Những nguy cơ mà ngành dệt may phải đối mặt khi lệ thuộc nhiều vào nguồn cung của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 26 - 27)

nguồn cung của Trung Quốc

Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn, được Chính phủ hết sức quan tâm, trước mắt là giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, tiếp theo là làm bàn đạp cho các ngành khác phát triển theo. Tuy nhiên trước đây, các doanh nghiệp cũng như Chính phủ quá chủ quan khi chỉ tìm ra những nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phải chăng, nhưng không quan tâm, không chú trọng đa dạng hóa nguồn cung, chỉ ưu tiên lựa chọn thị trường cung có lợi thế tốt nhất mà không lường trước được những rủi ro khi cứ chỉ dựa vào một thị trường.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có hơn 6.000 doanh nghiệp thu dụng 2,5 triệu công nhân và tạo ra kim ngạch xuất khẩu hơn 20 tỉ USD theo số liệu thống kê đầu năm 2014. Tuy vậy, do tính chất một nền công nghiệp gia công tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, ngành dệt may phụ thuộc vào máy móc cũng như nguyên phụ liệu, bông, vải, xơ, sợi nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ lệ 37,5%. Nhưng nếu tính cả những vật tư như hóa chất cơ bản cho dệt, nhuộm hay phụ tùng thay thế thì hằng năm mức tổng nhập chính thức từ nước này là 46%. Do vậy, người ta dễ thấy hàng Trung Quốc có mặt ở hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất của hàng dệt may. Ông Võ Trí Thành, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế (CIEM ) cho biết, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đã bị phá sản trong năm 2012, vì quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Lượng hàng trung gian nhập khẩu quá lớn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải bươn chải, sống sót phụ thuộc lớn vào việc nhập hàng Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất hàng may mặc và xuất khẩu của Việt Nam là rất yếu, và cho thấy ngành may mặc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, cả hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.

Do đó, một khi thị trường nguồn cung có một biến động nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ ngành dệt may nói chung và các vấn đề xã hội khác kéo theo nói riêng. Theo tình hình hiện tại mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng, chính lúc này thì các Doanh nghiệp Việt Nam đã lộ rõ điểm yếu của mình khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc, các doanh nghiệp mới bắt đầu lay hoay tìm hướng đi mới, nhưng việc này là rất khó khăn, vì Việt Nam đã lệ thuộc nguồn cung này hơn hai thập kỷ nay. Và nếu tình hình căng thẳng này cứ kéo dài mà các doanh nghiệp Việt Nam không có những hành động kịp thời thì chắc chắn ngành dệt may Việt Nam sẽ ở trên bờ vực của sự sụp đổ.

Một phần của tài liệu Giải pháp cải thiện thượng nguồn chuỗi cung ứng ngành dệt may xuất khẩu của việt nam trong bối cảnh căng thẳng giữa việt nam và trung quốc về vấn đề biển đông (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w