Đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu Nội Dung Chương I: Nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ. 1.1 Khái quát về tranh dân gian Đông Hồ. 1.1.1 Tranh Đông Hồ 1.1.2 Tranh Hàng Trống 1.2 Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian 1.3 Tính giáo dục của tranh dân gian Chương II: Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học sinh phổ thông. 2.1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh. 2.2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. 2.3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học mỹ thuật để phát huy sự sáng tạo của học sinh. Chương III. Kết luận kiếm nghị 3.1 Kết luận 3.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo
Trang 13 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Nội Dung
Chương I: Nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ.
1.1 Khái quát về tranh dân gian Đông Hồ
1.1.1 Tranh Đông Hồ
1.1.2 Tranh Hàng Trống
1.2 Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian
1.3 Tính giáo dục của tranh dân gian
Chương II: Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học
mỹ thuật cho học sinh phổ thông.
2.1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhâncách học sinh
2.2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét
vẽ của học sinh lứa tuổi thiếu niên nhi đồng
2.3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học mỹ thuật để phát huy sự sángtạo của học sinh
Chương III Kết luận kiếm nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 2
Thừa kế những tinh hoa nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam Ngày nay đã cónhiều hoạ sĩ nghiên cứu, chuyên sâu vào lĩnh vực này đã tạo nên nhiều tác phẩm tranhkhắc đẹp được nhiều người yêu thích đồng thời đã góp phần khẳng định sức sống và giátrị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam một loại hình nghệ thuật đậm đà bản sắc vănhoá dân tộc trong thế giới đa dạng về phong cách hội hoạ hiện đại.
Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian là giản dị, chân chất dễ hiểu nhưnglại bao hàm một vẻ đẹp đầy ấn tượng đi vào lòng người nhất là đối với các em lứatuổi thiếu niên nhi đồng, bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc, màu sắc
tự nhiên, đường nét hình khối đơn giản Xem tranh dân gian các em như tìm thấymột tiếng nói chung mang tính cội nguồn, tìm thấy một sự gần gũi dung dị, dễ tiếpcận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp
Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của tranh dân gian sẽ là con đườngngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh Trên cơ sở từ dễ đếnkhó, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, tranh dângian sẽ đóng góp một phần nhỏ vào cái chung trong việc giáo dục nâng cao nhậnthức thẩm mĩ nói chung và về hội hoạ nói riêng
Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu khoá luận với đề
tài”khái quát nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học
sinh phổ thông”.
Trong khuôn khổ một khoá luận nghiên cứu nhỏ chưa thể đề cập sâu tới vấn
đề của tranh dân gian, mong muốn của người thực hiện khoá luận là được đóng
Trang 3
góp một vài suy nghĩ từ nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ đối với việc giáo dục thịhiếu thẩm mĩ cho học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng
2.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu nét đẹp trong tranh dân gian Đông Hồ
- Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ vào dạy học mỹ thuật ở trườngphổ thông
3 Đối tựơng và pham vi nghiên cứu:
* Đối tượng: Tìm hiểu nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ.
* Pham vi: Tìm hiểu nét đẹp của tranh dân gian Đông Hồ có sự so sánh đối
chiếu và liên hệ của một số tranh thiếu nhi
4.Nhiêm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nét đẹp của tranh dân gian:
5.Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu
- Quan sát, liên hệ thực tế
- Tổng hợp phân tích, so sánh đối chiếu
Nội Dung Chương I: Nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ.
1.1 Khái quát về tranh dân gian.
Tranh dân gian Việt Nam từ rất xa xưa đã tồn tại thực sự trong đời sống củanhân dân Trước cách mạng tháng tám năm 1945 việc chơi tranh trong ngày tết đã
Trang 4
trở thành một phong tục rất mực được tôn trọng, tranh được dùng để trang hoàngnhà cửa, tôn kính tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp, để giới thiệu cho nhau về nhữnggiá trị văn hoá và lịch sử dân tộc Những tờ tranh ấy đã làm bừng sáng những căn nhà tốithấp, đã mang theo tiếng cười vui đến với mọi nhà và nhất là giúp mọi người như cảmgiao với tinh thần, yên tâm có cuộc sống bình an và thịnh vượng
Trong cả nước, từ Bắc vào Nam có nhiều nơi làm tranh dân gian như tranhĐông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh Làng Sình nhưng có hai vùngnổi tiếng và có truyền thống lâu đời hơn cả là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống.Trong đề tài này tôi cũng xin đề cập đến hai dòng tranh chủ yếu này
đã tạo nên cái nôi, là “Bà đỡ”cho một dòng tranh chân quê đậm đà chất dân tộc Gắn với sinh hoạt tết có Tranh - Pháo - Mã, người làng Đông Hồ làm cảhàng mã Đông Hồ từ nhiều thế kỉ trước đã đi vào sử sách, và mười năm qua tưởngchừng đã mai một thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu tâmlinh của đông đảo nhân dân, và cũng là một thứ nghệ thuật tạo hình dân gian, bổsung và làm hoàn chỉnh thêm cho mảng trannh tết
Tranh tết cổ truyền của Đông Hồ là tranh điệp, từ giấy đến màu đều nhuầnchất dân tộc Giấy để in tranh là giấy dó được sản xuất ở Đồng Cao( Bắc Ninh) vàVùng Bưởi( Hà Nội), nó mỏng mịn và có vân óng ả như lụa, lại dai và co dãn khi
ẩm ướt Để phát huy mặt tốt và khắc phục mặt yếu của giấy dó, nghệ nhân quét lên
Trang 5
nó một lớp điệp làm cho tờ giấy dày nuột, sáng trắng với những thớ sáng tối đanxen song hành và lấp lánh ánh bạc, có khi con được lướt thêm nước hoa hoè vàngchanh hay nước gỗ vàng đỏ cam, từ nền giấy đã toát ra vẻ vinh hiển Trên nền giấy
ấy, nghệ nhân lần lượt in ván gỗ các mảng màu cạnh nhau và chồng nhau, sau cùng
in nét đen to mập, màu và nét phối hợp tạo ra những hình quen thuộc nhưng luônmới Bảng màu ở đây cũng là nhưng màu trắng Điệp -Vàng Hoe - Đỏ Vang, lạithêm màu Xanh Chàm-Sỏi Son- Than Lá Tre, toàn những thứ có sẵn trong thiênnhiên, bền trước ánh sáng và thân thuộc với mọi người Bảng màu ấy khá đơn giảnnhưng do kỹ thuật pha chế “trăm hay không bằng tay quen” và nghệ thuật phốimàu đã tạo ra những hoà sắc phong phú và hài hoà
Tranh Đông Hồ phổ biến nhất, cũng đặc sắc nhất và mang đậm sắc dângian- dân tộc nhất, được nhân dân nhiều nước ưa thích và tuyển vào những bộ sưutập tranh quý của nhân loại
1.1.2 Tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống cũng có rất sớm, cho đến trước cách mạng tháng
tám năm 1945 đựơc bầy bán nhiều phố ở Hàng Trống và các phố lân cận nhưHàng Nón- Hàng Hòm- Hàng Quạt của Hà Nội Tranh Hàng Trống cũng cómột số tranh tiêu biểu như tranh Đông Hồ, nhưng đi sâu vào những bộ tứ bình
về người đẹp (Tố Nữ) và cảnh đẹp (Tứ Quý), minh hoạ các tác phẩm văn họclớn, nhưng đặc biệt đi sâu vào mảng tranh thờ ở các điện miếu, nhất là khaithác các nhân vật trong đạo mẫu của bản địa( Tam Toà, Tứ Phủ, Ông Hoàng,
Bà Chúa, Cậu Cô) Tranh Hàng trống chủ yếu là tranh thờ, do đó được bàybán quanh năm, tập trung vào một số dịp lễ tết
Tranh Hàng Trống in trên giấy xuyến chỉ và sau này là giấy báo khổrộng, chỉ in nét cong tô màu bút lông, màu nhập ngoại là phẩm hoá học tươi
Do kỹ thuật tô bằng tay mà tạo được sự đậm nhạt, vờn đẻ nổi khối nét thanhmảnh và cong mềm và duyên dáng
Trang 6
Đối tượng của tranh Hàng Trống là tầng lớp thị dân, những người khá giảnên bên cạnh tranh thờ dán ở nơi tôn nghiêm, thì những tranh sinh hoạt thưòngđựơc treo ở những phòng khách tạo một không khí sang trọng
1.2 Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian
Tranh dân gian có lịch sử lau dài và thực sự là vốn tạo hình được các thế
hệ cả xưa và nay đều thích, nếu chỉ vì giá trị nội dung thì khi xã hội thay đổi nókhông thích hợp nữa, do đó phần quan trọng chính là giá trị nghệ thuật Giá trị nàyđược biểu hiện ở bố cục, ở đường nét, ở bảng màu, ở quan niệm tỉ lệ giữa các hình Tranh dân gian xây dựng các hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tựnhiên, mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của chủ đề, vì thế cả ánh sáng,không gian, con người và cảnh vật đều là ước lệ Tờ tranh điệp với nền màu trắnghay vàng đỏ đều thể hiện không gian rực sáng, trong trẻo và rộng rãi Không gianước lệ ấy đòi hỏi mọi hình ở trên cũng phải ước lệ làm đựơc nhiều nhất, vì thếhình đựơc thể hiện nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để có thể phô diễnđược đầy đủ nhất, chẳng hạn con lợn muốn rõ nhất phải đựơc vẽ ở thế nhìn ngang,nhưng mõm lại như nhìn từ phía trước, cảnh hứng cây dừa được thu nhỏ lại đểtương ứng với người trèo và người hứng hoặc cảnh trạng chuột vinh quy, sau khi
đỗ cao cưới vợ, chuột tiến sĩ cưỡi con ngựa cũng chỉ nhấp nhỉnh với nó mà thôi.Tất cả các hình trong tranh đều được dàn ra choán cả mặt tranh, chúng không chekhuất nhau mà cùng phơi bày rõ ràng Từng hình trong tranh đựơc cường điệu cókhi đến”ngoa ngoắt”, song đều thu về những hình cơ bản Ví như bé ôm gà nhưhình quả trứng, con lơn như hình chữ nhật, các cặp Đồ vật trong tranh đánh vật lạichỗ hình tam giác, chỗ hình thang, chỗ nửa hình tròn, các nhân vật trong tranhhứng dừa và đánh ghen vừa hài hước vừa táo tợn Cái thế giới ở trong dân giangồm đủ cả ba tầng Trời-Trần và dưói Đất, chỉ cần vài chi tiết là gợi ra cái khônggian cần cho sự việc xảy ra, điều này được thể hiên rõ nét hơn trong tranh liênhoàn về Thạch Sanh
Trang 7
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật thần, phật được vẽ to ở giữa,cácnhân vật phụ nhỏ hơn và ở hai bên, các người thường dân và sinh vật lại nhỏ nữa và ởdưới Tỷ lệ này phụ thuộc vào viễn cận xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật đểphóng to hay thu nhỏ Trái lại ở những tờ tranh tết thông thường,các nhân vật và cảnhvật dù thực tế hết sức chênh lệch nhau, nhưng với quan điểm bình đẳng tất cả đượctrình ra trên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau Lỗi viễn cận phản ánh tưtưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng
Về đường nét tranh dân gian dùng hình chủ yếu về đường nét được in, cónhững bức in nét xong là hoàn thành,nhiều tranh sau khi in nét đen mới dựa vào đó
mà tô màu cho tươi và động Cả những tranh được in màu kín thì nét đựơc in saunên rất rõ Nét bao lấy các mảng màu khiến mảng nào cũng được tách bạch rõràng, nét tuỳ từng dòng tranh mà có sự khác nhau Nét ở tranh Đông Hồ đậm chắc,
ít chi tiết vụn, nét ở tranh Hàng Trống mảnh mai, có phần “tham lam” nên hơi rối Còn về bảng màu dù màu thuốc cái ở tranh điệp hay mùa hoá học chất ởnhiều dòng tranh khác nhau, thì cũng đều đằm thắm, chỉ rất ít màu, thiên về sáng,hầu như không cần đến màu ghi trung gian Những màu ấy dù in hay vẽ cũng thậtkhiêm tốn, chỉ vài màu nhưng do cách chế biến kỹ thuật in chồng, in lệch lại tạothêm màu mới
Ngày nay tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử, vẫn hàm chứa đầy
đủ giá trị của một loại hình nghệ thuật đích thức các hoạ sỹ khai thác tranh dângian ở các chất liệu và quan niệm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồndân tộc và chất thời đại sẽ là lẽ sống trương tồn cùng thời gian
1.3 Tính giáo dục của tranh Đông Hồ.
Tranh vẽ của trẻ em rất gần gũi với tranh dân gian, nói cách khác tranhdân gian phù hợp với tâm hồn trẻ thơ bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộcmạc, màu sắc tự nhiên, đưòng nét, hình khối, đơn giản, dễ hiểu làm cho trẻ yêuthích Tranh dân gian phản ánh mọi mặt của đời sống với cái nhìn lạc quan, tươi
Trang 8
sáng, từ xưa đến nay được mọi người ham chuộng Với nội dung và hình thức độcđáo tranh dân gian là một loại hình nghệ thuật được phổ biến sâu rộng trong nhândân Tranh dân giản phản ánh đa dạng cuộc sống xã hội, song đối với đề tài trẻ em
và những con vật được trẻ em ưa thích đã được nghệ sỹ nhân gian gửi hồn mìnhtrong bức vẽ đó là: Em bé cưỡi trên mình nghé, đầu tre chiếc lọng lá sen, tay nângống sáo kề miệng thổi, là một hình tượng nghệ thuật đẹp yêu đời, yêu cuộc sống,yêu lao động ngay từ tuổi thơ Bức tranh bẩy em bé đu cành đào với những hoa vàqua tranh thất đồng làm người xem nức lòng với thế giới trẻ con bụ bẫm vô cùngđáng yêu, hồ hởi với ước vọng con trẻ hạnh phúc, khoẻ mạnh Những em bé ôm gàhay vịt ở các tranh lễ trí, phú quý, vinh hoa đều là những đứa trẻ khôi ngô màmọi người làm cha mẹ mong ước
Những tranh về các cuộc vui chơi trong ngày hội, ngày tết như múa rồng,múa lân, đánh vật, càng thấy cuộc đời phơi phới đáng yêu cả đen những sinh vậtnhư gà đàn lợn ổ, khi đi vào tranh cũng mang niềm vui hồn hậu đậm đà Ngưòixem đã nhận ra ở con lợn nái có 5 con có cái mồn tủm tỉm như mới gặp được điều
gì lý thú Gà mái mỏ còn ngậm mồi đang “túc túc ”gọi đàn con xúm xít chiamồi Gà trống dướn cao cổ đầy khí phách che chở cho gà mẹ gà con Trong tranhdân gian con người dù trong lao động vui chơi đều rất thoải mái Chẳng những vuikhi múa rồng, múa lân mà vui ngay cả lúc đi cày, khi xông trận Bà Trưng, BàTriệu mỉm cười đánh giặc Anh đô vật hứng khởi trong cuộc đáu không hề có ýđược thua Ngay cả những bức tranh thờ như Ngũ Hổ tứ pháp các nghệ nhân dângian với cảm quan nghệ thuật và thẩm mỹ trong sáng bắt nguồn từ đời sống,những bức tranh như trình bày ở trên tưởng như các nghệ sỹ dân gian vẽ riêng chotrẻ em vậy Trong tranh dân gian, một bộ phận khá lớn đã đi vào đề tài lịch sử,phản ánh những anh hùng cứu nước và giữ nước của dân tộc, những chiến công lẫylừng trong nhiều thời kỳ lịch sử được trẻ thơ ưa thích không chỉ về nội dung tíchtruyện mà cả về nghệ thuật thể hiên giản dị, tự nhiên mang đầy sức biểu cảm Bắt
Trang 9
gặp ở đây những Phù Đổng Thiên Vương đại phá giặc Ân, Trương Vương trừ giặcHán,Triệu Ẩn đánh Quân Ngô, Ngô Quyền đánh giặc Hán, Trần Hưng Đạo đánhquân Nguyên, Lê Thái Tổ quét sạch quân Minh, Bắc Bình Vương đánh tan quânThanh Đinh Tiên Hoàng tập trận với trẻ Mục Đồng, trong tranh Phù Đổng ThiênVương đánh phá giặc Ân, Cậu bé làng gióng cưỡi trên con ngựa hồng đang băngbăng phi nước đại hay tay quay tít những cây tre ngà, tung hoành giữa đám giặc
Ân đang rối loạn vứt giáo mộc,đứa ngã lăn ra đất đứa co cẳng chạy thụcmang đằng sau Phù Đổng Thiên Vương biểu tượng tổ quốc là núi non trung điệp,hùng vĩ, dưới ngọn cờ hồng,cả hang quân chỉnh tề vũ khí ra quân tiếp sức như kéogiài vô tận.tất cả những tranh anh hùng ấy với lòng yêu nước,yêu dân đã làm xúcđộng tâm hồn các nghệ sĩ dân gian,rồi qua bàn tay trân trọng của nghệ nhân,đượchiện ra trên giấy dó,dẫn dắt tuổi thơ ngược dòng lịch sử về với cuội nguồn xa xưađến tận nguồng của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc
Chương 2:
Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật cho học
sinh phổ thông 2.1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh.
Sức sống của tranh dân gian Đông Hồ tồn tại qua thời gian, giữ được vị trí
trong cảm xúc thẩm mỹ của mọi người với giá trị tư tưởng, vẻ đẹp hài hoà của nó bắtnguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của người nghệ sĩ, từ quan niệm thẩm mỹ của nhân dânlao động phần lớn nghệ nhân làm tranh dân gian Đông Hồ là nhưng người nông dânthực thụ, họ am hiểu tình cảm và con người của xã hội nông nghiệp, họ sống cuộc sốngcủa người lao động nên hiểu rõ cái mà họ vẽ ra, họ không chỉ nấm chắc ngoại hình màcòn tường tân cả nội tâm nữa Các nghệ nhân nắm bắt được cuộc sống của nhân vật đểrồi tái tạo không phải sao chép lại thực tế, mà bằng lối tạo hình, gạn lọc, sắp xếp lạicho thuận mắt và nâng lên ở trạng thái nghệ thuật
Trang 10
Với những đề tài phong phú muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống mà tranh dângian Đông Hồ phản ánh đã phần nào tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt của ông cha ta Đểgợi lại những sự kiên lịch sử oai hùng của dân tộc, những chiến công oanh liệt chốngngoại xâm, xây nền độc lập tự chủ của các anh hùng dân tộc thủa trước, các nghệ nhân
đã khắc hoạ những hình ảnh như Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Bà Trưng, Bà Triệuthúc quân diệt giặc, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên, Mông
Khi tiếp xúc vơi thể loại lịch sử đó các em như được ngược dòng lịch sử
về với cội nguồn xa xưa đến tân nguồn của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻvang của dân tộc Mặc dù các em đã từng được đọc, được học qua nhưng bàigiảng, những trang sách nhưng khi nhìn thấy hình ảnh được phản ánh qua dân gianĐông Hồ miêu tả với khí phách hiên ngang dũng mãnh trước quân thù của cách vịanh hùng đã để lại trong các em những ấn tượng tốt đẹp, niềm tự hào dân tộc
Xem tranh”Gà Đàn”, “Lợn Đàn” của tranh dân gian Đồng Hồ chúng ta
thấy đều nhằm nói lên ước mơ của người nông dân đồng thời cũng là để chúctụng nhau khi chào đón một năm mới song trước khi chuyển sang chúc tụng thì nó
đã là những phản ánh, mô tả sinh hoạt hàng ngày trong đời sống nông nghiệp củanhân dân Quanh năm ngày tháng lao động để mưu sinh Họ chỉ ước mong sao có
“Cơm ăn đủ no, áo đủ mặc, gà đầy sân, lợn đầy chuồng” đó là những ước mơ hoàibão chính đáng mà rất giản dị, mộc mạc
Trang 11
Hơn
cùnglúc với nhiệm vụ mô tả và phản ánh ước vọng cuộc sống, người nghệ sỹ dân gianViệt Nam còn chứa trang sức quyến rũ của tờ tranh những tư tưởng và tình cảm đãđựơc nâng lên Đây là những lợn mẹ, lợn con mang đầy đủ tình cảm mẫu tử trong
tư thế đùm bọc, quấn quýt với đôi mắt lim dim hiền từ Đặc biệt các chi tiết gà mẹngậm con mồi rất nhẹ nhàng nhưng con mồi không thể thoát được và đòng thờcũng không bị dập nát để các chú gà con được một miếng mồi ngon Tình mẹ con
ở đây phải chăng đã đựơc người nghệ sỹ dân gian nhân cách hoá và tấm lòng mẹchắt chiu nuôi dưỡng con cái, nhịn miếng ăn để dành, cho con những miếng mồingon lành nhất Đó cũng là đạo lý thông thường trong tình cảm mẹ con đã ăn sâuvào tâm hồn chúng ta, đã đựơc coi là một hình ảnh đẹp, là một rung cảm nghệthuật phong phú, một hình tượng vừa có chân, có thiện, có mỹ
Tấm lòng bà mẹ Việt Nam đã ăn sâu vào tâm hồn người nghệ sỹ dân gianViệt Nam Tấm lòng người mẹ đã chắt chiu, dành dụm tần tảo nuôi con, lấy hạnhphúc của con làm hạnh phúc của mình, con vui là mẹ vui, con no là mẹ no, consung sướng là mẹ sung sướng, nó trở thành một tình cảm như vốn sẵn có một bảnnăng trong tư duy sáng tạo vốn tiềm tàng trong xương máu tâm hồn nghệ nhân, rồi