0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Xáo chữ để đặt bút danh

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 36 -36 )

8. Bố cục khóa luận

2.2.1.3. Xáo chữ để đặt bút danh

Xáo chữ để đặt bút danh là hình thức tạo bút danh bằng cách tách ghép chữ, hoán vị các chữ cái trong tên thật. Có 20 tác giả sử dụng cách này để đặt bút danh cho mình, chiếm 8% tổng số tác giả được tiến hành khảo sát. Xáo

31

chữ để đặt bút danh được chia thành nhiều loại nhỏ như: xáo chữ đầu, xáo chữ trong tên, xáo giữa các chữ cái trong họ và tên...

a. Xáo chữ trong tên để tạo bút danh

Tạo bút danh bằng cách xáo chữ trong tên thật là một cách tạo ra bút danh mới lạ, đồng thời thể hiện được cá tính sáng tạ của các nhà văn. Đầu tiên phải kể đến bút danh Bằng Việt, Phác Văn, đây là hai bút danh được hình thành bằng cách hoán vị một số chữ trong tên thật: Nguyễn Bằng Việt và Nguyễn Văn Pháp. Còn bút danh của thi sĩ Huyền Kiêu thì được hình thành từ một tên thật Bùi Lão Kiều.

Danh họa Bùi Xuân Phái, sinh năm 1920 - danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội. Ông dùng nhiều bút danh đề dưới tác phẩm của mình như: Hi Pa, ViVu, Ly... Bút danh Hi Pa được tạo ra bằng cách xáo trộn các chữ cái trong tên riêng và bỏ dấu thành.

Nhà thơ Dư Thị Hoàn, tác giả của tập thơ Lối nhỏ (1988) từng gây xôn xao dư luận một thời, có bút danh gắn với những hàm nghĩa thú vị. Tên thật của tác giả là Vương Oanh Nhi, quê gốc ở Quảng Tây, Trung Quốc; dân tộc Hoa; hiện đang sinh sống tại thành phố Hải Phòng. Theo tác giả, trong bút danh Dư Thị Hoàn, chữ Hoàn là sự sắp xếp lại vị trí trong chữ Oanh của tên thật Vương Oanh Nhi (chuyển chữ h lên trước vần Oanh). Còn việc thêm dấu để thành chữ Hoàn, vẫn theo lời tác giả là một câu chuyện truyền kì. Theo cách chiết tự, trong bút danh Dư Thị Hoàn, “Dư” có nghĩa là thừa, “Thị” là cái, “Hoàn” là Oanh (đã nói ở trên). Và Dư Thị Hoàn là “Cái Oanh thừa”. Sự thực thì nhà thơ này không hề là “một người thừa” mà qua tời gian, chị đã làm được khá nhiều việc: từ một thợ may, thợ tiện, nhà buôn đến một giám đốc công ty kinh doanh, lại còn tham gia hoạt động dịch thuật (với bút danh Nữ

32

Lang Trung) và không thể không kể đến hai tập thơ đã đưa chị tới một vị trí nhất định trên thi đàn là tập thơ: Lối nhỏ, Bài mẫu giáo sáng thế.

b. Xáo giữa các chữ cái trong họ và tên

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể đến nhà văn Khái Hưng (1896 - 1947), cây bút tiểu thuyết chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn, một trong những cây bút tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn tư sản Việt Nam thời kì 1930 - 1945, tác giả của các tiểu thuyết quen thuộc: Hồn bướm mơ tiên,

Nửa chừng xuân, Đời mưa gió... có tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái

Hưng xuất phát từ hai chữ Khánh Giư trong tên thật, sắp xếp lại mà thành. Nhà nghiên cứu văn học Lê Phong Sừ hoán vị họ và tên đệm, lược bỏ tên chính, tạo thành bút danh Phong Lê. Nhà thơ Nguyễn Văn Hàm cũng xáo trộn họ và tên riêng, không dùng đến tên lót: Ngũ Hà Miên.

Bút danh đặc biệt, thoạt nhìn hầu hết các độc giả đều cho rằng đó là tên Tây, nhưng kì thực đó là sản phẩm của cách tạo bút danh có phần lập dị của một tác giả thuần Việt - Lê Văn Bái. Lê Văn Bái có bút danh là J.LEIBA, bút danh này chỉ đơn thuần là sự tách ghép hai chữ Lê Bái trong tên thật (ghép chữ cái I trong chữ Bái vào cuối chữ Lê), bỏ các dấu và viết liền, rồi thêm một chữ Pháp viết tắt vào trước cho có vẻ “tây”: J.Leiba.

Ngoài ra còn phải kể đến người nghệ sĩ của ngôn từ - Nguyễn Tuân. Nhà văn Nguyễn Tuân (1910 - 1987) ngoài sự nghiệp rạng rỡ, còn được đánh giá là bậc thầy về ngôn từ, là người mở ra những khả năng mới cho tiếng Việt. Sinh thời, Nguyễn Tuân cũng đặt nhiều bút danh như: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân... trong đó có những bút danh được hình thành theo lối tách ghép chữ hoặc thêm bớt dấu ghi thanh điệu như: Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc. Bút danh Ân Ngũ Tuyên là sự sắp xếp lại các chữ cái trong tên thật Nguyễn Tuân (Ân là phần cuối của chữ Tuân, Ngũ là phần của chữ Nguyễn, Tuyên là sự ghép nối phần đầu và phần cuối của hai chữ Tuân, Nguyễn). Bút

33

danh Tuấn Thưa Sắc có phần đơn giản hơn: chữ Tuấn bỏ dấu sắc thì thành chữ Tuân. Do đó, Tuấn Thừa Sắc chính là Tuân, Nguyễn Tuân. Còn bút danh Ngột Lôi Quất thì chính nhà văn Nguyễn Tuân có lần nói với Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, đại ý: Cái tên này nghe có vẻ Nhật, vì thích mà đặt cho vui. Bút danh Nhất Lang (anh chàng đứng đầu) dùng chỉ bản thân mình, vì Nguyễn Tuân là con cả trong gia đình… Nhìn chung, các bút danh khác của Nguyễn Tuân, trong đó có cả các bút danh được hình thành theo cách làm ảo thuật ngôn từ như kể trên, đều không gây được gây tiếng vang, ít người biết đến. Chỉ có tên thật đồng thời là bút danh Nguyễn Tuân mới nổi tiếng, nổi đến mức Giáo sư Mai Quốc Liên từng nhận định: Nguyễn Tuân là một trong những đại thụ rừng đầu nguồn văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Có thể nói Nguyễn Tuân là nghệ sĩ ngôn từ, những câu văn của ông như biết uốn lượn, biết co duỗi nhịp nhàng. Nói như Nguyễn Minh Châu: “Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa”. Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử” - huyền sử của một người ưu lối chơi độc tấu. Cung đàn văn chương của Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuông nhạc nhưng với thanh âm trầm bổng khác nhau của các nốt nhạc. Phong cách Nguyễn Tuân vì vậy mà hấp dẫn người đọc. Nguyễn Tuân mang đến trang văn của mình với góc nhìn của nghệ thuật thứ bẩy khi ông quay cái hút nước ghê rợn của sông Đà, có khi ông đẩy ống kính ra xa hơn để thu toàn bộ cảnh thác đá và vượt thác của ông lái đò. Với con mắt của nhà hội họa, Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhận đúng màu nước sông Đà một cách tinh tế nhất: mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Nguyễn Tuân cũng có cảm nhận về ngoại hình ông lái đò rất độc đáo, người lái đò dù gần 70 tuổi nhưng vẫn tráng kiện,

34

có thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun, với cái đầu quắc thước... Dưới bàn tay tài hoa của một nhà điêu khắc, đá sông Đà lại được Nguyễn Tuân miêu tả với những nét: mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó... Ngôn ngữ trong văn ông đa dạng, phong phú, mới mẻ, in đậm những dấu ấn cá tính riêng. Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà người đọc được thưởng thúc một loạt ngôn từ mới mẻ, sáng tạo, mang một bản sắc riêng: “lặng lẽ, bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích...”. Nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Anh Đức viết: Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng.

Có thể nói bút danh được tạo ra bằng cách nói lái luôn tạo ra được sự hóm hỉnh, khác lạ, vui tai đối với độc giả. Qua đây cho thấy các nhà văn, nhà thơ không chỉ dầy công, chau chuốt về mặt nội dung tác phẩm mà họ luôn tìm tòi để tạo ra sự khác lạ ngay cả trong tên gọi của mình. Các bút danh được đặt theo thủ pháp chơi chữ thường mang tính nghệ thuật cao, ngoài ra nó còn thể hiện được tài hoa, cá tính sáng tạo cũng như sở trường của các nhà thơ, nhà văn. Bên cạnh những nhà văn đặt bút danh theo sở thích mà không nhằm dụng ý sáng tác thì có không ít các nhà văn, nhà thơ lại thông qua bút danh muốn thể hiện khuynh hướng sáng tác, quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác, sở trường, cá tính sáng tạo của mình.

2.2.2. Đặt bút danh thể hiện sự gắn bó với những kỉ niệm về quê hƣơng, sự gắn bó với ngƣời thân

2.2.2.1. Lấy những kỉ niệm gắn bó với quê hương để đặt bút danh

Những bút danh được đặt theo cách này thường định hướng về khuynh hướng sáng tác, phong cách của nhà văn. Có tới 38 tác giả sử dụng cách đặt bút danh này trong tổng số 250 bút danh tác giả được khảo sát.

35

a. Lấy tên con sông, ngọn núi để đặt bút danh

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể tới thi sĩ Tản Đà, nhà thơ Thu Bồn, nhà văn Tô Hoài...

Nhà thơ Thu Bồn, tác giả của trường ca Bài ca chim Chơrao, một

trong những nhà thơ có sở trường về loại trường ca, có tên thật là Hà Đức Trọng. Quê ông ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nơi có con sông Thu Bồn trong xanh mát rượi chảy qua. Bút danh của ông cũng chính là tên con sông Thu Bồn chảy qua quê hương nhà thơ. Cũng lấy chính tên con sông và ngọn núi quê hương mình để đặt bút danh là thi sĩ Tản Đà. Tản Đà (1889 - 1939) sinh ra và lớn lên bên con sông Đà và ngọn núi Tản. Ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Đây vốn được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, thôn xóm trù mật, non nước hữu tình với biết bao thắng cảnh làm say lòng người. Bút danh Tản Đà cũng được ghép từ hai danh thắng nổi tiếng nơi quê nhà: núi Tản- sông Đà. Núi Tản hay còn gọi là núi Ba Vì xưa ở xã Thủ Pháp, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Núi có ba đỉnh cao nhất là Ngọc Tản, tiếp đến là đỉnh Tản Viên và Ngọc Hoa. Sông Đà là một trong những con sông rộng lớn của cả nước, nó dài 910km, bộ phận chảy qua nước Việt dài khoảng 543km. Đây là một dòng sông đặc biệt, lúc hung dữ, bạo tàn, ngầu đục với những xoáy nước, thác ghềnh hiểm trở nhưng có lúc lại êm dịu, hiền hoà, thơ mộng. May mắn được sinh ra tại vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh, lại nặng lòng với quê cha đất tổ, Tản Đà đã ghép núi Tản - sông Đà làm bút danh của mình. Trong suốt hành trình sáng tác Tản Đà viết nhiều, ca ngợi nhiều về nói Tản sông Đà:

“Nước non nặng một lời thề” “Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước không quên lời thề…”

Có người hỏi ông tại sao lại đề bút danh như vậy, nhà thơ thong thả ngân nga, thay câu trả lời:

36

“Nước dợn sông Đà con cá nhảy Mây trum non Tản cánh diều bay”.

Tản Đà đặt cho mình bút danh mang hình sông, dáng núi quê hương. Người đương thời gọi nhà thơ là “bác núi Tản, sông Đà”, là “vua ngông”. Cái bút hiệu Tản Đà hư hư thực thực, vừa lãng mạn, phiêu du, lại vừa có gì ngất ngưởng - phần nào biểu hiện con người và văn chương của thi sĩ.

Bút dang tác giả của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký - nhà văn Tô Hoài cũng được hình thàn tương tự. Tô Hoài lớn lên và gắn bó cả cuộc đời với quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây có con sông Tô Lịch chảy qua. Mảnh đất này xưa thuộc phủ Hoài. Vậy nên, “Tô” là dòng sông Tô thanh lịch “nơi thuyền xưa vua đậu” (Chế Lan Viên), “Hoài” là phủ Hoài thương nhớ của những ngày ấu thơ...

Một trong những nhà văn thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua bút danh của mình đó là tác giả của phóng sự Việc làng - nhà văn, nhà báo Ngô

Tất Tố. Ông sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa Bắc Ninh. Ngô Tất Tố là một cây bút viết khỏe, với nhiều bút danh khác nhau như: năm 1936 với bút danh Lộc Đình trên báo Tương lai; và cũng trong năm đó với bút danh Thôn Dân kí dưới tác phẩm: Một ổ chó và một đứa con, một chương của Tắt

đèn; từ năm 1936 - 1939 với bút danh Xuân Trào, Đạm Hiên; năm 1940 trên

Báo Hà Nội Tân Văn đăng phóng sự Việc làng với bút danh Cối Giang. Cối

Giang cũng chính là tên con sông quê hương ông. Ngô Tất Tố lấy tên dòng sông quê hương để đặt bút danh cho mình. Ngoài ra Ngô Tất Tố còn sử dụng rất nhiều bút danh khác như: Lộc Hà, Qua Loa, Thục Điểu, Phó Chi...Với các bút danh của mình, Ngô Tất Tố chĩa mũi nhọn vào việc đả kích bọn thực dân, bọn me tây dởm đời, bọn cường hào ác bá ức hiếp dân nghèo, đồng thời cũng thể hiện niềm thương cảm đối với những người nông dân một cổ hai tròng, qua đó phơi bày một xã hội nông thôn dưới chế độ thực dân phong kiến thối nát điêu tàn.

37

b. Lấy tên làng, xã, đơn vị hành chính của quê hương để đặt bút danh

Trước hết nói về nhà thơ Võ Thanh An - một nhà thơ nặng lòng với quê hương, ông tên thật là Trần Quang Vinh. Bút danh Võ Thanh An chính là tên quê hương ông. “Võ” là Võ Liệt, “Thanh” là huyện Thanh Chương, “An” chính là tỉnh Nghệ An. Tên bút danh như phần nào nói lên thơ Trần Quang Vinh - một người đa sầu, đa cảm, luôn nặng lòng với quê hương xứ sở và đã dành nhiều vần thơ để giãi bày tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng mình về vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Trong các tác phẩm của mình, Võ Thanh An nhắc nhiều đến quê hương Nghệ An:

“Nhắm mắt lại là ùa về tất cả: Bạn bè, anh em, chợ Rộ, bến phà ... Con thấy mình như một kẻ bạc tình Mỗi lần qua Vinh không về chợ Rộ Nơi ấy với con là quê cha đất tổ

Day dứt trong con biết đến bao giờ...”

(Vắng mẹ, sợ chính nhà mình)

Nỗi nhớ quê hương luôn hiển hiện ngay trong tâm trí nhà thơ, chỉ cần nhắm mắt lại, hình ảnh anh em, bạn bè, cảnh vật xứ Nghệ lại tràn về. Nỗi niềm tha thiết, khắc khoải với nơi chôn rau, cắt rốn được thể hiện một cách chân thành và mộc mạc, nó như một niềm day dứt khôn nguôi trong trái tim con người ấy:

“Là ta đây! Thằng cò hương ngày bé Sông Lam ơi há dễ quên nhau…”

Dường như quê hương đã trở thành một phần máu thịt với nhà thơ. Nghệ An - dải đất miền Trung quanh năm nắng gió, bão bùng nhưng Võ

38

Thanh An lại yêu mảnh đất ấy hơn ai hết. Trở về quê hương sau bao năm xa cách, ông gặp lại sông Lam như gặp lại cố nhân. Sông Lam đi qua cuộc đời ông để lại bao nỗi nhớ thương để rồi “Sông Lam ơi, có nhớ ta không... Ta đã trở về đây, để gặp lại sông Lam, gặp lại mảnh đất này”. Không chỉ nặng lòng với cảnh vật quê hương, Võ Thanh An còn nặng lòng với cuộc sống con người xứ Nghệ. Nghệ An nắng lắm, mưa nhiều, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ quanh năm, chính vì thế mà cuộc sống của con người nơi đây còn biết bao khó khăn, vất vả:

“Ông là thần của nhà nông

Sao quanh quẩn mãi tận sông Ngân Hà? Tay ông đâu, chân ông đâu?

Chuyện ở trong đầu đang nghĩ về ai? Kìa địch họa lại thiên tai

Bắp ngô teo lép, củ khoai lẹm hà. ...

Mặt bán đất, lưng bán trời

Hai sương một nắng là đời nhà nông

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁCH ĐẶT BÚT DANH CỦA CÁC NHÀ THƠ, NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Trang 36 -36 )

×