SKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu họcSKKN Vận dụng nét vẽ đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mĩ thuật ở tiểu học
Trang 1
PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HƯNG YấN
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
-*&* -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng nét đẹp tranh dân gian đông hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học
Người thực hiện : Đỗ Thị Thanh Chức vụ : Giỏo viờn Đơn vị cụng tỏc : Trường Tiểu học Minh khai
NĂM HỌC 2016- 2017
Trang 24 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3
I Cơ sở lí luận và thực tiễn 5
II Tìm hiểu nét đẹp trong tranh dân gian Đông Hồ 7
III Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy- học mĩ thuật cho học sinh Tiểu học 12
1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tớitình cảm, nhân cách học sinh 12
2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gianĐông Hồ với nét vẽ của học sinh tiểu học 14
3 Vai trò của người giáo viên trong dạy học mĩ thuật đểphát huy sự sáng tạo của học sinh 19
IV Những tác phẩm tranh được sử dụng để minh họa cho sáng kiến kinh nghiệm 22
C- PHẦN KẾT LUẬN 36
1 Những bài học kinh nghiệm 36
2 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 36
A - PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 3
1 Lý do chon đề tài
Trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng, bao gồm có rất nhiều mônhọc, đặc trưng của các môn học có khác nhau, nếu như việc dạy toán, văn ở trườngkhông nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy mĩ thuật cũngkhông nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ mà chỉ hướng tới chocác em biết cảm nhận cái đẹp, hướng tới những nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn vàgiáo dục các em biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những nét đẹp cổ truyền dân gian từhàng nghìn năm
Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hộiđược nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chươngtrình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh có hứngthú với môn học, biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp, kế thừa những nét đẹp trong nềnhội họa dân gian đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác Do vậy trong dạyhọc mĩ thuật giáo viên không chỉ dạy các em biết vẽ mà còn phải giáo dục các em tưtưởng, tình cảm, đạo đức và lối sống, các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền thôngqua các tác phẩm tranh của các họa sĩ lớn của nước nhà và đặc biệt qua các tác phẩmtranh dân gian Việt Nam Việc giảng dạy môn mĩ thuật dân tộc giúp các em hiểu về vẻđẹp của nền mĩ thuật nước nhà qua đó các em thêm trân trọng bộ môn mĩ thuật , ngoài
ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy môn mĩ thuật được các em học sinhTiểu học rất yêu thích và hứng thú, các tác phẩm của các em tương đối sáng tạo vànghộ nghĩnh Để các tác phẩm đó trở nên có giá trị nghệ thuật và mang sắc thái vàmàu sắc dân tộc rõ nét nhất thì việc đưa các tác phẩm tranh dân gian vào các bài dạy làhết sức cần thiết
Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài :
" Vận dụng nét đẹp tranh dân gian Đông Hồ trong dạy học mỹ thuật ở tiểu học "
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trang 4
- Đề tài này áp dụng cho giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật ở Tiểu học.
- Giúp học sinh hiểu về giá trị, nét đẹp truyền thống của tranh dân gian Việt Nam
nói chung và trang dân gian Đông Hồ nói riêng Qua đó giáo dục tình cảm đạo đức, nhân cách cho học sinh đồng thời giúp các em biết vận dụng cái hay cái đẹp
của tranh dân gian vào từng tác phẩm của cá nhân và của nhóm
3 Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này tôi mong muốn việc “vận dụng nét đẹp của tranh dân gian Việt Nam vào dạy mĩ thuật ở Tiểu học” giúp nâng cao được chất lượng dạy vàhọc môn mĩ thuật trong trường Tiểu học thông qua việc tìm hiểu những cái hay cáiđẹp cái nhân văn trong văn hóa của người dân Việt Nam từ nghìn đời nay đượcphản ánh qua các tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ
+ Qua bố cục , đường nét, màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ là bố cục ước
lệ tượng trưng, màu sắc tự nhiên, đường nét rõ ràng dứt khoát gần với lối vẽ củacác em nên qua những tác phẩm dân gian này sẽ giúp các em biết tự mình sắpxếp các hình ảnh tự nhiên nhất , sử dụng màu sắc theo cảm xúc đồng thời tranh các
em thể hiện được nét đẹp kế thừa tinh hoa của nghệ thuật dân tộc một cách tựnhiên không gò ép
4 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tại trường Tiểu học Minh Khai cho thấy:
Trang 5
dân gian Đông Hồ
trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
dân gian Đông Hồ từ đường nét, bố cục và màu sắc
trong việc vận dụng mỗi dòng tranh khác nhau vào từng bài cụ thể cho phù hợp
và qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật ở tiểu học
B- PHẦN NỘI DUNG
Trang 6Trong bốn dòng tranh kể trên có lẽ tranh dân gian Đông Hồ là điển hình hơn cả Tranh dân gian Đông Hồ hay nói đầy đủ hơn là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỉ 17 tại làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh, một vùng đất trù phú, nông nghiệp phát triển, đời sống văn hóa cao tất cả tạo thành cái nôi Cho dòng tranh chân quê, đậm đà chất dân tộc Với sự phong phú đa dạng cả về mẫu mã, thể loại, chủ đề, tranh dân gian Đông Hồ phản ánh hầu như tất cả những
gì diễn ra trong đời sống bình dị của người lao động tới những ước mơ khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn
Việt Nam, càng thưởng thức càng cảm nhận được ý nghĩa văn hóa sâu sắc trên từng tác phẩm chính vì vậy dòng tranh này luôn gắn bó và in đậm dấu ấn trong cuộc sống tình cảm của con người Việt Nam Chủ đề tư tưởng cùng những đặc trưng độc đáo riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ là những yếu tố tạo nên giá trị nghệ thuật thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của người xem
Ngày nay đã có nhiều hoạ sĩ nghiên cứu, chuyên sâu vào lĩnh vực này đã tạo
Trang 7
nên nhiều tác phẩm tranh khắc đẹp được nhiều người yêu thích đồng thời đã gópphần khẳng đinh sức sống và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam một loạihình nghệ thuật đâm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong thế giới đa dạng về phong cáchhội hoạ hiên đại
Đặc trưng ngôn ngữ của tranh dân gian Đông Hồ là giản dị, chân chất dễ hiểu nhưng lại bao hàm một vẻ đẹp đầy ấn tượng đi vào lòng người nhất là đối với các em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc, màu sắc tự nhiên, đường nét hình khối đơn giản , tranh vẽ không theo quy luật nhất định mà chủ yếu thể hiện “sống” hình ảnh hơn là “giống” nên khi xem tranh các em như tìm thấy một tiếng nói chung mang tính cội nguồn, tìm thấy một
sự gần gũi dung dị, dễ tiếp cận với mong ước được vẽ và vẽ đẹp
Có thể nói, những đặc trưng độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ sẽ là con đường ngắn và thuận lợi để giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học Trên
cơ sở từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, tranh dân gian Đông Hồ sẽ đóng góp một phần nhỏ vào cái chung trong việc giáo dục nâng cao nhân thức thẩm mĩ nói chung và về hội hoạ nói riêng
Trang 8
trên
Việc nghiên cứu chương trình sách dạy và sách học môn mĩ thuật của giáo viên và học sinh tiểu học tôi nhận thấy có rất ít các bài học về chủ đề liên quan tới tranh dân gian Việt Nam đặc biệt là tranh dân gian Đông Hồ cụ thể :
màu vào hình của tranh dân gian)
dân gian Việt Nam và Bài 18: Vẽ màu vào hình có sẵn- tranh Gà mái)
Với thời lượng học như trên thì tôi nhận thấy các em được tìm hiểu rất ít về tranh dân gian Việt Nam nên việc vận dụng vào bài học là không hiệu quả Mỗi khối học chỉ có một đến hai bài và có khối không có bài nào là sự thiệt thòi của các em khi không được kế thừa và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật dân tộc Do vậy cá nhân tôi trăn trở suy nghĩ đến giải pháp chọn lựa một dòng tranh tiêu biểu gần gũi với các em học sinh tiểu học nhất đó là tranh dân gian Đông Hồ để vận dụng nétđẹp của dòng tranh dân gian Đông Hồ vào giảng dạy nhằm đưa hiệu quả dạy và họcđạt được kết quả cao hơn
II- TÌM HIỂU NÉT ĐẸP TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.
1.Khái quát về tranh dân gian.
Tranh dân gian Việt Nam từ rất xa xưa đã tồn tại thực sự trong đời sống của nhân dân Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 việc chơi tranh trong ngày tết đã trở thành một phong tục rất mực được tôn trọng, tranh được dùng để trang hoàng nhà cửa, tôn kính tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp, để giới thiệu cho nhau vềnhững giá trị văn hoá và lịch sử dân tộc Những tờ tranh ấy đã làm bừng sáng những
Trang 9
căn nhà tối thấp, đã mang theo tiếng cười vui đến với mọi nhà và nhất là giúp mọingười như cảm giao với tinh thần, yên tâm có cuộc sống bình an và thịnh vượng Trong cả nước, từ Bắc vào Nam có nhiều nơi làm tranh giân gian như tranhĐông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh Làng Sình nhưng có hai vùngnổi tiếng và có truyền thống lâu đời hơn cả là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống.Trong đề tài này tôi cũng xin đề cập đến dòng tranh dân gian Đông Hồ ( Bắc Ninh)
2 Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ được sản xuất lẻ tẻ ở một số tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc,Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, nhưng truy về gốc đều do người Đông Hồ di cưmang theo nghề đến nơi mới Nơi sản xuất tập trung là làng Đông Hồ ( xã Song Hồ,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Đây là một làng nhỏ năm ven sông Đuống và trênđường giao thông nối xứ Bắc (Bắc Ninh) với xứ Đông (Hải Dương), chỉ cách Hà Nộichừng 40 km Vùng đất này trù phú,nông nghiệp phát triển, có nhiều nghề thủ công,đời sống văn hoá cao, lễ hội nhiều và đặc sắc tất cả đã tạo nên cái nôi, là “bà đỡ”chomột dòng tranh chân quêđậm đà chất dân tộc
Gắn với sinh hoạt Tết có tranh-pháo-mã, người làng Đông Hồ làm cả Hàng mãĐông Hồ từ nhiều thế kỉ trước đã đi vào sử sách, và mười năm qua tưởng chừng đã maimột thì giờ đây đang phục hồi và phát triển đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảonhân dân, và cùng là một thứ nghệ thuật tạo hình dân gian, bổ sung và làm hoàn chỉnhthêm cho mảng tranh tết
Tranh tết cổ truyền của Đông Hồ là tranh Điệp, từ giấy đến màu đều nhuần chấtdân tộc Giấy để in tranh là giấy dó được sản xuất ở Đồng Cao( Bắc Ninh) và vùngBưởi( Hà Nội), nó mỏng mịn và có vân óng ả như lụa, lại dai và co dãn khi ẩm ướt, đểphát huy mặt tốt và khắc phục mặt yếu của giấy dó, nghệ nhân quét lên nó một lớpđiệp làm cho tờ giấy dày nuột, sáng trắng với những thớ sáng tối đan xen song hành vàlấp lánh ánh bạc, có khi con được lướt thêm nước hoa hoè vàng chanh hay nước gỗvàng đỏ cam, từ nền giấy đã toát ra vẻ vinh hiển Trên nền giấy ấy, nghệ nhân lần lượt
Trang 10
in ván gỗ các mảng màu cạnh nhau và chồng nhau, sau cùng in nét đen to mập, màu vànét phối hợp tạo ra những hình quen thuộc nhưng luôn mới Bảng màu ở đây cũng lànhững màu trắng điệp-vàng hoe-đỏ vang, lại thêm màu xanh chàm-sỏi son- than lá tre,toàn những thứ có sẵn trong thiên nhiên, bền trước ánh sáng và thân thuộc với mọingười Bảng màu áy khá đơn giản nhưng do kỹ thuật pha chế “trăm hay không bằngtay quen” và nghệ thuật phối màu đã tạo ra những hoà sắc phong phú và hài hoà
Tranh đông Hồ phổ biến nhất, cũng đặc sặc nhất và do đậm sặc dân gian- dân tộcnhất, được nhân dân nhiều nước ưa thích và tuyển vào những bộ sưu tập tranh quý củanhân loại
3 Đặc trưng nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ có lịch sử lâu dài và thực sự là vốn tạo hình được các
thế hệ cả xưa và nay đều thích, nếu chỉ vì giá trị nội dung thì khi xã hội thay đổi nókhông thích hợp nữa, do đó phần quan trọng chính là giá trị nghệ thuật Giá trị nàyđược biểu hiện ở bố cục, ở đường nét, ở bảng màu, ở quan niệm tỉ lệ giữa các hình Tranh dân gian xây dựng các hình ảnh không phụ thuộc vào mẫu trong tự nhiên,
mà cốt gây ấn tượng mạnh theo yêu cầu của chủ đề, vì thế cả ánh sáng, không gian,con người và cảnh vật đều là ước lệ Tờ tranh điệp với nền màu trắng hay vàng đỏ đềuthể hiện không gian rực sáng, trong trẻo và rộng rãi Không gian ước lệ ấy đòi hỏi mọihình ở trên cũng phải ước lệ làm sao phô được nhiều nhất, vì thế hình được thể hiệnnhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khoảng cách để có thể phô diễn được đầy đủ nhất, chẳnghạn con lợn muốn rõ nhất phải đựoc vẽ ở thế nhìn ngang, nhưng mõm lại như nhìn từphía trước, cảnh hứng cây dừa được thu nhỏ lại để tương ứng với người trèo và ngườihứng hoặc cảnh Trạng chuột vinh quy, sau khi đỗ cao cưới vợ, chuột tiến sĩ cưỡi conngựa cũng chỉ nhấp nhỉnh với nó mà thôi Tất cả các hình trong tranh đều được dàn rachoán cả mặt tranh, chúng không che khuất nhau mà cùng phơi bày rõ ràng Từng hìnhtrong tranh được cường điệu có khi đến “ngoa ngoắt”, song đều thu về những hình cơbản Ví như bé ôm gà như hình quả trứng, con lợn như hình chữ nhật, Đồ vật trong
Trang 11
tranh Đánh vật lại chỗ hình tam giác, chỗ hình thang, chỗ nửa hình tròn, các nhân vậttrong tranh Hứng dừa và Đánh ghen vừa hài hước vừa táo tợn Cái thế giới ở trong dângian gồm đủ cả ba tầng trời-trần và dưới đất, chỉ cần vài chi tiết là gợi ra cái khônggian cần cho sự việc xảy ra, điều này được thể hiện rõ nét hơn trong tranh liên hoàn vềThạch Sanh
Với bố cục ấy, trừ tranh thờ thì các nhân vật Thần, Phật được vẽ to ở giữa,cácnhân vật phụ nhỏ hơn và ở hai bên, các người thường dân và sinh vật lại nhỏ nữa và ởdưới Tỷ lệ này phụ thuộc vào viễn cận xã hội, tuỳ theo địa vị của từng nhân vật đểphóng to hay thu nhỏ Trái lại ở những tờ tranh Tết thông thường,các nhân vật và cảnhvật dù thực tế hết sức chênh lệch nhau, nhưng với quan điểm bình đẳng tất cả đượctrình ra trên mặt tranh với một độ lớn tương đương nhau Lỗi viễn cận phản ánh tưtưởng bình quân của nông dân, tất cả đều được tôn trọng
Về đường nét tranh dân gian dùng hình chủ yếu về đường nét được in, có nhữngbức in nét xong là hoàn thành,nhiều tranh sau khi in nét đen mới dựa vào đó mà tô màucho tươi và động Cả những tranh được in màu kín thì nét đựơc in sau nên rất rõ Nétbao lấy các mảng màu khiến mảng nào cũng được tách bạch rõ ràng, nét tuỳ từngdòng tranh mà có sự khác nhau Nét ở tranh Đông Hồ đậm chắc, ít chi tiết vụn nên dễquan sát đối với học sinh nhỏ tuổi
Về màu sắc trong tranh Đông Hồ ta thấy tranh sử dụng rất ít màu nên rõ nét vàđằm thắm, tất cả màu sử dụng trong tranh đều là màu được lấy trong tự nhiên nên như:
Trang 12
Ngày nay tranh dân gian không chỉ có giá trị lịch sử, vẫn hàm chứa đầy đủ giá trịcủa một loại hình nghệ thuật đích thức Các hoạ sỹ khai thác tranh dân gian ở các chấtliệu và quan niệm thẩm mỹ, cho nó thăng hoa vào tác phẩm thì hồn dân tộc và chấtthời đại sẽ là lẽ sống trương tồn cùng thời gian
4 Tính giáo dục của tranh Đông Hồ.
Tranh vẽ của trẻ em rất gần gũi với tranh dân gian, nói cách khác tranh dângian phù hợp với tâm hồn trẻ thơ bởi tính hồn nhiên, vui tươi, hóm hỉnh, mộc mạc,màu sắc tự nhiên, đưòng nét, hình khối, đơn giản, dễ hiểu làm cho trẻ yêu thích Tranhdân gian phản ánh mọi mặt của đời sống với cái nhìn lạc quan, tươi sáng, từ xưa đếnnay được mọi người ham chuộng Với nội dung và hình thức độc đáo tranh dân gian làmột loại hình nghệ thuật được phổ biến sâu rộng trong nhân dân Tranh dân gian phảnánh đa dạng cuộc sống xã hội, song đối với đề tài trẻ em và những con vật được trẻ em
ưa thích đã được nghệ sỹ nhân gian gửi hồn mình trong bức vẽ đó là: em bé cưỡi trênmình nghé, đầu tre chiếc lọng lá sen, tay nâng ống sáo kề miệng thổi, là một hìnhtượng nghệ thuật đẹp yêu đời, yêu cuộc sống, yêu lao động ngay từ tuổi thơ Bức tranhbẩy em bé đu cành đào với những hoa và quả, tranh thất đồng làm người xem nức lòngvới thế giới trẻ con bụ bẫm vô cùng đáng yêu, hồ hởi với ước vọng con trẻ hạnh phúc,khoẻ mạnh Những em bé ôm gà hay vịt ở các tranh Lễ Trí, Phú Quý, Vinh Hoa đều
là những đứa trẻ khôi ngô mà mọi người làm cha mẹ mong ước
Những tranh về các cuộc vui chơi trong ngày hội, ngày tết như múa rồng, múalân, đánh vật, càng thấy cuộc đời phơi phới đáng yêu cả đen những sinh vật như gàđàn lợn ổ, khi đi vào tranh cũn mang niềm vui hồn hậu đậm đà Ngưòi xem đã nhận
ra ở con lợn nái có 5 con có cái mồm tủm tỉm như mới gặp được điều gì lý thú Gà mái
mỏ còn ngậm mồi đang “túc túc ”gọi đàn con xúm xít chia mồi Gà trống dướn cao
cổ đầy khí phách che chở cho gà mẹ gà con Trong tranh dân gian con người dù tronglao động vui chơi đều rất thoải mái Chẳng những vui khi múa rồng, múa lân mà vuingay cả lúc đi cày, khi xông trận Bà Trưng, Bà Triêụ mỉm cười đánh giặc Anh đô vật
Trang 13
hứng khởi trong cuộc đấu không hề có ý được thua Ngay cả những bức tranh thờ nhưNgũ Hổ Tứ Pháp các nghệ nhân dân gian với cảm quan nghệ thuật và thẩm mỹ trongsáng bắt nguồn từ đời sống, những bức tranh như trình bày ở trên tư tưởng như cácnghệ sỹ dân gian vẽ riêng cho trẻ em vậy
Trong tranh dân gian, một bộ phận khá lớn đã đi vào đề tài lịch sử, phản ánhnhững anh hùng cứu nước và giữ nước của dân tộc, những chiến công lẫy lừng trongnhiều thời kỳ lịch sử được trẻ thơ ưa thích không chỉ về nội dung tích truyện mà cả vềnghệ thuật thể hiện giản dị, tự nhiên mang đầy sức biểu cảm bắt gặp ở đây những PhùĐổng Thiên Vương đại phá giặc ân, Trưng Vương trừ giặc Hán,Triệu ẩn đánh quânNgô, Ngô quyền đánh giặc Hán, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, Lê Thái Tổ quétsạch quân Minh, Bắc Bình Vương đánh tan quân Thanh Đinh Tiên Hoàng tập trậnvới trẻ mục đồng, trong tranh Phù Đổng Thiên Vương đánh phá giặc Ân, cậu bé làngGióng cưỡi trên con ngựa hồng đang băng băng phi nước đại hay tay quay tít nhữngcây tre ngà, tung hoành giữa đám giặc Ân đang rối loạn vứt giáo mộc,đứa ngã lăn rađất đứa co cẳng chạy thục mang đằng sau Phù Đổng Thiên Vương biểu tượng Tổquốc là núi non trung điệp, hùng vĩ, dưới ngọn cờ hồng,cả hang quân chỉnh tề vũ khí raquân tiếp sức như kéo giài vô tận.tất cả những tranh anh hùng ấy với lòng yêunước,yêu dân đã làm xúc động tâm hồn các nghệ sĩ dân gian,rồi qua bàn tay trân trọngcủa nghệ nhân,được hiện ra trên giấy dó,dẫn dắt tuổi thơ ngược dòng lịch sử về vớicuội nguồn xa xưa đến tận nguồng của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vangcủa dân tộc
III- VẬN DỤNG NÉT ĐẸP TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ TRONG DẠY- HỌC
MỸ THUẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
1 Nội dung đề tài tranh dân gian Đông Hồ ảnh hưởng tới tình cảm, nhân cách học sinh.
Sức sống của tranh dân gian Đông Hồ tồn tại qua thời gian, giữ được vị trí trong
cảm xúc thẩm mỹ của mọi người với giá trị tư tưởng, vẻ đẹp hài hoà của nó bắt nguồn
từ cách nhìn, cách nghĩ của người nghệ sĩ, từ quan niệm thẩm mỹ của nhân dân lao
Trang 14
động Phần lớn nghệ nhân làm tranh dân gian Đông Hồ là những người nông dân thựcthụ, họ am hiểu tình cảm và con người của xã hội nông nghiệp, họ sống cuộc sống củangười lao động nên hiểu rõ cái mà họ vẽ ra, họ không chỉ nắm chắc ngoại hình mà còntường tận cả nội tâm nữa Các nghệ nhân nắm bắt được cuộc sống của nhân vật để rồitái tạo không phải sao chép lại thực tế, mà bằng lối tạo hình, gạn lọc, sắp xếp lại chothuận mắt và nâng lên ở trạng thái nghệ thuật
Với những đề tài phong phú muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống mà tranh dângian Đông Hồ phản ánh đã phần nào tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt của ông cha ta Đểgợi lai những sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc, những chiến công oanh liệt chốngngoại xâm, xây nền độc lập tự chủ của các anh hùng dân tộc thủa trước, các nghệ nhân
đã khắc hoạ những hình ảnh như Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Bà Trưng, Bà Triệuthúc quân diệt giặc, Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Nguyên, Mông
Khi tiếp xúc với thể loại lịch sử đó các em như được ngược dòng lịch sử về vớicội nguồn xa xưa đến tận nguồn của truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang củadân tộc Mặc dù các em đã từng được đọc, được học qua những bài giảng, những trangsách nhưng khi nhìn thấy hình ảnh được phản ánh qua dân gian Đông Hồ miêu tả vớikhí phách hiên ngang dũng mãnh trước quân thù của cách vị anh hùng đã để lại trongcác em những ấn tượng tốt đẹp, niềm tự hào dân tộc, từ đó hình thành ý thức tráchnhiệm của bản thân mình với quê hương đất nước
Xem tranh”Gà đàn”, “Lợn đàn” của tranh dân gian Đồng Hồ chúng ta thấy
đều nhằm nói lên ước mơ của người nông dân đồng thời cũng là để chúc tụng nhaukhi chào đón một năm mới Song trước khi chuyển sang chúc tụng thì nó đã là nhữngphản ánh, mô tả sinh hoạt hàng ngày trong đời sống nông nghiệp của nhân dân Quanhnăm ngày tháng lao động để mưu sinh Họ chỉ ước mong sao có “cơm ăn đủ no, áo đủmặc, gà đầy sân, lợn đầy chuồng” đó là những ước mơ hoài bão chính đáng mà rất giản
dị, mộc mạc Hơn thế nữa cùng lúc với nhiệm vụ mô tả và phản ánh ước vọng cuộcsống, người nghệ sỹ dân gian Việt Nam còn chứa trong sức quyến rũ của tờ tranh
Trang 15
những tư tưởng và tình cảm đã được nâng lên Đây là những lợn mẹ, lợn con mang đầy
đủ tình cảm mẫu tử trong tư thế đùm bọc, quấn quýt với đôi mắt lim dim hiền từ Đặcbiệt các chi tiết gà mẹ ngậm con mồi rất nhẹ nhàng nhưng con mồi không thể thoátđược và đồng thời cũng không bị dập nát để các chú gà con được một miếng mồi ngon.Tình mẹ con ở đây phải chăng đã được ngưòi nghệ sỹ dân gian nhân cách hoá và tấmlòng mẹ chắt chiu nuôi dương con cái, nhịn miếng ăn để dành, cho con những miếngmồi ngon lành nhất Đó cũng là đạo lý thông thường trong tình cảm mẹ con đã ăn sâuvào tâm hồn chúng ta, đã được coi là một hình ảnh đẹp, là một rung cảm nghệ thuậtphong phú, một hình tượng vừa có chân, có thiện, có mỹ
Tấm lòng bà mẹ Việt Nam đã ăn sâu vào tâm hồn người nghệ sỹ dân gian ViệtNam Tấm lòng người mẹ đã chắt chiu, dành dụm tần tảo nuôi con, lấy hạnh phúc củacon làm hạnh phúc của mình, con vui là mẹ vui, con no là mẹ no, con sung sướng là
mẹ sung sướng, nó trở thành một tình cảm như vốn sẵn có Một bản năng trong tư duysáng tạo vốn tiềm tàng trong xương máu tâm hồn nghệ nhân, rồi từ đó tờ tranh quay trởlại có tác dụng xây dựng tâm hồn cho người xem qua nhiều thế hệ nối tiếp và đối vớicác em học sinh ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, nó làm nảy sinh, nuôi dưỡng tinh thần,tình yêu thương kính trọng cha mẹ, anh em, bạn bè và đồng loại, từ đó hình thành ýthức, nhân cách học sinh trong thời đại mới
Với nội dung phong phú của tranh dân gian Đông Hồ đã tác động tới cảm xúcthẩm mỹ trong các em Các em biết trân trọng cái đẹp, yêu thiên nhiên cây cỏ hoa lá,những con vật bé nhỏ mà gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, cũng từ đó biếtgiữ gìn và có ý thức làm cho môi trường xung quanh sạch và đẹp hơn
2 Nét tương đồng giữa đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ với nét vẽ của học sinh tiểu học.
Cách sử dụng đưòng nét, màu sắc là hai yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp củatranh, vì vậy hầu hết tranh dân gian Đông Hồ rất chú trọng tới đường nét và màu sắc.Dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, đường nét tạo nên sự nhất quán giữa hình
Trang 16
và màu, diễn tả một tình cảm tính cách nhân vật bằng những đường nét to, nhỏ, đậm đàdứt khoát, khoẻ nhưng không khô cứng, chắc nhưng mềm mại uyển chuyển mà cũngrất thanh thoát tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của tranh dân gian Đông Hồ
Hầu hết tranh thiếu nhi không hẳn các em đều vẽ nét bo, lấy hình mảng mà nhiềukhi chỉ là những mảng màu đặt cạnh nhau, tuy nhiên phần nhiều các em cũng thường
sử dụng nét để viền lấy hình
Khi tiếp cận với đường nét trong tranh dân gian không phải các em bắt chướccác nét vẽ đó mà qua đó các em như được định hình một phong cách, không dò dẫm,không lệ thuộc Qua tranh dân gian Đông Hồ các em như được mở rộng hơn tầm mắtvào thế giới tự nhiên, muôn màu muôn vẻ, được khuyến khích và khích lệ vẽ Vớinhững em học sinh có năng khiếu các em có sự hứng thú và hào hứng vẽ một cách say
mê Ngược lại, với các em học sinh năng khiếu hạn chế cũng cảm thấy tự tin hơn khithực hành, cảm giác vẽ không còn khó không còn thấy sợ môn mỹ thuật
Qua tranh thiếu nhi chúnh ta thấy các em thường thích gì vẽ đấy, không đắn đo,
do dự hoặc tính toán một cách kỹ lưỡng Với phong cách tự do suy nghĩ, tự do sángtạo về những chủ đề đã được nghe, đựoc thấy và thông thường , các em ở nơi nào thìhay vẽ cảnh vật nơi đó Các em vẽ theo cảm xúc tự nhiên vốn có, nên hình ở trongtranh của các em rất ngộ nghĩnh, ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng như chính tâm hồncác em vậy
Xem tranh “ Chọi gà” Hai chú gà ngộ nghĩnh, xung quanh là những người xem
cổ vũ nhiệt tình, màu sắc trong tranh tươi tắn bố cục đơn giản thể hiện được nội dungthật giản dị mộc mạc hồn nhiên ngay thơ trong sáng của lứa tuổi học trò
Sự mộc mạc giản dị rất trẻ thơ còn thể hiện qua tranh “Thả diều” Với những mảng
màu đơn giản, chắc đậm mang đậm nét dân gian, hình dáng nhân vật còn chưa đúng
về giải phẫu, nhưng cũng đủ để nêu được sự sống động của một vùng quê Đây chính
là những yếu tố tạo nên sự tương đồng giữa tranh của các em với tranh dân gian
Trang 17
Với nghệ thuật sử dụng đường nét, các nghệ nhân làm tranh dân gian Đông Hồ đã
xây dựng được những hình tượng điển hình, tinh giản, phối hợp các đường cong vàđường thẳng, chưa cần đến màu mà đã tạo nên dáng chung của toàn tranh có cái đẹpđại thể và đúng chất của đối tượng miêu tả
Khi tiếp cận với tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt là với đường nét trong tranh,các em như cảm nhận thấy một cái gì đó rất gần gũi, đồng cảm, như tìm thấy một chỗdựa vững chắc, một ngưòi bạn thân thiện trong nét vẽ của mình Mặc dù giữa nét vẽcủa tranh dân gian Đông Hồ và nét vẽ trong tranh của các em thiếu nhi có tiếng nói vànhững đặc trưng riêng song về một khía cạnh nào đó có những đặc điểm chung Cáichung ở đây là nét tạo nên hình tưọng nhân vật ngộ nghĩnh, hông nhiên, vô tư trongsáng Các nhân vật trong tranh luôn ở thế động, không bị gò ép tạo cho tranh luôn cónhịp điệu mang đầy tính trang trí
Tranh dân gian đông Hồ với những bảng màu nguyên chất lấy từ thảo mộc haykhoáng sản sẵn có trong thiên nhiên, với những kỹ năng phối màu rất tài tình, các nghệnhân đã tạo mỗi tranh mỗi vẻ đẹp Thụ cảm trước màu sắc của thiên nhiên, của tâm lýdân tộc các nghệ nhân đã đưa lên mặt tranh dân gian Đông Hồ một cách rất sáng tạo Với đường nét màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ chúng ta thấy được cái chân
chất, thật thà của tình cảm và “ tranh dân gian Việt Nam hiền lành như hạt lúa, củ
khoai, vừa thông minh tươi tắn, đắn đo, thận trọng, lại vừa dễ dàng thoải mái, sinh động và linh hoạt khiến nhìn vào như múa hát Với bảng màu bình dị không những làm vui con mắt mà làm tươi sáng cả không gian thay đổi cả về nhân sinh quan, chuyển buồn sang vui, đang cực khổ gợi lên niềm tin hứa hẹn” (Nguyễn Đức Nùng-Cái đẹp
của tranh dân gian)
Trong tranh “Em cho gà ăn”.Có thể thấy cách quan sát, nhận xét của tranh thiếu
nhi thật tinh tế, sát với thực tế đàn gà, hoa ,ong bướm ngôi nhà ông mặt trời cây cốinói lên cái thực tế ở trong cuộc sống đời thường của các em, tuy hình hài chưa đúngnhưng cũng nói lên được nội dung và ý đồ của bức tranh đối với học sinh lớp 3
Trang 18Sự vui tươi, hóm hỉnh, mang tính cách điệu cao được thể hiện rõ ở hai bức tranh
“Chọi gà”, “ Ước mơ của em” Ở “ Ước mơ của em”chỉ cần hai hình ảnh: rong rêu
và san hô tạo cho người xem đã thấy một đai dương mênh mông, xanh biếc Cách chọn
hình ảnh thật khéo, nó giống như bức bình phong trong tranh “Đánh ghen”- Tranh dân
gian Đông Hồ Những chú cá đủ màu sắc, hoa văn bơi lội tung tăng, hình ảnhđược khái
quát và cách điệu đó là phong cách của “Gà đàn”, “Lợn đàn”, những mảng màu
nguyên chất, tươi rói trên mình cá thể hiện sự sống động, đó là bản chất của tranh dângian Đông Hồ
Với “Chọi gà” ta lai thấy một bố cục quen mà không quen, đối xứng mà không đối xứng, không trang trí mà rất trang trí Phải chăng “Chọi gà” là “Đấu vật” ?
Với cách lựa chọn chủ đề,xây dựng hình tượng sấp xếp bố cục,đường nét và màusắc,cùng với cách diễn đạt cảm xúc nhiều vẻ khác nhau,xem tranh thiếu nhi ta thấymặc dù những hình tượng còn ngượng ngập,sai sót về tỉ lệ,màu không giốngthực,nhưng chính vì thế lại tạo nên một cái rất duyên dáng và rất riêng
Qua màu sắc trong tranh dan gian Đông Hồ và tranh thiếu nhi chúng ta thấy như
có sự gần gũi,có sự ảnh hưởng lẫn nhau.Các nghệ nhân cũng như các em thiếu nhithường sử dụng các màu sắc tươi sáng,các mảng màu đặt cạnh nhau theo lối tự nhiênthoải mải,không hề do dự và thường là những màu nguyên chất ít pha trộn.Những bứctranh đưa người xem đến với một thế giới tự nhiên vô cùng phong phú về màu sắc ,tạocho người xem luôn cảm thấy cuộc sống đầy niêm vui và tiếng cười khiến người taquên đi những lo toan vất vả đời thường,
Trang 19
Đường nét và màu sắc tranh dân gian Đông Hồ được các nghệ nhân bố trí và phân
bố trong các hình tượng ở toàn bộ bức tranh,theo suy nghĩ “lấy con mắt làm thước đo”
và “đẹp mắt ta ra mắt người”,cái đẹp đó sẽ được người ta chấp nhận
Tranh dân gian Đông Hồ không có ý tả hình ,gây ấn tượng như cảnh thật mà chỉlấy hình để gợi ý,đi thẳng vào những yêu cầu của chủ đề.Ơ đây không gian,ánhsáng,con người và cảnh vật đều được ước lệ hoá và bố cục cũng theo phối cảnh ước lệ
Tranh “ Chăn trâu thả diều” hình ảnh con vật thể hiện độc đáo trong tranh cảm xúc của tuổi thơ về nhiều thể loại và lối vẽ gần với tranh “Lợn ăn lá dáy” (tranh dân gian) thân thì vẽ nằm ngang, đầu thì ngiêng, mũi thì thẳng theo hướng của thân.
Với cách vẽ này đã diễn tả được đặc điểm, đặc trưng của con lợn Dù là vô tìnhhay hữu ý, chắc chắn nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ đã có cân nhắc và suy nghĩ
kỹ trong khi tạo hình Đối với tranh thiếu nhi Vẽ người thì phải có đầy đủ mắt, mũi,miệng Dù vẽ khuôn mặt ở hưóng ngiêng thì mắt mũi miệng cũng được vẽ với hướngnhìn thẳng Vẽ bàn ghế thì phải có đầy đủ bốn chân, hoặc vẽ cái ấm dù đặt nghiêngkhông nhìn thấy vòi các em vẫn vẽ có cả vòi ấm
Xem tranh “ Đón Tết” qua cách diễn tả cảnh, tả người rất hợp tình Một cái Tếtđầm ấm sum vầy, cảnh vật vui tươi tạo không khí rộn ràng của ngày Tết, một phongtục tập quán quen thuộc là gói bánh chưng, cả gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa thậtđầm ấm: lá thật xanh, thật vàng như ta nhìn thấy màu của đỏ sỏi tán mịn, màu vàng củahoa dành dành Nhân vật thân nghiêng, mặt chính diện, nét viền to khoẻ, chắc, đậm,nhưng lại rất trẻ thơ Xem tranh thấy niềm vui, mỉm cười ngẵm mãi không biết chán Qua tranh dân gian Đông Hồ còn giáo dục cho thiếu nhi tình cảm gia đình, lòngbiết ơn, những lễ giáo, gia phong truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam Điều đóđược thể hiện qua tranh
Trong tranh thiếu nhi không hẳn các em đều vẽ nét bo lấy hình mảng mà nhiều khichỉ là những mảng màu đặt cạnh nhau Song phần nhiều các em đều đã biết sử dụngnét để viền lấy hình Khi tiếp cận với đường nét trong tranh dân gian Đông Hồ giáo
Trang 20Tranh thiếu nhi luôn có cái nhìn hồn nhiên, tươi sáng, âu yếm và chân thật do đónhững mảng mầu của các em luôn đạm đà và mạnh mẽ.Ở tranh thiếu nhi, các em luôn
vẽ theo sự cảm nhân tự nhiên vốn có không bị lệ thuộc khung cảnh, màu sắc tự nhiên
và vẽ theo sự cảm thụ, suy nghĩ của mình
Tranh dân gian Đông Hồ, một giá trị văn hoá dân tộc tồn tại bao đời nay vẫn còn
có những đóng góp nhất định cho việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh lứa tuổithiếu niên, nhi đồng Đồng thời gợi cho các em tình yêu quê hương đất nước, biết nângniu quý trọng và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Đường nét hình mảng trong tranh dângian Đông Hồ dã có những tác động tích cực khích lệ lòng ham mê nghệ thuật, mongmuốn được vẽ, vẽ đẹp và vẽ một cách tự ti hơn Tranh dan gian Đông Hồ định hướngcho các em một phong cáchvẽ thoải mái, phóng khoáng, đơn giản sẽ tạo nguồn cảmhứng và giúp các em có lòng say mê với bộ môn mỹ thuật Biết cảm nhân về cái đẹp làmột trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển toàn diện về: Đức- trí- thể-
Trang 21Để phát huy nét độc đáo về bố cục hình mảng trong tranh thiếu nhi người giáoviên cần có những hiểu biết nhất định về năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ để tạocho các em một tâm lý học tập thoải mái, hứng thú trong giờ học, tạo điều kiện chocác em được thể hiện năng lực của mình một cách hiệu quả nhất về bố cục, hìnhmảng, màu sắc sẽ được cảm nhận từ từ , có hệ thống được thể hiên bằng sự tiến bộ quatừng bài vẽ, cần có sự tích hợp giữa các môn học như văn thơ, sử, địa, lồng ghép trongtiế học mỹ thuật.Qua đó các em thấy cánh cò bay lả bay la với những cánh đồng thẳngcánh cò bay, màu xanh bát ngát chân trời giúp cảm nhận và thể hiện màu sắc Sự dẫndắt tinh tế, khéo léo của người giáo viên sẽ giúp học sinh có một tâm hồn phong phú,trí tưởng tượng bay bổng Chắc chắn thành quả sẽ là những bức tranh đầy màu sắc, rực
rỡ và giàu cảm xúc
Nói tóm lại, vai trò của người giáo viên trong dạy mỹ thuật để phát huy sự sángtạo của người học sinh, là sự chủ động, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học,người giáo viên cũng là một người nghệ sĩ, sự tài hoa của người nghệ sĩ sẽ được đơmhoa kết trái bằng thành quả học tập của các em, đó là cảm nhận về cái đẹp, giá trị thẩm
mỹ, từ đó bồi dưỡng tình cảm và khả năng thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ tạo hình vớinhững bố cục, hình mảng, màu sắc đường nét sống động và đa dạng, đẹp hơn hết nhưtâm hồn của các em
4 Kinh nghiệm vận dụng phù hợp và kết quả đạt được: