pháo hạm” để quay lại thống trị Đông Nam Á. Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, Hà Lan trở lại Inđônêxia, Mĩ trở lại Philippin, Anh trở lại Miến Điện, Malaixia. Sự ngoan cố của các đế quốc thực dân, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á cùng với sự chi phối của mối quan hệ quốc tế lưỡng cực, làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương, trở nên hết sức quyết liệt, đẫm máu. Những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Liên Xô từ sau Chiến thế giới thứ hai và thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949, làm cho các nước đế quốc Đông Nam Á hết sức lo ngại về “sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực này. Do vậy chúng tìm cách thay đổi chính sách thực dân, đặc biệt là từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam. Chủ nghĩa thực dân cũ chuyển dần sang chủ nghĩa thực dân mới, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập: Philippin (471946), Miến Điện (411948), Inđônêxia (27121949), Mãlaixia (3181957), Singapo (1963). ở Đông Dương cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức quyết liệt và mang tính chất của cuộc chiến tranh cách mạ ng, đến năm 1975 mới kết thúc thắng lợi, ở Brunây đến năm 1984 mới tuyên bố độc lập. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các nước Đông Nam Á được bắt đầu từ những thời điểm khác nhau, do các nước trong khu vực giành độc lập ở những thời điểm khác nhau. Giữa các nước cũng có sự khác nhau về con đường phát triển. Các nước Đông Dương xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, trong lúc đó các nước khác tìm cách dựa vào phương Tây, phát triển nền kinh tế thị trường. Trong thế giới “lưỡng cực”, sự khác nhau giữa hai nhóm nước Đông Nam Á đã được sử dụng để tạo ra sự đối đầu trong khu vực. Khi Liên Xô tan rã, xu thế đối thoại trong khu vực cũng diễn ra với việc giải quyết vấn đề Campuchia (1991) . Con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á vẫn được Việt Nam lựa chọn và xu thế hoà nhập khu vực vẫn diễn ra. Điều này cho thấy những xung đột giữa hai nhóm nước trong suốt hàng thập kỷ qua là biểu hiện của xung đột ý thức hệ trong quan hệ quốc tế.
Trang 1ĐÔNG NAM Á TRONG
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC
TỪ SAU CHIẾN TRANH
LẠNH
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Đoàn Thị Yến Xuân
K38.608.039
Trang 2ĐÔNG NAM Á TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Mục lục :
I Khái quát về bức tranh địa-chính trị
II Những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung
Quốc
A Chính sách của Mỹ
B Chính sách của Trung Quốc
III Cục diện cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc
1 Lợi ích và mục tiêu cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung Quốc
2 Các lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc
3 Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc và tác động đến Đông Nam Á
IV Nhận xét và kết luận
Trang 3I Khái quát về bức tranh địa-chính trị Đông Nam Á
Đông Nam Á vốn có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới, từ những bước đi đầu tiên của lịch sử loài người do những điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực Không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới đã được xác lập mấy chục thế kỉ qua Trước đây, người ta thường hiểu tầm quan trọng của Đông Nam Á là do chủ yếu vị trí địa lí của nó Khu vực này được coi là hành lang, cầu nối giữa phương Đông ( Trung Quốc, Nhật Bản, …) với phương Tây ( Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải…)
Từ xa xưa Đông Nam Á vốn là một chỉnh thể với những nét đặc trưng riêng của nó Đây là một khu vực khá rộng trải ra từ khoảng 920 kinh Đông đến 1040
kinh Đông
và từ khoảng 280
vĩ Bắc, chạy qua xích đạo đến 150 vĩ Nam Vị trí này tạo cho Đông Nam Á có những điều kiện tự nhiên độc đáo (là khu vực nhiệt đới gió mùa duy nhất trên thế giới), thích hợp với sự sinh trưởng của cây cỏ, muông thú và sự giàu có về sản vật, tài nguyên Tuy nhiên, mãi đến cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai người ta mới xem xét Đông Nam Á như một thực thể địa - chính trị, văn hoá, lịch sử
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bước vào một thời kỳ phát triển mới với những nội dung lớn như: đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội đồng thời với quá trình xây dựng, thiết lập các mối quan hệ khu vực để phát triển Về tổng thể, những nội dung này diễn ra đan xen với nhau trong sự phát triển của các nước Đông Nam Á
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đông Nam Á trở thành khu vực tranh chấp giữa Nhật Bản với các nước đế quốc thực dân đang thống trị ở đây “Chính sách Muy-ních phương Đông” của phương Tây đã tạo điều kiện cho phát xít Nhật nhanh chóng chiếm Đông Nam Á Tiếp đó là sự phản công của Đồng minh phương Tây Thực tế này đã tạo ra một thời kỳ “hỗn mang” để các lực lượng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển nhanh chóng, các khu căn cứ cách mạng ra đời ở nhiều nước, các lực lượng chính trị tích cực hoạt động (Việt Nam, Inđônêxia, Miến Điện, Lào, Philippin, Malaixia ), chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh mới Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, Inđônêxia, Việt Nam, Lào đã kiên quyết đứng lên tuyên bố nền độc lập của mình
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, được sự hẫu thuẫn của các cường quốc, nhằm đè bẹp làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và không muốn mất vùng đất giàu có phì nhiêu này, các đế quốc thống trị cũ đã sử dụng “chính sách
Trang 4pháo hạm” để quay lại thống trị Đông Nam Á Thực dân Pháp trở lại Đông Dương,
Hà Lan trở lại Inđônêxia, Mĩ trở lại Philippin, Anh trở lại Miến Điện, Malaixia Sự ngoan cố của các đế quốc thực dân, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á cùng với sự chi phối của mối quan hệ quốc tế lưỡng cực, làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đông Dương, trở nên hết sức quyết liệt, đẫm máu
Những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của Liên Xô từ sau Chiến thế giới thứ hai
và thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949, làm cho các nước đế quốc Đông Nam Á hết sức lo ngại về “sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực này Do vậy chúng tìm cách thay đổi chính sách thực dân, đặc biệt là từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam Chủ nghĩa thực dân cũ chuyển dần sang chủ nghĩa thực dân mới, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt tuyên bố độc lập: Philippin (4-7-1946), Miến Điện (4-1-1948), Inđônêxia (27-12-1949), Mãlaixia (31-8-1957), Singapo (1963) ở Đông Dương cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức quyết liệt và mang tính chất của cuộc chiến tranh cách mạng, đến năm 1975 mới kết thúc thắng lợi, ở Brunây đến năm 1984 mới tuyên bố độc lập Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở các nước Đông Nam Á được bắt đầu
từ những thời điểm khác nhau, do các nước trong khu vực giành độc lập ở những thời điểm khác nhau Giữa các nước cũng có sự khác nhau về con đường phát triển Các nước Đông Dương xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, trong lúc đó các nước khác tìm cách dựa vào phương Tây, phát triển nền kinh tế thị trường Trong thế giới “lưỡng cực”, sự khác nhau giữa hai nhóm nước Đông Nam
Á đã được sử dụng để tạo ra sự đối đầu trong khu vực Khi Liên Xô tan rã, xu thế đối thoại trong khu vực cũng diễn ra với việc giải quyết vấn đề Campuchia (1991) Con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á vẫn được Việt Nam lựa chọn và xu thế hoà nhập khu vực vẫn diễn ra Điều này cho thấy những xung đột giữa hai nhóm nước trong suốt hàng thập kỷ qua là biểu hiện của xung đột ý thức hệ trong quan hệ quốc tế
Xem xét sự phát triển của các nước Đông Nam Á người ta có thể thấy khu vực này
có những nét riêng, dường như là trái ngược, trong sự phát triển chung của thế giới Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã trở thành một trào lưu thống nhất, các nước đang phát triển đoàn kết chặt chẽ với nhau
về mục tiêu chung Tuy nhiên, ở Đông Nam Á lúc bấy giờ bị phân hoá thành hai nhóm nước đối địch nhau Trong cuộc chiến tranh Đông Dương người ta còn thấy
cả quân lính một số nước trong khu vực tham gia vào đạo quân xâm lược Mĩ, chống phá cách mạng Đông Dương Khi “chiến tranh lạnh” tan rã, ở nhiều nơi trên thế giới đã diễn ra những xáo trộn, biến động to lớn bởi sự bùng nổ của vấn đề dân
Trang 5tộc, sắc tộc và xu hướng li khai ở Đông Nam Á tình hình có vẻ như ngược lại Những tác động từ bên ngoài đã không gây ra một sự đảo lộn nào về chính trị trong khu vực, công cuộc đổi mới của Việt Nam được tiến hành thận trọng và có kết quả, ngay cả vấn đề Campuchia được xem là tiêu điểm số 1 của quốc tế lúc bấy giờ, cũng diễn ra trong hoà bình, ổn định Trên bình diện toàn khu vực, quá trình hoà nhập giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ Sự kiện tháng 1 - 1992, khi Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN đã mở đầu cho quá trình đi đến sự hoà hợp giữa hai nhóm nước trong khu vực, tiến tới xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thống nhất, ổn định và phát triển Sự ổn định về chính trị là tiền đề cho sự phát triển Chính tổ chức ASEAN đã góp phần tạo ra sự
ổn định để các nước thành viên phát triển mạnh mẽ Do vậy sự hoà hợp giữa các quốc gia trong khu vực càng tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của khu vực Không phải ngẫu nhiên mà Đông Nam Á đang trở thành điểm thu hút đầu tư của thế giới
Bảng 6: Tăng trưởng và lạm phát ở các nước Đông Nam Á từ 1989 - 1993 (Đơn
7,1 1,2 6,7 1,9
1,7
- 2,1 8,9 15,6
- 1,1 2,7 8,4 11,2
55,0 141,8 197,0 75,0
3,3 2,0 1,3 3,6 3,6
7,8 9,7 9,9 7,5 8,7
9,3 7,3 5,8 5,8 4,9
6,4 7,4 9,2 7,5 9,5
Trang 69,9 8,7
- 1,7 8,3
35,0 16,2 19,9 7,5
12,5
- 2,2 8,8 3,8
62,9 35,1 13,4 9,8
6,0 0,3 0,0 22,6 2,5
11,0 13,2 10,3 8,5 6,9
8,5 11,8 10,2 10,2 9,4
2,8 3,1 4,4 4,7 3,9
- 1,0 10,9
4,4 1,8
- 2,4 13,6
15,4 5,5 0,1 11,8
- 0,4 3,1 0,3 7,4`
27,2 17,6 31,3 21,0
- 0,8 0,3 1,8
3,0 0,5
- 0,2
- 0,4 1,5
7,4 2,6
- 2,7
- 0,5 1,8
7,0 4,0 0,4 0,7 1,9
12,2 14,2 18,7 8,9 7,6
- 6,6
- 7,6
- 9,4 0,7 0,1
8,3 9,1 7,8 5,0 8,9
9,9 8,0 6,2 6,3 7,7
2,4 3,5 3,4 2,3 2,5
1989 12,3 9,7 17,5 9,5 5,4
Trang 7- 3,7 4,4 3,1 2,6
16,2 12,4 10,6 11,0
13,2 5,3 5,9 6,3
6,0 5,7 4,1 3,7
6,9 4,9 2,2 6,3 3,2
- 2,8 6,0 9,1 11,2 11,4
17,3 11,1 8,2 8,5 9,4
34,4 67,5 67,0 37,7 15,0 Nguồn: United Nations: Economic and Social Survey Asia and the Pacific 1993, New York, p.29, 30a (Dẫn theo: Nguyễn Anh Thái (CB) lịch sử thế giới hiện đại, tập IV, N Đại học quốc gia Hà Nội, H,1996, trang 92 - 93)
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1999 của một số
nước Đông Nam Á
Trang 8Cùng với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau khi giành được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á cũng từng bước tạo lập và phát triển mối quan hệ giữa mình với các nước láng giềng trong khu vực cũng như với cả khu vực Quá trình xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong khu vực chịu tác động mạnh mẽ của các mối quan hệ quốc tế
Nhìn chung, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” các nước Đông Nam Á phân chia thành hai trận tuyến đối địch nhau Sự phân hoá này đã xuất hiện trong tiến trình của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á thực ra là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tuy nhiên cuộc cách mạng này được tiến hành không giống nhau giữa hai nhóm nước Đông Nam Á, sự khác nhau này, các nước đế quốc đã lợi dụng để tạo nên mâu thuẫn giữa cách mạng Đông Dương với các nước trong khu vực Do vậy, trong thời gian này người ta thấy sự hiện diện của quân đội Thái Lan, Philippin ở Miền Nam Việt Nam Đây là biểu hiện của sự đối đầu về ý thức hệ trong xu hướng phát triển của các nước Đông Nam Á Chống lại cách mạng Đông Dương, nhóm nước Đông Nam Á phát triển theo xu hướng tư sản tìm cách dựa hẳn vào Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật để phát triển đất nước
Sau thắng lợi của cách mạng Đông Dương năm 1975, những bất đồng giữa hai nhóm nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn tồn tại Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các nước trong khu vực lo ngại trước tiềm lực quân sự của Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam có thể can thiệp vào tình hình đất nước của họ Chính
vì thế sự căng thẳng giữa hai nhóm nước càng trở nên gay gắt xoay quanh “vấn đề Campuchia”, khi Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp đỡ nhân dân Cămpuchia chống lại họa diệt chủng năm 1979 Sau khi Hiệp định Pari về vấn đề Cămpuchia được ký kết ngày 23 -10 - 1991 xu thế hoà giải, hoà nhập ở Đông Nam
Á đã diễn ra mạnh mẽ Quá trình hoà nhập ở khu vực Đông Nam Á diễn ra với tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là trung tâm
II Những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc
A Chính sách của Mỹ
Trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á
có vị trí quan trọng Bản Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỉ XXI được
Trang 9Tổng thống B.Clinton công bố năm 1999 tiếp tục khẳng định lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực là “ phát triển hợp tác khu vực và song phương, góp phần ngăn chặn và giải quyết xung đột, nâng cao mức tham gia của Mỹ trong nền kinh tế khu vực” Mỹ chủ trương duy trì quan hệ đồng minh với Thái Lan, Philippin và các thỏa thuận với Xingapo và các nước ASEAN khác, đồng thời tạo điều kiện duy trì một ASEAN có khả năng đảm bảo ổn định và thịnh vượng trong khu vực Các mục tiêu chủ yếu là :
1) Nắm lại địa bàn Đông Nam Á nhằm xây dựng vành đai liên kết an ninh
từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á, thậm chí vươn sang Ấn Độ Dương, lập “Liên minh chiến lược Châu Á” bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN
2) Trở lại Đông Nam Á nhằm lôi kéo các nước cùng đối phó với “mối đe dọa Trung Quốc”, bảo đảm cho Mỹ địa vị hàng đầu trong khu vực
3) Đưa Đông Nam Á thành cứ điểm để cải thiện, phát triển quan hệ với Ấn
Độ, kiểm soát hợp tác Nga - Ấn, liên kết với Ấn Độ trong quan hệ với Trung Quốc
4) Tăng cường chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, từ đó mở rộng ra toàn
bộ Châu Á - Thái Bình Dương
Sau sự kiện ngày 11-9, Mỹ chú ý đến Đông Nam Á nhiều hơn trước, đưa Đông Nam Á trở thành “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của
Mỹ, chính quyền Bush xác định rõ mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ tại Đông Nam Á là
1) Ổn định khu vực và cân bằng lực lượng để không cho ai làm bá chủ tại Đông Nam Á
2) Không để bị loại ra khỏi khu vực bởi một cường quốc hay một liên minh nào
3) Tự do lưu thông hàng hải và bảo vệ các đường biển
4) Bảo vệ quyền lợi mậu dịch và đầu tư của Mỹ
5) Ủng hộ đồng minh và các nước bạn vè
6) Truyền bá dân chủ, chủ nghĩa pháp quyền, nhân quyền, tự do tín ngưỡng 7) Không để khu vực trở thành căn cứ địa của khủng bố
Trang 10Như vậy có thế thấy, sau chiến tranh lạnh, Mỹ ngày càng nhận thức rõ vai trò quan trọng của Đông Nam Á, do đó tăng cường sự có mặt tại đây để đảm bảo lợi ích chiến lược của mình
B Chính sách của Trung Quốc
Trong công cuộc cải cách và mở cửa, cùng với những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Trung Quốc cũng gặt hái nhiều thành công trên lĩnh vực đối ngoại Với mục tiêu sớm trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm, Trung Quốc theo đuổi một chính sách khu vực nhằm ngăn chặn các điểm nóng có thể bùng phát thành xung đột vũ trang, đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc, trước hết là ở Đông Nam Á Chính sách khu vực này phục vụ việc triển khai chiến lược ngoại giao Trung Quốc sau chiến tranh lạnh theo hướng : “Ngoại giao nước lớn là then chốt ; ngoại giao láng giềng là quan trọng là hàng đầu: ngoại giao với các nước đang phát triển là quan trọng”
Trong “ngoại giao láng giềng”, Trung Quốc chủ trương xây dựng cục diện hòa bình khu vực xung quanh biên giới, do đó Trung Quốc coi trọng phát triển và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Ngoại giao láng giềng Trung Quốc được thể hiện trên một số phướng diện sau:
- Tích cực tham gia và xây dựng cơ chế đa phương Từ thập niên 90 của thế kỉ
XX, Trung Quốc đã thay đổi thái độ hoài nghi và không tin cậy đối với cơ chế đa phương, bắt đầu tích cực tham gia, thậm chí chủ động dưa ra sáng kiến về cơ chế đa phương trong khu vực, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển quan hệ với ASEAN
- Mở rộng đối ngoại kinh tế, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á Đây không chỉ là nội dung cơ bản của nhiệm vụ ngoại giao láng giềng mà còn có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển của Trung Quốc, bởi khu vực Đông Nam Á là vị trí yết hầu rất quan trọng trong tuyến đường biển vận chuyển của Trung Quốc ra bên ngoài, đồng thời Đông Nam Á có dân số gần 600 triệu, tài nguyên phong phú, là thị trường quan trọng của Trung Quốc Do tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc trong hai thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, một số nước Đông Nam Á tỏ ra lo ngại kinh tế Trung Quốc phát triển sẽ lấn sân thị trường quốc tế của họ, tạo ra
Trang 11mối đe dọa với họ Tuy nhiên, những việc làm của Trung Quốc trong thời gian khủng hoảng tài chính ở khu vực năm 1997 phần nào làm bớt lo lắng của các quốc gia trong khu vực đối với Trung Quốc Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN bước vào giai đoạn phát triển ổn định hơn, tiến tới việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA)
- Tăng cường đối thoại an ninh với các nước láng giềng, xây dựng cơ chế an ninh tin cậy lẫn nhau Trung Quốc đã tổ chức định kỳ đối thoại và trao đổi
về an ninh với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam…nhằm tăng cường long tin và hợp tác trong lĩnh vực an ninh Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng giềng khác mấy năm gần đây được đẩy mạnh Nhìn chung , dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đứng trước những yêu cầu mới cho sự phát triển của mình Chính vì vậy, ngoài việc tập trung các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế - xã hội, các nước còn triển khai chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới với nhiều cấp độ khác nhau Việc Trung Quốc tăng cường mối quan hệ với ASEAN cũng nằm trong xu thế vận động chung của thế giới sau chiến tranh lạnh
III Cục diện cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc
1 Lợi ích và mục tiêu cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung Quốc
a Đối với Mỹ, tuy Đông Nam Á không gần gũi về mặt địa lí như Trung Quốc,
nhưng Mỹ với tư cách là cường quốc thế giới, có những mối quan tâm và lợi ích mang tính toàn cầu, nên từ lâu, khu vực này vẫn có ý nghĩa nhất định trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Tiếp nối các tham vọng lãnh đạo thê giới của các chính quyền tiền nhiệm, Đông Nam Á trở thành một mắc xích quan trọng trong chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương của hai Tổng thống G.Bush (con) và B.Obama, cụ thể là:
Thứ nhất, trên tư cách là một cường quốc biển có vị trí địa lý được bao
bọc bởi hai đại dương (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), từ xa xưa,
Mỹ đã luôn quan tâm đến vai trò của biển và quyền lực biển đối với xây dựng, phát triển và bảo vệ an ninh đất nước Mỹ coi việc kiểm soát đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng tăng, Đông Nam Á ngày càng chiếm giữ
vị thế quan trọng hơn trong chiến lược biển, quyền lực biển của Mỹ Đó