Nhận xét, đánh giá tình hình thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng biển Đông hiện nay (SWOT)

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 31 - 34)

THƯỢNG NGUỒN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG BIỂN ĐÔNG

3.1. Nhận xét, đánh giá tình hình thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng biển Đông hiện nay (SWOT)

xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng biển Đông hiện nay (SWOT)

3.1.1. Điểm mạnh

- Theo nhận định của Phillipe Delalande, một nhà nghiên cứu và kinh tế học người Pháp, thì ổn định chính trị chính là “một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt

Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế.”. Việt Nam được đánh giá là một môi trường đầu tư có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam đang tham gia vòng đàm phán TPP và các hiệp định FTA, hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành.

- Là một quốc gia với hơn 90 triệu dân, dân số trẻ, chủ yếu trong độ tuổi lao động, trong khi dệt may lại có đặc điểm nổi bật là thâm dụng lao động. Do đó, có thể nhận thấy, lao động chính là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Mặt khác, chi phí lao động dệt may ở Việt Nam cũng khá thấp, trong khi người lao động Việt Nam được đánh giá khá cao về độ khéo léo.

- Chính phủ Việt Nam, với định hướng đưa ngành dệt may thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đã có những khuyến khích và biện pháp ưu tiên giúp phát triển ngành dệt may như ưu đãi thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất hàng may mặc tái xuất trong thời gian 3-4 tháng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp dệt may,…

- Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với các nước trong khu vực (ASEAN) và trên quốc tế (Hoa Kỳ, EU,..), tạo cơ hội làm ăn với các thị trường này.

3.1.2. Điểm yếu

Có người ví von rằng, ngành may mặc Việt Nam hiện nay “không làm ra nổi một cái áo”. Nhận định này cũng không có gì quá đáng bởi theo tình hình trên, chúng ta chủ yếu làm gia công và phụ thuộc phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài.

Hiện nay Trung Quốc được xem là “công xưởng dệt may” của thế giới với 86% doanh nghiệp vừa và lớn chiếm ưu thế, trong khi ở Việt Nam có tới 81% các công ty trong ngành dệt may là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) cho biết, nhà máy dệt cấp xã của Trung Quốc đã lên tới 1.000 máy trong khi nhà máy dệt lớn nhất của Việt Nam chỉ có 200 máy. Điều này nói lên rằng, ngành dệt may Việt Nam rất khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc nếu không có những chiến lược “cải tổ” ngay từ bây giờ.

Cái mà ngành dệt may Việt Nam đang thiếu là vải và dệt thoi. Hiện nhiều doanh nghiệp có công nghệ hiện đại nhưng không thay đổi được gì do chúng ta không tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thế bị động cũng được thiết lập từ việc ngành may mặc Việt Nam không tự thiết kế được mẫu mã.

Có thể nhận thấy rằng, trở ngại lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là tay nghề của công nhân không cao và hiệu suất lao động thấp. Trong khi các nhà sản xuất Việt Nam hoàn thành trung bình 12 chiếc áo sơ mi Polo/ngày/người thì các công ty may ở Trung Quốc có

thể sản xuất trung bình 25 chiếc (cao gấp hơn 2 lần Việt Nam). Trở ngại này, cùng với giá đầu vào cao hơn, đang làm mất lợi thế của ngành dệt may trong nước.

Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà sản xuất Việt Nam đều chỉ giới hạn trong các hoạt động gia công giá trị thấp. Đa phần các doanh nghiệp trong nước bị “mắc kẹt” trong nền sản xuất năng suất thấp, giá trị thấp, chỉ đáp ứng được thị trường nội địa, khó tạo được năng lực cạnh tranh khi vươn ra thị trường thế giới. Nếu không tạo lập được một ngành dệt nội địa và một chuỗi cung ứng phụ liệu mạnh, hiệu quả tại Việt Nam thì việc mở rộng sản xuất, xuất khẩu cũng không mang lại một tỷ lệ nội địa hóa cao trong phần gia tăng giá trị.

Đối với doanh nghiệp ngành may nói riêng hay các ngành thâm dụng lao động nói chung, nếu tiếp tục “chạy” theo phương thức gia công thì ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn bởi không thể chủ động trong nguồn cung. Điều này gây rủi ro bất cứ lúc nào nếu nguồn cung có vấn đề kể cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng chính trị nổ ra giữa nước ta và Trung Quốc, doanh nghiệp Việt cũng như chính phủ cần thiết phải nghĩ đến những biện pháp lâu dài để hoàn thiện chuỗi cung ứng từ “thượng nguồn”.

Trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải nghĩ đến việc chuyển đổi nguồn cung từ các nước khác hoặc theo đường vòng hay nội địa hóa. Tuy nhiên, cái khó là các phương án này đều có giá thành cao hơn so với nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc nhập nguyên phụ liệu không chỉ do bản thân doanh nghiệp Việt Nam quyết định mà còn phụ thuộc vào sự chỉ định của khách hàng. Theo các doanh nghiệp trong ngành, để thuyết phục khách hàng nhập nguyên phụ liệu ở các nước khác (giá cao hơn Trung Quốc) không phải dễ bởi đối với họ lợi nhuận vẫn là trên hết.

Theo các chuyên gia, dự báo trong vài năm tới, nguồn cung nguyên phụ liệu của ngành dệt may có thể đến từ hai hướng: Giảm dần từ Trung Quốc, tăng dần ở các nước khác (Myanmar, Bangladesh, Campuchia…) hoặc nội địa hóa tăng dần. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ mất khách hàng hoặc giảm sản lượng từ các doanh nghiệp trong nước.

Ngành may mặc Việt đang đòi hỏi đầu tư gấp vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn. Các hoạt động thượng nguồn (như vải, tách bông) đòi hỏi lao động có tay nghề và nguồn vốn từ thu hút đầu tư FDI. Đối với các hoạt động hạ nguồn (thiết kế, marketing) cần hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo.

Hạn chế nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu ngành may từ Trung Quốc là cách để các DN Việt Nam cần làm để ổn định nguồn cung, từ đó ổn định sản xuất, đồng thời đáp ứng điều kiện ưu đãi về thuế khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

3.1.3. Cơ hội

- Hiện nay hoạt động gia công xuất khẩu của ngành dệt may thế giới đang có xu hướng chuyển dịch dần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác. Nguyên nhân là do chi phí tăng cao ở quốc gia này trong khi uy tín về chất lượng và đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may ngày càng sụt giảm. Bangladesh và Việt Nam được xem xét là một trong 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển này.

- Việc tham gia đàm phán TPP và các hiệp định FTA đã khiến Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngành dệt may, với những yếu kém và thiếu sót trong khâu dệt nhuộm và công nghiệp phụ trợ, sẽ là một trong những mục tiêu đầu tư tiềm năng trong thời gian sắp tới. Theo dự báo thì ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển khoảng 9,8%/năm (CAGR) và đạt xuất khẩu 55 tỷ USD vào năm 2025 năm hiệp định TPP được thông qua.

- Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân và thu nhập trung bình ngày càng được cải thiện (1.960USD/người/năm) tạo ra nhu cầu sử dụng hàng may mặc nhiều hơn.

- Luồng vốn đầu tư FDI và các dự án hợp tác ngày càng tăng giúp nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật và từ đó giúp cải thiện năng lực cạnh tranh cua ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.

- Vấn đề Biển Đông diễn ra giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực sự nhìn nhận và đánh giá lại những lỗ hổng và yếu kém trong chuỗi cung ứng của mình, từ đó có những định hướng và bước đi đúng đắn hơn nhằm mục tiêu “thoát Trung” càng sớm càng tốt. Nếu còn phụ thuộc vào nguồn cung Trung Quốc thêm một thời gian nữa, ngành dệt may Việt Nam sẽ còn phải đối mặt nguy cơ “đứt gãy chuỗi cung ứng” và hệ lụy là tan vỡ ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w