Nói lái để đặt bút danh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 30)

8. Bố cục khóa luận

2.2.1.1.Nói lái để đặt bút danh

Nói lái (spoonerism) là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Khi nói lái người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu, âm cuối, thanh điệu...) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm, khi hiểu ra thường làm bật cười. Nói lái thường được dùng trong văn nói, khẩu ngữ và trong văn học dân gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với ai đó một điều gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục.

25

Như vậy nói lái là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt với khả năng nhạy bén về tính trào phúng và châm chọc. Ngoài ra các nhà thơ, nhà văn vận dụng cách nói lái để tạo sự mới mẻ, độc đáo trong bút danh của mình. Có 25 văn nghệ sĩ sử dụng cách nói lái để tạo bút danh, chiếm 10% tổng số bút danh tác giả được khảo sát. Thủ pháp nói lái để tạo bút danh có nhiều thể loại: nói lái một phần tên thật, nói lái tên lót và tên riêng để tạo bút danh, nói lái bút danh...

a. Nói lái một phần tên thật để tạo bút danh

Nói lái trong tiếng Việt là cách hoán vị các bộ phận phụ âm đầu và vần giữa các âm tiết để tạo nên những từ ngữ có nội dung mới, bất ngờ, thú vị. Dùng cách nói lái một phần tên thật của mình để tạo bút danh, trước hết phải kể tới vị chủ soái của phong trào Thơ mới thời kì 1932 - 1945, tác giả của bài thơ Nhớ rừng đầy hào khí, đồng thời là người đặt nền móng cho sân khấu

cách mạng Việt Nam - đó là nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Thế Lữ (1907 - 1989). Tên thật Thế Lữ là Nguyễn Đình Lễ, sau đổi là Nguyễn Thứ Lễ. Bút danh Thế Lữ được tạo ra từ cách nói lái một phần tên thật: Thứ Lễ. Trong bút danh Thế Lữ, có thể hiểu “thế” là thế gian, là cuộc đời, cõi đời; “lữ” là lữ khách, là người đi đường xa. Hóa ra bút danh Thế Lữ không đơn thuần chỉ là nghệ thuật nói lái mà bao hàm thật nhiều ý nghĩa. Nhà tơ tự cho mình là một lữ khách trên đương đời vạn dặm:

“Ta là khách bộ hành phiêu lãng

Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”. “Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể. Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ, Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”

26

Bút danh Thế Lữ in đậm màu sắc thoát ly, phiêu lãng. Và ông được xem là người đầu tiên đề xướng con đường thoát ly bằng nghệ thuật. Thơ ông thể hiện niềm say mê cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, ở âm thanh (Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai...) và trong cảnh sắc thiên nhiên. Nhiều bài thơ của ông thể hiện hình ảnh cõi tiên, với tiên nga, ngọc nữ, tiếng sáo Thiên Thai, hạc trắng hoa đào... Như vậy, ngoài là hình thức nói lái, bên trong là cả chiều sâu nghệ thuật, là quan điểm, là khuynh hướng, là tất cả những gì thuộc về con người và thơ văn ông.

Ngoài ra, Nguyễn Thứ Lễ - Thế Lữ còn có một bút danh khác là Lê Ta. Từ “ta” trong tiếng Việt (ở đây đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, giống từ “tôi”) dịch sang chữ Hán Việt là “ngã”. Như vậy Lê Ta tức là Lê Ngã; mà Lê Ngã tức là Lễ (theo cách đánh vần). Lễ chính là Nguyễn Thứ Lễ - Thế Lữ.

Dùng cách này để tạo bút danh còn phải kể tới nhà văn Trần Đăng. Bút danh của nhà văn Trần Đăng (1921 - 1949) được tạo ra từ cách nói lái một phần tên thật Đặng Trần Thi. Ông là một cây bút khá tích cực, ngoài văn xuôi ông còn viết tiểu luận về văn nghệ kháng chiến, văn nghệ quân đội. Ngoài ra bút danh của nhà thơ Trinh Đường chỉ cũng được tạo ra từ hình thức nói lái tên thật Trương Đình. Trương Đình sinh ra tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngoài bút danh Trinh Đường, Trương Đình còn có bút danh: Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ. Với một loạt các tác phẩm: Hoa gạo, Hạt giống, Hành trình... ngày càng khẳng định tên tuổi của bút danh Trinh Đường trong văn đàn.

Trong các bút danh được tạo ra từ cách nói lái, có thể nói độc đáo hơn cả, tếu táo hơn cả phải kể tới bút danh của nhà văn quân đội Phù Thăng, tác giả của tiểu thuyết Phá vây (1963) - một tác phẩm từng gây cho các tác giả bao phiền toái. Phù Thăng tên thật là Nguyễn Trọng Phu, sinh năm 1928, quê gốc ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, vốn là người lính trinh sát trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tên khai sinh cuả tác giả là Phu, chỉ cần nói lái

27

bút danh Phù Thăng, độc giả có thể hiểu được sự tếu táo, hồn nhiên có phần tinh nghịch của anh lính trinh sát viết văn

b. Nói lái tên lót và tên riêng để tạo bút danh

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể đến nhà thơ Lữ Huy Nguyên. Bút danh nhà thơ Lữ Huy Nguyên (1939 - 1998) là hình thức nói lái họ và tên chính, còn tên đệm giữ nguyên từ tên thật Nguyễn Huy Lư. Nhà thơ Lữ Huy Nguyên còn có các bút danh khác: Hoàng Xuân, Kinh Bắc, Tân Thi…

c. Nói lái bút danh

Các nhà thơ, nhà văn có cách đặt bút danh mới lạ đó là từ bút danh ban đầu, nói lái để tạo thành một bút danh mới. Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể tới các nhà văn, nhà thơ sau: nhà báo Vũ Tuất Việt, nhà văn Trương Gia Thiều... Nhà báo Vũ Tuất Việt lấy bút danh Hồng Ba, rồi nói lái thành Hà Bông. Nhà văn Trương Gia Thiều (tức Trần Bạch Đằng) lấy bút danh Hưởng Triều, rồi nói lái và thêm một từ chỉ họ: Nguyễn Hiểu Trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 30)