đối với thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc bắt đầu hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981, cùng các tàu quân sự hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Sau đó, tàu Trung Quốc liên tục có các hành động đâm va, làm hư hại và tấn công có chủ ý các tàu hải ngư của Việt Nam trong suốt hai tháng liên tục. Căng thẳng càng gia tăng khi Trung Quốc tiếp tục đưa thêm giàn khoan thứ hai vào biển Đông, đồng thời công bố bản đồ khổ dọc, tuyên bố chủ quyền một cách phi lý đối với tất cả các đảo và quần đảo trên biển Đông. Chính hành động ngang ngược này Trung Quốc đã làm dấy lên làn sóng biểu tình yêu nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình này đều mang tính tự phát và có xu hướng chuyển biến xấu khi có các phần tử kích động và gây rối tham gia và lợi dụng tình hình. Đến ngày 17/7 vừa qua, sau gần 3 tháng liên tục gây hấn cả về chính trị và vũ lực, Trung Quốc đã chính thức rút 2 dàn khoan này về nước. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc mọi căng thẳng đã qua đi và Việt Nam có thể tiếp tục yên tâm với tình hình hiện tại. Rõ ràng là, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã tồn tại một mối giao thương lâu dài trong nhiều năm liền, Trung Quốc là một “bạn hàng” lớn của Việt Nam, là nguồn cung chủ yếu cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam nói riêng. Nhưng chính sự lệ thuộc quá sâu sắc vào Trung Quốc trong một thời gian dài đã khiến “thượng nguồn” chuỗi cung ứng trở thành một điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam và doanh nghiệp dệt may Việt Nam trở nên thụ động và kém năng lực cạnh tranh.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết ngành dệt may đang phụ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu với tỷ lệ 86%, riêng Trung Quốc chiếm tới 46%. Đây là “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng dệt may của Việt Nam. Do vậy, chỉ cần một nửa nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc “gặp trục trặc” thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã lâm vào cảnh khó khăn với đầu vào cho sản xuất.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan nhìn nhận, trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam đang có phần thua thiệt về lợi ích thương mại. “Chúng ta cứ tự hào Việt Nam xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới, đạt hơn 20 tỷ USD/năm, nhưng thực chất với gần 50% nguyên liệu, vải cho dệt may nhập từ Trung Quốc, chúng ta xuất khẩu hộ và đem lại nguồn lợi lớn cho họ hơn là cho Việt Nam”, bà Lan phân tích.
Do đó, kể từ tháng 5/2014, khi Trung Quốc hạ giàn khoa Hải Dương 981 xuống hải phận Việt Nam và làm dấy lên căng thẳng lãnh hải giữa hai quốc gia, ngành dệt may cũng gặp không ít khó khăn về nguồn cung ứng. Theo ông Lê Tiến Trường, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), chính tâm lý bất ổn do ảnh hưởng từ tình hình biển Đông đã gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt là sau những cuộc đình công, biểu tình và phá hoại các công ty Trung Quốc và các công ty Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc diễn ra tự phát và tràn lan tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc của một bộ phận công nhân ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ đã gây ra áp lực tâm lý nặng nề đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, từ đó kéo theo kết quả kinh doanh của ngành dệt may đi xuống. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cuối tháng 5, tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp dệt may tại Bình Dương bị gián đoạn và các doanh nghiệp phải mất thêm một thời gian để ổn định sản xuất. Một số doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc có quy mô sản xuất lớn đóng tại Bình Dương bị đình trệ sản xuất hơn 1 tuần và điều đó đã ảnh hưởng đến sản lượng.
Ngoài ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên phụ liệu, tình hình căng thẳng biển Đông còn khiến ngành dệt may Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất niềm tin của khách hàng. Nếu như trước khi xảy ra sự kiện biển Đông, các chỉ số thương mại đều cho thấy Việt Nam là một môi trường đầu tư an toàn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cộng với lợi thế về tự nhiên, nguồn nhân lực và cơ hội TPP sắp tới, ngành dệt may Việt Nam được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, hàng loạt các cuộc biểu tình tự phát và có tính chất bạo lực diễn ra tràn lan ở khắp các khu công nghiệp nước ngoài, gây ra thiệt hại về người và của cho các đối tác nước ngoài. Điều này đã khiến các nhà đầu tư phải chần chừ và suy ngẫm kỹ lưỡng hơn về khả năng đầu tư hoặc tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam nói chung, và ngành dệt may nói riêng. Rõ ràng là, khi hiệp đinh TPP đang đi đến những vòng đàm phán cuối cùng, quốc gia được lợi nhất về ngành dệt may chính là Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư bắt đầu to ý lưỡng lự về độ an toàn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Theo báo cáo của AsiaInspection (AI) về ngành dệt may, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt
may Việt Nam tăng khoảng 18%, đạt 7,5 tỷ USD. Nhưng từ khi diễn ra tranh chấp biển Đông vào tháng 5/2014, AI cho biết các khách hàng nước ngoài đã thực hiện kiểm tra chặt chẽ và nhiều hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2013 và tháng 4 năm 2014, nhằm đảm bảo là chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm của mình không gặp rủi ro không mong muốn.
Tình hình xuất khẩu dệt may cũng bị ảnh hưởng và có xu hướng giảm sút. Trước thời điểm 2/5/2014, khi Trung Quốc cắm hạ dàn khoan HD 981 và châm ngòi cho căng thẳng gia tăng trên biển Đông, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may (Vitas), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 20,09 tỷ USD, đóng góp khoảng 10% GDP, tốc độ tăng trưởng ngành là 18,7%. Vào quý 1 năm 2014, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã đạt 4,436 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Bảng 7: Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2013-Q1/2014
Đơn vị: triệu USD
Chủng loại 2013 2012 So 13/12 (%) T2/2014 So T1/2014 (%) 2T/201 4 So 2T 14/13 (%) Xuất khẩu 20.096 1.718 18,7 1.504 -27,1 3.566 29,8
Xuất khẩu Dệt may 17.947 15.176 18,9 1.300 -31,8 3.205 30,1 Xuất khẩu Xơ sợi 2.149 1.842 16,7 204 29,9 361 26,7
Nhập khẩu 13.547 11.363 18,8 1.188 23,0 1.189 -29,0
Bông 1.171 875 33,4 134 7,6 134 -19,4
Xơ sợi các loại 1.520 1.400 8,0 125 12,3 125 -39,4
Vải 8.397 7.045 19,3 700 20,6 700 -30,7
NPL DM 2.459 2.043 18,2 229 29,5 230 -21,4
NK cho XK 10.432 8.578 16,2 874 14,2 912 -24,1
Cân đối XNK (1-3) 9.664 8.431 21,5 630 -51,4 2.654 71,7 Tỷ lệ GTGT(%) (4/1) 48,10 49,50 1,10 41,90 -21,00 74,40 18,20
Nguồn: Nguyệt Anh Vũ, Báo cáo ngành VietinBankSc, Ngành dệt may Việt Nam, 04-2014
Tuy nhiên, đến tháng 5/2014, ngành dệt may Việt Nam đã chứng kiến một sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành. Cụ thể là, trong tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với hồi tháng 4/2014. Hoạt động sản xuất của ngành dệt may đang bị sụt giảm, có thời điểm bị ngừng trệ tại một số doanh nghiệp do các phần tử xấu lợi dụng tình hình căng thẳng tại Biển Đông gây rối quá khích tại một số khu công nghiệp ở một số tỉnh thành phố. Cụ thể là, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tháng 5 ước đạt 27,2 triệu m2, giảm 5,4% so với tháng 4 năm 2014, tính chung 5 tháng ước đạt 129 triệu m2, tăng 17,1% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tháng 5 ước đạt 59,2 triệu m2, chỉ tăng 1,4% so với tháng 4, song tính chung 5 tháng đạt 274 triệu m2, giảm 4,2%. Mặc dù có những mặt hàng vẫn tăng trưởng đáng kể
như: quần áo mặc thường tháng 5 ước đạt 244,2 triệu cái, tăng 2,7% so với tháng 4, song tính chung kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 5 ước đạt gần 1,45 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4, tính chung 5 tháng ước đạt 7,44 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Rõ ràng là, căng thẳng biển Đông với Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp không ít khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lệ thuộc quá lớn của ngành vào nguồn cung từ phía Trung Quốc, trong khi các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước còn quá yếu kém, không đủ năng lực hỗ trợ cho ngành dệt may chuyển hướng tìm các nguồn cung thay thế từ các quốc gia khác.
Tuy nhiên, dấu hiệu giảm tốc đã sớm được ngăn chặn, khi có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, nhằm giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, khiến hệ thống sản xuất của ngành đã cơ bản trở lại bình thường. Kết quả cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 6 đã tăng lên 1,9 tỷ USD, tăng 350 triệu USD so với tháng 5/2014. Hơn nữa, điểm nhấn quan trọng trong 6 tháng qua là, kim ngạch xuất khẩu tại 4 thị trường lớn Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc không những được duy trì, mà còn có sức bật tốt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) đạt 1,5 tỷ USD, tăng 11,3%; sang Nhật Bản cũng tăng 11,3%, sang Hàn Quốc thậm chí tăng tới 30,1%.
Nguyên nhân của sự phục hồi nói trên là do hành động chủ động của Hiệp hội dệt may Việt Nam vào giữa tháng 5/2014 khi gửi công văn đến các doanh nghiệp trong ngành yêu cầu các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm các thị trường thay thế tiềm năng để tránh phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc và chịu ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp Trung Quốc cắt đứt nguồn cung đối với ngành. Các thị trường tiềm năng có thể kể đến là Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia…