Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 167 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
167
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thò Thanh Hằng ÝTHỨCVỀNGHỀCỦACÁCNHÀVĂNVIỆTNAMGIAIĐOẠN1930–1945 (QUA MỘT SỐ TUYÊN NGÔN NGHỆ THUẬT VÀ SÁNG TÁC TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học ViệtNam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường ĐHSPTPHCM, Phòng KHCN – SĐH, tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ Văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Thi, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Cảm ơn gia đình và bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ vật chất cũng như làm chỗ dựa tinh thần trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là một công trình nghiên cứu độc lập, những trích dẫn được nêu trong luận văn đều là chính xác và trung thực. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945 có một diện mạo mới mẻ, đầy khởi sắc. Sinh hoạt văn học trở nên sôi động, hào hứng đặc biệt so với các thời kỳ trước. Trong khoảng mười lăm năm, với sự xuất hiện của nhóm Tự Lực VănĐoàn và phong trào Thơ Mới, văn học nước nhà đã phát triển mạnh, có chất lượng cao. Thành tựu gặt hái được củavăn học mười lăm năm ấy thật là to lớn trên mọi trào lưu, mọi thể loại. Mười lăm năm, văn học ViệtNam đã bước hết chặng đường dài hàng thế kỷ. Nguyên nhân và động lực nào đã thúc đẩy văn học phát triển mạnh như thế ? Có thể kể đến nhiều nguyên nhân, nhưng không thể không nói đến một động lực nội tại: sự trưởng thành trong ýthứcvềnghề cũng như về cá tính sáng tạo củanhà văn. Đó cũng là lý do lựa chọn đề tài: “Ý thứcvềnghềcủacácnhàvănViệtNamgiaiđoạn1930–1945 (qua một số tuyên ngôn nghệ thuật và sáng tác tiêu biểu)” của tác giả luận văn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực tế cho thấy, những tác phẩm được tuyển chọn thuộc văn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945 chiếm một số lượng không nhỏ trong chương trình phổ thông trung học. Là một giáo viên dạy Văn rất tâm huyết với nghề, tôi không những khao khát chiếm lónh được một cách đầy đủ, trọn vẹn toàn bộ kiến thứcvăn học giaiđoạn này để truyền thụ tốt cho học sinh, mà còn muốn thông qua việc tìm hiểu những tuyên ngôn nghệ thuật và các sáng tác tiêu biểu của một số nhàvăn lúc bấy giờ nhằm: 1. Thấy được sáng tạo văn chương nghệ thuật là một nghề lao động nghiêm túc đòi hỏi nhàvăn phải có ý thức, trách nhiệm cao. 2. Thấy được vai trò quan trọng củaýthứcvềnghềcủacácnhàvăn để có thể lý giải nhiều thành tựu vượt bậc cũng như sự đa dạng, phong phú và phức tạp củavăn học thời kỳ 1930–1945. 3. Làm sáng tỏ những đóng góp tích cực, quý báu củacácnhàvăngiaiđoạn này đối với quá trình hiện đại hóa văn học cùng sự phát triển của nền văn học nước ta, từ đó, giúp độc giả có sự hiểu biết sâu sắc hơn về họ. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Văn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945 phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng. Tình hình nghiên cứu bộ phận văn học này, ở hầu hết mọi khía cạnh, cũng diễn ra rất sôi nổi. Nhưng nhìn chung, chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và có hệ thống đến vấn đề ýthứcvềnghềcủacácnhà văn. 3.1. Trước Cách mạng tháng Tám Ngay từ khi mới ra đời, Tự Lực VănĐoàn và phong trào Thơ Mới đã gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt, quyết liệt trong giới nghiên cứu, phê bình mà nổi bật nhất, quan trọng nhất chính là cuộc tranh luận giữa hai khuynh hướng “Nghệ thuật vò nghệ thuật” và “Nghệ thuật vò nhân sinh”. Lần đầu tiên trong lòch sử văn học Việt Nam, những vấn đề lý luận văn học được thảo luận một cách khá thấu đáo qua cuộc tranh luận này. Kéo dài từ năm 1935 đến năm 1939, cuộc tranh luận đã thu hút một số người cầm bút tham gia và có tác động rõ rệt đối với đời sống văn học lúc bấy giờ, đồng thời góp phần hình thành nền móng cho giaiđoạn kế tiếp. Cácnhà phê bình văn học thuộc hai xu hướng đối lập này đã đưa ra nhiều quan niệm trái ngược nhau vềvăn chương cũng như ýthứcvềnghề văn. Trong khi cácnhà phê bình thuộc khuynh hướng “Nghệ thuật vò nghệ thuật” nhận đònh về nhiệm vụ củavăn chương: “Văn chương chỉ cần có một chủ nghóa là kiếm và phô bày cái đẹp” (Thiếu Sơn, 80, tr.112), “Một tác phẩm đẹp tức là đã có ích cho người xem rồi” (Hoài Thanh, 143, tr.149) thì cácnhà phê bình theo khuynh hướng “Nghệ thuật vò nhân sinh” cho là: “Văn chương phải mô tả sự sống để đánh dấu nó trên con đường phát triển vô cùng tận, qua các biến thiên củacác thế kỷ (…). Văn chương phải là khí cụ phát biểu và lưu hành tư tưởng, tình cảm mạnh và đẹp. Văn chương, phải có tinh thần tranh đấu và lý tưởng” (Trương Tửu, 143, tr. 420 – 423). Hay khi đề cập đến chức vụ củanhà văn, nếu quan điểm củacácnhà phê bình thuộc khuynh hướng “Nghệ thuật vò nghệ thuật” là: “Người nào muốn sống với văn chương, trước hết phải biết giải phóng cho linh hồn, phải thoát ly được với hết thảy những thành kiến về luân lý, về xã hội, về chính trò, về tôn giáo và chỉ biết có nghệ thuật mà thôi” (Thiếu Sơn, 80, tr.112), “Nhà vănViệtNam chỉ có một cái tôn chỉ để phụng sự: làm cho tiếng ViệtNam thêm rõ ràng, thêm có khuôn phép, thêm phong phú và thêm “nhất trí”” (Lê Tràng Kiều, 143, tr.359) thì ý kiến thống nhất củacácnhà phê bình thuộc khuynh hướng “Nghệ thuật vò nhân sinh” lại đối lập hoàn toàn. Họ viết: “Trong các công trình phá hoại và kiến thiết vinh quang nhất của xã hội loài người, bao giờ nhàvăn cũng đứng mạnh dạn vào hàng ngũ tiên phong. Bao giờ nhàvăn cũng vui vẻ, hăng hái giữ nhiệm vụ tên lính cảm tử phất cao ngọn cờ tranh đấu, dắt xã hội chạy tìm những chân trời mới và đẹp trên con đường gay go của hạnh phúc” (Trương Tửu, 143, tr. 422), “Chúng tôi biết rằng nhàvăn có một cái thiên chức trọng đại: đánh thức quần chúng và kích thích tranh đấu, bao giờ nghệ thuật cũng là một cái lợi khí tranh đấu Nhàvăncủacácgiai cấp nghèo phải sống cuộc đời của người nghèo khổ” (Cao Văn Chánh, 143, tr.478). Thế nhưng, cho đến khi cuộc tranh luận trên kết thúc, vẫn không có nhà phê bình nào trực tiếp đề cập đến vấn đề ýthứcvềnghềcủacácnhàvănViệtNamgiaiđoạn1930–1945.Năm 1942, tác giả của Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã bày tỏ quan điểm, nhận đònh của mình về phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng kết phong trào Thơ Mới, cùng với việc chọn lọc và nêu ra những giá trò tích cực của nó, hai ông chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện ra những phong cách tiêu biểu, độc đáo của mỗi thi nhân, vấn đề lao động nghệ thuật vẫn chưa được bàn luận. Góp vào diễn đàn tranh luận vềvăn học ViệtNamgiaiđoạn1930– 1945, với công trình “Nhà văn hiện đại” (hai tập), nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã điểm qua 79 nhà văn, nhà thơ tiêu biểu củagiaiđoạn này. Sau khi phân tích những đặc trưng nổi trội củacác “thi gia”, các “tiểu thuyết gia” để bạn đọc biết qua về “sự tiến hóa củavăn học hiện đại” (111, tr.6), ông khẳng đònh: “Văn chương cũng chẳng khác nào các loài động vật, thực vật, văn chương cũng chòu chung một luật tiến hóa như muôn loài, các loại văn nẩy nở, tự cấu tạo, chòu sự đào thải, biến đổi sinh sinh hóa hóa như vạn vật” (111, tr. 1167 – 1168). Theo đó, Vũ Ngọc Phan vẫn chưa nhìn nhận vấn đề lao động nghệ thuật củanhà văn. Ông cho là quá trình phát triển ấy tất yếu phải diễn ra, do sự vận động nội tại củavăn chương, mà chưa hề chú ý đến vai trò quan trọng củaýthứcvềnghềcủacácnhà văn. Đến năm 1944, Đặng Thai Mai, người được tiếp xúc với lý luận Mác – Lê Nin sớm, có lập trường vững, yêu mến văn học và có một nền học vấn căn bản, đã cho ra đời cuốn Văn học khái luận. Đây là tác phẩm lý luận văn học đầu tiên trình bày quan điểm văn học mác xít có hệ thống. Khi bàn vềvấn đề sáng tác, ông viết: “Ý thức rõ rệt về tính cách biến thiên của xã hội là nguyên lý sáng tác củavănnghệ … Nếu khối óc củanhàvăn không có những luồng sóng bất bình, nếu như tâm hồn kẻ cầm bút không cảm thấy những nỗi đau đớn thiếu thốn của kiếp người, những điều mong mỏi thiết tha của thời đại, nếu không lónh hội được tính cách luôn luôn biến thiên của thế giới, của nhân sinh, nếu như đối với hiện tại, với tương lai không có một yêu cầu, một hy vọng tin tưởng gì, thì cái văn mơn trớn béo tốt như đẫy thòt, trơn như tảng trán hói củanhà trưởng giả, cũng chỉ là một “văn chơi” mà thôi, chả có ý nghóa gì là văn học ! Nhận rõ sứ mạng lòch sử củanghệ thuật, cũng là nhận rõ hàng ngũ nhàvăn trong xã hội. Cũng vì muốn đạt được mục đích “phụng sự” đó mà nhàvăn phải đào luyện nhân cách trong công tác hàng ngày, trong đời sống công cộng. Nếu không có một mối “thông cảm” sâu xa, rộng rãi đối với đồng loại, nếu không có lý trí thanh sở và ý chí vững bền, thì cũng không thể có một nghệ thuật thích nghi với thời đại, bổ ích cho xã hội. Nhìn thấy sự mâu thuẫn của hiện đại, tin vào sự tiến hóa của loài người, vào lực lượng của mình, củacác đồng ngũ, lấy chân lí làm mục đích, không dối mình không dối người, không ngã lòng trước trở lực, không đem nghệ thuật đi phục dòch một bọn “ông chủ”, đi phụng sự tư lợi, quyết tâm góp một phần tâm huyết, trí tuệ vào công cuộc cải tạo xã hội, ấy là điều kiện tâm lý của những công cuộc sáng tác”(96, tr.134 – 140). Tuy vậy, cũng như cácnhà phê bình văn học trước, Đặng Thai Mai vẫn chưa đề cập đến vấn đề được nêu trong luận văn. 3.2. Sau Cách mạng tháng Tám Sự tranh luận vềvăn học ViệtNamgiaiđọan1930–1945vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt, là từ năm 1986 trở đi, trong không khí đổi mới tư duy, văn học được tiếp thêm luồng sinh khí mới. Từ đó, cái nhìn của giới nghiên cứu về những đóng góp cũng như hạn chế của thế hệ nhàvăngiaiđoạn1930–1945 cũng có nhiều đổi thay. Giành trọn cuốn Về Tự Lực VănĐoàn (1989), sau khi đã điểm qua cácnhàvăn nòng cốt, Nguyễn Trác cùng Đái Xuân Ninh đều nhận đònh: “Họ là những nhàvăn tiểu tư sản thức thời, có tinh thần dân tộc, có một lý tưởng thực tiễn là dựa vào tình hình cụ thể để hoạt động và làm ăn bằng văn học. Hoạt động và làm ăn bằng văn học có nghóa là viết lách được thường xuyên về đề tài xã hội, và xuất bản được, để có thể tự lực sống bằng lao động nghệ thuật của mình, không phải ngửa tay lónh lương hàng tháng của chính quyền Pháp” (159, tr.20). Lời nhận đònh đó cho thấy hai ông đều thừa nhận viếtvăn cũng là một hình thức lao động nghệ thuật, một phương kế để sinh nhai. Không dừng lại ở đó, trong Văn học lãng mạn ViệtNam1930–1945 (2002), Phan Cự Đệ đã tìm ra quan niệm thẩm mỹ, chỉ ra sự bế tắc, thoát ly cũng như những tiến bộ của lớp nhàvăngiaiđoạn này. Ở phần lý giảivề những hạn chế trong quan niệm của họ, ông có đề cập đến vấn đề ýthứccủanhà văn: “… Lòch sử phong trào “Thơ Mới” cũng chứng minh rằng, bất cứ một nhà thơ nào chạy theo ýthức hệ cá nhân tư sản, thì tài năng của người đó thế nào cũng bò thui chột đi và anh ta chỉ có thể ngày càng đi vào ngõ cụt tối om. Con đường sáng tác ngày càng đi xuống của Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử … trước 1945 đã nói lên rất rõ điều đó. Một số thi só khi đã gắn liền với ýthức hệ cá nhân tư sản, khi đã thoát ly khỏi quần chúng và thu mình vào cái “tôi” cô đơn, nhỏ bé, thì không thể nào trở thành một nhà thơ lớn được. Một nhà thơ trữ tình lớn phải nói lên được nguyện vọng của quần chúng, phải là phát ngôn nhân của thời đại …”(29, tr 484). Để lập luận của mình tăng sức thuyết phục hơn, ông đã dẫn lời nói củanhà phê bình người Nga Biêlinxki: “Không một nhà thơ nào có thể trở thành vó đại do tự thân mình, và qua tự thân mình, qua những đau khổ riêng, sướng vui riêng của mình, bất kỳ nhà thơ lớn nào sở dó được xem là vó đại, là nguồn gốc những niềm đau khổ và vui sướng của họ đã bắt rễ sâu vào mảnh đất xã hội và lòch sử, và do đó mà họ là một cơ quan và một đại biểu của xã hội, của thời đại, của nhân loại” (29, tr.484 – 485 ). Như vậy, Phan Cự Đệ đã thừa nhận việc xác đònh ýthức hệ củacácnhàvănViệtNamgiaiđoạn1930–1945 là rất quan trọng vì nó là cơ sở để nhàvăn xây dựng cho mình ýthứcvềnghề và cũng chính nó chứ không phải nhân tố nào khác sẽ quyết đònh sự thành công hay thất bại củanhà văn. Gần đây hơn, Hà Minh Đức với công trình Khảo luận văn chương (2003) đã chỉ ra sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật giữa cácnhàvăn lãng mạn và cácnhàvăn hiện thựcgiaiđoạn1930– 1945: “Nếu quan điểm nghệ thuật lãng mạn chỉ nghó đến việc viết cho riêng mình, thỏa mãn ý thích của riêng mình thì cácnhàvăn hiện thực lại luôn nghó đến người đọc”. Ông đặc biệt nhấn mạnh: “Tác phẩm văn chương phải hoàn thiện với tài năng sáng tạo của người viết, không thể tùy tiện, thiếu trách nhiệm với sản phẩm tinh thần của mình. Không thể đem đến cho người đọc một cái gì thiếu chuẩn mực và chưa hoàn chỉnh (…). Nhàvăn phải hiểu thiên chức của ngòi bút” (35, tr.108). Sau khi đã đưa dẫn chứng chứng minh điều mình nói, ông đề cao cácnhàvăn hiện thực và những sản phẩm tinh thần của họ: “Rõ ràng cácnhàvăn hiện thực đều rất có ýthứcvề trách nhiệm, vềnghềvăn và họ cùng có quan điểm sáng tác gần gũi. Suốt trong hơn một thập kỷ phát triển củavăn học, dòng văn học hiện thực với tư cách chính thống của một dòng văn học công khai đã làm hết sức mình, vừa đảm nhiệm phản ánh chân thực bộ mặt thật của xã hội thực dân phong kiến lại vừa có tác dụng thức tỉnh ýthức đổi thay hoàn cảnh xã hội để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn”(35, tr.109). Xét kỹ ra, Hà Minh Đức dẫu có nói đến quan điểm nghệ thuật và ýthứcvềnghềcủacácnhàvăn cũng như tác dụng ngòi bút của họ, nhưng ông vẫn chưa khai thác vấn đề một cách toàn diện, tập trung. Nếu như từ năm 2000, độc giả thấy có sự xuất hiện của loại sách tập hợp những bài nghiên cứu, phê bình văn nghiệp củacácnhàvănViệt Nam, mà phần lớn là cácnhàvăn thế hệ 1930– 1945, như: Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn, Khái Hưng –nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự Lực Văn Đoàn, Thế Lữ – cây đàn muôn điệu v.v… , thì đến năm 2003, loại sách này, với cái tên chung dễ nhận biết: X –Về tác gia và tác phẩm (X: tên của một nhà văn, nhà thơ nào đó) ngày càng được xuất bản nhiều hơn. Đây là loại sách cung cấp cho bạn đọc nhiều tư liệu cần thiết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, thi pháp, phong cách sáng tác … củacácvăn nhân. Dẫu vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo và toàn diện ýthứcvềnghềcủacácnhà văn. Nhìn chung, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vềvăn học ViệtNamgiaiđoạn1930– 1945, nhưng vẫn chưa có tài liệu nào xoáy sâu vào tìm hiểu cho thật đầy đủ vấn đề ýthứcvềnghềcủacácnhà văn. Với luận văn này, người viết hy vọng được góp vào diễn đàn vốn quá sôi nổi ấy một tiếng nói, dù rất nhỏ để việc nghiên cứu về một giaiđoạncủavăn học nước nhà ngày thêm hoàn thiện. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA LUẬN VĂN 4.1. Phạm vi nghiên cứu Văn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945 vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp; có nhiều vấn đề cần nghiên cứu và làm sáng tỏ. Nhưng với tầm hiểu biết còn hạn chế cùng thời gian cho phép, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, người viết chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu tuyên ngôn nghệ thuật thể hiện qua thực tế sáng tác của một số nhàvăn tiêu biểu, như: Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu, Hồ Chí Minh …, để thấy được ýthứcvềnghềcủa họ. Đồng thời, trong quá trình phân tích, khi cần thiết, người viết sẽ liên hệ với một số tuyên ngôn nghệ thuật củacác tác giả cùng thời, hoặc trước đó để làm sáng tỏ vấn đề. 4.2. Đóng góp mới của đề tài Thông qua việc tìm hiểu một số tuyên ngôn nghệ thuật và sáng tác tiêu biểu củacácnhàvăn đã được giới thiệu ở trên, người viết sẽ giúp độc giả: a. Phát hiện ra ýthứcvềnghềcủacácnhàvăn tiêu biểu và vai trò của nó trong sự phát triển củavăn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945. b. Khẳng đònh viếtvăn là một nghề lao động nghiêm túc, đầy sáng tạo, đòi hỏi nhàvăn không chỉ có khả năng thiên phú mà còn phải có tâm, có tài, có sự cố gắng nỗ lực cao. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kết hợp sử dụng các phương pháp: 5.1. Phương pháp hệ thống Trong quá trình tìm hiểu quan niệm sáng tác củacácnhàvănViệtNamgiaiđoạn1930– 1945, người viết sẽ tiến hành khảo sát, hệ thống các quan niệm có tính chất “tuyên ngôn nghệ thuật” của họ lại. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ giữa các yếu tố bộ phận của đối tượng nghiên cứu. 5.2. Phương pháp so sánh Để thấy được những nét mới mẻ trong ýthứcvềnghềcủacácnhàvăn thế hệ 1930– 1945, người viết sẽ so sánh quan niệm sáng tác giữa cácnhàvăn cùng thời và cũng đối chiếu cả với quan niệm sáng tác củacácnhàvăn trước đó. Phương pháp này sẽ giúp cho người viết vừa khái quát hóa được sự phát triển trong quan niệm sáng tác củacácnhà văn, vừa chỉ ra được những đóng góp mới củacácnhàvăngiaiđoạn này đối với tiến trình phát triển củavăn học. 5.3. Phương pháp loại hình Phương pháp này sẽ giúp cho người viết hiểu biết sâu sắc hơn ýthứcvềnghềcủacácnhàvăngiaiđoạn1930–1945 thông qua việc tập hợp, tìm hiểu - theo thể loại – một số tác phẩm tiêu biểu củacácnhàvăn đại diện (đã được giới thiệu ở trên), phát hiện ra giá triï của chúng cũng như sự thống nhất hay không thống nhất giữa chúng với tuyên ngôn nghệ thuật của những người sáng tác. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bố cục của luận văn được chia làm 3 phần: Phần I: MỞ ĐẦU 11 trang Phần II: NỘI DUNG LUẬN VĂN Gồm 3 chương: [...]...Chương 1: Quan niệm mới về đòa vò củavăn chương trong 33 trang đời sống xã hội ViệtNam giai đoạn1930–1945 Chương 2: Những tuyên ngôn nghệ thuật mang ýthứcvề 113 trang nghềcủa nhà vănViệtNam thế hệ 1930–1945 Chương 3: Từ ýthứcvềnghề đến cá tính sáng tạo và sự 34 trang phát triển củavăn học ViệtNamgiaiđoạn1930 - 1945 KẾT LUẬN 4 trang Tài liệu tham khảo 13 trang... niệm nghệ thuật (về con người trong văn học), ýthứcvềnghề là sự nhận thức tự giác củanhàvănvềnghềviết văn, được thể hiện qua tuyên ngôn (quan niệm) nghệ thuật và thực tế sáng tác của chính nhàvăn đó Hầu hết các nhà vănViệtNam thế hệ 1930–1945 đều có ýthức sâu sắc vềnghề Họ vừa am hiểu kỹ thuật sáng tác, vừa rất quý trọng văn chương, luôn xác đònh rõ phẩm chất cần có để hành nghề, tác nghiệp... niệm về tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm văn chương Tuy các quan niệm đó chưa có ranh giới rạch ròi, nhưng cũng đã phần nào phản ảnh được sự đa dạng trong cách nhìn, trong nhận thứccủacácnhàvăngiaiđoạn1930–1945vềvăn học Và sự trưởng thành về mặt nhận thứccủacácnhàvăngiaiđoạn1930–1945 còn được thể hiện qua quan niệm về mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả 1.2.3 Quan niệm về. .. riêng về tư tưởng và nghệ thuật, đều muốn có tiếng nói riêng Vì thế trong đời sống văn học có sự xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo” (101, tr 7-8) Hơn nữa, sự thức tỉnh này cũng đã có đóng góp rất lớn vào sự đổi mới quan niệm văn chương, góp phần hình thành ýthứcvềnghềcủanhàvăn 1.2 Các quan niệm văn chương góp phần vào sự hình thành ýthứcvềnghềcủacácnhàvăngiaiđoạn1930–1945. .. là cách để mưu sinh Chức năng củavăn học được nhận thức thật đầy đủ nên tình trạng quan niệm văn– triết – sử bất phân” tồn tại khá lâu trong văn học ViệtNam cũng chấm dứt Hơn nữa, ýthức rõ vềnghề nghiệp, cácnhàvăn thế hệ 1930–1945 còn luôn cố gắng đấu tranh cho tính toàn vẹn củavăn học, trong phạm vi khả năng của mình Kết quả là họ đã tạo được sự bừng dậy và trưởng thành nhanh chóng của. .. lực tự đánh giá, tự ýthức Nếu cắt bỏ mối quan hệ này, ýthức cá nhân dễ phát triển thành chủ nghóa cá nhân cực đoan và sẽ dẫn đến hậu quả của sự sụp đổ chính bản chất con người Do đó, có thể nói, sự thức tỉnh củaýthức cá nhân với khát vọng “mình được là mình” là điểm khởi xuất, đồng thời cũng là điểm hội tụ củavăn học ViệtNamgiaiđoạn1930–1945Cácnhàvăn thế hệ 1930–1945 được thừa hưởng... QUAN NIỆM MỚI VỀ ĐỊA VỊ CỦAVĂN CHƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆTNAMGIAIĐOẠN1930–1945Văn học là một hình thái ýthức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng” (88, tr.54), ra đời từ khi loài người sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo Trải qua bao bước thăng trầm, sự phát triển củavăn học luôn gắn liền với sự phát triển của lòch sử xã hội, mà lòch sử xã hội ViệtNam giai đoạn1930–1945 lại có nhiều... nhiệt tình của một đội ngũ nhàvăn như thế Vậy sự tiến bộ vềýthứccủa những nhàvăngiaiđoạn này có được là nhờ đâu ? 1.1 Những nhân tố làm thay đổi quan niệm văn chương, hình thành ýthứcvềnghềcủanhàvăn 1.1.1 Những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển củavăn học 1.1.1.1 Điều kiện kinh tế – xã hội Bước vào thập niên ba mươi của thế kỷ XX, kinh tế – xã hội ViệtNam có nhiều đổi khác Hai cuộc... đến giaiđoạn1930– 1945, quan niệm về mối quan hệ giữa nhàvăn và tác phẩm đã được đổi mới Tác phẩm vừa gắn bó thiết thân với nhà văn, vừa là vấn đề sống còn củavănnghệ só Vănnghệ só luôn coi trọng sản phẩm do mình làm ra, luôn coi trọng việc mình làm Điều đó chứng tỏ ýthứcvềnghềcủacácnhàvăn ngày càng phát triển và sâu sắc hơn Hơn nữa, là những người cầm bút đầy nhiệt huyết, cácnhà văn. .. động và phát triển củavăn học luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội Mà xã hội ViệtNam giai đoạn1930–1945 đang trên đà tư sản hóa nên quan niệm văn học củacácnhàvăn cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới 1.2.1 Quan niệm vềý nghóa xã hội củavăn chương “Nói đến mối quan hệ văn chương và xã hội là nói đến mối quan hệ giữa văn chương – bao gồm cả hệ thống của nó từ tác phẩm . sự trưởng thành trong ý thức về nghề cũng như về cá tính sáng tạo của nhà văn. Đó cũng là lý do lựa chọn đề tài: Ý thức về nghề của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (qua một số tuyên. mang ý thức về nghề của nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945. 113 trang Chương 3: Từ ý thức về nghề đến cá tính sáng tạo và sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 34 trang . đến vấn đề ý thức về nghề của các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Năm 1942, tác giả của Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã bày tỏ quan điểm, nhận đònh của mình về phong trào