Viết tắt và tỉnh lược để tạo bút danh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 33)

8. Bố cục khóa luận

2.21.2.Viết tắt và tỉnh lược để tạo bút danh

Tạo bút danh bằng cách viết tắt và tỉnh lược được nhiều nhà thơ, nhà văn ưa dùng, có tới 91 văn nghệ sĩ đặt bút danh theo cách này trên tổng số 250 tác giả, nó chiếm tới 36,4%.

a. Viết tắt để tạo bút danh

Trong các cách đặt bút danh, dùng lối viết tắt tạo bút danh luôn gợi sự tò mò đối với độc giả. Viết tắt để tạo bút danh là một dạng của tỉnh lược. Các nhà thơ, nhà văn đã dùng cách viết tắt để tỉnh lược các chữ cái, phần vần trong họ và tên, giữ lại phụ âm đầu. Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này như: bút danh của nhà văn Đái Đức Tuấn, bút danh của Hồ Chí Minh...

Nhà văn Đái Đức Tuấn (1908 - 1969) với bút danh là TCHYA, ông là nhà văn chuyên viết truyện truyền kì, ma quái như những truyện trong Liêu

28

trai, trong Truyền kì mạn lục, trong đó có tác phẩm Ai hát giữa rừng khuya.

Bút danh TCHYA được độc giả giải thích, phỏng đoán là “Tôi chẳng yêu ai” hoặc “Tôi chưa yêu ai”, “Tôi chỉ yêu An”, “Tôi chỉ yêu Angele”... Có thể thấy bút danh này cũng kì quái như chính truyện của ông vậy, nó luôn tạo ra sự tò mò với độc giả.

Lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, anh hùng dân tộc, nhà thơ, nhà văn lớn, danh nhân văn hóa thế giới - Hồ Chí Minh. Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1980, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969. Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, sau 1942 lấy tên là Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình hoạt động, Nguời lấy nhiều bút danh khác nhau như: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, N.A.K, Q.T, C.B, XYZ... Hồ Chí Minh sử dụng rất nhiều bút danh kí dưới tác phẩm của mình để tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp đồng thời thức tỉnh tinh thần yêu nước của những người con đất Việt như: bút danh N.A.K trong Thư gửi Quốc

tế nông dân ngày 3 tháng 2 năm 1928; bút danh N.K được dùng trong tác phẩm Sự thống trị của đế quốc Pháp tại Đông Dương - tạp chí Inprekorr, bản tiếng

Pháp, ngày 15 tháng 10 năm 1927; bút danh T.L được Hồ Chí Minh dùng nhiều lần trong các tài liệu từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946. Và bút danh T.Lan là bút danh Người sử dụng trong tác phẩm: Vừa đi đường vừa

kể chuyện. Qua đây có thể thấy Hồ Chí Minh không chỉ là thiên tài cách mạng

Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Các bút danh của Người sử dụng trong suốt chặng hoạt động không chỉ gắn bó với sự nghiệp cách mạng mà còn gắn với sự nghiệp văn chương. Hồ Chí Minh quan niệm văn học cũng là một mặt trận, nhà văn là một chiến sĩ, dùng ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình hoạt động, Người không xem làm thơ, viết văn là sự nghiệp chính nhưng Hồ Chí Minh đã để lại cho nền văn học một

29

khối lượng tác phẩm đồ sộ với một loạt những bút danh đầy bí ẩn. Tên tuổi của Người còn sống mãi với thời gian và trong dân tộc Việt Nam.

b. Tỉnh lược để tạo bút danh

Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một, một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong những phát ngôn khác. Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này còn có tác dụng tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ). Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn.

Có nhiều dạng tỉnh lược trong đặt bút danh như: tỉnh lược họ; tỉnh lược tên; tỉnh lược tên lót; tỉnh lược họ và tên lót, gọi tên nghề nghiệp…

Một số tác giả đặt bút danh theo cách tỉnh lược họ này mà chúng tôi

khảo sát được như: Huy Cận (Cù Huy Cận), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tế Hanh (Trần Tế Hanh), Chu Lai (Chu Văn Lai), Hữu Loan (Nguyễn Hữu Loan), Thanh Tịnh (Trần Thanh Tịnh), Duy Khán (Nguyễn Duy Khán), Hữu Mai (Trần Hữu Mai), Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh)... Bên cạnh đó còn một số nhà văn, nhà thơ lược bỏ phần tên lót của mình trong tên thật như: Nguyễn Bính (Nguyễn Trọng Bính), Vũ Bằng (Vũ Đăng Bằng), Nguyễn Sáng (Nguyễn Quang Sáng), Nguyễn Khải (Nguyễn Mạnh Khải), Lý Lan (Lý Thị Lan), Chu Lai (Chu Văn Lai), Vương Trọng (Vương Đình Trọng), Lê Minh Khuê (Lê Thị Minh Khuê), Phan Quế (Phan Văn Quế), Đoàn Tuấn (Đoàn Minh Tuấn)... Ngoài ra còn có một số tác giả lược bỏ tên như: bút danh nhà thơ Nguyễn Duy được tạo từ tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, nhà thơ với bút danh Nguyễn Trúc được tạo ra từ tên thật Nguyễn Trúc Chi... Có nhà văn lại giữ tên, bỏ họ như: nhà thơ Hoàng Triều Ân với bút danh Triều Ân, nhà thơ Nguyễn Vân Long với bút danh là Vân Long, nhà thơ Nguyễn Thị Xuân Quỳnh thường lấy bút danh là Xuân Quỳnh để kí dưới tác phẩm của mình... Có nhà thơ, nhà văn lại tỉnh lược họ và tên lót của mình nhưng lại kèm

30

theo tên nghề nghiệp khi đặt bút danh như: nhà văn Y Ban. Y Ban là người Kinh, quê gốc Ninh Bình, sinh ra và lớn lên ở Nam Định. Nhà văn có họ tên đầy đủ là Phạm Thị Xuân Ban, nhưng có một thời Y Ban không thích chữ Thị, chỉ thích ghi Phạm Xuân Ban. Khi chiết tự cái tên Y Ban thì thấy chữ Y trong Y Ban có nghĩa là “Ban dạy trường Y”. Nhà văn kể lại: “Bố mẹ tôi làm nghề Y nên sau khi tốt nghiệp phổ thông tôi muốn thi vào Đại học Y. Bố tôi khuyên không nên vì nghề Y vất vả. Ông khuyên tôi thi vào Tổng hợp Sinh, vì sinh học là khoa học của thế kỉ, của tương lai. Thế là nhà văn thi vào khoa Sinh, Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp xong, muốn ở lại Hà Nội, Y Ban đã nhắm vào cơ quanViện quy hoạch rừng ở Văn Điển để xin nhưng bị từ chối. Năm 1984, Y Ban xin được vào Trường Cao đẳng Y tế Nam Định làm cán bộ giảng dạy, dạy môn Sinh hóa” [9, Tr.185]. Ngoài giờ dạy, nhà văn thường đọc sách văn học và đan len. Khi đọc báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội... nhà văn Y Ban nảy ra ý định viết nhưng mãi đến 1987 mới dám gửi bài cho tạp chí Văn nghệ của tỉnh Nam Định. Năm 1989, Y Ban sửa lại truyện Người đàn bàn có ma lực và gửi Tạp chí quân đội. Nhà văn Kim Ngọc Diệu góp ý: Nếu ghi tên người viết là Xuân Ban, Phạm Xuân Ban thì chẳng ai để ý đâu! Cứ phải “Y iếc”, “Ma miếc”... may mà người ta chú ý đến. Y Ban cũng từng tâm sự, có lần đi xem bói, nhà văn nói với thầy bói: “Cháu không theo nghề của bố mẹ cháu, mà muốn theo văn chương. Ông thầy bói cao giọng phán: Ở bàn tay cô có hình ngòi bút. Cô sẽ theo nghề này đến cuối đời và nếu cô đổi tên thì sẽ nổi tiếng” [9, Tr.186]. Khi nghe mọi người góp ý cái tên Y Ban hay hơn Phạm Xuân Ban thì nhà văn quyết định kí tên Y Ban dưới các tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 33)