Lấy những kỉ niệm gắn bó với quê hương để đặt bút danh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 40)

8. Bố cục khóa luận

2.2.2.1. Lấy những kỉ niệm gắn bó với quê hương để đặt bút danh

Những bút danh được đặt theo cách này thường định hướng về khuynh hướng sáng tác, phong cách của nhà văn. Có tới 38 tác giả sử dụng cách đặt bút danh này trong tổng số 250 bút danh tác giả được khảo sát.

35

a. Lấy tên con sông, ngọn núi để đặt bút danh

Tiêu biểu cho cách đặt bút danh này phải kể tới thi sĩ Tản Đà, nhà thơ Thu Bồn, nhà văn Tô Hoài...

Nhà thơ Thu Bồn, tác giả của trường ca Bài ca chim Chơrao, một

trong những nhà thơ có sở trường về loại trường ca, có tên thật là Hà Đức Trọng. Quê ông ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nơi có con sông Thu Bồn trong xanh mát rượi chảy qua. Bút danh của ông cũng chính là tên con sông Thu Bồn chảy qua quê hương nhà thơ. Cũng lấy chính tên con sông và ngọn núi quê hương mình để đặt bút danh là thi sĩ Tản Đà. Tản Đà (1889 - 1939) sinh ra và lớn lên bên con sông Đà và ngọn núi Tản. Ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Đây vốn được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt, thôn xóm trù mật, non nước hữu tình với biết bao thắng cảnh làm say lòng người. Bút danh Tản Đà cũng được ghép từ hai danh thắng nổi tiếng nơi quê nhà: núi Tản- sông Đà. Núi Tản hay còn gọi là núi Ba Vì xưa ở xã Thủ Pháp, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Núi có ba đỉnh cao nhất là Ngọc Tản, tiếp đến là đỉnh Tản Viên và Ngọc Hoa. Sông Đà là một trong những con sông rộng lớn của cả nước, nó dài 910km, bộ phận chảy qua nước Việt dài khoảng 543km. Đây là một dòng sông đặc biệt, lúc hung dữ, bạo tàn, ngầu đục với những xoáy nước, thác ghềnh hiểm trở nhưng có lúc lại êm dịu, hiền hoà, thơ mộng. May mắn được sinh ra tại vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh, lại nặng lòng với quê cha đất tổ, Tản Đà đã ghép núi Tản - sông Đà làm bút danh của mình. Trong suốt hành trình sáng tác Tản Đà viết nhiều, ca ngợi nhiều về nói Tản sông Đà:

“Nước non nặng một lời thề” “Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước không quên lời thề…”

Có người hỏi ông tại sao lại đề bút danh như vậy, nhà thơ thong thả ngân nga, thay câu trả lời:

36

“Nước dợn sông Đà con cá nhảy Mây trum non Tản cánh diều bay”.

Tản Đà đặt cho mình bút danh mang hình sông, dáng núi quê hương. Người đương thời gọi nhà thơ là “bác núi Tản, sông Đà”, là “vua ngông”. Cái bút hiệu Tản Đà hư hư thực thực, vừa lãng mạn, phiêu du, lại vừa có gì ngất ngưởng - phần nào biểu hiện con người và văn chương của thi sĩ.

Bút dang tác giả của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký - nhà văn Tô Hoài cũng được hình thàn tương tự. Tô Hoài lớn lên và gắn bó cả cuộc đời với quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây có con sông Tô Lịch chảy qua. Mảnh đất này xưa thuộc phủ Hoài. Vậy nên, “Tô” là dòng sông Tô thanh lịch “nơi thuyền xưa vua đậu” (Chế Lan Viên), “Hoài” là phủ Hoài thương nhớ của những ngày ấu thơ...

Một trong những nhà văn thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua bút danh của mình đó là tác giả của phóng sự Việc làng - nhà văn, nhà báo Ngô

Tất Tố. Ông sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa Bắc Ninh. Ngô Tất Tố là một cây bút viết khỏe, với nhiều bút danh khác nhau như: năm 1936 với bút danh Lộc Đình trên báo Tương lai; và cũng trong năm đó với bút danh Thôn Dân kí dưới tác phẩm: Một ổ chó và một đứa con, một chương của Tắt

đèn; từ năm 1936 - 1939 với bút danh Xuân Trào, Đạm Hiên; năm 1940 trên

Báo Hà Nội Tân Văn đăng phóng sự Việc làng với bút danh Cối Giang. Cối

Giang cũng chính là tên con sông quê hương ông. Ngô Tất Tố lấy tên dòng sông quê hương để đặt bút danh cho mình. Ngoài ra Ngô Tất Tố còn sử dụng rất nhiều bút danh khác như: Lộc Hà, Qua Loa, Thục Điểu, Phó Chi...Với các bút danh của mình, Ngô Tất Tố chĩa mũi nhọn vào việc đả kích bọn thực dân, bọn me tây dởm đời, bọn cường hào ác bá ức hiếp dân nghèo, đồng thời cũng thể hiện niềm thương cảm đối với những người nông dân một cổ hai tròng, qua đó phơi bày một xã hội nông thôn dưới chế độ thực dân phong kiến thối nát điêu tàn.

37

b. Lấy tên làng, xã, đơn vị hành chính của quê hương để đặt bút danh

Trước hết nói về nhà thơ Võ Thanh An - một nhà thơ nặng lòng với quê hương, ông tên thật là Trần Quang Vinh. Bút danh Võ Thanh An chính là tên quê hương ông. “Võ” là Võ Liệt, “Thanh” là huyện Thanh Chương, “An” chính là tỉnh Nghệ An. Tên bút danh như phần nào nói lên thơ Trần Quang Vinh - một người đa sầu, đa cảm, luôn nặng lòng với quê hương xứ sở và đã dành nhiều vần thơ để giãi bày tình cảm thiêng liêng tự đáy lòng mình về vùng đất mình sinh ra và lớn lên. Trong các tác phẩm của mình, Võ Thanh An nhắc nhiều đến quê hương Nghệ An:

“Nhắm mắt lại là ùa về tất cả: Bạn bè, anh em, chợ Rộ, bến phà ... Con thấy mình như một kẻ bạc tình Mỗi lần qua Vinh không về chợ Rộ Nơi ấy với con là quê cha đất tổ

Day dứt trong con biết đến bao giờ...”

(Vắng mẹ, sợ chính nhà mình)

Nỗi nhớ quê hương luôn hiển hiện ngay trong tâm trí nhà thơ, chỉ cần nhắm mắt lại, hình ảnh anh em, bạn bè, cảnh vật xứ Nghệ lại tràn về. Nỗi niềm tha thiết, khắc khoải với nơi chôn rau, cắt rốn được thể hiện một cách chân thành và mộc mạc, nó như một niềm day dứt khôn nguôi trong trái tim con người ấy:

“Là ta đây! Thằng cò hương ngày bé Sông Lam ơi há dễ quên nhau…”

Dường như quê hương đã trở thành một phần máu thịt với nhà thơ. Nghệ An - dải đất miền Trung quanh năm nắng gió, bão bùng nhưng Võ

38

Thanh An lại yêu mảnh đất ấy hơn ai hết. Trở về quê hương sau bao năm xa cách, ông gặp lại sông Lam như gặp lại cố nhân. Sông Lam đi qua cuộc đời ông để lại bao nỗi nhớ thương để rồi “Sông Lam ơi, có nhớ ta không... Ta đã trở về đây, để gặp lại sông Lam, gặp lại mảnh đất này”. Không chỉ nặng lòng với cảnh vật quê hương, Võ Thanh An còn nặng lòng với cuộc sống con người xứ Nghệ. Nghệ An nắng lắm, mưa nhiều, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, bão lũ quanh năm, chính vì thế mà cuộc sống của con người nơi đây còn biết bao khó khăn, vất vả:

“Ông là thần của nhà nông

Sao quanh quẩn mãi tận sông Ngân Hà? Tay ông đâu, chân ông đâu?

Chuyện ở trong đầu đang nghĩ về ai? Kìa địch họa lại thiên tai

Bắp ngô teo lép, củ khoai lẹm hà. ...

Mặt bán đất, lưng bán trời

Hai sương một nắng là đời nhà nông Sang, hèn hạt gạo ăn cùng

Người trồng lúa chịu đói lòng được sao?”

Võ Thanh An đang đồng cảm với những khó khăn của người nông dân. Mất mùa, đói kém... đi vào thơ ông như một niềm khắc khoải. Nhà thơ cảm thấy chua xót, đau đớn trước cuộc sống nghèo khổ của người nông dân quê mình, một nắng hai sương, vất vả, nhọc nhằn. Ngoài ra, nhiều bài thơ khác của Võ Thanh An cũng phản ánh điều này như: Thằng Bờm, Đi máy bay...

Nhà văn Nam Cao (1915 - 1951), một cây bút văn xuôi kiệt xuất, tác giả của những Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn... tên thật là Trần Hữu Tri, quê gốc ở làng Đại Hoàng. Làng này vốn thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Như vậy, bút danh Nam Cao là do ghép tên tổng

39

và tên huyện thành. Nam Cao đặt chân vào làng văn, làng báo khá sớm, từ năm 1936 với bút danh trẻ trung, hơi “yểu điệu thục nữ” như: Thúy Rư, Nguyệt, Xuân Du, Nhiêu Khê. Các bút danh này được kí dưới những bài văn,

bài thơ đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu thời ấy. Sự nghiệp văn học của Nam Cao thật sự bắt đâu, thật sự khởi sắc từ khi tác phẩm Chí Phèo ra đời (1941). Và cũng từ thời kì này, nhà văn chủ yếu sử dụng bút danh Nam Cao - một bút danh khiến cho ông ngày càng rạng danh, nổi tiếng hơn.

Tác giả của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - nhà văn Bảo Ninh, cũng

lấy bút danh là chính tên quê hương mình. Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bảo Ninh là một trong những nhà văn viết về chiến tranh với cái nhìn, giọng điệu rất riêng. Với ông, chiến tranh không chỉ là nhưng chiến công vang dậy lẫy lừng mà chiến tranh còn là những mất mát đau thương. Với bút danh Bảo Ninh, nhà văn đã đem lại cho người đọc những cái nhìn mới về thời cuộc.

Ngoài các tác giả đặt bút danh gắn với kỉ niệm quê hương như trên, còn rất nhiều nhà thơ, nhà văn cũng đặt bút danh theo cách này như: Định Hải, Huy Hà Huy, Đông Hồ, Thạch Hãn, Vũ Quần Phương, Vũ Từ Trang… những nghệ sĩ ngôn từ, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài, mang trong mình cái tên, cái bút danh của cả quê hương xứ sở, để đi suốt đời người, đời văn. Cách đặt bút danh gắn với kỉ niệm quê hương thường có dụng ý nghệ thuật. Ngay từ bút danh đã nói lên quan điểm sáng tác cũng như khuynh hướng sáng tác của các văn nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cách đặt bút danh của các nhà thơ, nhà văn việt nam hiện đại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)