Ý nghĩa thực tiễn: Với đề tài khảo sát, sinh viên hy vọng việc tìm hiểu những yếu tố tác độngđến việc hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ hiện nay, để giúp cho xã hội thấyđược sự nguy
Trang 1Thế nhưng, tỷ lệ thuận với tất cả những điều trên lại là sự vô cảm ở mọi tầnglớp người dân Chúng ta ai cũng từng chứng kiến cảnh những đám đông trênđường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu
kỳ xúm vào xem rồi lặng lẽ bỏ đi thì nhiều! Có kẻ vô cảm đến mức độ dã man,
vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đoạt tài sản của người bị nạn Tệ hại hơnnữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay cảnh một người bị xecán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng Dù những hành động đó
bị lên án nhưng một thực tế rõ ràng là sự vô cảm vẫn tồn tại Những chuyện vôlương tâm lại trở nên bình thường khi những người xung quanh thờ ơ với thái độdửng dưng, hờ hững Đặc biệt, giới trẻ lại là đối tượng bị nhiễm “bệnh” vô cảmnhiều nhất Thanh niên chính là người chủ tương lai của đất nước, là thế hệ nốitiếp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Sẽ ra sao khi những người chủtương lại đó lại thờ ơ trước các tệ nạn xã hội đang diễn ra xung quanh mình? Vì
Trang 2vậy, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến “bệnh” vô cảm trong giới trẻ chính làvấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm hiện nay.
II Lý do chọn đề tài
Có lẽ người Việt Nam chúng ta đều biết đến câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy
bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một loài” nên một trong những tínhcách của người Việt-một di sản truyền thống quý giá-là tình thương yêu mang haichữ “đồng bào” Lớn hơn là tình yêu nhân loại, luôn đặt chữ “tâm”, chữ “nhân”lên hàng đầu, đã tạo nên một nước Việt yên bình, nhân văn và hữu nghị đoàn kếtvới bè bạn quốc tế Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, ngườiViệt Nam luôn nêu cao tinh thần thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, tương thân,tương ái,…để cùng nhau đồng lòng xây dựng giang sơn vững mạnh, ngẩng caođầu với các quốc gia năm châu, bốn bể Tinh thần đó là di sản quý giá mà ôngcha ta đã truyền lại cho thế hệ sau Thế nhưng, những thế hệ kế thừa dường nhưlại đang đi ngược lại với truyền thống đó Câu ca dao “Đèn nhà ai nấy rạng” xưakia bị ông cha phê phán thì nay lại trở thành một lối sống phổ biến Gia đình vànhà trường là nơi quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ Nhưng hiện nay,nhiều gia đình chỉ như nhà trọ, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo chỉ đơnthuần dựa trên vật chất Nhà trường thì không còn đặt “tiên học lễ, hậu học văn”như trước nữa, học trò đặt bằng cấp cao hơn cả thầy cô và cả phẩm chất của bảnthân, nhiều thầy cô lên lớp chỉ dạy đại khái còn học trò thì thoải mái nhắn tin, nóichuyện riêng,…Quan niệm “mạnh ai nấy sống” như thế đã tồn tại trong xã hộinhư một mầm bệnh có sức lây nhiễm vô cùng mạnh mẽ Gần đây, trên cácphương tiện truyền thông đã đăng một clip phóng sự về một thanh niên vớigương mặt thất thần, chạy lên chạy xuống xe buýt để van xin kẻ đã móc túi trả lại
ví cho mình trước sự chứng kiến của rất nhiều người, trong đó, đa phần là nhữngngười trẻ Ấy vậy mà họ lại không có bất cứ hành động hay lời nói nào thể hiện
sự quan tâm hay thái độ bức xúc, bất bình trước hoàn cảnh đáng thương như vậy(Tạp chí Pháp luật, 26/10/2011) Nhức nhối hơn là sự thờ ơ đến tàn nhẫn của mộtthanh niên mang biệt danh “Kẹo mút chơi bời”, tên thật là Đặng Mạnh Linh Saukhi gây tai nạn làm chết một cụ già, Linh đã cập nhật trên mạng Facebook những
Trang 3cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy, đã củ tỏi hồi 17h07 Anh emphang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953” hay “Tùy mọi người thôi Nói thật,
số bọn tao đen nên đành chịu thôi Lo hết viện phí rồi tang lễ hơn 20 triệu rồi
cũng chẳng vấn đề gì Bực nhất là nhỡ hết việc” ( Báo Dân Trí, 8/11/2011).
Những sự việc trên đã gióng lên một hồi chuông báo động về “bệnh” vô cảm đã
và đang tồn tại ở giới trẻ hiện nay Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến cănbệnh này cũng là một vấn đề đang được xã hội rất quan tâm Đó chính là lý do đểchúng tôi chọn đề tài: “Những nguyên nhân hình thành bệnh vô cảm ở giới trẻ tạiTPHCM”
Ý nghĩa thực tiễn:
Với đề tài khảo sát, sinh viên hy vọng việc tìm hiểu những yếu tố tác độngđến việc hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ hiện nay, để giúp cho xã hội thấyđược sự nguy hại của nó với sự phát triển và sinh tồn của xã hội loài người.Những người có trách nhiệm sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này Từ đó, tạođiều kiện để thay đổi thái độ thờ ơ về “bệnh” vô cảm ở giới trẻ trong nhà trường,gia đình và xã hội
Với sinh viên, khi thực hiện khảo sát này để hoàn thành bài làm giữa kìmôn phương pháp thống kê Sinh viên được thực tập những kiến thức được giảngdạy trên lớp Sinh viên vận dụng các lý thuyết, phương pháp kĩ thuật đã học vào
đề tài này Và hi vọng đề tài sẽ giúp ích cho các bạn tham khảo khi thực hiệnnghiên cứu những vấn đề liên quan đến giới trẻ hiện nay
Ý nghĩa lí luận:
Thuyết lựa chọn duy lí dựa vào tiên đề cho rằng con người hoạch định hànhđộng một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lựcmột cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Tức là trướckhi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân
đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặcnhỏ hơn lợi nhuận => thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn hơn hànhđộng thì họ không hành động Khi đối diện với một số hành động mọi ngườithường chọn lảm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả kết quả cuối cùngtốt nhất thuyết lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá
Trang 4nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội Những người trẻ phải có sự suynghĩ trong việc chọn hành động nào mà tốt nhất và có lợi nhất cho mình Doquan điểm của giới trẻ về lối sống hiện nay “mạnh ai lấy sống” tạo lên cho cácbạn căn “bệnh” vô cảm.
III Điểm lại thư tịch
Tiến sĩ Tô Vân Trường đã phân tích sự vô cảm trong xã hội ngàynay trên báo Người Lao Động Ông cho rằng “bệnh” vô cảm là một cănbệnh có sức truyền nhiễm cao và lây lan rất nhanh ở mọi tầng lớp xã hội.Biểu hiện của sự vô cảm rất dễ nhận thấy, nhẹ thì “người mắc bệnh”không biết nói “xin lỗi” hoặc “cảm ơn”, nặng thì thờ ơ, dửng dưng trướcnhững tai nạn ngay trước mắt mình Qua đó, ông kết luận rằng, nhữngngười có thói vô cảm thường “nhút nhát, ngại phiền phức, họ không dám
tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác” Tuy nhiên, do chỉ là một bài phỏng
vấn ngắn nên ông vẫn chưa thể phân tích cụ thể vào nguyên nhân hìnhthành nên sự vô cảm trong xã hội ngày nay Nhưng những biểu hiện vềcăn bệnh này đã giúp chúng tôi một phần nào hình dung rõ hơn về bứctranh của thói vô cảm
Trên báo Vietnamnet ngày 8/11/2011, thạc sĩ Tâm lí Đinh Đoàn đã
có một buổi trả lời phỏng vấn về “bệnh” vô cảm trong giới trẻ hiện nay.Theo ông, lý do mà căn bệnh trên lại có thể phát triển nhanh trong xã hội
là vì “lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa; việc chỉ chú trọng dạy kiếnthức, ít chú ý đến giáo dục lối sống, tình cảm, đạo đức hoặc dạy theo lốisáo mòn, giáo điều; sự buông lỏng của gia đình trong việc quản lý concái” Khi được hỏi về giữa mạng internet và sự giáo dục của gia đình thìđâu mới là yếu tố chính gây ra sự vô cảm của giới trẻ, Th.s Đinh Đoàn chorằng, bản thân internet không xấu, là người dùng không biết cách sử dụngđúng cách, “Cái xấu các em tự tìm, còn cái tốt không được hướng dẫn,
thành ra chỉ biết có mỗi cái xấu” Còn về vấn đề giáo dục của gia đình, đó
chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc hình thành nhân cách của trẻ, không hẳn
Trang 5một gia đình trí thức thì mới có cách thức giáo dục con cái tốt mà điềuquan trọng nằm ở việc cha mẹ phải làm gương và lòng yêu thương, chămsóc cho con cái Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, 70% những em vịthành niên vi phạm pháp luật, bạo lực với bạn, gây thương tích cho ngườikhác là những em sinh ra trong gia đình ly tán, cha mẹ thiếu quan tâm, cha
mẹ là những tấm gương mờ Bạo lực đẻ ra bạo lực, yêu thương vẫy gọiyêu thương, không ít em là thủ phạm gây bạo lực cũng chính là nạn nhâncủa bạo lực Đây là một bài phỏng vấn ngắn nên Th.s Đinh Đoàn vẫn chưathể đi sâu vào từng yếu tố, tuy nhiên, thông qua bài viết này, chúng tôi đã
có thể có những thông tin cơ bản về những nguyên nhân hình thành nên sự
vô cảm ở giới trẻ
Theo trang hanhchinh.com ngày 6/1/2011, thạc sĩ Tâm lý NguyễnThị Minh và thạc sĩ Xã hội học Nguyễn Thị Thúy đã đưa ra những nhậnđịnh riêng về “bệnh” vô cảm trong xã hội Bà Minh so sánh giữa xã hộiViệt Nam xưa và nay, bà cho rằng “Trước đây con người sống trong môitrường làng xã nên mối quan hệ chặt chẽ hơn, hàng xóm tối lửa tắt đèn cónhau Vì thế mỗi khi xảy ra chuyện gì thì mọi người xung quanh xúm vàogiúp đỡ Chính sự đoàn kết này một phần giúp con người có thêm sứcmạnh để khống chế và xua đuổi kẻ ác, một phần khiến kẻ xấu sợ hãikhông dám ra tay Còn ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lốisống theo kiểu "đèn nhà ai nấy sáng", hàng xóm sát vách cũng không biếtmặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủnghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnhphúc của bản thân hoặc gia đình mình Vì thế đến khi có kẻ gặp nạn,người ta do vô tình không để ý hoặc cố tình thờ ơ cho rằng đó không phải
là việc của mình Và ngược lại đến khi bản thân họ gặp chuyện cũng
chẳng có ai giúp Đó là hệ lụy tất yếu về mặt tâm lý” Còn bà Thúy thì lại
đưa ra số liệu từ một cuộc khảo sát trên trang Vnexpress ngày 16/3/2010
về thái độ khi chứng kiến học sinh đánh nhau, chỉ có 24,8% ý kiến trêntổng cộng gần 17.300 độc giả tham gia, đã chọn phương án can ngăn, gần33% cho biết sẽ báo cho cơ quan chức năng, trong khi hơn 23% bỏ đi coi
Trang 6như không biết Từ đó, bà cho rằng, thường ở chốn thị thành mức sốngcao, người dân luôn nghĩ đó là nơi mà sự quản lý nhà nước chặt chẽ nhấtnên họ tin và đặt sự an nguy của mình vào tay lực lượng an ninh song
“"Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một phận quan chức nơi nàynơi kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng Rồi ngay
cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ
giấy nên người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu" Bà cũng cho biết thêm là hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối quan hệ
giữa sự vô cảm với độ tuổi hay văn hóa vùng miền Tuy nhiên, trên thực
tế những người ra tay nghĩa hiệp thường thuộc tầng lớp bình dân, ở độtuổi 30- 40 trở lên Các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, những hànhđộng mang tính nhân văn này thường gắn liền với kinh nghiệm sống, kỹnăng xử lý tình huống, cộng với sự từng trải và đồng cảm
Trên trang hientinh.vn.blogspot.com ngày 28/10/2011, tiến sĩ Xãhội học Trịnh Hòa Bình và luật sư Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra nhữngquan điểm về sự vô cảm ở hai phương diện khác nhau Ông Bình cho rằngViệt Nam đang có sự chuyển mình giữa một bên là nền văn minh nôngnghiệp lúa nước và một bên là văn minh công nghiệp “Vì thế mà xã hộiđang có sự đứt gãy về hệ thống giá trị sống, tính huyết thống, lối sốnghàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau bị nhạt nhòa đi, trong khi trình độ vănminh tiến bộ vẫn chưa định hình rõ ràng” Trong khi đó, ông Hùng lạicho rằng sự vô cảm xuất hiện từ khi có con người, nó tồn tại ở các mức độkhác nhau cùng với sự phát triển của xã hội Tuy nhiên khi xã hội pháttriển, qua từng thời kỳ, con người đã được dạy biết cách nhường nhịn, yêuthương lẫn nhau, nhờ vậy sự vô cảm dần được kiểm soát Người ta gọi đó
là xã hội văn minh "Xã hội Việt Nam cũng không ngoại lệ Sự vô cảmvẫn tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển và còn mãi Có điều, chúng ta sẽmãi tìm cách kiểm soát, khống chế sự vô cảm này Và một trong những
công cụ xã hội quan trọng đó là luật pháp", ông Hùng nhấn mạnh.
Trang 7IV Mục tiêu nghiên cứu
1 Thuyết lựa chọn hợp lý: Đại diện cho thuyết lựa chọn hợp lí là
Coleman Ông đưa ra cơ chế ứng xử của con người “những người từng xem xét
một loạt kích thích và lựa chọn ra những kích thích phù hợp, có ích cho bản thânmình, những kích thích nào không phù hợp hoặc không có ích sẽ bị khước từ
hoặc từ bỏ”.(Lê Ngọc Hùng, “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, NXB ĐHQGHN,
2002, tr.354) Định hướng lựa chọn hợp lý của Coleman rõ rằng trong ý tưởng cơbản của ông rằng “ hành động có mục đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu,mục tiêu đó (và do cả hành động) định hình bởi các giá trị hay sở thích” (Vũ
Quang Hà, “Lý thuyết xã hội học”, NXB ĐHQGHN, 2002, tr.347) Theo thuyết
này, mỗi cá nhân sẽ có chọn lựa để thực hiện các mục tiêu của mình sao cho cólợi cho chính bản thân cá nhân còn những cái không có lợi sẽ bị từ bỏ
Chúng tôi vận dụng thuyết này để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu Giới trẻ ngàynay thờ ơ, vô cảm với các hiện tượng xã hội vì họ cho rằng việc thờ ơ và khôngdính líu vào các việc không liên quan đến mình thì sẽ giúp cho họ tránh phải gặprắc rối cho bản thân Chính những điều này làm cho họ chai sạn với những sựviệc xảy ra trước mắt Xu hướng không quan tâm đến việc người khác làm,không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hềphẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày Mặt khác việc vô cảm của các bạn
Trang 8cũng được lựa chọn từ chính các hoạt động thường xuyên xảy ra của các thànhviên sống xung quanh theo huynh hướng hành vi tập thể.
2 Hành vi tập thể (collective behavior) là những hành động, suy nghĩ
và cảm xúc liên quan đến một số người khá đông và thường không tuân thủ theo
những chuẩn mực xã hội đã được thiết lập (Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Đại học Mở TPHCM, 2010, tr.178) Chúng tôi dùng định nghĩa này để xem xét
“bệnh” vô cảm có thực sự lây truyền không và nó có thể tạo ra một phong trào xãhội không?
3 Thuyết phi chuẩn mực của Emile Durkheim: mỗi quan hệ giữa các cá
nhân và xã hội, cá nhân với nhau, cá nhân với nhóm xã hội Trong đó đoàn kết xã
hội thì không thành chỉnh thể thống nhất (Nguyễn Ngọc Hùng, “Lịch sử và lý thuyết xã hội”, NXB ĐHQGHN, 2002) Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm
“bệnh” vô cảm không phải là vấn đề cá nhân, mà vô cảm là một vấn đề của xãhội: cộng đồng xã hội nào có những điều kiện xã hội ít tính hôi nhập xã hội, xãhội nào rơi vào tình trạng phi chuẩn mực thì những xã hội đó có tỷ suất người vôcảm cao hơn những xã hội khác
4 Quá trình xã hội hoá : Quá trình xã hội hoá diễn ra trong suốt cuộc đời
con người, nhưng có thể chia thành ba giai đoạn chính “Xã hội hoá lần thứ nhấtdiễn ra trong nhà gia đình kể từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành mộtcon người trong xã hội Xã hội hoá lần thứ hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học,chịu sự tác động của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi (peer group) Và xãhội hoá khi thành niên, là quá trình qua đó cá nhân học những chuẩn mực liên
quan đến những vị trí xã hội mới” (Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Đại học
Mở TPHCM, 2010, tr.91) Dựa vào quá trình xã hội hoá chúng tôi muốn đưa ranhững nhân tố có thể đưa đến bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay : gia đình lànhân tố quan trọng cho việc hình thành thói vô cảm của giới trẻ Qua cách ứng
xử của cha mẹ và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong việc hìnhthành nhân cách của những người trẻ, khi còn trong giai đoạn xã hội hoá lần thứnhất và bên cạnh đó, nó cũng nói nên phần nào tính cấu kết xã hội của người trẻ
Trang 9với gia đình và người xung quanh như thế nào Tiếp theo, nhà trường luôn lànhân tố có ảnh hưởng đến nhân cách của một người sau gia đình Cách dạy vàhành động của thầy cô sẽ hình thành khuôn mẫu hành vi cho người trẻ khi đangcòn ngồi trên ghế nhà trường và khuôn mẫu hành vi đó được giới trẻ lựa chọncho phù hợp với môi trường sống mới Mặt khác, việc tác động trực tiếp đến thái
độ đạo đức của người trẻ thì giáo dục cũng đồng thời hình thành nhóm chơi chongười trẻ, những người trẻ có quan điểm giống nhau thường chơi với nhau vàtrong mối quan hệ nhóm bạn thân đó ảnh hưởng đến nhận thức của người trẻ vàhiện tượng hành vi tập thể xuất hiện (tuân thủ theo chuẩn mực nhóm) Nếu đaphần mọi thành viên trong nhóm vô cảm thì trước những hiện thực cần có cựđồng cảm thì thành viên còn lại cũng trở nên vô cảm Cuối cùng, môi trườngsống, trong đó phương tiện truyền thông đại chúng, ảnh hưởng nhiều đến tưtưởng và cách ứng xử của bản thân người trẻ với cộng đồng xung quanh Sự lựachọn hợp lý cho việc ứng xử của người trẻ được hình thành thông qua các bàibáo, các trang mạng xã hội khi họ gặp hoặc đọc được những tin tức không thểhiện sự tích cực khi giúp đỡ ngươi khác thì trong đầu họ sẽ hình thành tư tưởngmới “làm ơn mắc oán” “Ai có thân thì nấy lo - Ai có bò người ấy giữ” và họ chomình trở nên vô cảm trước các hiện tượng xảy ra
Trang 10VI Khung nghiên cứu
1. Khung lý thuyết:
Giải thiết
lớn
Định nghĩacác khái niêm
Thao táchoá kháiniệm
Chỉ báo Giải thiết nhỏ
-Gia đình -mối quan hệ giữa các
thành viên trong giađình
-trình độ học vấn củacha mẹ
-cha mẹ làm nghề gì.-Nhà trường -cách giáo dục(phương
pháp dạy của thầy cô…)-các hoạt động
-Môi trườngsống
-nhóm bạn thân-phương tiện truyềnthông đại chúng(báochí, phim ảnh, mạng xãhội….)
Trang 112 Định nghĩa các khái niệm
a Giới trẻ (thanh niên)là gì?
Một trong các định nghĩa phổ biến nhất của giới trẻ về định lượng bao gồmngười giữa tuổi 15 và 24 Nó được sử dụng bởi cả Liên Hiệp Quốc và Ngân hàngThế giới và được áp dụng trong thống kê và các chỉ số khác Còn ở Việt Namvẫn chưa có một bộ luật chính thức nào quy định về độ tuổi thanh niên nhưngtrong bộ luật dự thảo: Khoản 2 điều 1 của Dự thảo Luật Thanh niên quy định:
"Thanh niên là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 16 - 35tuổi" GS-TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng:
"Tuổi từ 25 trở lên nhiều thanh niên đã là cử nhân, kỹ sư, cũng có thể là cácdoanh nghiệp Còn từ 30 tuổi trở đi có người đã là tiến sĩ, vụ trưởng, chủ tịch xã,những cán bộ chính trị Với những đối tượng này họ cần luật khác hơn là LuậtTN" Theo ông Dong, TN chỉ nên nằm trong độ tuổi từ 16 - 25 Khác với ý kiếncủa GS-TS Dong, TS Lê Ngọc Hùng, Trung tâm Xã hội học (Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh) đề nghị lứa tuổi TN nên là từ 16 đến dưới 30 TS.TrầnMiều, Giám đốc Trung tâm VH-GD tổng hợp Trung ương Đoàn đồng tình với ýkiến này Ông nói: “Nếu lấy độ tuổi TN từ 16 - 35 thì biên độ chênh lệch quá lớn(19 tuổi)” Như vậy, về lý thuyết, trong một gia đình có thể có cả bố, mẹ và concùng trong độ tuổi TN Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Năm, chuyên viên tư vấn sứckhoẻ-hôn nhân-gia đình thì Tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tính
từ 15 tuổi Đây cũng là tuổi thể chất ở các bạn nữ phát triển tương đối hoàn chỉnh
và tâm sinh lý cũng phát triển mạnh Tuy nhiên, các bạn nam đến độ tuổi 17 mới
có thể "theo kịp" sự phát triển về tâm sinh lý như các bạn nữ Bác sĩ cho rằng,
"khung" tuổi thanh niên thích hợp nhất là từ 15 đến 25 (đối với nữ) và từ 17 đến
30 (đối với nam) Còn rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề xác định độ tuổi thanhniên Nhưng trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ lấy độ tuổi thanh niên theoquy định chung của Liên hiệp quốc
Từ đó Liên hiệp quốc cũng đưa ra các đặc điểm của giới trẻ như sau:
Phát triển đầy đủ về mặt thể chất và sức khoẻ
Đang trong quá trình phát triển bản sắc của họ