1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại

61 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 595,91 KB

Nội dung

Bút danh không đơn thuần chỉ là tên gọi của người sáng tác chọn ghi trên tác phẩm của mình mà hơn thế nữa với nhiều cách đặt bút danh khác nhau, mỗi bút danh thể hiện vẻ riêng, sự độc đá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGÔ THỊ SÁNG

TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT

NAM HIỆN ĐẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGÔ THỊ SÁNG

TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT

NAM HIỆN ĐẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học ThS GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn - Th.S Lê Kim Nhung, sự góp ý, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!

Do khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè để

có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện

Ngô Thị Sáng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

Ngô Thị Sáng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

1.1 Phong cách học văn bản 5

1.1.1 Khái quát “phong cách học văn bản” 5

1.1.2 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của phong cách học văn bản 6

1.2 Các yếu tố có vai trò định hương giao tiếp 7

1.2.1 Tính “định hướng giao tiếp” của văn bản 7

1.2.2 Các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp của văn bản 8

1.2.2.1 Đầu đề văn bản 8

1.2.2.2 Cách trình bày bìa 9

1.2.2.3 Những trường hợp đặc biệt trong tổ chức đồ hình của văn bản 9

1.2.2.4 Bút danh tác giả 11

1.3 Bút danh tác giả 13

1.3.1 Khái niệm bút danh 13

1.3.2 Một số cách đặt bút danh 13

1.3.2.1 Bút danh gắn liền với kỉ niệm quê hương 13

Trang 6

1.3.2.3 Chơi chữ trong đặt bút danh 15

1.3.2.4 Bút danh thể hiện hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, cá tính nhà văn 18

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ 20

2.1 Kết quả thống kê 20

2.1.1 Kết quả 20

2.1.2 Nhận xét 21

2.2.1 Đặt bút danh bằng thủ pháp chơi chữ 24

2.2.1.1 Nói lái để đặt bút danh 24

2.21.2 Viết tắt và tỉnh lược để tạo bút danh 27

2.2.1.3 Xáo chữ để đặt bút danh 30

2.2.2 Đặt bút danh thể hiện sự gắn bó với những kỉ niệm về quê hương, sự gắn bó với người thân 34

2.2.2.1 Lấy những kỉ niệm gắn bó với quê hương để đặt bút danh 34

2.2.2.2 Lấy những kỉ niệm gắn bó với người thân để đặt bút danh 39

2.2.3 Đặt bút danh bằng những hàm ẩn, hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan điểm nghệ thuật, phong cách nhà văn 47

2.2.3.1 Đặt bút danh hàm ẩn về quan điểm sáng tác 48

2.2.3.2 Đặt bút danh thể hiện phong cách sáng tác 49

KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Bút danh không đơn thuần chỉ là tên gọi của người sáng tác chọn ghi trên tác phẩm của mình mà hơn thế nữa với nhiều cách đặt bút danh khác nhau, mỗi bút danh thể hiện vẻ riêng, sự độc đáo, gắn với cá tính, sở thích của mỗi người Nghiên cứu về bút danh tác giả là sự đi khai mở những dụng ý ấy,

từ đó nâng cao hiểu biết về tác giả, lĩnh hội trọn vẹn sáng tác của họ

Không chỉ vậy đối với công tác giảng dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, việc cung cấp tri thức về bút danh tác giả còn là cách lôi cuốn học sinh vào bài giảng

Tìm hiểu bút danh tác giả tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ là một đề tài hàm chứa nhiều bất ngờ, thú vị, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu cách đặt

bút danh của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam hiện đại”

2 Lịch sử vấn đề

Đặt bút danh là những việc làm thường thấy không chỉ của tác giả Việt Nam mà còn của nhiều tác giả trên thế giới Vì vậy bên cạnh một số ít tác giả dùng tên thật của mình khi sáng tác thì đại bộ phận các nhà văn, nhà thơ có bút danh riêng Có những tác giả chỉ dùng một nhưng lại có những tác giả dùng nhiều bút danh khác nhau trong suốt hành trình sáng tác Hầu hết các bút

Trang 8

2

danh đều có nguồn gốc, xuất xứ, đều biểu hiện, nói lên đôi điều về con người mang các tên ấy Nếu như nói tới nghệ thuật là nói tới cá tính sáng tạo thì trong việc đặt bút danh cho mình, các nhà văn, nhà thơ cũng thể hiện vẻ riêng,

sự độc đáo, gắn với sở thích, cá tính của mỗi người Tìm hiểu về xuất xứ, gốc tích bút danh của mỗi nhà văn, ta sẽ thấy hiện lên bóng dáng, chân dung nhà văn ấy, sẽ hiểu thêm về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của họ Do vậy có nhiều nhà nghiên cứu đã dày công, dành nhiều thời gian để nghiên cứu vấn đề bút danh tác giả Có thể đó mới chỉ là những bài viết rải rác trên báo điện tử nhưng nội dung các bài viết đã cho thấy sự đầu tư công phu, quá trình tìm hiểu cẩn thận của người nghiên cứu

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học văn bản đã đề cập

đến những chỉ dẫn về bút danh tác giả và tính định hướng trong giao tiếp văn bản Theo Đinh Trọng Lạc, các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp văn bản gồm: tên nhân vật, đầu đề văn bản, những trường hợp đặc biệt trong

tổ chức đồ hình văn bản… và bút danh tác giả cũng là một trong các yếu tố đóng vai trò định hướng giao tiếp Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải đã biên

soạn cuốn Kể chuyện bút danh nhà văn Trong cuốn sách này hai tác giả đã

cung cấp nhiều tư liệu quý, thú vị, hấp dẫn xoay quanh các bút danh tác giả Tác giả Lê Hữu Tỉnh và tác giả Phạm Khải đã kể chuyện về bút danh của 49 nhà văn, nhà thơ Hai tác giả đều kể một cách tỉ mỉ nhất về các bút danh của các tác giả đồng thời đưa ra những lời nhận xét chân thực Với giọng điệu hóm hỉnh, lôi cuốn, đan xen những bình luận chân xác, sắc sảo, công trình của

Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải là một đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu vấn

đề bút danh Tuy nhiên đây mới chỉ là cuốn sách kể chuyện về bút danh tác giả mà chưa đi sâu phân tích bút danh như một trong các yếu tố đóng vai trò định hướng giao tiếp trong văn bản nghệ thuật Trong một công trình nghiên cứu riêng, nhà nghiên cứu Lê Hữu Tỉnh cũng biên soạn cuốn sách về các bút

Trang 9

3

danh nhà văn: cuốn Về bút danh của một số nhà văn, nhà thơ (Giáo dục và thời đại, 1993) Ngoài ra, cuốn Tiếng Việt thực hành của tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp có dẫn lại Chơi chữ trong đặt bút

danh của tác giả Lê Trung Hoa làm tư liệu trong phần bài tập Trong cuốn

sách này, chơi chữ trong đặt bút danh được trình bày một cách tỉ mỉ với nhiều lối chơi chữ khác nhau như: nói lái để đặt bút danh, nói ngược để đặt bút danh, cách xáo chữ để đặt bút danh… Tuy nhiên đây mới chỉ là một cách đặt bút danh thường thấy trong những cách đặt bút danh của các văn nghệ sĩ

Như vậy, cho tới nay các công trình nghiên cứu chuyên sâu về bút danh tác giả vẫn còn rất ít, việc nghiên cứu mới chỉ manh nha hình thành hoặc nằm rải rác trong một số bài viết

Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thì có thể khẳng định vấn đề này còn những khoảng trống cần phải lấp đầy Tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, chúng

tôi bắt đầu tiếp cận đề tài: “Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ,

nhà văn Việt Nam hiện đại” với hi vọng đóng góp một phần nào đó để quá

trình tìm hiểu về bút danh tác giả nói riêng và về phong cách, quan niệm của tác giả nói chung được cụ thể và toàn diện hơn

Tìm hiểu bút danh nhà thơ, nhà văn giúp người nghiên cứu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học đồng thời nâng cao khả năng đánh giá, cảm thụ văn học, phục vụ cho quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông

Trang 10

4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những lý do trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

+ Phân loại, thống kê các bút danh tác giả

+ Phân tích hiều quả của cách đặt bút danh tác giả từ góc độ ngôn ngữ

Từ đó rút ra những kết luận cần thiết

5 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu cách đặt bút danh nhà văn, nhà thơ hiện đại

6 Phạm vi nghiên cứu

Do giới hạn của đề tài, chúng tôi tìm hiểu cách đặt bút danh của một số nhà thơ, nhà văn hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay)

7 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phân tích kết quả thống kê

Trang 11

5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Phong cách học văn bản

1.1.1 Khái quát “phong cách học văn bản”

Để hiểu khái niệm phong cách học văn bản trước hết ta đi tìm hiểu khái niệm văn bản Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -

Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì văn bản được hiểu là:

“Với nghĩa rộng: 1) Bản ghi bằng chữ viết hoặc chữ in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ (phân biệt với thực hiện phát ngôn hoặc thông báo ấy bằng nói miệng); 2) Phương diện tri giác cảm xúc của tác phẩm được biểu đạt và ghi nhận bằng các kí hiệu ngôn ngữ; 3) Đơn vị nhỏ nhất tương đối (có tính thống nhất tương đối và tính độc lập tương đối) của giao tiếp bằng ngôn từ

Với nghĩa hẹp: Văn bản là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nhất có

tổ chức của các yếu tố hợp thành, một thông báo mà tác giả (người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận) Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài văn bản với các văn bản khác, với từng cá nhân, với kí ức và các phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo Văn bản thực hiện ba chức năng chính: truyền thông tin, chế biến thông tin mới và bảo quản thông tin (ghi nhớ)” [2, Tr.395]

Có định nghĩa cho rằng: Văn bản là đơn vị giao tiếp lớn nhất của kiểu lời nói viết, nó xuất hiện vừa như là bản in của quá trình hoạt động lời nói, như là kết quả hoặc sản phẩm của quá trình này, vừa như là “công cụ” được

sử dụng trong quá trình hoạt động lời nói làm phương tiện cơ bản để đạt tới một mục đích dụng học nhất định

Trang 12

6

Khi hiểu văn bản là một phạm trù tín hiệu học đại cương thì văn bản và phong cách có mối tương quan với nhau trước hết như là những đặc trưng của hoạt động lời nói Nếu phong cách là thuộc tính quan trọng của hoạt động của con người nói chung, và của hoạt động lời nói nói riêng, thì văn bản - đơn vị giao tiếp lớn nhất của kiểu lời nói viết - xuất hiện như là dấu tích (bản in) của quá trình hoạt động lời nói, đồng thời như là kết quả của hoạt động lời nói hoặc sản phẩm của nó, đồng thời như là công cụ được sử dụng trong quá trình hoạt động lời nói, như là phương tiện để đạt đến mục đích dụng học nhất định

Phong cách là thuộc tính quan trọng của hoạt động lời nói, là những khuôn mẫu xây dựng lớp ngôn bản trong đó thể hiện vai của người giao tiếp trong một lĩnh vực hoạt động xã hội nhất định Ngoài ra phong cách còn được hiểu là kết quả, sản phẩm của hoạt động lời nói, là toàn bộ các biện pháp sử dụng ngôn ngữ thích hợp với một thể loại văn bản nhất định Các thể loại văn bản được phân biệt trên cơ sở sự khác biệt về kết cấu, về tu từ

1.1.2 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của phong cách học văn bản

Lĩnh vực ngữ pháp văn bản ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu ở những bộ môn rất khác nhau thuộc nhiều xu hướng: từ ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm đến phong cách học Với sự ra đời của Ngữ pháp văn bản, Ngôn ngữ học đã được nâng lên tầm một khoa học

bao quát hết đối tượng của mình Cũng vậy, Phong cách học - một bộ môn

trong ngành ngôn ngữ học - đã được nâng lên tầm một lí thuyết bao quát hết đối tượng của mình Phong cách học tiếng Việt những năm đầu của thập kỉ 80 chỉ nghiên cứu đến những phương tiện và biện pháp tu từ ở cấp độ câu Cấp

độ trên câu không được nói đến Năm 1993, trong Phong cách học tiếng Việt

đã xuất hiện một quan niệm mới có hệ thống trong việc xác định, phân loại và miêu tả các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ một cách nhất quán ở tất

cả các cấp độ của ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp và văn bản

Trang 13

7

Những phương tiện tu từ văn bản và những biện pháp tu từ văn bản đã được

miêu tả khá rõ trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt và giáo trình Thực

hành phong cách học tiếng Việt của tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) và tác

giả Nguyễn Thái Hòa Ngày nay, dưới ánh sáng của ngữ pháp văn bản, phong

cách học đi nghiên cứu cả phong cách học văn bản Trong giáo trình Phong

cách học văn bản, tác giả Đinh Trọng Lạc không chỉ dừng lại ở việc nghiên

cứu cấp độ âm, từ, câu mà đã mở rộng phạm vi nghiên cứu thành văn bản, nghiên cứu mọi vấn đề của văn bản Văn bản là một chỉnh thể thống nhất, nói đến văn bản là nói đến đầu đề văn bản, nói đến tên nhân vật, đến cách trình bày bìa, những trường hợp đặc biệt trong tổ chức đồ hình của văn bản, và cách đặt bút danh tác giả cũng được tác giả chú ý Tác giả Đinh Trọng Lạc đã

đi sâu nghiên cứu bút danh tác giả với vai trò là một trong những nhân tố có tính định hướng giao tiếp của văn bản

1.2 Các yếu tố có vai trò định hương giao tiếp

1.2.1 Tính “định hướng giao tiếp” của văn bản

Tính định hướng trong giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng nhất của văn bản nói chung, bởi vì khi tạo lập ra một văn bản tác giả bao giờ cũng - hoặc tự giác hoặc không tự giác - nhằm vào một nhóm người đọc nhất định Nói cách khác, tác giả của văn bản bắt buộc phải tính đến

“nhân tố địa chỉ”, hoặc đến những đặc điểm của quá trình tri giác, nhận thức

và những điều kiện cụ thể của sự giao thiệp bằng lời, vốn gắn với văn bản đã cho Giữa văn bản và độc giả hình thành những mối quan hệ về bản chất là có tính chất đối thoại, những mối quan hệ giả thiết tính tích cực của sự tri giác

Từ đó có thể thấy việc giải thích và bình giá văn bản nghệ thuật không phải bắt đầu từ nhân tố “tiêu dùng” nó mà bắt đầu từ nhân tố lựa chọn nó có mục đích

Trang 14

8

1.2.2 Các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp của văn bản

Tính định hướng trong giao tiếp là một phạm trù quan trọng nhất của văn bản Khi sáng tạo ra bất kỳ một đứa con tinh thần bao giờ tác giả cũng nhằm vào đối tượng nhất định Giữa văn bản và độc giả luôn hình thành những mối quan hệ nhất định Một số yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp của văn bản như: đầu đề văn bản, tên nhân vật, cách trình bày bìa, bút danh tác giả

1.2.2.1 Đầu đề văn bản

Đầu đề là một căn cứ để nhận ra tính hoàn chỉnh của một văn bản Có những đầu đề đặt theo đề tài, có những đầu đề đặt theo chủi đề hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đặt theo cảm xúc Đầu đề vừa có tác dụng nhận diện văn bản vừa có tác dụng định hướng văn bản (theo tác giả Đinh Trọng Lạc) và theo Bùi Mạnh Nhị nhận xét: Đầu đề đảm nhận vai trò tâm điểm của vòng đồng tâm từ

đó cảm xúc tỏa ra và trở về hội tụ Nó hướng dẫn người đọc trong quá trình lĩnh hội tác phẩm văn học Có thể nói đầu đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát, người đọc có thể tiếp cận tác phẩm bắt đầu từ đầu đề văn bản Trong văn xuôi nghệ thuật, những đầu đề thành công nhất phải là những đầu đề chứa đựng được cái tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm, nó đảm nhiệm vai trò điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc của quá trình lĩnh hội tác phẩm Trong quá trình này, người đọc thường xuyên làm công việc liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng được tường thuật, miêu tả với cái đầu đề vốn lúc đầu khơi gợi những cách hiểu, những mức độ hiểu, cảm so với lúc đầu Chẳng hạn

như tác phẩm Đôi mắt của nhà văn Nam Cao không chỉ là câu chuyện đơn

thuần miêu tả đôi mắt của một con người cụ thể nào mà đánh dấu bước đầu đổi mới trong quan niệm sống và sáng tác của một nhà văn tích cực và chân thành

đi vào cách mạng và kháng chiến Trong khi đọc và sau khi đọc người ta luôn quay trở lại cái đầu đề để điều chỉnh lại cách hiểu, để hiểu rõ hơn, chính xác hơn, sâu hơn cái ý nghĩa tư tưởng tác phẩm Có thể nói đầu đề là tín hiệu thẩm

Trang 15

9

mĩ sáng chói nhất của tác phẩm văn xuôi nghệ thuật Chính nó là dấu hiệu biểu hiện tài nghệ kết cấu tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn của người nghệ sĩ Những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật thành công đều chứng tỏ

điều đó Ví dụ một số đầu đề như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng),

Thời xa vắng (Lê Lựu), Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)

1.2.2.2 Cách trình bày bìa

Ngoài đầu đề văn bản, cách trình bày bìa của văn bản cũng được coi là một tín hiệu thẩm mĩ khi nó có mối quan hệ hòa hợp với nội dung tác phẩm Trong khi nhận xét, đánh giá tác phẩm văn học, nhiều nhà phê bình đã không quên cách trình bày cái bìa như là bộ phận không tách rời của văn bản nghệ

thuật, như là một khuôn mặt và tâm hồn của nó Khi viết về truyện ngắn Hoa

thép của nhà văn Bùi Hiển (Văn học, Hà Nội, 1972), Nguyễn Đăng Mạnh viết:

“Người trình bày cái bìa sách cho Bùi Hiển có lẽ chưa đọc kỹ những truyện của anh Màu sắc xanh đỏ tươi quá, có phần hơi sặc sỡ” Nhận xét cách trình bày bìa, nhà phê bình cốt làm nổi bật những đánh giá của mình về nội dung, về phong cách nhà văn: “Bút pháp của Bùi Hiển không phải như vậy Đúng là anh có nói đến hoa - từ đầu đến cuối toàn là thép và hoa Nhưng đâu phải là hoa hồng, hoa cúc, thược dược, hải đường phô trương rực rỡ Anh chỉ thích hoa ngâu, hoa sói

“hữu hương vô sắc” thường thấy ở những ngôi chùa thanh vắng, hoặc là những hoa cau, hoa bưởi tỏ chất hương say người vào lúc đêm khuya Những nhân vật của Bùi Hiển đúng là như thế: Hoa và thép của tâm hồn bao giờ cũng ẩn kín Câu chuyện của thế giới bên trong hay là phong cách hồn nhiên kín đáo của con người Việt Nam ta? Chắc hẳn có cả hai lí do ấy” [4, Tr.68]

1.2.2.3 Những trường hợp đặc biệt trong tổ chức đồ hình của văn bản

Trong thơ ca đôi khi cũng gặp một cách tổ chức đặc biệt trong việc trình bày văn bản đồ hình Bài thơ được in ra như thế nào đó để cho toàn bộ văn bản có dáng vẻ của một hình thù nào đó: một ngôi sao, một trái tim, một

Trang 16

Đèo ải bước gập ghềnh

Đường xa gánh nặng ngại ngùng Quãng vắng canh trường vòi vọi

Ô hay gai góc quãng đường đời Vất vả thâu đêm đi chưa khỏi”

(Trần Huấn Trương)

Có thể thấy rằng hình thức đồ hình theo kiểu bài thơ trên không có gì gắn với nội dung của bài thơ, do đó nó không thể được coi là hình thức có giá trị về tu từ học Bên cạnh đó còn có những trường hợp thù vị hơn nhưng cũng hiếm hoi hơn, đó là những trường hợp mà hình thức đồ hình của văn bản có

sự gắn bó với nội dung của nó, nghĩa là được coi như một bản ghi hình Trong những trường hợp như thế ta có biện pháp tu từ, một cách trình bày văn bản không chỉ miêu tả một cách khách thể hoặc một quá trình đó Ví dụ trong bài

thơ Chiếc võng của bố, tác giả sắp xếp các khổ thơ phần nào miêu tả được

hình ảnh chiếc võng đung đưa khi đưa sang trái, khi đưa sang phải, “dập dình như cánh sóng”:

Trang 17

11

“Bố ở chiến trường về

Bố cho em chiếc võng Võng xanh màu lá cây Dập dình như cánh sóng

Em nằm trên chiếc võng

Êm như tay bố nâng Đung đưa chiếc võng kể Chuyện đêm bố vượt rừng

Em thấy cả trời cao Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố

Trăng treo ngoài cửa sổ

Có phải trăngTrường Sơn Võng mang hơi ấm bố

Ru đời em lớn khôn”

(Phan Thế Cải)

1.2.2.4 Bút danh tác giả

Một trong các yếu tố có vai trò định hướng trong giao tiếp của văn bản

đó chính là bút danh tác giả Bút danh là dấu ghi, dấu chỉ dẫn bao hàm nhiều ý nghĩa, nó nói lên quan điểm, khuynh hướng, quan niệm, sở thích, chiều sâu nghệ thuật của tác giả Bởi vậy khi đặt bút danh, nhà văn không chỉ tìm cho mình một tên gọi, kể cả khi đó là hệ quả của một cơn ngẫu hứng, một kiểu chơi chữ mà đằng sau những âm thanh tưởng là trống rỗng kia, vẫn có thể hàm ẩn một điều gì đó Chẳng hạn như nhà văn Nguyễn Tuân, bút danh của ông được tạo ra từ việc xáo trộn họ và tên riêng thành ba tiếng: Ân Ngũ Tuyên Bút danh của ông cũng phần nào nói lên phong cách sáng tác cũng

Trang 18

tiếp trong xã hội Ví dụ như tác giả của những bài thơ nổi tiếng: Tống biệt

hành, Chiều mưa đường số 5 đặt cho mình bút danh “Thâm Tâm” Thâm

Tâm hay một tấm lòng thẳm sâu tình yêu đất nước, con người Thơ ông cũng sâu thẳm tình cảm, da diết nhớ thương như con người ông Với bút danh trên người đọc phần nào hiểu được quan niệm, khuynh hướng sáng tác cũng như

sở trường của Thâm Tâm đồng thời còn có thể hiểu nội dung thơ ông một cách chính xác và đầy đủ nhất

Có thể nói bút danh tác giả có chức năng định hướng, hướng tư duy của độc giả đến ý định mà tác giả muốn trình bày, gợi ý cách hiểu về tác phẩm Thông qua bút danh tác giả, người đọc có thể hiểu một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất về nội dung tác phẩm Đây là một cách tiếp cận tác phẩm độc đáo, từ bút danh tác giả, bạn đọc có thêm hiểu biết về quan điểm văn chương, khuynh hướng, sở trường sáng tác cũng như sự nghiệp văn chương của các tác giả Ví dụ như với bút danh Chế Lan Viên đã thể hiện được khuynh hướng sáng tác của nhà văn trước cách mạng tháng Tám Hay với bút danh đặt theo lối triết tự Hàn Mặc Tử đã phần nào nói lên sự nghiệp văn chương của thi sĩ Trong bút danh Hàn Mặc Tử thì “Hàn” có nghĩa là ngọn bút lông, “Mặc” có nghĩa là mực; “Hàn Mặc” có nghĩa là ngọn bút và thoi mực, là những đồ dùng quen thuộc của văn nhân, có nghĩa bóng chỉ văn chương Cả tổ hợp Hàn Mặc

Tử chỉ “anh chàng Bút Mực”; “người làm văn chương, có duyên nợ với văn chương” Thật vậy, kết thúc ở tuổi 28 nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một dấu

Trang 19

13

ấn khó phai mờ trong lịch sử văn học Việt Nam, cuộc đời kết thúc nhưng lại bắt đầu sự sống, sự bất tử của một thi sĩ lớn - thi sĩ “Đồng trinh Hàn Mặc Tử”

1.3 Bút danh tác giả

1.3.1 Khái niệm bút danh

Tác giả Lê Hữu Tỉnh trong cuốn Về bút danh của một số nhà văn, nhà

thơ, Nxb Giáo dục và thời đại, Hà Nội, đã định nghĩa:

Bút danh là dấu ghi, dấu chỉ dẫn bao hàm nhiều ý nghĩa, nói lên quan điểm, khuynh hướng, quan niệm, sở thích, chiều sâu nghệ thuật của tác giả, cũng như gắn với những kỉ niệm riêng tư ngọt ngào, đằm thắm, có khi cay đắng trong cuộc đời nhà văn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -

Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì bút danh được hiểu là “tên tác giả dùng

để công bố tác phẩm thay thế tên thật” [2, Tr.28 ]

Trong Từ điển tiếng Việt bút danh được hiểu là: tên riêng (khác với tên

thật) tác giả dùng để ghi vào tác phẩm của mình

Thông qua các định nghĩa trên, chúng tôi khái quát thành một số đặc điểm của bút danh tác giả:

- Bút danh là tên mà người sáng tác chọn để ghi trên tác phẩm của họ

- Bút danh thể hiện quan điểm, khuynh hướng, quan niệm, sở thích, chiều sâu nghệ thuật của tác giả

1.3.2 Một số cách đặt bút danh

Theo kết quả khảo sát và dựa theo cách phân loại cách đặt bút danh của tác giả Đinh Trọng Lạc, chúng tôi chu ý đến một số cách đặt bút danh sau:

1.3.2.1 Bút danh gắn liền với kỉ niệm quê hương

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết lên những vần thơ chan chứa tình cảm

về quê hương:

“…Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu muồng tơi

Trang 20

14

Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ… ”

Lời thơ ấy như đã nói thay tấm lòng của bao người con nặng tình với quê cha đất tổ Cùng là bộc lộ tình cảm với quê hương nhưng mỗi người lại thể hiện khác nhau Với nhiều tác giả, để thể hiện lòng mình, họ đã lấy chính những kỉ niệm về quê hương hay những địa danh về quê hương để đặt bút danh cho mình

Lấy những kỉ niệm về quê hương hay tên quê hương làm bút danh, Trần Ninh Hồ, một người luôn tự coi mình là nhà thơ, độc giả cũng gọi anh là nhà thơ nhưng lại rất có duyên với những giải thưởng về truyện ngắn, từng được giải Nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1971, Giải truyện ngắn hay của tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1975 cũng có bút danh gắn với quê hương bản quán Tên thật của Trần Ninh Hồ là Trần Hữu Hỷ Anh sinh ra và lớn lên ở làng Mật Ninh, xã Sen Hồ, huyện Việt Yên, Bắc Giang Như vậy, Trần Ninh Hồ nghĩa là

“thi sĩ họ Trần ở làng Mật Ninh, xã Sen Hồ” Một nhà văn khác: Bảo Ninh, tác

giả của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nói về cuộc chiến tranh mà chúng ta đã

đi qua với một giọng điệu, một cái nhìn rất riêng - có tên thật là Hoàng Ấu Phương Quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Như vậy bút danh Bảo Ninh chính là tên làng quê của nhà văn

Cùng với nhà thơ Trần Ninh Hồ còn rất nhiều tác giả đặt bút danh của mình gắn với danh lam thắng cảnh, địa danh quê hương như: Võ Thanh An,

Thu Bồn, Nam Cao, Ngô Tất Tố… Nhà thơ Thu Bồn, tác giả của trường ca Bài

ca chim Chơrao, một trong những nhà thơ có sở trường về loại trường ca, có

tên thật là Hà Đức Trọng Quê ông ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh

Trang 21

1.3.2.2 Bút danh thể hiện sự gắn bó với người thân

Đặt tên bút danh thể hiện sự gắn bó với người thân cũng là một cách định hướng giao tiếp trong văn bản Bởi lẽ có nhiều nhà thơ nặng lòng với truyền thống gia đình, gắn bó sâu sắc với người thân và hơn cả là sáng tác hay

về gia đình, quê hương

Nhà thơ Bùi Minh Quốc, tác giả của bài thơ Lên miền Tây, tập thơ

Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ còn có bút danh Dương Hương Ly Bút

danh này là tên vợ và tên con gái nhà thơ Vợ anh là nhà văn Dương Thị Xuân

Quý - tác giả của tập truyện Chỗ đứng và tập truyện ký Hoa rừng

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này còn kể tới Phan Tứ - một nhà văn một chiến sĩ Xuất thân là con thứ tư trong gia đình giáo sư Lê Ấm và mẹ là bà Phan Thị Châu Liên Phan Tứ là cháu ngoại của Phan Châu Trinh - một trí thức yêu nước Vì muốn kế tục truyền thống gia đình, noi gương ông ngoại và cha, Phan

Tứ tức Lê Khâm đã lấy họ của ông ngoại và vị trí thứ tư trong gia đình để đặt bút danh Điều này thể hiện sự tự hào về truyền thống gia đình, sự yêu thương gắn bó với người thân đồng thời thể hiện được ý chí, quyết tâm của cây bút trẻ Phan Tứ

Ngoài ra có thể kể tới một số bút danh theo cách này như: Y Phương, Trần Huyền Trân, Lưu Quang Vũ…

1.3.2.3 Chơi chữ trong đặt bút danh

a Khái niệm “Chơi chữ”

Chơi chữ là một nghệ thuật độc đáo trong ngôn ngữ nói chung và trong Tiếng Việt nói riêng Có nhiều định nghĩa, khái niệm, lời giải thích về thủ pháp chơi chữ:

Trang 22

16

Theo Từ điển tiếng Việt giải thích: Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng

đồng âm, đa nghĩa… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói

Từ điển thuật ngữ văn học gọi chơi chữ là “lộng ngữ” [2, Tr.61] Và giải

thích là một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người nghe Các hình thức của lộng ngữ rất phong phú, trong đó có: nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng từ gần nghĩa, tách một từ thành các từ khác nhau (có thể xem đây là hình thức của nghệ thuật chơi chữ) Các tác giả trong quyển “từ điển” này cho rằng: nhìn chung các lộng ngữ đều mang tính hài hước, thường được sử dụng trong văn thơ trào phúng

Theo cách định nghĩa thuần túy ngôn ngữ học thì chơi chữ là hình thái

tu từ của lời nói được thể hiện bằng cách sử dụng linh hoạt những tiềm năng của ngôn ngữ về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị Nói cụ thể hơn, chơi chữ trong tiếng Việt là một biện pháp tu

từ thể hiện sự vận dụng linh hoạt những tiềm năng của ngôn ngữ về mặt ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị Từ lâu chơi chữ là một cái thú của những người được coi là nhiều chữ nghĩa Thi hào Nguyễn Du, bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ chẳng đã từng chơi chữ khi viết:

“Chữ tài liền với chữ tai một vần”

(tương truyền là Phạm Đình Hổ, tác giả của Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu

lục ) dùng phép chiết tự, phép chơi chữ để châm chọc, trêu ghẹo:

“Người Cổ lại còn đeo thói Nguyệt Bồng Xuân chi để lạnh mùi Hương”

Trang 23

17

Có thể nói chơi chữ là dùng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, nói lái… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định trong lời nói như: nói bóng gió, châm biếm, hài hước… Chơi chữ có nhiều cách và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực

b Các kiểu chơi chữ trong đặt bút danh

Trong cách đặt bút danh của giới văn nghệ sĩ Việt Nam, chơi chữ cũng khá đa dạng và thú vị

b1 Nói lái để đặt bút danh

Tạo bút danh bằng cách nói lái được nhiều văn nghệ sĩ sử dụng Có người nói lái họ và tên riêng: Trinh Đường cho Trương Đình Người khác nói lái họ, tên riêng và giữ nguyên tên lót: Lữ Huy Nguyên cho Nguyễn Huy Lư Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói lái như thế nhưng bỏ tên lót và một con chữ để khỏi sai chính tả: Huấn Toàn Còn Đặng Trần Thi, sau khi nói lái họ và tên riêng, bỏ một yếu tố láy và ghép tên láy với yếu tố láy còn lại: (Thị) Trần Đăng

Một số người nói lái tên lót và tên riêng Chẳng hạn như Nguyễn Thứ Lễ thì bỏ họ: Thế Lữ, còn Nguyễn Đức Thông thì giữ họ: Nguyễn Đông Thức Có nhiều văn nghệ sĩ sau khi lấy bút danh thứ nhất, nói lái thành bút danh thứ hai: nhà báo Vũ Tuất Việt lấy bút danh Hồng Ba, rồi nói lái thành Hà Bông Nhà văn Trương Gia Thiều (tức Trần Bạch Đằng) lấy bút danh Hưởng Triều, rồi nói lái

và thêm một từ chỉ họ: Nguyễn Hiểu Trường

Trang 24

18

Pháp viết tắt vào trước cho có vẻ “tây”: Leiba Sau cùng nhiều người cho rằng nhà văn Đái Đức Tuấn đã viết tắt câu: “Tôi chưa yêu ai /Tôi chẳng yêu ai” thành bút danh TCHYA Dù thế nào bút danh này vẫn là một câu hỏi bí ẩn, gợi cho người đọc sự tò mò, ham thích tìm hiểu, khám phá Văn chương của ông cũng là những câu chuyện li kì, hoang đường, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc

b3 Viết tắt hoặc tỉnh lược để tạo bút danh

Những bút danh được tạo ra bằng cách này thường gợi sự tò mò đối với người đọc như bút danh TCHYA của nhà văn Đái Đức Tuấn hay bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh: Q.T, XYZ, N.A.K Ngoài ra có một số tác giả tỉnh lược tên thật của mình để tạo bút danh như: Vũ Bằng (Vũ Đăng Bằng), Nguyễn Bính (Nguyễn Trọng Bính), Huy Cận (Cù Huy Cận), Hữu Mai (Trần Hữu Mai)

Như vậy dùng cách chơi chữ để đặt bút danh đã thể hiện được tài năng của người viết, đồng thời giúp người đọc hiểu hơn về văn chương của họ

1.3.2.4 Bút danh thể hiện hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, cá tính nhà văn

Cách đặt bút danh thể hiện một hàm ý nào đó được nhiều tác giả chuộng dùng Bởi lẽ, chỉ thông qua bút danh người đọc đã nắm bắt được phần nào khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật hay cá tính sáng tạo của nhà văn Ta có thể bắt gặp cách đặt tên này qua bút danh của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Thâm Tâm, Vũ Trọng Phụng…

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể đến “đương thời đệ nhất thi sĩ” của phong trào thơ Mới - Thế Lữ Tên ông là Nguyễn Đình Lễ, nhưng lại có bút danh Thế Lữ với nhiều ý nghĩa “Thế”: là cuộc đời, “Lữ”: là người khách bộ hành Nhà thơ tự nhận mình là một lữ khách trên đường đời vạn dặm

“Tôi là khách bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”

Trang 25

19

Bút danh Thế Lữ đã phảng chất phiêu lãng, thoát li Người say mê, thưởng ngoạn tạo vật

“Tôi chỉ một khách tình si Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể”

Thơ của Thế Lữ là thơ lãng mạn, mơ màng, huyền diệu với biết bao cảnh đẹp, tình ý đẹp trên cõi đời Dù tác giả có những vần thơ đẹp về cõi tiên với tiếng sáo tiền, với dáng nét những nàng tiên kiều diễm thì ẩn sâu trong đó thi sĩ vẫn nói chuyện trần thế Người vẫn si mê cảnh đẹp trần gian muôn hình muôn vẻ, dáng nét từ “cảnh vĩ đại, sóng nghiêng trời, thác ngàn đổ” tới “nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay” Cuối cùng Thế Lữ vẫn là nhà thơ của

“vườn trần thế”

Ngoài ra đặt tên bút danh theo cách thể hiện ẩn ý còn phải kể tới Chế Lan Viên Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan quê ở Bình Định Bút danh Chế Lan Viên của ông mang một ẩn ý sâu sắc Quê ông xưa là vành nôi văn hóa Chăm, nơi trị vì của các vị vua họ Chế như: Chế Bồng Nga, Chế Mân… cùng với sự mở rộng bờ cõi của triều Lê, đất nước Chiêm Thành nay không còn nữa Dấu tích còn lại chỉ là những tháp Chàm, những câu chuyện về ma Hời… tất cả điều ấy in đậm trong tâm trí Phan Ngọc Hoan Ông tư nhận mình

là khu vườn lan của vua Chế để khóc thương cho đất nước Chiêm Thành xưa

cũ nhưng thực chất là khóc thương dân tộc Việt Nam đang bị ngoại bang xâm lược Từ bút danh Chế Lan Viên, người đọc nhận ra tâm lòng yêu nước sâu kín của ông Ông tìm về quá khứ để nói hiện tại, chìm về tưởng tượng hư vô

để nói thực tại nhãn tiền của đất nước đau thương mất mát

Có rất nhiều tác giả đã chọn cách đặt tên bút danh để kín đáo thể hiện một hàm ý Từ đó các tác giả muốn người đọc tìm hiểu tác phẩm và nhận ra tâm tình tác giả gửi gắm ngay từ bút danh của mình Đây cũng là những cơ sở

lí luận và là cơ sở để chúng tôi khảo sát đề tài này

Trang 26

Viết tắt hoặc tỉnh lược để tạo

Lấy những kỉ niệm gắn bó với người thân và những kỉ

Đặt bút danh hàm ẩn về phong cách nhà văn

Trang 27

21

2.1.2 Nhận xét

Từ bảng thống kê trên cho thấy xu hướng đặt tên bút danh có thể chia thành ba nhóm Nhóm thứ nhất, đó là đặt tên bút danh bằng biện pháp chơi chữ, nhóm thứ hai là đặt bút danh thể hiện sự gắn bó với những kỉ niệm về quê hương, gắn bó với những kỉ niệm về người thân; nhóm thứ 3 là đặt bút danh thể hiện những hàm ẩn, hàm ý về khuynh hướng nghệ thuật, phong cách nhà văn Trong ba nhóm này, chúng tôi thấy cách đặt bút danh bằng biện pháp chơi chữ được nhiều văn nghệ sĩ ưa dùng, chiếm tới 136 phiếu trong tổng số

250 phiếu, chiếm 54,4% Chơi chữ trong cách đặt bút danh rất đa dạng và thú

vị, trong đó cách đặt bút danh bằng cách viết tắt hoặc tỉnh lược được dùng nhiều hơn cả, nó chiếm tới 36,4% (91 phiếu) trong 250 bút danh tác giả được khảo sát Trong nhóm này các tác giả đặt bút danh bằng cách rút gọn tên thật của mình, bỏ tên đệm hoặc bỏ tên họ Ưu điểm của nó là dễ đặt, đơn giản Tuy nhiên nó chưa thể hướng người đọc đến tác phẩm Một số tác giả đặt bút danh theo cách này mà chúng tôi khảo sát được như: Huy Cận (Cù Huy Cận), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tế Hanh (Trần Tế Hanh), Chu Lai (Chu Văn Lai), Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan), Lê Minh Khuê (Lê Thị Minh Khuê), Phan Quế (Phan Văn Quế), Đoàn Tuấn (Đoàn Minh Tuấn), Vương Trọng (Vương Đình Trọng) Ngoài ra thì cách đặt bút danh bằng cách viết tắt hoặc xáo chữ, nói lái cũng được một số tác giả ưa dùng Chẳng hạn như có nhà văn tạo bút danh bằng cách tách tên riêng của mình thành hai yếu tố như

“Chuyên” thành “Chu Uyên”, hay một số văn nghệ sĩ lại đánh vần tên riêng của mình thành bút danh Ví dụ như: Nguyễn Đình tạo ra Đinh Thị Huyền Nhà văn Nguyễn Tuân thì lại làm ngược lại cách đánh vần thành: Tuấn Thừa Sắc Cũng có nhưng nhà văn dùng cách nói ngược để tạo bút danh như: Ty thành Yt, Thọ thành Oth Một số khác lại nói lái tên lót và tên riêng như:

Trang 28

22

Nguyễn Thứ Lễ thì bỏ họ thành Thế Lữ Cách xáo chữ để tạo bút danh cũng được nhiều nhà thơ, nhà văn ưa thích Họa sĩ Bùi Xuân Phái xáo trộn các chữ cái trong tên riêng của mình tạo thành Hi Pa Hay nhà văn Đái Đức Tuấn có một bút danh đặc biệt, gợi cho người đọc sự tò mò Nhiều người cho rằng bút danh của ông được dịch từ câu: “Tôi chẳng yêu ai/Tôi chưa yêu ai” thành TCHYA Đặt bút danh theo cách này thường tạo ra sự mới lạ đối, hấp dẫn đối với người đọc, nói lái tạo bút danh chiếm 10% trong tổng số bút danh tác giả được khảo sát, đặt bút danh bằng cách xáo chữ được ít dùng hơn với 8%

Cách đặt bút danh cũng được nhiều văn nghệ sĩ quan tâm đó là đặt bút danh thể hiện hàm ý về khuynh hướng sáng tác, quan điểm nghệ thuật, phong cách nhà văn Có tới 46 bút danh được đặt theo cách này, chiếm 18,4% Ưu điểm của cách đặt bút danh theo cách này là thông qua bút danh tác giả, người đọc phần nào hiểu được quan điểm sáng tác cũng như sở trường của nhà văn Đây cũng là một trong những yếu tố giúp đọc giả hiểu một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất về nội dung tác phẩm đang tìm hiểu Và nó cũng là cơ sở giúp ta đi tìm hiểu cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của một tác giả nào đó Chẳng hạn như nhà báo, nhà văn Thép Mới Thép Mới chính là bút danh của nhà văn, nó được bắt nguồn từ chính ý tưởng: “Thép” - liên tưởng tới sự cứng rắn, “Mới” - sự mới mẻ, hiện đại, thời sự Bút danh này phần nào nói lên cuộc đời cũng như sự nghiệp làm báo, viết văn của ông Các tiêu đề báo của ông luôn thể hiện sự rắn giỏi, mới mẻ, thời sự: “Trường sơn hùng tráng”, “Đâu có giặc là ta đi tới” nó đúng với tinh thần:

“Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

(Hồ Chí Minh) Hay nhà thơ Cách mạng Nguyễn Trọng Nhâm với bút danh Xuân Thủy

“Xuân” tức là mùa xuân, “Thủy” nghĩa là nước Bút danh của ông thể hiện

Trang 29

23

tấm lòng gắn bó với mùa xuân Ông có cả tập thơ về mùa xuân Ông là người

đã dịch bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là Rằm

tháng Giêng

Cách đặt bút danh thể hiện sự gắn bó với người thân và những kỉ niệm

cũ cũng được ít tác giả sử dụng Cách đặt bút danh này chiếm 12% (30 bút danh tác giả) tổng số bút danh tác giả được khảo sát Nhiều tác giả muốn thể hiện tình cảm của mình với người thân bằng cách dùng tên họ của những người thân trong gia đình để tạo bút danh, bút hiệu cho mình Chẳng hạn như

nhà thơ Bùi Minh Quốc, tác giả của bài thơ: Lên miền Tây, tập thơ Mảnh đất

nuôi ta thành dũng sĩ… có bút danh Dương Hương Ly Bút danh này được

ghép từ tên vợ và tên con gái của nhà thơ Nhà văn, nhà báo nổi tiếng, nhà Cách mạng lão thành Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Thiều, có bút danh gắn với người thân yêu trong gia đình: Tư Ánh, đây cũng chính là tên con gái của ông

Đặt bút danh gắn liền với kỉ niệm quê hương được nhiều tác giả ưa dùng, chiếm 15,2% Với cách đặt bút danh này, các nhà văn ý thức về cội nguồn, thể hiện tình yêu đối với quê hương xứ sở - nơi lưu giữ những kỷ niệm êm đềm thời ấu thơ Chẳng hạn như thi sĩ Tản Đà, sinh ra và lớn lên bên con sông Đà và núi Tản Ông ghép tên con sông và núi quê hương mình làm bút danh Bút danh của nhà văn Nam Cao cũng được đặt tương tự Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, vốn thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ

Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Như vậy bút danh Nam Cao được ghép từ tên huyện Nam Sang và tổng Cao Đà Trong suốt hành trình sáng tác Nam Cao sử dụng nhiều bút danh như: Thúy Rư, Nguyệt, Xuân Du… nhưng khi bút danh Nam Cao ra đời thì tầm vóc, vị thế của nhà văn tiến xa hơn hẳn, trở thành một kiện tướng lừng danh trong trào lưu văn học hiện thực phê phán thời kì 1930 - 1945

Trang 30

2.2.1 Đặt bút danh bằng thủ pháp chơi chữ

Đặt bút danh cho mình là một cái thú, đặt bút danh bằng cách chơi chữ

thì càng thú vị hơn Tác giả Hữu Đạt xem chơi chữ là một đặc điểm độc đáo

của ngôn ngữ thơ Việt Nam và theo tác giả: Chơi chữ là một biện pháp tu từ

nghệ thuật dựa vào những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh

hoạt đơn vị cơ bản của tu từ học (là chữ hoặc tiếng) đặt nó trong mối quan hệ

nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh

Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 250 bút danh tác giả thì có tới 136 bút danh được đặt theo thủ pháp chơi chữ, chiếm tới 54,4% Cách đặt bút danh này được các văn nghệ sĩ sử dụng nhiều, đa dạng về các thể loại như: nói lái để tạo bút danh, viết tắt hoặc tỉnh lược để tạo bút danh hay biện pháp xáo chữ…

2.2.1.1 Nói lái để đặt bút danh

Nói lái (spoonerism) là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng Việt Khi nói lái người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu ) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu

ra thường làm bật cười Nói lái thường được dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều

gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục

Ngày đăng: 14/07/2015, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Đình Ân (2009), Kể chuyện các nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện các nhà văn Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Phạm Đình Ân
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
3. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học văn bản
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
4. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phê bình, Nxb Tác phẩm mới 4, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn tư tưởng và phê bình
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới 4
Năm: 1979
5. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2000
6. Hoài Thanh - Hoài Trân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi nhân Việt Nam
Tác giả: Hoài Thanh - Hoài Trân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1942
7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1996
8. Lê Hữu Tỉnh (1993), Về bút danh nhà văn, nhà thơ, Nxb Giáo dục và thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bút danh nhà văn, nhà thơ
Tác giả: Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục và thời đại
Năm: 1993
9. Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải (2007), Kể chuyện bút danh nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện bút danh nhà văn
Tác giả: Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w