Giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 36 - 43)

THƯỢNG NGUỒN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CĂNG THẲNG BIỂN ĐÔNG

3.2.1.Giải pháp ngắn hạn

* Tiếp tục giao thương với Trung Quốc nhưng giảm dần sự lệ thuộc bằng cách đa dạng hóa nguồn cung

- Lý do xây dựng giải pháp

Hiện nay, chuỗi cung ứng dệt may đang có hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng. Xét riêng về thượng nguồn, trong khi nhu cầu ngành dệt may cần khoảng 400.000 tấn bông, nhưng trong nước mới chỉ đáp ứng được hơn 3.000 tấn; xơ nhân tạo cần khoảng 400.000 tấn, song trong nước cũng mới đáp ứng được khoảng 30%… Về hạ nguồn, trong khi ngành may cần khoảng 6 tỷ mét vải/năm thì thực tế là các DN phải NK trên 5 tỷ mét, phụ liệu may cũng phải nhập khoảng 70%…

Trong tình hình hiện tại, ngành dệt may Việt Nam đã và đang rất lệ thuộc vào nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, nên khi có tranh chấp xảy ra thì việc quyết định chấm dứt mối giao thương ngay lập tức là không thể vì nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của toàn ngành – rủi ro từ phía cung xảy ra, làm trì trệ toàn bộ hoạt động của ngành, doanh nghiệp bị sụt giảm sản lượng đột ngột thậm chí không sản xuất được vì thiếu nguyên vật liệu dẫn đến mất uy tín và hình ảnh ngành.

Mặt khác, nguyên phụ liệu dệt may được nhập từ Trung Quốc với giá thấp hơn các thị trường khác nên nếu chuyển nguồn cung đột ngột thì giá thành sản xuất sẽ tăng đột biến dẫn đến thua lỗ trong các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Thêm nữa, dệt may Việt Nam vẫn chỉ là gia công theo đơn đặt hàng (CMT) nên tất cả giá cả chi phí đều được xác định ngay từ đầu và mỗi đơn hàng thường được ký kết trước 3-6 tháng giao hàng.

Chính vì vậy ngành dệt may không thể cứng rắn cắt đứt mối giao thương này ngay mà phải có giải pháp xoay chuyển nguồn cung từ từ.

- Nội dung giải pháp

Phân tích tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng số nguyên liệu nhập khẩu, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nguyên vật liệu từ Trung Quốc so với các nguồn nguyên phụ liệu từ các nhà cung ứng hiện tại khác như Thái Lan, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc.

Trung Quốc Nhà cung ứng hiện tại khác

Điểm mạnh

Điểm mạnh từ nội tại ngành dệt may Trung quốc:

Là những nền công nghiệp dệt may mới nổi với:

• Truyền thống dệt nhuộm có từ lâu đời và nổi tiếng thế giới với “Con đường tơ lụa” từ Trung Quốc qua các nước Trung Đông và đến Châu Âu.

• Thống trị ngành dêt may trên thế giới trong suốt gần 30 năm.

• Chi phí nhân công rẻ kết hợp với diện tích đất rộng – thích hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt may với chi phí rất thấp

• Rất nhiều chủng loại cũng như mẫu mã đa dạng thích hợp với từng loại thị trường.

Điểm mạnh đối với thị trường Việt Nam:

• Vị trí địa lý giao thương vô cùng thuận lợi dẫn đến chi phí vận chuyển thấp.

• Có mối quan hệ giao thương gắn kết từ rất lâu đời với Việt Nam.

• Thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại – năng suất cao chất lượng tốt.

• Áp dụng cải tiến nhiều mẫu mã chủng loại.

• Khi hiệp định thương mai tự do FTAs được đưa ra, các loại thuế được bãi bỏ thì cơ hội cạnh tranh của những nước mới nổi là rất lớn, và sức đe dọa đển Người Khổng Lồ dệt may Trung Quốc là không hề nhỏ.

Điểm yếu

Sự tăng giá đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới do:

• Sự tăng giá liên tục của đồng Nhân Dân Tệ (RMB), ước tính cứ mỗi 1% tăng giá của RMB sẽ làm lợi nhuận của ngành dệt may TQ giảm từ 6%.

• Chi phí lao động tăng, vì Chính quyền địa phương TQ đã tăng mức lương tối thiểu, đặc biệt là những vùng ven biển nơi các khu công nghiệp Dệt May tập trung đông.

• Áp lực đất đai và chi phí quản lý đã làm giảm tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp dệt may tại Trung Quốc

Rạn nứt mối quan hệ đối với nhà nhập siêu Việt Nam:

• Đối đầu với một thị trường xuất siêu ngành dệt may lớn nhất thế giới là Trung Quốc.

• Vị trí địa lý không thuận lợi.

• Giá cả sản phẩm cao hơn Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Rào cản từ phía doanh nghiệp đặt hàng về việc chỉ định nguồn cung nguyên liệu.

• Bắt đầu từ tranh chấp biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa

• Tranh chấp đặc quyền kinh tế trên vùng Biển Đông.

• Chất lượng hàng hóa ngày càng sụt giảm.

Từ bảng đánh giá so sánh ta có thể biết được những bất lợi của nguyên vật liệu Trung Quốc trong tương lai cũng như lợi thế của các nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng nhỏ khác. Tuy hiện tại các nhà cung ứng này chiếm tỷ trọng không cao, nhưng chúng ta có thể dễ dàng từ từ nâng cao dần tỷ trọng bằng cách ký kết lại hợp đồng cung ứng với các nhà sản xuất nguyên vật liệu từ đó giảm dần sự thống trị của nguyên phụ liệu Trung Quốc.

Một thực tế nữa là các công ty dệt may Việt Nam tự chủ động tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho công ty mình để đảm bảo sản xuất, không có sự liên kết ngành. Chính vì thế cần có một tổ chức đứng ra tổng hợp nhu cầu của toàn ngành và xem xét tỷ trọng nguồn nhập khẩu từ các nhà cung ứng nước ngoài có hợp lý không, không để tình trạng cả ngành dệt may lại phụ thuộc khá lớn vào một thị trường khác, dẫn đến rủi ro cung khi thị trường đó gặp vấn đề dù là chủ quan hay khách quan. Chính vì thế, việc tăng cường tìm kiếm những bạn hàng mới ở những thị trường tiềm năng khác là rất quan trọng. Theo nhận định của ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề tự chủ nguồn cung cũng đã được nhiều doanh nghiệp dệt may quan tâm và đã có một số hành động cụ thể. Thực tế là, trong 10 trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam đã luôn nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Nếu như 10 năm trước, 75-80% nguyên phụ liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu từ Trung Quốc, thì đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ nước này chỉ còn 4,3 tỷ USD trên tổng số 13 tỷ USD nguyên phụ liệu nhập khẩu, tỷ trọng chỉ còn 37%. Tuy nhiên, chính vấn đề căng thẳng biển Đông với Trung Quốc mới khiến yêu cầu đa dạng hóa nguồn cung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Những thị trường tiềm năng mới như: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Cam-pu-chia, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, và Sri Lanka đang có sự phát triển mạnh. Đa dạng hóa nguồn cung có thể giúp làm dãn rộng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.

Thị trường Ấn Độ - Hiện nay Ấn Độ là nước sản xuất và xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới, là nước xuất khẩu hàng đầu về sợi tổng hợp và sợi pha, đứng thứ hai về sợi rayon và thứ năm về sợi nhân tạo. Mỗi năm, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 3.500 triệu USD sản phẩm sợi tổng hợp, tơ nhân tạo đến 166 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Ấn Độ không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả cạnh tranh mà phong cách hợp tác rất chuyên nghiệp,

nổi tiếng với truyền thống giao hàng đúng hẹn. Trong thời gian vừa quan, Ấn Độ đã xuất khẩu số lượng khá lớn nguyên phụ liệu dệt may sang Việt Nam. Đặc biệt là trong “Chương trình giao thương Dệt may Việt Nam - Ấn Độ” diễn ra gần đây tại Tp.HCM, ông Manikam Ramaswami-Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu Dệt bông Ấn Độ đã thể hiện ý muốn hợp tác và trở thành đối tác cung ứng lâu dài cho doanh nghiệp Việt Nam theo hướng “đôi bên cùng có lợi” trên cơ sở giảm thiểu chi phí đầu vào cho sản xuất. Các sản phẩm chính nhập khẩu từ Ấn Độ có thể kể đến là vải may comple, áo sơ mi, vải may đầm, vải thêu, vải may thời trang cao cấp,…; các loại sợi polyester và filament, polyester và viscose, polyester và cotton, sợi acrylic,…Với sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, Ấn Độ hứa hẹn sẽ là một trong những nguồn cung nguyên phụ liệu hấp dẫn, đặc biệt là mặt hàng bông, sợi cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam.

Thị trường Bangladesh – hiện là nước xuất khẩu hàng may sẵn lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và thứ sáu trên thế giới về ngành dệt may. Một lợi thế của Bangladesh trong thời gian tới nữa là 80% các công ty quần áo Mỹ và Châu Âu có kế hoạch di chuyển gia công phần mềm của họ từ Trung Quốc (nơi có mức lương ngày càng tăng cao) sang một nước được xem xét như một lựa chọn tốt là Bangladesh với chi phí nhân công rẻ hơn. Hiện Bangladesh đã và đang chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ về ngành dệt may cả về hàng may sẵn và nguyên phụ liệu, nên Bangladesh sẽ là một nhà cung ứng tiềm năng cho Việt Nam vào thời gian tới. Tuy nhiên, Bangladesh đang có định hướng tập trung phát triển chuỗi cung ứng trong nước nên hiện tại, việc hợp tác giữa Việt Nam với quốc gia này vẫn chưa thể thực hiện trong thời gian gần nhất.

Thị trường Thái Lan - Theo báo cáo của Viện dệt may Thái Lan (THTI-Thailand’s Textile Institute), năm 2010 Thái Lan đã sản xuất 918.400 tấn sợi, trong đó có 917.600 tấn sợi nhân tạo và 800 tấn sợi bông; 977.200 tấn xơ, trong đó có 626.100 tấn xơ nhân tạo và 351.100 tấn xơ bông; 746.400 tấn vải, trong đó có 483.300 tấn vải dệt đan và 263.100 tấn vải dệt kim. Chủ yếu nguyên phụ liệu nhập từ Thái Lan được sử dụng để sản xuất các mặt hàng thuộc phân khúc trung bình.Với lợi thế có một chuỗi cung ứng trong ngành khá hoàn chỉnh ở tất cả các khâu, Thái Lan được đánh giá là “thiên đường” của các mặt hàng dệt may và là một đối tác hấp dẫn với nguồn cung xơ, sợi, vải dồi dào, ổn định và chất lượng cao. Ngoài ra, với đặc điểm lân cận về địa lý nên việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Thái Lan cũng sẽ không làm phát sinh nhiều chi phí vận chuyển. Một điều đáng lưu ý là, hiện tại Chính phủ Thái Lan không hỗ trợ về giá bông nên ngành trồng bông của Thái Lan không thực sự phát triển mạnh mẽ. Do đó, ngành dệt may Việt Nam có thể tập trung nhập khẩu xơ,

sợi và vải bán thành phẩm hoặc thành phẩm từ Thái Lan mà bỏ qua mặt hàng bông, vốn không phải là thế mạnh của thị trường này.

Thị trường Hàn Quốc - Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại và đầu tư đối với ngành dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc luôn giữ một vai trò nổi bật. Trên thực tế, tin tưởng môi trường đầu tư tại Việt Nam và nhận thấy những thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc không ngại bơm vốn ngành này. Cơ hội về thị trường xuất khẩu cũng được nhìn thấy rõ khi một loạt hiệp định thương mại song phương, đa phương như FTA với EU, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.Với hơn 500 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2 tỷ USD, không thể phủ nhận rằng, nguồn vốn Hàn Quốc đã làm gia tăng nhanh quy mô của ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là với những dự án nguyên liệu như sợi, dệt... Trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu quá nghiêng về Trung Quốc, nằm trong lộ trình giảm thiểu sự lệ thuộc nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu dệt may từ bất cứ một quốc gia nào, Hàn Quốc đang là đối tác được ngành dệt may tập trung khai thác để gia tăng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may…Theo Bộ Công Thương, đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Thêm vào đó, cuối tháng 5/2014, Phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định thương mại tự do song phương FTA Việt Nam - Hàn Quốc đã kết thúc và 2 bên đang nỗ lực để kết thúc đàm phán vào tháng 10 năm nay. Do đó, có thể đánh giá Hàn Quốc là một thị trường cung ứng vải chất lượng tốt, chi phí vận chuyển thấp,…dựa vào mối quan hệ giao thương tốt đẹp giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong thời gian này. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng phải luôn lưu ý để không quá lệ thuộc vào thị trường Hàn Quốc và lặp lại sai lầm như đối với Trung Quốc.

Thị trường Malaysia - Theo Hiệp hội phát triển ngoại thương Malaysia (Matrade), hiện nay Malaysia chủ yếu sản xuất các sản phẩm sợi, xơ thiên nhiên và xơ nhân tạo, bông dệt và vải sợi tự nhiên,…và các loại xơ đặc biệt. Ngành dệt may Malaysia nổi tiếng bởi công đoạn polymer hóa và sản xuất sợi nhân tạo, quay sợi, dệt, dệt kim, in và nhuộm. Cụ thể là, theo thống kê của Matrade, xơ sợi đóng góp 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may; các loại vải dệt từ sợi tự nhiên chiếm 8%; các loại xơ, sợi, vải đặc biệt chiếm 7%; và các loại sợi tổng hợp chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành. Ngoài ra, với vị trí nằm dọc theo phía Nam biển Đông và eo biển Malacca, một trong những hải lộ trọng yếu của thế giới, Malaysia có khả năng vận chuyển hàng hóa đến nhiều quốc gia mà vẫn không quá tốn kém chi phí vận chuyển. Trong thời gian gần đây, Malaysia đã tham gia vào vòng đàm phán

12 bên của Hiệp định TPP, trong đó có Việt Nam. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may của các quốc gia thành viên, tuy nhiên, với yêu cầu “từ sợi trở đi” (Yarn forward), những quốc gia có chuối cung ứng còn yếu và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là từ nguồn cung ngoài khối TPP, mà điển hình là Trung Quốc. Do đó, nếu sử dụng nguồn cung nguyên phụ liệu, mà cụ thể là mặt hàng xơ sợi và vải, từ thị trường Malaysia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam khi tham gia vào TPP.

Thị trường Campuchia - một trong 3 nước Đông Dương có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ về kinh tế lẫn chính trị với nước ta. Hiện tại Campuchia đang xuất khẩu nguyên liệu thô trong đó có nguyên liệu thô của ngành dệt may sang Việt Nam, và với chính sách đẩy mạnh phát triển ở Campuchia cho tương lai đối với các ngành mang lại nguồn thu chính trong đó có nguyên liệu thô thì đây cũng là một giải pháp đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên vật liệu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Thị trường Sri Lanka – Việt Nam và Sri Lanka đã có sự hợp tác thương mại song phương từ lâu, trong đó Sri Lanka nhập khẩu Clanhke, sản phẩm dệt may, linh kiện, máy móc thiết bị… và ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu thức ăn gia súc, nguyên liệu, vải, phụ liệu dệt may, da giầy từ họ. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ ở Ấn độ Dương với dân số khá khiêm tốn vào khoảng 21,5 triệu dân, song mức độ phục hồi kinh tế của Sri Lanka lại nhanh hơn so với mức độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Cùng với những chính sách tích cực của mình, kinh tế Sri Lanka sẽ còn nhiều hứa hẹn phát triển trong thời gian tới, tạo tiền đề cho mối giao thương giữa Việt Nam và Sri Lanka ngày càng mạnh hơn.

Thị trường Pakistan – Các mặt hàng xuất khẩu chính của Pakistan gồm vải bông, gạo, hàng dệt kim, khăn trải giường, xăng dầu, than đá, sản phẩm hoá chất, sản phẩm da, xi- măng, v.v…Trong đó mặt hàng bông vải chiếm trọng cao nhất bên cạnh mặt hàng dầu thô.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 36 - 43)