Đặt bút danh thể hiện phong cách sáng tác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 55)

8. Bố cục khóa luận

2.2.3.2.Đặt bút danh thể hiện phong cách sáng tác

Theo Từ điển văn học thì phong cách sáng tác được hiểu là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

Theo nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong suốt quá trình xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất.

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, phong cách là nét riêng không trùng lặp. Nói tới điều này, một bút danh không thể không nhắc đến đố là bút danh Bút Tre. Bút danh Bút Tre - một bút danh hấp dẫn như chính những vần thơ của ông vậy. Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911 tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Bút danh của ông khiến nhiều độc giả tự đặt câu hỏi nó có từ bao giờ? Ra đời trong hoàn cảnh nào?... Sinh thời, Đặng Văn Đặng quan niệm rằng mọi sự kiện lịch sử muốn truyền lại cho đời sau cần phải viết sao cho dễ thuộc, dễ nhớ. Vì thế thơ ông rất gần với thể

50

thơ dân gian. Một lần, khi đọc bài thơ Trường tôi của nhà thơ Tố Hữu thấy có đoạn:

“Lại đây, ơ bạn mình ơi!

Trường tôi vang giọng rộn lời nước non, Ta nghèo, không mực thì son

Bút tre, phấn gạch, bà con tạm dùng”

Khi đọc xong bài thơ khiến ông vô cùng tâm đắc, nhất là hai chữ “bút tre” ở dòng thơ cuối. Thế là ông lấy hai chữ Bút tre làm bút danh cho mình. Từ đây, Bút Tre đã đi vào cuộc sống của người dân một cách tự nhiên và luôn có sức sống dồi dào. Thơ Bút Tre dường như đã trở thành một nhu cầu tự nhiên trong đời sống tinh thần của các tầng lớp công chúng. Có thể nói Bút Tre - nhà thơ của tư duy dân gian. Ông sáng tác nhiều thể loại thơ như: lục bát, ngũ ngôn, đương luật... nhưng có thể nói thành công hơn cả là thể thơ lục bát:

“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”

Có người với tư duy bác học thì chê bai cho rằng ngắt câu kiểu như trên là phá bỏ mọi lề lối, quy tắc. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu xã hội học đều thán phục vì sự tài tình, sáng tạo của nhà thơ Bút Tre, và đây mới thật là tư duy dân gian:

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh Anh về phân bắc, phân xanh đầy chuồng”

Hay

“Hoan hô trung tá Phạm Tuân Bay vào vũ trụ một tuần về ngay”.

Bút Tre tự coi mình là một cây bút bình dân, thơ ông như chính cái tên của mình, mộc mạc, nôm na nhưng tạo ra những tiếng cười sảng khoái:

51

“Ta đi bầu cử tự do

Chọn người xứng đáng ta cho vào hòm”.

Bút Tre sáng tác rất nhiều, vì thế lối sáng tác của ông cũng rất đa dạng và phong phú. Ông sử dụng các thi pháp của văn học dân gian để sáng tác và rất thành công, sau đây là một vài thi pháp tiêu biểu mà gọi theo cách dân gian là lối, lối thơ:

Thứ nhất, phải nói tới lối vắt dòng gãy câu tạo ra sự bất ngờ cho người

đọc:

“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”

(Trường ca Điện Biên)

Thứ hai, là lối viết tắt hay còn gọi là lối chặt từ, Bút Tre sử dụng khá

nhiều trong thơ và cả trong khi ứng khẩu. Dân gian thường tắt, ví như chè Thái gái Tuyên thì Bút Tre cũng nói:

“Cuối cùng xin nhắc một câu Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta”

Thứ ba, là lối hoan hô. Có nhiều người được hoan hô, ông hoan hô

bằng cả một tấm lòng chân thật, rất dân gian như:

“Đúng rồi, người xuồn đây rồi Thăm quê Phú Thọ đẹp trời mùa đông”

Hay:

“Hoan hô anh Tạ Đình Đề Trước là gián điệp nay về với ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoan hô anh Lê Quảng Ba Trước đi theo phỉ nay về với ta”

Thứ tư, là lối biến âm để tạo vần, lối này thường được ông dùng trong

52

“Chú về công tác bảo tàng

Cũng là công việc cách màng giao cho”.

Ngoài ra Bút Tre đã sử dụng nhiều lối thơ khác như: lối để lửng từ, lối thêm tiếp từ... Có thể thấy Bút Tre đã dựa trên nền tảng thơ ca dân gian, vẫn là lục bát, song thất lục bát mà sáng tạo bằng cách chặt từ, tiếp từ... làm cho câu thơ sinh động hơn, vui hơn mà vẫn giữ được gốc của các thể thơ truyền thống.

Hay nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989) lúc còn trẻ luôn khóc than cho sự tiêu vong của đất nước Chiêm Thành nên đã lấy họ Chế của vua Chiêm là Chế Mân làm họ của mình, để tưởng vọng một cái tên và một xứ sở đã chìm trong dĩ vãng. Đến nỗi, khi nói về tập thơ Điêu tàn và cái tên Chế

Lan Viên, Hoài Thanh đã phải thốt lên rằng: “Cũng lạ!...Vong linh đau khổ của nòi giông họ (dân tộc Chiêm Thành đã bị tiêu tan) đã nhập vào Chế Lan Viên. Cho nên, dẫu không phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là nhà thơ Chiêm Thành. Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện như một niềm kinh dị” [9, Tr.218]. Cũng trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh còn nhận xét: Chế Lan Viên không ưng cho chúng tôi đề tên thật của người. Chỉ với cái tên Chế Lan Viên mới có thể hòa điệu được với thế giới siêu hình huyền bí; thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma trong không gian nghệ thuật của Điêu

tàn. Có thể nói bút danh này, thể hiện khuynh hướng sáng tác trước cách

mạng tháng Tám của Chế Lan Viên. Ngoài ra Chế Lan Viên còn một số bút danh khác nữa như: Chàng văn, Thạch Hãn...

Nếu như nói tới nghệ thuật là nói tới cá tính sáng tạo thì trong việc đặt bút danh cho mình, các nhà văn, nhà thơ cũng thể hiện vẻ riêng, sự độc đáo gắn với sở thích, cá tính sáng tạo của mỗi người. Đặt bút danh thể hiện hàm ý sâu xa về khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, cá tính nhà văn cũng được nhiều văn nghệ sĩ ưa dùng. Với cách đặt bút danh này các tác giả kín đáo thể hiện hàm ý, từ đó họ muốn người đọc tìm hiểu tác phẩm và nhận ra tâm tình tác giả gửi gắm ngay từ bút danh.

53

KẾT LUẬN

` Thông qua việc tìm hiểu bút danh nhà thơ, nhà văn, chúng tôi nhận thấy

có nhiều cách đặt bút danh khác nhau, mỗi cách đặt bút danh lại hàm chứa nhiều điều mới lạ, độc đáo qua đó cho thấy sự đa dạng, tài năng của các nhà thơ, nhà văn.

Bút danh là một trong những yếu tố có tính định hướng rõ và là một trong những yếu tố có vai trò chỉ dẫn giao tiếp. Trong văn học hiện đại có những cách đặt bút danh không có dụng ý giao tiếp nhưng cũng có không ít các bút danh thể hiện những hàm ẩn, hàm ý của tác giả. Cách đặt bút danh được nhiều văn nghệ sĩ hướng tới là đặt bút danh thể hiện rõ vai trò định hướng giao tiếp. Từ bút danh, độc giả có thể hiểu một phần tác phẩm của tác giả đó. Những bút danh được kí dưới các tác phẩm thường có liên quan nhất định đến tác phẩm đó. Đây cũng chính là một cách để người đọc khám phá tác phẩm một cách thú vị nhất, đó là đi từ tác giả tới tác phẩm.

Thông qua các bút danh, độc giả có thêm nhiều tư liệu tốt để phục vụ cho quá trình dạy và học môn Ngữ văn. Đi tìm hiểu tác phẩm bằng cách đi tìm hiểu từ tác giả sẽ tăng khả năng tự tìm hiểu cũng như tiếp thu tác phẩm một cách tốt hơn và hiệu quả hơn.

Bút danh tác giả là một trong những nhân tố có vai trò định hướng trong giao tiếp. Từ bút danh tác giả, người đọc hiểu hơn về quan niệm, khuynh hướng sáng tác cũng như phong cách, sở trường, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, nhà văn. Ngoài ra những bút danh không có vai trò định hướng giao tiếp cũng được nhiều văn nghệ sĩ ưa dùng, qua đó khẳng định cá tính sáng tạo cũng như tài năng của các tác giả, từ đó tạo ra sự đa dạng, phong phú trên văn đàn. Cách đặt bút danh này tuy không thể hiện rõ vai trò định hướng

54

giao tiếp nhưng nó lại thể hiện sự định hướng ở góc độ khác như: tạo ra sự hấp dẫn đối với độc giả, tạo sự hóm hỉnh, dí dỏm, lạ tai...

Trong khuôn khổ một khóa luận, do giớ hạn về thời gian nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để đề tài này hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Đình Ân (2009), Kể chuyện các nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, Nxb

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phê bình, Nxb Tác phẩm mới 4, Hà Nội.

5. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển

học, Hà Nội - Đà Nẵng.

6. Hoài Thanh - Hoài Trân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà

Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Lê Hữu Tỉnh (1993), Về bút danh nhà văn, nhà thơ, Nxb Giáo dục và thời đại, Hà Nội.

9. Lê Hữu Tỉnh - Phạm Khải (2007), Kể chuyện bút danh nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 55)