Lấy những kỉ niệm gắn bó với người thân để đặt bút danh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 45)

8. Bố cục khóa luận

2.2.2.2.Lấy những kỉ niệm gắn bó với người thân để đặt bút danh

a. Lấy tên họ cha mẹ, người thân trong gia đình để đặt bút danh

Các bút danh được đặt theo cách này thường gắn với kỉ niệm riêng tư ngọt ngào, đằm thắm, có khi cả đắng cay trong cuộc đời của các nhà thơ, nhà văn. Lấy họ tên cha mẹ, người thân để đặt bút danh có nhiều nhà văn, nhà thơ

40

đặt theo sở trường của mình hay chỉ là đặt bút danh một cách ngẫu nhiên, nhưng cũng có nhiều tác giả thông qua bút danh của mình thể hiện dụng ý sáng tác.

Một bút danh mang tên hai người mẹ - nhà lí luận phê bình văn học Phương Lựu. Ông được đánh giá là nhà lí luận phê bình tinh thông tư tưởng văn nghệ đông tây kin cổ, là nhà lí luận có hạng trên văn đàn Việt Nam. Phương Lựu là tác giả của rất nhiều công trình về lí luận đã xuất bản như: Lỗ

Tấn - nhà lí luận văn học (1977), Tìm hiểu một nguyên lí văn chương (1983), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam (1985), Lí luận văn học (tập 3), Từ văn học so sánh đến thi học so sánh (2002), Phương pháp luận nghiên cứu văn học (2005)... Phương Lựu tên thật là Bùi Văn Ba, quê gốc ở xã Nghĩa

Thương, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội từ tháng tám năm 1960 đến nay. Về cái tên khai sinh Bùi Văn Ba, Giáo sư cho biết: ông là thứ hai trong nhà, trên có một anh trai, vì vậy gọi là Ba. Vào khoảng những năm 1960 - 1961, trong những bài viết đầu tay về văn học Trung Quốc gửi đăng Tạp chí văn học, nhà nghiên cứu trẻ tuổi kí tên thật là Bùi Văn Ba. Thời kì này, có một nhà nghiên cứu văn học gốc Nam Bộ tên là Bùi Thanh Ba, cũng viết khá nhiều về văn học Trung Quốc đăng rải rác trên các tạp chí. Nhiều người lúc đó nghĩ rằng Bùi Thanh Ba là bút danh mới của Bùi Văn Ba. Thấy sự nhầm lẫn này có gì phiền toái và vì một số lí do khác nữa nên nhà nghiên cứu trẻ tuổi này đã nảy ra ý định tìm cho mình bút danh mới, ưng ý hơn. Khi suy nghĩ vẩn vơ để tìm cho mình một cái tên ghi dưới các bài viết, không hiểu sao, Bùi Văn Ba luôn nghĩ tới mẹ. Lúc này, anh luôn ở vào tâm trạng thấp thỏm, ngày đêm mong ngóng tin tức từ quê nhà Quảng Ngãi, nơi có mẹ anh đang sống dưới gót sắt của kẻ thù. Một nhà thơ nào đó ở thời kì này đã nói hộ tâm trạng của anh:

41

“Đêm nằm chiếu chẳng ấm lưng Bữa ăn đôi đũa ngập ngừng so le Nghe tin Mặt trận gọi về

Như đêm thức giấc lắng nghe mẹ hiền Miền Nam máu chảy ruột mềm

Ôi sao tiếng gọi thiêng liêng thé này”.

Mẹ anh là cụ Võ Thị Lựu. Trước đây cụ vốn là một cô gái hiền lành, xinh xắn, con một thầy lang. Sau này lấy chồng, sinh được hai người con rồi góa chồng năm 27 tuổi. Mẹ quyết định ở vậy nuôi con. Mẹ tham gia các hoạt động kháng chiến của làng xã, tham gia vào các phong trào cách mạng chông Mỹ - ngụy ở địa phương. Giáo sư Bùi Văn Ba cho biết, năm 1963, nghe tin cụ bị giặc bắt, tra tấn, ở ngoài này ông đứng ngồi không yên, thương mẹ vô cùng. Đến năm 1965, anh nghe tin mẹ đã hi sinh, được công nhận là liệt sĩ. Anh thảng thốt, lặng người... Nỗi đau dần nguôi ngoai theo năm tháng. Hình ảnh người mẹ vừa gần gũi vừa đau thương, cao cả luôn hiện lên trong tâm trí anh. Tháng 6 năm 1963 trong bài viết về Quách Mạt Nhược, Bùi Văn Ba kí bút danh Hoa Lựu (Lựu là tên mẹ, còn Hoa là vì trong chữ Hán, Ba có nghĩa là nhụy hoa). Nhưng sau đó, có lẽ thấy bút danh này hơi yểu điệu thục nữ nên anh không dùng nữa.

Vào khoảng giữa những năm 60, đôi lần về bên nhà vợ, Bùi Văn Ba thấy cả hai chị em gái bên nhà vợ đều đệm chữ Phương trong tên gọi. Hỏi ra mới biết, bà cụ mẹ vợ tên là Phương, cụ mất năm 1951. Nhà nghiên cứu trẻ tuổi Bùi Văn Ba mới nảy ra ý định ghép tên hai bà mẹ thành bút danh mới: Phương Lựu. Trong ấn tượng của con cái, các cụ là tấm gương về sự tảo tần, về đức hi sinh, tất cả vì con cái, vì gia đình, vì quê hương đất nước. Bùi Văn Ba hoàn toàn hài lòng với bút danh này. Bài viết đầu tiên anh kí bút danh

42

Phương Lựu là bài: Hòn đất với một vài nét phong cách của Anh Đức in trên báo Văn nghệ năm 1966.

Bút danh Phương Lựu gắn với một vài chuyện thú vị. Trước hết, bút danh này chỉ là sự ghép nối tên của hai người mẹ, nhưng độc giả không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Nhà văn Việt Nam hiện đại của Hội nhà văn (NXB Hội Nhà văn, 1997), ở phần Tự bạch, Phương Lựu viết: “Bút danh Phương Lựu chẳng qua là ghép tên hai bà mẹ (thân mẫu và nhạc mẫu) nhưng ngẫu nhiên cũng gợi lên trong đó cả sắc màu lẫn hương vị, mà tôi muốn lưu giữ lại trên từng trang viết cũng như trong từng năm tháng của cuộc đời”. Có thể thấy Phương Lựu luôn dành những tình cảm, yêu thương nhất cho những người mẹ của mình. Qua hơn 40 năm cầm bút, Giáo sư Phương Lựu đã khẳng định được tên tuổi, vị thế, chỗ đứng của mình trong làng giáo, làng văn. Cái tên Phương Lựu, bút danh Phương Lựu giờ đây thực sự là một thương hiệu mạnh, một địa chỉ đáng tin cậy trong giới cầm bút. Các danh hiệu, hàm vị mà ông sở hữu phần nào nói lên điều đó: Nhà giáo nhân dân - Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Phương Lựu.

Tác giả của một loạt các truyện ngắn nổi tiếng: Mảnh trăng cuối rừng,

Bến quê, Cỏ lau, Phiên chợ Giát... nhà văn Nguyễn Minh Châu, người có một

bút danh thật đẹp như chính tên gọi của ông vậy: bút danh Minh Châu. Có lẽ vì tên này đẹp mà trong cuốn sách Nhà văn Việt Nam hiện đại xuất bản gần đây nhất, hai chữ này xuất hiện trong bút danh của bốn nhà văn, gắn với bốn cái họ khác nhau: họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Nông, họ Tạ. Trong đó, ông Minh Châu họ Nguyễn là được giới văn học nhắc tới nhiều hơn cả. Trong một lần trò chuyện với quả phụ Nguyễn Thị Doanh, vợ của nhà văn Nguyễn Minh Châu, độc giả thực sự bất ngờ khi được biết rằng: trái với cái tên Minh Châu đẹp như mộng ấy, thưở mới lọt lòng, ông được cụ thân sinh đặt cho cái tên xấu xí: Nguyễn Thí. Xuất phát từ quan niệm đặt tên con xấu dễ nuôi mà ông

43

có tên này. Sau này khi đến tuổi đi học, chính bố mẹ ông đã đặt lại tên cho ông là Minh Châu để ghi nhớ cái khoảnh khắc sáng đẹp lúc ông mới chào đời.

b. Lấy tên người bạn thân, người yêu cũ để đặt bút danh

Đặt bút danh theo cách này phải kể tới nhà văn Nguyễn Phan Hách, một cây bút quen thuộc với độc giả yêu văn chương. Ông viết nhiều thể loại, từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết đến truyện ngắn mini, những áng văn nho nhỏ... và có thể nói ở thể loại nào ông cũng thành công. Thơ ông mộc mạc, dễ đến với người đọc nhưng cũng rất hào hoa, thăng trầm, sâu lắng. Các tập thơ hay như: Người quen của em (1982), Gương mặt (1997), Hoa sữa (2000)...,

về văn người đọc biết đến với các tập truyện ngắn như: Vườn hoa cổng ô

(1974), Sau những cách xa, Hoa hoàng lan; tiểu thuyết: Tan mây (1983), Người đàn bà buồn (1994)... Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Phan

Hách tái hiện những mảng hiện thực sôi động về đất nước, con người Việt Nam, về những biến thiên của xã hội ở nửa cuối thế kỉ XX - với giọng văn trữ tình, giàu chất thơ. Về văn nghiệp của nhà văn Nguyễn Phan Hách thì nhiều độc giả biết nhưng về cái tên của ông, cái bút hiệu của ông ghi dưới mỗi tác phẩm có lẽ ít độc giả biết đến, một cái tên liên quan đến câu chuyện tình yêu thưở hoa niên của ông.

Nhà văn Nguyễn Phan Hách tuổi Giáp Thân, sinh năm 1944, quê ở làng Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - một vùng quê văn hóa với thành cổ Luy Lâu, chùa Dâu, tranh dân gian Đông Hồ và những làn điệu dân ca quan họ… Tên gốc của nhà văn là Nguyễn Xuân Hách. Về cái tên Hách - một cái tên rất nôm na, khẩu ngữ, vừa khó nghe, khó gọi. Nhà văn giải thích cái tên của mình như sau: Tôi sinh vào ngày 1 tháng 1 năm Giáp Thân, đúng ngày hội Lim. Ông nội đang dự tế lễ ở đình làng, nghe tin cháu đích tôn ra đời, nhìn lên đôi câu đối treo trên cột đình có chữ Hách (có nghĩa là lớn lao, chói lọi). Cụ mừng quá, về lấy chữ Hách đặt tên cho cháu, mong những sau này thành đạt, làm nên việc lớn. Hết lớp 7, Nguyễn Xuân Hách thi vào sư

44

phạm trung cấp, sau hai năm, trở thành thầy giáo trẻ. Trong cái lớp 5 mà thầy giáo trẻ dạy, có một cô học sinh đẹp mê hồn. Tên cô là Phan Thị B. Thầy giáo trẻ đa tình đem lòng thầm yêu, yêu đến mê mẩn cô học trò nhỏ tới mấy năm trời. Tiếc thay đó chỉ là mối tình đơn phương. Như để thể hiện tình yêu của mình, Nguyễn Xuân Hách đã lấy họ Phan của cô học trò ghép vào họ Nguyễn của mình. Một cái tên mới ra đời: Nguyễn Phan Hách - như biểu tượng của mối tình bồng bột nhưng thiêng liêng của một thời tuổi trẻ:

“Tên em cùng với tên anh

Yêu nhau đem đặt bút danh. Quen rồi Oái oăm lắm mấy sự đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên thì lấy được còn người thì không”

Nhà văn Nguyễn Phan Hách khởi nghiệp bằng nghề dạy học, sau đó về Ty Văn hóa Hà Bắc làm cán bộ sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian. Năm 1973, ông chuyển về công tác ở tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn, làm biên tập thơ. Năm 1978, ông chuyển sang công tác tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới làm biên tập văn xuôi rồi Trưởng ban biên tập, Phó Giám đốc. Hiện nay ông là Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

Nhà thơ, nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ cũng chọn bút danh cho mình bằng cách ghép tên mình với tên một người bạn thân, đồng thời qua đó thể hiện sự hàm ơn - bút danh Vũ Hành Lâm. Vũ Hành Lâm - thoạt nghe, ai cũng nghĩ đó đơn thuần chỉ là tên một người, lại có vẻ hơi hướng người… Tàu. Kì thực, theo tiết lộ của nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ, em gái của Lưu Quang Vũ, thì chữ “hành” trong trường hợp này đồng nghĩa với “hành hạ”, và cả bút danh ấy diễn nôm na sẽ có nghĩa là: Vũ làm khổ Lâm. Lâm ở đây là Nguyễn Lâm, một người bạn mặc dù hơn Lưu Quang Vũ tới 7, 8 tuổi nhưng được tiếng là chiều chuộng, “nhịn” Vũ nhất. Theo hồi ức của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thì "căn phòng nhỏ của Lâm ở Triệu

45

Việt Vương là nơi Vũ thường lui tới. Những lúc vui, Vũ đi đâu đâu, khi buồn quá, lại trở về với Lâm. Lâm có thể nghe Vũ kể đủ chuyện, có thể nghe Vũ chửi bới kêu than, lại có thể lặng đi chờ đợi khi Vũ đờ đẫn không nói gì... Bao nhiêu ngang ngược của Vũ, Lâm chịu đựng hết. Trong những năm tháng tơi tả của Vũ, Lâm là sự hiện thân của những chứa chấp thông cảm mà Vũ khao khát” [9, Tr.151]. Trong những bài thơ Lưu Quang Vũ sáng tác vào các năm 1972, 1973, thời kì “khủng hoảng” nhất của đời anh, người ta đọc thấy một số bài đề tặng Nguyễn Lâm. Những câu thơ tuy chưa thật đẽo gọt nhưng ghi rõ dấu ấn tình cảm bạn bè:

“Ngày mai mày đi xa

Bỏ lại gian phòng, những bức tranh Cái máy hát cũ

Tập Apollinaire dịch dở Quảng Trị mùa gió Lào Cuộc chiến còn dai dẳng”

Và:

“Tinh mơ một thằng con giai rậm râu lên xe Không cô gái nào vẫy theo

Ra tiễn chỉ có hai thằng trông có vẻ dở người Ngồi uống một ấm trà ở ngã tư chợ Hôm Hẹn nhau viết thư rồi im lặng”

Như vậy có thể thấy, Lưu Quang Vũ là người không chỉ tình cảm trong thơ mà còn rất tình cảm trong cách chọn bút danh.

c. Lấy tên nhân vật văn học, nhân vật trong lịch sử để đặt bút danh

Một bút danh để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc đó chính là Ma Văn Kháng, một cái tên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Cho đến nay, hầu hết độc giả yêu thích Ma Văn Kháng đều đã biết ông không phải nhà văn dan tộc ít

46

người, cho dù cái tên có dáng dấp dân tộc - miền núi, cho dù những tác phẩm của nhà văn giai đoạn đầu hầu hết viết về miền núi, và nhà văn có khoảng thời gian dài sống ở miền núi... Tên khai sinh của nhà văn là Đinh Trọng Đoàn, sinh ra và lớn lên ở làng Kim Liên, Hà Nội. Cái tên Ma Văn Kháng, đồng thời là bút danh, là thương hiệu gắn với sự nghiệp của ông hơn 40 năm nay luôn gây sự tò mò đối với độc giả. Theo lời cố Giáo sư Đinh Trọng Lạc (anh ruột của nhà văn) giải thích: “Kháng” trong bút danh có nghĩa là kháng chiến chống Pháp, “Văn” là đọc chệch tiếng Ven (tức Paven Coocsaghin, nhân vật chính trong tác phẩm

Thép đã tôi thế ấy của N. Ôtrốpxki), “Ma” là hình thức nói tắt của

Matơrootsxop (anh hùng lấp lỗ châu mai của Liên Xô), còn là Marietxiep (anh hùng phi công cụt chân trong tác phẩm Một người chân chính của B. Polevoi). Như vậy, chàng trai trẻ Đinh Trọng Đoàn đã lấy tên của một bậc anh hùng nghĩa hiệp, những hình tượng văn học sáng chói cùng với hào khí của cuộc kháng chiến chống Pháp oai hùng để đặt bút danh cho mình, nhằn gửi gắm vào đó ý chí, ước mơ, hoài bão sục sôi của một thời tuổi trẻ ham hành động. Chính nhà văn Ma Văn Kháng nói đại ý: cái tên Ma Văn Kháng là biểu trưng của một thời trai trẻ mong được dấn thân vì nghĩa lớn, cho phỉ sức trai, cho thỏa mơ ước... Nhưng sau đó, trên báo Văn nghệ trẻ số 18 (ngày 25/7/1996), nhà văn lại viết về bút danh của mình như sau: “Số là tôi gốc không phải họ Ma. Đi kháng chiến, một lần nhận ơn cứu mệnh một người họ Ma (Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai), tôi kết nghĩa anh em và đổi sang họ ông. Từ đó, tôi lấy luôn bút danh Ma Văn Kháng khi viết báo, viết văn...”. [9, Tr.81]. Bút danh này phần nào nói lên sự gắn bó và tình yêu của nhà văn đối với mảnh đất ông từng sống và làm việc trên 20 năm, nơi ông coi như quê hương thứ hai của mình.

Còn bút danh của nhà văn nông dân Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông

47

là tác giả của những truyện ngắn nổi tiếng: Vợ nhặt, Làng... Bút danh Kim

Lân có là do thời còn trẻ, nhà văn rất mê hát, tập đóng tuồng, tên Kim Lân cũng chính là tên một nhân vật trong vở tuồng mà ông thích. Theo nhà văn, Đổng Kim Lân là một chàng trai nghĩa hiệp, xả thân chiến đấu vì công lí, chính nghĩa, lại là người giàu tình nghĩa. Đây đúng là mẫu người lí tưởng một thời, xứng đáng được trân trọng, ngưỡng mộ. Bút danh Kim Lân xuất hiện đầu tiên trên truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật đã được nhiều độc giả biết đến.

Ngoài các nhà thơ, nhà văn như: Phương Lựu, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, còn rất nhiều văn nghệ sĩ chọn bút danh cho mình theo cách này. Đây không chỉ là cách chọn bút danh độc đáo mới lạ mà nó còn là tiếng nói thể hiện tình cảm của các văn nghệ sĩ đối với những người thân yêu, đối với quê hươg đất nước của mình.

Có tới 68 tác giả trong tổng số 250 bút danh tác giả được khảo đặt bút

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 45)