HỒ CHÍ MINH (189 0– 1969)

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 166 - 167)

- Lãnh tụ cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (tức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay), nhà báo, nhà văn, nhà thơ, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam.

- Thuở niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung; đi học, đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành; thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc.

- Quê quán: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo, gốc nơng dân.

- 6/1911: xuất dương tìm đường cứu nước.

- Đầu năm 1918: gia nhập Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước.

- 1919, gửi tới Hội nghị hịa bình ở Vécxây (Versaille) Bản u sách tám điểm (Quyền của

các dân tộc) địi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ của nhân dân Việt

Nam.

- 1920: họp Đại hội Tua (Tour), tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- 1925: thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (tháng 6), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (tháng 7).

- 3/2/1930: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng.

- 2/1941: về nước hoạt động, thành lập Mặt trận Việt Minh đánh Pháp đuổi Nhật.

- 8/1942: lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc cơng tác, nhưng bị qn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắt giam.

- Cuối 1943: trở về nước, chủ trương xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Việt Bắc và lãnh đạo tồn dân tích cực chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- 2/9/1945: Cách mạng tháng Tám thành công, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập.

- 6/1/1946: sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lãnh đạo nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi.

- Năm 1990, Người được UNESCO ghi nhận và suy tôn là “anh hùng giải phóng dân tộc

Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.

- Tác phẩm chính:

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (đăng báo từ 1920, xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp,

Pari, 1925).

+ Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương (đăng báo từ 1921 đến 1926; xuất bản

lần đầu, bản dịch tiếng Việt, Hà Nội, 1962).

+ Đường Kách mệnh (1927). + Nhật ký chìm tàu (1931).

+ Ngục trung nhật ký (viết 1943; xuất bản lần đầu nguyên văn chữ Hán và bản dịch tiếng

Việt, 1960).

+ Tuyên ngôn Độc lập (1945).

+ Thơ Hồ Chủ Tịch (1967; tái bản, bổ sung dưới tên Thơ Hồ Chí Minh, 1970).

+ Truyện và ký (đăng báo từ 1922 đến 1925; xuất bản lần đầu, bản dịch tiếng Việt, 1974). + Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1983).

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)