2.Mục tiêu giải quyết tình huống Bài giới thiệu phải nêu được những nét khái quát cơ bản về thủ đô Hà Nội, nhằm giới thiệu với du kháchnhững thông tin về Hà Nội,đảm bảo những yêu cầu sau
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO - HÀ ĐÔNG
Điện thoại: 0433.531.901 Địa chỉ: PHỐ XỐM, PHƯỜNG PHÚ LÃM, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI Email: C3tranhungdaohd.edu.vn
BÀI THI LIÊN MÔN
Họ Và Tên : Nguyễn Thị Minh
Ngày sinh: 15/4/1999
Bài thi liên môn: Môn văn, sử, địa, giáo dục công dân
HÀ NỘI, tháng 12 năm 2014
Trang 21. Tên tình huống
Có một đoàn khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội thăm quan Là một học sinh thủ đô,được chọn làm hướng dẫn viên cho đoàn, em
sẽ nói gì về thành phố Hà Nội? Hãy viết bài văn thuyết minh về Hà Nội 2.Mục tiêu giải quyết tình huống
Bài giới thiệu phải nêu được những nét khái quát cơ bản về thủ đô Hà Nội, nhằm giới thiệu với du kháchnhững thông tin về Hà Nội,đảm bảo những yêu cầu sau:
- Về nguồn gốc, vị trí địa lí, đặc điểm địa hình
- Về lịch sử Hà Nội
- Về Lịch sử đấu tranh qua các thời kì
- Về các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội
- Đặc điểm địa lí, địa hình của thủ đô
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thủ đô
4.Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn:
- Lịch sử (nguồn gốc, lịch sử Hà Nội, lịch sử đấu tranh của Hà Nội)
- Ngữ văn: sử dụng phương thức biểu đạt của bài văn thuyết minh
- Địa lí: vị trí địa lí của Hà Nội, những đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu; dân cư
- Giáo dục công dân: giáo dục lòng yêu và tự hào về thủ đô yêu dấu
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
- Nhận tình huống, lên ý tưởng, xây dựng dàn ý cho bài thuyết minh
- Tìm hiểu kiến thức về Hà Nội trên sách báo, các phương tiện thông tin
- Trao đổi thêm với bạn bè, thầy cô
- Viết thành bài thuyết minh
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Trang 36.Bài thuyết minh về Hà Nội
Tình huống: Có 1 đoàn khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội
tham quan Là 1 học sinh thủ đô được chọn làm hướng dẫn viên cho đoàn, em
sẽ nói gì về Hà Nội của em Hãy viết 1 bài thuyết minh về thủ đô Hà Nội
Trang 4Bài làm
“Dù có di bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình”
Xin chào quý khách! Cháu tên là Nguyễn Thị Minh, cháu là học sinh của thủ đô
Hà Nội, hôm nay cháu sẽ làm hướng dẫn viên cho đoàn mình đi tham quan thủ đô
Hà Nội- trái tim của nước Việt Nam
Trước tiên cháu xin giới thiệu về thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20*53’ đến 21*23’ vĩ độ Bắc từ 105*44’ đến 106*02’ kinh độ Đông Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Ninh Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 3328,9km2, dân số là 6699,6 nghìn người ( năm 2011) chiếm 1% về diện tích tự nhiên và 7,7% về số dân của cả nước , đứng hang thứ 42
về diện tích và thức 2 về dân số trong 63 tỉnh thành phố ở nước ta Thủ đô Hà Nội được xem là trái tim của cả nước , đầu não hành chính- chính trị quốc gia trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục kinh tế và giao dịch quốc tế Hà Nộ có địa thế “Rồng cuộn Hổ ngồi”, tựa vào dãy núi Ba Vì hung vĩ và hướng ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa Hà Nội cũng là đầu nối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta
Trang 5Địa hình Hà Nội tương đối đa dạng nhìn chung có thể chia làm hai vùng là đông bằng và vùng đồi núi Vùng đồng bằng chiếm 54,5% diện tích tự nhiên, nằm dọc theo hạ lưu sông Hồng, sông Đáy và sông Tích vùng này thấp, khá bằng phẳng, có đất đai phì nhiêu, thuận lợi sản suất nông nghiệp với cây trồng chủ đạo
là lúa nước Vùng đồi núi tập trung ở phía Bắc và phía Tây của thành phố Có địa hình gò đồi lợn sóng với độ cao trung bình từ 25-> 50m do địa hinhf cao và dốc, nên vùng đồi núi rất khó khăn, đặc biệt là thiếu nước khí hậu hà nội khá tiêu biểu cho vùng Bắc bộ với đặc điểm là nhiệt đới gió mùa có mùa hạ nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít Vì nằm trong vùng nhiệt đới, nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao Do chịu sự ảnh hưởng của biển, Hà Nội còn có độ ẩm và lượng mưa khá lớn Hà Nôi cũng có nguồn tài nguyên và sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng Hà nội có tiềm năng lớn về du lịch , nổi trội nhất trong tài nguyên du lịch tự nhiên của thủ dô là về địa hình, thủy văn (hồ) và rừng, thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái
Về nguồn gốc của Hà Nội thì sách vở có ghi lại dấu vết đầu tiên con người có mặt trên đất Hà Nộilà vào khoảng cuối thời đại đồ đá cũ, cách nay trên dưới 2 vạn năm Cách ngày nay khoảng 4 nghìn năm con người từ các miền chân núi dồn về quanh vùng trũng Hà Nội, bắt đầu công cuộc khai phá đất đai, xây dựng cuộc sống
Hà Nội đã trải qua rất nhiều thăng trầm cũng như biến cố của lịch sử để rồi trở thành 1 thành phố phát triển như hiện nay
Điểm đến đầu tiên của chúng ta là lăng Bác – nơi mà con dân Việt Nam khi đến Hà Nội không hể không đến đây để được 1 lần ngắm nhìn, ghé thăm vị cha già dân tộc- người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc và tổ quốc công việc xây dựng lăng chích thức khởi công từ ngày 2 tháng 9 năm 1973, trên vị trí của tòa lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình nơi mà qua mấy chục năm Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn Công trình lăng đã được các nhà kiến trúc xây dựng hang đầu của Liên Xô trực tiếp thiết kế và chỉ đạo thi công với kiến trúc vô cùng đặc sắc và cầu kì
Điểm đến thứ hai của chúng ta là hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, gọi như vậy bởi lẽ nguồn gốc của hồ gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng Nước hồ bốn mùa xanh nên còn gọi là hồ Lục Thủy Nguyên hồ rất rộng, dài từ phố Hàng Đào đến phố Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng Phía bên tay phải ở đằng xa kia là cầu Thê Húc với ngôi đền Ngọc Sơn thiêng liêng đối diện chúng ta là tượng đài Lý Thái Tổ được đúc bằng đồng Lý Thái Tổ tên thật là Lý
Trang 6Công Uẩn – người có công lớn trong việc xây dựng đất nước, sau Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào ngày 21/11/1009 đặt niên hiệu là Thuận Thiên, hiệu là Thái Tổ 7/1010 thì khởi sự rời đô Khi ra đến La Thành, Lý Công Uẩn lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời lên đổi tên Đại La Thành ra thành Thăng Long Thành Điểm đến tiếp theo mà cháu muốn giới thiệu đến mọi người là Văn Miếu – Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta Văn Miếu-Quốc Tử Giám là một quần thể di tích ở trong lòng thủ đô Hà Nội, Văn Miếu là nơi thờ các tiên thánh của nho giáo Văn Miếu ngày nay là khu đất hình chữ nhật chia ra 5 khu: khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn; khu thư hai bắt đầu với cửa Đại Trung Môn, hai bên có hai cổng nhỏ mang tên Thành Đức và Đạt Tài; tiếp đến khu thứ 3 bắt đầu với Khuê Văn Các xây dựng ở thế kỉ XIX, ở khu này giữa có một hồ vuông như chúng ta thấy đây, nó gọi là Thiên Quang Tỉnh nghĩa là giếng trời trong sang có tường bao Hai bên hồ là hai khu vườn bia dựng các tấm bia bằng đá khắc tên những người đỗ tiến sĩ Hiện nay có 82 tấm bia đủ 82 khoa thi, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442 và gần nhất là khoa thi năm 1779 Qua cửa Đại Thành tới khu thứ 4- một cái sân gạch trải rộng hai bên có hai dãy nhà Tả
Vu và Hữu Vu Cuối sân nhà Đại Bái và hậu cung có kiến trúc đẹp, hoành tráng – nơi thờ ông tổ đạo nho là Khổng Tử và các học trò của ông Tại đây còn có nhiều hiện vật quý giá như quả chuông đúc năm 1768, bốn nghiên đá có chữ “thái học nghiễn đường”,… khu thứ năm là khu đất trường Quốc Tử Giám đời Lê Nhưng không thể không kể đến hồ văn ở đằng trước cổng chính phải bên kia đường Giữa
hồ có 1 gò đảo, trên có tấm bia cho biết đây là đảo Kim Châu Một thời các nho sĩ thường tới đây ngâm vịnh Ra khỏi khu vực Văn Miếu, chúng ta đang đi trên 1 trong ba mươi sáu con phố cổ của Hà Nội đó là phố hàng Chiếu Các bác có thể thấy là tên những con phố đều đặt theo tên thứ hàng mà được bán trong con phố
đó, phố hàng Chiếu thì thường bán chiếu, phố hàng Mã thì hầu hết đều bán vàng mã,…dọc theo các con phố cổ này, chúng ta có thể thấy rất nhiều quán ăn nhỏ, hay những cô những bác bán hàng rong quanh phố Ẩm thực Hà Nội cũng vô cùng tinh
tế, nhìn cách trang trí các món ăn, ta cũng có thể cảm nhận rằng người làm ra các món ăn đó có thật sự chú tâm vào món ăn hay không Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều món ăn như cốm , bún bò, nem rán, phở…ẩm thực Hà Nội vô cùng phong phú và đa dạng bởi nó hội tụ rất nhiều nét đẹp, đặc trưng của nhiều vùng miền tạo thành Có rất nhiều món ăn chế biến rất đơn giản nhưng cũng có rất nhiều món ăn chế biến cũng rất cầu kì , đòi hỏi người chế biến phải thật cẩn thận và tinh
tế Nhưng tất cả các món ăn đó đều có những đặc trưng riêng, mang lại một cảm nhận khác về ẩm thực Hà Nội
Trang 7Đến với Hà Nội các du khách đều được đón tiếp bởi sự hiếu khách của người dân thủ đô 1 cách rất nồng nhiệt Người dân Hà Nội rất than thiện với khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch nước ngoài Nếu chẳng may bị lạc đường , khi hỏi đường người dân, họ sẽ sẵn sang giúp đỡ rất chân tình, không phân biệt thứ bậc Nếu bắt gặp những người Hà Nội gốc, ta sẽ thấy được sự thanh lịch văn minh của họ Người Hà Nội gốc là người có tiếng nói chuẩn, không bị ngọng , không bị méo chữ,họ thường rất thanh lịch văn minh trong cách ăn ăn mặc cũng như cách giao tiếp Người Hà Nội luôn cư xử lịch thiệp, tế nhị, trong giao tiếp họ luôn lắng nghe, tôn trọng người giao tiếp với mình, luôn nói vừa đủ, không nói quá nhiều và đặc biệt là họ luôn cởi mở vui vẻ với mọi người Dù giao tiếp trong gia đình hay ngoài xã hội ,người Hà Nội luôn rất thanh lịch- văn minh trong cả lời nói lẫn cử chỉ, hành động Không những văn minh trong lời nói mà người Hà Nội còn thanh lịch trong cả cách ăn mặc Khi thưởng thức món ăn người Hà Nội chỉ cốt ở vị chứ không cốt ở số lượng nhiều hay ít, ăn một cách tế nhị, lịch sự chứ không bao giờ nhai nhồm nhoàm Người Hà Nội rất chỉnh tề, nền nã trong trang phục, họ không
ăn mặc quá lòe loẹt, mà thường ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh cũng như không gian giao tiếp
Cháu đang đẫn mọi người đến 1 làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội,
đó là làng gốm Bát Tràng Đến đây, chúng ta có thể khám phá quy trình làm gốm của người dân, hơn nữa chúng ta có thể tự tay làm những món đồ lưu niệm từ gốm Bát Tràng- Hà Nội và có rất nhiều làng nghề truyền thống khác trên địa bàn Hà Nội như đúc đồng Ngũ Xã, vàng quỳ Kiêu Kỳ, mộc chạm Vân Hà nay lại thêm các làng lụa Vạn Phúc, thêu gien Quất Động, khảm trai Chuyên Mỹ, tiệm gỗ Nhị Khê, quạt giấy Vác, mây tre đan Phủ Vinh, Ninh Sở, dệt kim và sản xuất bánh kẹo La Phù…
Hà Nội cũng là 1 trong những nơi hội tụ văn minh Đông Sơn- văn minh sông Hồng với trung tâm là khu vực Cổ Loa và các vùng phụ cận Văn hóa Đông Sơn là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của kĩ thuật luyện kim đồng thau và sơ kì sắt niên đại từ đầu thiên niên kỉ I trước công nguyên đến đầu công nguyên Trên địa bàn Hà Nội, khảo cổ học đã phát hiện ra hàng loạt những di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn như Hữu Thân, gò chùa Thông( lớp trên- huyện Thanh Trì); Trung Mầu(lớp trên và mộ), Đa Tốn huyện Gia Lâm; vùng ven Hồ Tây(quận Tây Hồ); Ngọc Hà (quận Ba Đình); Đình Tràng (lớp trên và mộ, đường trên Mây và đặc biệt là vùng Cổ Loa-Đông Anh) Tiêu biểu cho văn hóa Loa-Đông Sơn chính là trống đồng Loa-Đông Sơn, như các bác nhìn thấy thì mặt trống được điêu khắc rất là tỉ mỉ, công phu cuộc sống
Trang 8sinh hoạt của người dân thời xưa với rất nhiều hoạt độngkhác nhau Đó là 1 di chỉ văn hóa hết sức quý hiếm và có giá trị đối với người Hà Nội
Đến với Hà Nội các bác không chỉ biết đến các làng nghề nổi tiếng mà còn được biết đến những lễ hội vô cùng đặc sắc và mang đậm bản sắc dân tộc, tinh thần của người Hà Nội và chính các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc này luôn tạo sức hấp dẫn khách du lịch như lễ hội Đống Đa, hội Cổ Loa, hội đền Hạ Lôi tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội Gióng đền Sóc, hội chùa Thầy và đặc biệt là hội Chùa
Hương-lễ hội kéo dài nhất cả nước trong suốt ba tháng
Là 1 học sinh cũng như 1 công dân trẻ của thủ đô Hà Nội, cháu rất tự hào khi được sống trên mảnh đất kinh kì vô cùng oanh liệt và thiêng liêng như vậy cháu tin rằng không những cháu mà tất cả người dân nước Việt Nam hay bạn bè quốc tế đều có 1 tình yêu Hà Nôi vô cùng chân thành và mãnh liệt Tình yêu mảnh đất Hà Nội sẽ không bao giờ bị mất đi trong tim mọi người Cháu sẽ làm hết sức mình để gìn giữ và bảo vệ Hà Nội- thủ đô văn hiến của chúng ta ngày càng càng xanh sạch đẹp
Cháu tin rằng Thăng Long xưa và Hà Nội nay sẽ luôn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa lớn của nước Việt Nam và Hà Nội sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới
Mong rằng hôm nay mọi người đã có chuyến đi thật vui vẻ dưới sự hướng dẫn của cháu Xin chào mọi người !!!