Đặt bút danh hàm ẩn về quan điểm sáng tác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 54)

8. Bố cục khóa luận

2.2.3.1.Đặt bút danh hàm ẩn về quan điểm sáng tác

Ở Việt Nam, vào đầu thế kỉ XX, có một thi sĩ mà văn nghiệp thăng hoa nhưng cuộc đời thật bất hạnh. Thi sĩ ấy là Hàn Mặc Tử. Về văn nghiệp, Hàn Mặc Tử đã để lại dấu ấn không thể nào phai mờ trong lịch sử văn chương Việt Nam với những bài thơ đặc sắc về thiên nhiên, đất nước con người như: Mùa

xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ... Cuộc đời nhà văn, nhà thơ, ít có người nào với

28 năm tồn tại ngắn ngủi, phải chịu đựng nhiều đau thương bởi sự giày vò của bệnh tật, sự xa lánh của người đời và chết trong lạnh lẽo, cô đơn như thi sĩ Hàn Mặc Tử. Cuộc đời cũng như bút danh của Hàn Mặc Tử luôn tạo cho người đọc sự tò mò. “Hàn” là ngọn bút lông, “Mặc” nghĩa là mực, hàn mặc nghĩa là ngọn bút và thoi mực, là những đồ dùng quen thuộc của văn nhân, có nghĩa bống là văn chương. Cả tổ hợp Hàn Mặc Tử chỉ “anh chàng Bút Mực”; “đồ đệ của bút mực”; “người làm văn chương”... Với bút danh này, tên tuổi Hàn Mặc Tử ngày càng rạng danh, nổi danh.

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, ông được coi là “lá cờ đầu của thơ ca kháng chiến”. Tố Hữu đã từng tự giải thích về bút danh của mình. Đó là vào dịp năm 1938 ông sang Lào, tình cờ gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đặt cho ông bút danh Tố Hữu với ý nghĩa trong câu “ngô nhi tố hữu đại chí” tức là “sẵn có, ý chí khí phách tiềm ẩn trong người”. Tố Hữu nhận tên nhưng hiểu theo nghĩa khác. “Tố” là: thuần nhã, giản dị. “Hữu” là: người bạn. Vậy bút danh của ông có thể hiểu là người bạn giản dị, gắn bó với nhân dân.

Sau này, hành trình thơ Tố Hữu cũng luôn gắn với vận mệnh của nhân dân, dân tộc. Ngay từ tập thơ Từ ấy tới tập thơ sau cuối Tiếng thơ Tố Hữu

xứng đáng là tiếng nói của người bạn giản dị, mộc mạc với giai cấp cần lao. Xuất hiện trong thơ Tố Hữu là chị vú em, lão đầy tớ, chú bé liên lạc, người

49

phụ nữ kiên cường, hay bà mẹ anh hùng, anh chiến sĩ quả cảm… được tác giả đồng cảm, xót thương hoặc nể phục, ngợi ca. Thơ Tố Hữu đã phục vụ đắc lực cho cách mạng dân tộc. Nhà thơ ý thức sâu sắc được điều này, vì vậy ngay từ bút danh cũng đã truyền tải được quan niệm sáng tác của mình.

Hay nhà thơ Cách mạng Nguyễn Trọng Nhâm với bút danh Xuân Thủy. “Xuân” tức là mùa xuân, “Thủy” nghĩa là nước. Bút danh của ông thể hiện tấm lòng gắn bó với mùa xuân. Ông có cả tập thơ về mùa xuân. Ông là người đã dịch bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh ra tiếng Việt với tên gọi là Rằm

tháng Giêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 54)