Giải pháp 2: Tham gia vào chuỗi cung ứng ASEAN (SAFSA)
Việc tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may ASEAN (SAFSA) cũng được coi là giải pháp hữu hiệu cho dệt may Việt Nam. Thực tế, dệt may thế giới hiện đã hình thành nhiều chuỗi cung ứng và phát huy hiệu quả rõ rệt. Theo ông Chris Koh - thành viên Hội đồng Tư vấn của SAFSA, chuỗi SAFSA được hình thành trên cơ sở liên kết các DN dệt và DN may của khu vực để nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm khi gia nhập thị trường dệt may hiện đại thế giới. Tham gia chuỗi cung ứng này, cả nhà sản xuất và khách hàng đều có lợi. Trong đó, lợi ích đầu tiên là DN dệt may Việt Nam sẽ không phải quá lo lắng tìm nguồn nguyên liệu, bởi đã có hẳn một khâu trong mắt xích chuyên cung cấp nguyên liệu theo nhu cầu. Điều này rất có ý nghĩa khi DN dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu hơn 50% nguyên liệu.
Bên cạnh đó, tham gia SAFSA, DN dệt may Việt Nam có cơ hội trở thành nhà cung cấp sản phẩm dệt may trọn gói, tăng cường được khả năng cạnh tranh ở những thị trường lớn như EU, Mỹ. Bởi, khi đã có sự hậu thuẫn của chuỗi cung ứng, các DN dệt may Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển những sản phẩm mang thương hiệu riêng, trong khi SAFSA đang có sẵn 10 chuỗi cung ứng ở Mỹ và EU. "Tất cả những điều đó sẽ góp phần tăng dần giá trị thặng dư cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của những
DN tham gia SAFSA sẽ cao hơn rất nhiều so với những DN "đơn thương độc mã" trên thị trường thế giới rộng lớn" - ông Chris Koh nhấn mạnh.
Có một vấn đề khiến DN băn khoăn là chi phí để tham gia SAFSA khá lớn, khoảng 6.000 USD/năm (phí hội viên), cộng thêm những khoản phí khác như đánh giá chất lượng sản phẩm, quy tắc ứng xử... Dù vậy, những lợi ích mà DN thu về là không hề nhỏ. Do đó, DN nên có sự cân nhắc sao cho hài hòa giữa các lợi ích và chi phí bỏ ra.
Giải pháp 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may là ngành sản xuất, cung cấp các sản phẩm bổ trợ như: các nguyên liệu (bông, xơ, sợi,..); phụ liệu (khoá kéo, mex dựng, cúc, bông tấm, khuy, nhãn mác,…); hoá chất ( thuốc nhuộm, chất trợ,…); và các phụ tùng, cơ kiện, chi tiết, máy móc phục vụ cho ngành Dệt may (xem Sơ đồ 14).
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành Dệt may thì ngành công nghiệp phụ trợ Dệt May Việt Nam còn quá nhỏ bé. Số lượng doanhg nghiệp ít, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Các sản phẩm sản xuất ra mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu nội địa, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đã tự giải quyết được 70-80% nhu cầu. Ngành công nghiệp phụ trợ Dệt may Việt Nam cũng chưa hình thành được các nhóm ngành sản xuất công nghệ cao, như: ngành cơ khí chính xác, ngành công nghiệp hoá dầu và công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm… Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sản xuất hiện tại lại không phát huy được hiệu quả hoạt động và không khai thác hết công suất thiết kế. Đây chính là một nghịch lý trong điều kiện máy móc thiết bị vừa thiếu lại vừa yếu, trong khi nhu cầu trong nước lại rất lớn.
Để có thể phát triển tốt ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, trước hết phải cải thiện môi trường đầu tư và khuyến khích sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Môi trường kinh doanh cần phải rõ ràng, thống nhất và ổn định, tạo điều kiện bình cạnh tranh bình đẳng,…bằng cách: i) thống nhất và công bố các danh mục sản phẩm phụ trợ chủ lực ưu tiên phát triển trong một giai đoạn cụ thể và các sản phẩm phụ trợ dự kiến phát triển trong tương lai; ii) áp dụng chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp địa phương.
Nguồn: “Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020”, thu thập từ Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp
Tiếp theo cần phải xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp sản xuất. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển liên kết giữa các nhà sản xuất nhỏ với các doanh nghiệp lớn, còn ở Thái Lan, Malaysia lại nỗ lực thúc đẩy liên kết giữa nhà cung cấp trong nước với các công ty nước ngoài. Đối với Việt Nam, việc liên kết doanh nghiệp cần có sự ủng hộ và can thiệp của Chính phủ. Chính phủ sẽ thúc đẩy các liên kết thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần thường xuyên tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp phụ trợ, tổ chức các buổi giới thiệu nhu cầu của các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ công nghệ, các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp sản xuất phụ trợ làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, xây dựng và ký kết các
hiệp định liên kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực để phối hợp tận dụng năng lực sản xuất và hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ của nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những thực trạng về thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi xảy ra căng thẳng về vấn đề biển Đông, chương 3 của bài nghiên cứu tập trung đánh giá, nhận định về tình hình thượng nguồn chuỗi và khả năng “thoát Trung” của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Rõ ràng là, diễn biến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam nhưng đây thực sự là một lời cảnh báo về tình trạng lệ thuộc quá lớn nguồn cung từ phía Trung Quốc. Vấn đề tự chủ nguồn cung trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực hiện cắt đứt quan hệ giao thương với Trung Quốc ngay lập tức trong khi vẫn chưa tìm được những thị trường thay thế lại là hành động phi thực tế và thiếu tính toán. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy dệt may xuất khẩu Việt Nam nên có những biện pháp ngắn hạn và dài hạn cụ thể để có thể từng bước “thoát Trung” và “tự chủ” một cách hiệu quả. Theo đó, trước mắt phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục hợp tác với nhà cung ứng Trung Quốc nhưng sẽ giảm dần đơn hàng trong thời gian sắp tới. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực tìm kiếm thêm các nguồn cung mới tiềm năng, mà điển hình là các quốc gia thành viên tham gia Hiệp định TPP nhằm tranh thủ được những lợi ích mà Hiệp định này mang lại. Về dài hạn, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam cần thực hiện tầm nhìn “Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, độc lập và bền vững” bằng cách thực hiện được 3 chiến lược trọng yếu: 1) Tự chủ nguồn cung; 2) Giải quyết “nút thắt cổ chai” trong khâu dệt nhuộm và 3) Nâng cao giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể là, xây dựng các vùng trồng bông, xơ sợi, phân bố phù hợp với đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng của từng vùng. Đồng thời, đẩy mạnh đàm phán với phía Campuchia để có thể thực hiện trồng bông trên đất ngoại để khai thác tốt điều kiện tự nhiên phù hợp với cây bông của quốc gia này. Vấn đề nâng cao công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân công có trình độ và kỹ thuật tiên tiến cũng cần được quan tâm sâu sắc. Về hình thức, dệt may xuất khẩu Việt Nam cũng cần chuyển dần từ hình thức gia công giá trị thấp sang hình thức ODM giá trị cao. Cùng lúc đó, các doanh nghiệp dệt may, cùng với định hướng và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, cũng cần phải tập trung xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ hiệu quả cho dệt may xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững.
KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ và dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới nói chung và đối với nền kinh tế quốc gia nói riêng. Điển hình là trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và chiếm thị phần khá lớn ở các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu,…Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự hưởng được nhiều lợi ích từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành vẫn còn mắc phải nhiều yếu điểm quan trọng như lệ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu, “nút thắt cổ chai” ở khâu dệt nhuộm, hình thức gia công chưa mang lại giá trị gia tăng cao, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước,….
Trung Quốc, cường quốc dệt may lớn nhất thế giới và được xem là “công xưởng của ngành dệt may thế giới”, đóng vai trò là nguồn cung chủ yếu về nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam. Tính trong 4 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đã chiếm tới khoảng 33% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành. Chỉ có riêng mặt hàng bông là ngành dệt may Việt Nam không nhập khẩu từ Trung Quốc do chính sách bảo hộ ngành bông của quốc gia này, còn lại tất cả các nguyên phụ liệu (xơ, sợi, vải, phụ liệu khác,…), đặc biệt là vải, đều nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do giá cả của nguyên phụ liệu Trung Quốc là khá rẻ so với các nhà cung ứng khác, chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng, cộng với ưu thế địa lý gần kề khiến chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng giảm đáng kể,…Ngoài ra, hầu hết công nghệ và kỹ thuật sử dụng cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam hiện nay đều được nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sự lệ thuộc sâu sắc vào nguồn cung Trung Quốc đã khiến cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và chuỗi cung ứng ngành nói riêng trở nên nhạy cảm với những biến cố hoặc rủi ro từ phía cung. Và sự kiện tiêu biểu gần đây nhất chính là tình hình căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua.
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc cắm hạ trái phép dàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam và làm dấy lên căng thẳng về địa chính trị giữa hai quốc gia. Đến giữa tháng 7, Trung Quốc đã ra lệnh rút giàn khoan này về nước. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận chính là tác động không nhỏ của hành động gây hấn này đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Trước hết, căng thẳng biển Đông chính là cơ hội, là “tiếng chuông cảnh tỉnh” thúc giục các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực sự chú trọng đến vấn đề
“thoát Trung”. Nếu càng nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc và làm chủ nguồn cung thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam càng ít có nguy cơ gánh chịu rủi ro không mong muốn do các biến cố từ phía cung. Tranh chấp địa chính trị trên biển Đông cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam. Từ sau hành động gây hấn của Trung Quốc, nhiều cuộc biểu tình diễn ra tự phát và tràn lan trên nhiều tỉnh thành gây ra tâm lý hoang mang và lo sợ đối với các doanh nghiệp dệt may. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngưng sản xuất trong một thời gian. Điều này đã làm sụt giảm đáng kể sản lượng sản xuất và xuất khẩu của ngành. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong tháng 5/2014 đã sụt giảm khoảng 8% so với tháng trước đó. Ngoài ra, chính những diễn biến quân sự và biểu tình diễn ra liên tục trong gần 3 tháng đã khiến các nhà đầu tư ngần ngại khi quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI, vấn đề kiểm soát chuỗi cung ứng được thực hiện nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.
“Thoát Trung” và tự chủ nguồn cung đang trở thành vấn đề kinh tế nổi bật đối với ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện “thoát Trung” như thế nào để đạt được hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro thì cần phải có tầm nhìn chiến lược và các giải pháp ngắn hạn cũng như dài hạn cụ thể. Rõ ràng là, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc. Nếu thực hiện cắt đứt ngoại thương và ngừng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ quốc gia này, chuỗi cung ứng của ngành sẽ lập tức tan vỡ. Do đó, việc “thoát Trung” phải được thực hiện từng bước một theo lộ trình nhất định. Trước mắt, các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải tiếp tục giao thương với Trung Quốc và thực hiện các đơn hàng sẵn có, đồng thời cần nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm các thị trường cung ứng tiềm năng mới, mà điển hình là Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan,…Về dài hạn, trước hết ngành cần xem xét đến phương án mở rộng vùng trồng bông ngoài nước, cụ thể là Campuchia, nhằm tranh thủ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thích hợp với loại cây khó tính như cây bông, và điều kiện địa lý gần kề nhằm từng bước tự chủ nguồn cung. Việc đầu tư vốn, công nghệ và kỹ thuật đối với các vùng trồng bông trong nước hiện tại cũng cần được quan tâm thực hiện. Thứ hai là, để giải quyết “nút thắt cổ chai” ở khâu dệt nhuộm, ngành cần phải