VŨ TRỌNG PHỤNG (1912 – 1939)

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 163 - 166)

- Bút danh khác: Thiên Hư.

- Quê quán: làng Hảo, Mỹ Hào, Hưng Yên.

- Sau khi đỗ bằng tiểu học, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống: đánh máy cho hãng buôn Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông).

- Viết văn sớm, có truyện đăng báo từ năm 1930; cộng tác với các báo: Ngọ báo, Nhật tân,

Hải Phòng tuần báo, Loa, Phụ nữ thời đàm, Tân thiếu niên, Tiểu thuyết thứ bảy, Tiểu thuyết thứ năm, Hà Nội tân văn, Công dân, Tương lai, Hà Nội báo, Sông Hương, Thời vụ, Đơng Dương tạp chí, Tao Đàn v.v…

- Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng với nhiều thể loại văn học và báo chí: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phóng sự, phê bình văn học, tranh luận văn học, chính luận, thời đàm v.v… Nhưng ông đặc biệt nổi tiếng ở hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết.

- Những tác phẩm chính:

+ Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Một

huyện ăn Tết (1938) …

+ Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938) …

6. NAM CAO (1915 – 1951)

- Tên thật: Trần Hữu Tri.

- Quê quán: Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam.

- Xuất thân: gia đình trung nơng.

- Học hết bậc thành chung, khơng tìm được việc làm trong các sở công, phải kiếm sống bằng nhiều nghề: làm công cho một hiệu may ở Sài Gòn, dạy trường tư, làm gia sư, viết văn … Có thời gian bị thất nghiệp.

- 1943, tham gia Hội Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, sau đó về làng tham gia phong trào Việt Minh.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ơng tích cực hoạt động trên mặt trận văn nghệ phục vụ kháng chiến.

- 11/1951, trên đường công tác vào một vùng địch hậu ở Liên khu III, ơng bị địch phục kích và sát hại.

- Bắt đầu cầm bút từ khoảng năm 1936: làm thơ, viết kịch, viết truyện, với các bút danh: Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê …

- Là người đại diện tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán trong thời kỳ phát triển cuối

cùng (1940 – 1945). Ông thực sự chứng tỏ tài năng và tư tưởng độc đáo của mình từ Chí

Phèo (1941).

- Tác phẩm:

+ Trước Cách mạng tháng Tám: gồm nhiều truyện ngắn (Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám

cưới, Một bữa no, Lang Rận, Điếu văn, Mua danh, Tư cách mõ …) và hai tiểu thuyết: Chuyện người hàng xóm (1944), Sống mòn (1944), chủ yếu xoay quanh hai đề tài: cuộc

sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.

+ Sau Cách mạng tháng Tám: Đôi mắt (truyện ngắn, 1948), Ở rừng (nhật ký, 1948),

Chuyện biên giới (tập ký, 1950) …

7. TỐ HỮU (1920 – 2002)

- Tên thật: Nguyễn Kim Thành.

- Quê quán: Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên.

- Xuất thân: gia đình nhà nho, cha mẹ đều u thích thơ ca.

- 7 tuổi: giúp cha ghi chép, được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.

- 12 tuổi: mẹ mất, cha đi làm xa.

- 13 tuổi: vào Trường Quốc học Huế.

- 1938: gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

- 4/1939: bị thực dân Pháp bắt giam.

- 3/1942: vượt ngục Đaklay, tiếp tục hoạt động cách mạng.

- 8/1945: là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế; giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Đảng và Chính phủ: Phó bí thư Xứ ủy Trung kỳ, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng tiểu ban văn nghệ trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn, Trưởng ban Khoa giáo trung ương.

- Tác phẩm, bao gồm:

+ Các tập thơ: Thơ (1946 – in lại với nhan đề Từ ấy – 1959), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Thơ (tuyển tập, 1983).

+ Các tập lý luận văn nghệ: Xây dựng nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với

+ Các giải thưởng văn học được nhận: Giải Nhất giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 cho tập thơ Việt Bắc, Giải thưởng văn học ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I, 1996.

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 163 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)