1930–1945 3.1 Từ ý thức về nghề đến ý thức về cá tính sáng tạo

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 121 - 149)

3.1. Từ ý thức về nghề đến ý thức về cá tính sáng tạo

Như đã trình bày ở chương 1, bước sang giai đoạn 1930 – 1945, cùng với những biến động trong đời sống văn học, ý thức về nghề của các nhà văn cũng có sự đổi thay. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, vấn đề lao động nhà văn đã được giới văn nghệ sĩ quan tâm. Họ xem viết văn là một nghề lao động chân chính. Đó là một hình thức lao động trí óc đặc biệt, mà người lao động (nhà văn), ngồi cảm hứng sáng tác ra, cịn cần phải có những phẩm chất riêng mới mong tạo ra được cá tính sáng tạo, củng cố được vị trí vững chắc trên văn đàn.

3.1.1. Ý thức tìm kiếm cảm hứng nghệ thuật ở mỗi nhà văn

Muốn viết văn, nhà văn cần phải có cảm hứng, bởi đó “là chất men sáng tạo (…), là tình

trạng phấn chấn về tinh thần giúp cho người ta thấy rõ, thấy nhanh nhiều vấn đề theo một hướng tập trung, phát hiện được nhiều điều mới, thực hiện được cơng việc một cách thích thú và có kết quả cao” (49, tr.134). Trạng thái tâm lý này được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết,

nhưng cũng có thể bàng bạc trong hầu hết các khâu của q trình sáng tác.

Có điều cảm hứng thường chỉ thống qua, khơng tồn tại lâu dài. Do đó, nhà văn phải có cách duy trì cảm hứng, phải chủ động tạo ra cảm hứng để việc sáng tác được dễ dàng hơn. Các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 nhận thức rất rõ điều này. Dẫu rằng, trong thực tế cũng đã có người sáng tác thành cơng tác phẩm ngay khi cảm hứng vừa xuất hiện, như trường hợp của

Lý Bạch “uống một trăm chén rượu, làm một trăm bài thơ” (12, tr.616). Nhưng trường hợp đó rất hiếm và theo Thạch Lam: “Có lẽ trong một lúc cảm hứng đến đột ngột, Lý Bạch đã làm được

một, hai bài thơ hoàn toàn, nhưng chắc rằng những bài thơ khác nhà thi sĩ ấy đã trau dồi, sửa mất nhiều ngày giờ. Người sau không muốn nhận cái cảnh nhà thi sĩ đăm đăm cố sức trên mảnh giấy là thanh nhã, nên muốn tìm một sự dung dị linh hoạt, thần tiên hơn” (12, tr.617). Rõ ràng là

với Thạch Lam, cảm hứng chỉ có thể là kết quả bất ngờ của việc thai nghén lâu dài, suy tư, cấu

tứ, tưởng tượng trước đó. Cũng từ sự lý giải đó, nhà văn đã phê phán “cái ý muốn một lúc hứng

tr.617) vì “cái ý muốn đó đã khiến nhiều nhà văn ta hiểu lầm. Họ sinh ra khinh bỉ sự cố cơng, sự

làm việc khó nhọc và cố theo đuổi cái tài đặt bút viết một lúc hàng trăm bài” (12, tr.617). Cuối

cùng, Thạch Lam cho rằng: “Có lẽ, một bài thơ ngắn, dăm bốn câu, có thể hồn tồn ngay lúc

cao hứng được” (12, tr.617). Ý thức đầy đủ vai trò của cảm hứng, tác giả Theo dòng đã ủng hộ ý

kiến của Flaubert (nhà văn Pháp): “Cảm hứng tức là ngồi vào bàn làm việc đúng giờ đã định”

(12, tr.621).

Nhận thức của Thạch Lam về cảm hứng cũng là nhận thức chung của các nhà văn thời bấy giờ. Nhưng vì muốn khẳng định mình, mỗi người có một cách tìm cảm hứng nghệ thuật riêng. Khơng như Khái Hưng ưa tìm cảm hứng từ cuộc sống của giới thượng lưu trí thức tư sản, từ cuộc đấu tranh mới – cũ trong những đại gia đình, Thạch Lam lặng lẽ đi tìm cho mình cảm hứng ở cuộc sống bình dị của người lao động nghèo, ở cõi thầm kín và ở văn chương. Thường xuôi

ngược lãng du, cảm hứng của Thế Lữ được gợi lên từ “vẻ đẹp mn hình mn thể”. Cịn Xn Diệu thì ln say sưa kiếm tìm cảm hứng từ cái đẹp “mới” và “trẻ” của thể xác và linh hồn. Vũ

Trọng Phụng, Nam Cao chỉ tìm cảm hứng ở cuộc đời thực tại. Phong trào đấu tranh cách mạng đương đại luôn đem tới cho Tố Hữu, Hồ Chí Minh nhiều ý tưởng hay … Những nhà văn này đều lao động nghệ thuật với một tinh thần tích cực, hăng say, cố tìm cho mình một cách diễn đạt đặc sắc nhất, khi cảm hứng đến.

Tóm lại, cảm hứng có vai trị quan trọng đối với q trình sáng tác của nhà văn. Nó có tác dụng khơi nguồn sáng tạo. Tuy nhiên, để có thể trở thành một cây bút xuất sắc, nhà văn còn phải thường xuyên dồi mài những phẩm chất riêng.

3.1.2. Ý thức trau dồi những phẩm chất nghệ sĩ riêng của các nhà văn

“Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù” (43, tr.250), là đối tượng lao động đặc biệt.

Vì thế, là những chủ thể sáng tạo đầy ý thức, muốn gầy dựng tên tuổi, các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 đã không ngừng trau dồi những phẩm chất riêng. Những phẩm chất đó bao

gồm: năng khiếu “thiên bẩm”, cái tài, cái tâm và sự cố công học hỏi, rèn luyện tay nghề.

Năng khiếu “thiên bẩm” hay thiên tài của nhà văn là năng lực có tính bẩm sinh, do trời ban

phát. Nó được thể hiện trước hết ở sự nhạy cảm. Bởi dễ nhạy cảm nên bao nhiêu cảm xúc yêu, ghét, buồn, vui, thương, mến hay căm giận … đều đến độ mãnh liệt ở các nhà văn thiên tài. Mà Xuân Diệu là một trong số những con người tài năng đó. Vì q thèm u, khát sống, đã có lúc

đoạt cả quyền năng của tạo hóa: “Tơi muốn tắt nắng đi, cho màu đừng nhạt mất. Tơi muốn buộc

gió lại, cho hương đừng bay đi” (Vội vàng, 16, tr.133)

Rất nhạy cảm với thế giới xung quanh, nhà văn thiên tài cịn có trí tưởng tượng phong phú.

Qua trí tưởng tượng, các hình tượng mới được hư cấu và hiển hiện sống động dưới ngịi bút nhà văn, với ngơn ngữ, cử chỉ và hành động, với dáng vẻ nội tâm. Vũ Trọng Phụng đã hóa thân vào hàng trăm loại nhân vật khác nhau trong các kiệt tác của mình. Cịn Nam Cao thì phân tích rất thành cơng diễn biến nội tâm của nhân vật ở tất cả những sáng tác.

Ngồi ra, nhà văn thiên tài cịn là người có năng lực quan sát và ghi nhớ tốt. Họ rất nhạy

bén trong việc quan sát và có thể thuộc lịng những ấn tượng sinh động, những chi tiết, những sự vật, sự việc cụ thể mà mình đã nhìn thấy hoặc tưởng tượng, xúc động đem lại và biến chúng thành nguồn tư liệu phong phú, có ích cho sáng tác. Dựa vào khả năng này, Vũ Trọng Phụng đã

tạo tác được rất nhiều phóng sự và nhiều tác phẩm đặc sắc, kể cả di cảo Người tù được tha. Hầu

hết sáng tác của Nam Cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh đều xây dựng từ những con người và sự việc có thật.

Những dẫn chứng trên cho thấy: năng khiếu “thiên bẩm” giúp nhà văn có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt các hiện tượng cuộc sống, thực hiện thành cơng các “cơng trình nghệ thuật”. Nhưng, như Thạch Lam nói: “Người ta sinh ra là nghệ sĩ hay không, chứ không thể học tập mà

thành được. Muốn cố sức tìm hiểu thế nào cũng khơng bằng cái “trực giác” nhiệm màu của tâm hồn nghệ sĩ (…). Các nghệ sĩ là những người khơng có một cái khoa học nhân tạo nào mà có thể gây thành được. Họ là những sản phẩm của bao nhiêu thế hệ, theo một cách chung đúc huyền bí và khơng có luật lệ; họ là những cái sinh sản bất ngờ, những cái đột nhiên kỳ dị và ghê gớm, của vũ trụ” (12, tr.636 – 638).

Tuy nhiên, năng khiếu “thiên bẩm” cũng chỉ là điều kiện cần cho sự chọn lựa nghề văn.

Các nhà văn Việt Nam thời kỳ này đều biết rõ điều đó. Họ cũng hiểu rằng ngồi khả năng thiên

phú, muốn hành nghề, người nghệ sĩ cịn phải có tài năng. Đó là “khả năng đặc biệt” có thể đào

tạo, luyện rèn, nên họ không ngừng phấn đấu vươn lên. Tài năng của nhà văn, theo Thạch Lam,

“không phải ở cách xếp đặt các câu văn, xếp đặt cốt truyện cho có mạch lạc” (12, tr.586), mà là

được thể hiện ở “nghệ thuật chắc chắn” của tác phẩm, “trong đó, nhà văn biết đi qua những

phong trào nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của lồi người” (12, tr.577). Còn với

và sáng tạo những cái gì chưa có” (84, tr.143). Tài năng đó hồn tồn khơng phải là tài bắt

chước hay vay mượn của người khác, mà là kết quả của sự quan sát, học hỏi, tìm tịi.

Kỹ năng quan sát cũng được các nhà văn hiện đại chuyên cần tập luyện. Quan tâm đến việc luyện tập năng lực quan sát của nhà văn, Thạch Lam địi hỏi nhà văn có tài vừa phải biết quan sát đời sống, vừa phải nhanh nhạy trong việc tự quan sát, tự nắm bắt những cảm xúc tinh vi

của mình một cách đầy đủ, rõ ràng: “Nhà văn phải biết suy xét tâm hồn mình. Qua tâm hồn ta,

chúng ta có thể đốn biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lý người ngoài” (12, tr.584 – 585).

Hơn nữa, các nhà văn hiện đại cũng cho rằng người cầm bút cần phải có tâm và họ rất có ý

thức giữ gìn nhân cách. Cái tâm của họ không chỉ được bộc lộ ở việc viết về cái gì cũng đều cố gắng viết cho thật hay, luôn nghĩ rằng tác phẩm hay nhất của đời mình vẫn đang cịn ở phía trước, mà cịn được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, sự cẩn trọng khi sáng tác và lịng quyết

tâm theo đuổi nghiệp nghề, khơng màng danh lợi. Nam Cao từng nói: “Sự cẩu thả trong bất cứ

nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (16,

tr.105). Qua các nhân vật nghệ sĩ của mình như Nam (Đẹp), Mơ (Dọc đường cát bụi), Khái Hưng

tỏ rõ thái độ khơng chấp nhận thói hám tiền. Sự thành thực cũng là một biểu hiện của cái tâm

nhà văn và với Thạch Lam: “Sự thành thực mới là cái then chốt của người nghệ sĩ. Muốn viết

một tác phẩm bất hủ, một tác phẩm mà giá trị không theo thời, ta phải để hết nỗi rung động vào tác phẩm đó” (12, tr. 586). Nếu nhà văn khơng thành thực, thì suốt đời, họ “chỉ là một người đi vay mượn, một tâm hồn nghèo nàn đem của người khác đi cầm để mua chút danh hão cho mình”

(12, tr.586).

Đã có năng khiếu “thiên bẩm”, có tài, có tâm, nhưng muốn sáng tác thành công, nhà văn

cịn phải biết tích lũy vốn sống, nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật viết văn. Tất cả những

điều đó đều địi hỏi sự cố cơng học hỏi của nhà văn.

Vì tác phẩm văn học là một loại sách giáo khoa về đời sống, nên nhà văn cần phải có kiến

thức phong phú, lịch lãm về nhiều mặt. Ln nhận thức rằng: “Làm thợ, đi bn cịn phải khó

nhọc, cịn phải học nghề; tại làm sao viết văn lại không muốn học, không muốn cố ?” (Thạch

Lam, 12, tr. 573), các nhà văn Việt Nam thời kỳ này thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ văn hóa và vốn sống. Họ đã không ngừng vun bồi tri thức bằng nhiều cách học khác nhau.

Thạch Lam chỉ thích ở ngun một chỗ tìm tịi tri thức và tư liệu, bởi: “Đối với người biết trông

và suy xét, họ không cần đi đâu cả: cuộc đời hàng ngày bao bọc chung quanh cũng đã cho họ thừa tài liệu” (12, tr.614). Vũ Trọng Phụng vừa học nơi sách vở, vừa học ở cuộc đời. Nhà văn đi

nhiều, tiếp xúc rộng rãi, lại còn biết cách khai thác nên đã nắm bắt được rất nhiều tư liệu, “làm

bằng” cho những “trang đời” độc đáo của mình. Hồ Chí Minh cũng đã dày cơng tích lũy vốn

liếng, tiềm lực sáng tác. Người rất chăm đọc sách, báo. Riêng về văn học, “Người đã đọc kỹ

Sếch-pia, Đich-kenx bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc, Huy-gô, Dô-la, A-na-tơn Phơ-răng-xơ bằng tiếng Pháp. Có tiền và có thời giờ là người đi du lịch, đi đến đâu cũng để ý xem xét, học hỏi và có những nhận xét sâu sắc về xã hội và con người” (38, phần II, tr.183)…

Sự gắn bó mật thiết với một vùng quê hay với nơi chơn rau cắt rốn cũng góp phần làm giàu cho vốn sống của nhà văn. Hơn nữa, nó cịn tạo cho nhà văn cảm hứng, chất liệu sáng tạo trực tiếp. Nhiều văn nghệ sĩ đã biết vận dụng điều này. Thiết tha yêu mến phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương, Thạch Lam đã tái hiện khá rõ hình ảnh quê hương trong nhiều sáng tác, từ các

truyện ngắn: Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hồng lan, Cơ hàng xén, Trở về, Người lính cũ,

Gió lạnh đầu mùa … đến tiểu thuyết Ngày mới. Làng Đại Hoàng cũng để lại dấu ấn đậm nét

trong nhiều tác phẩm có tính chất tự truyện của Nam Cao, như: Trăng sáng, Lão Hạc, Sống

mịn” v.v…

Thêm vào đó, các nhà văn Việt Nam thời kỳ này cũng rất chú trọng luyện rèn kỹ thuật viết

văn. Trong “Theo dòng”, Thạch Lam đã phê phán những người cầm bút cứ “tưởng mình là văn

sĩ, là thi sĩ một cách quá dễ dàng. Họ làm thơ để có một bài thơ, viết truyện để có một quyển truyện. Họ không muốn một tỵ cố công nào, họ viết thế nào xong thôi, thế nào cũng được” (12,

tr.573). Theo ơng: “Những nhà văn giá trị ít khi mình lại tự bằng lịng mình. Mỗi câu văn viết ra

thường là một dịp cho họ ân hận, băn khoăn” (12, tr.574). Hồ Chí Minh đã gặp biết bao nhiêu

khó khăn khi mới chập chững vào nghề. Người học viết văn vì sự nghiệp cách mạng. Làm cách mạng thì cần phải tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, mà ngôn ngữ văn học là phương tiện

tuyên truyền, giáo dục tốt nhất. Chính vì lẽ đó, nên khi ở Pháp, “người thanh niên Nguyễn Ái

Quốc quyết tâm “học viết cho kỳ được” bằng tiếng Pháp. Bắt đầu người ta hướng dẫn cho Người viết 3, 4 dòng. Viết xong, Người chép ra hai mảnh giấy, một mảnh gửi cho nhà báo, một mảnh giữ lại để sau so sánh xem họ sửa chữa như thế nào mà học tập. Viết được 3 dịng rồi thì cố gắng viết dài hơn. Khi viết được 10 dòng, người ta mới khuyên kéo dài thêm cho thành một bài nhỏ. Dần

dần viết được một cột báo, rồi một cột rưỡi. Bấy giờ họ lại bắt viết ngắn, bài quen viết một cột rưỡi, phải rút còn một cột. Thế là phải đếm dòng, đếm chữ, xem đi xem lại để bỏ những gì lơi thơi, khơng cần thiết. Được thế rồi, người ta lại bảo rút ngắn nữa, còn 10 dòng thơi. Mãi cho đến khi có một vấn đề gì, muốn viết dài cũng được, muốn viết ngắn cũng tùy ý mình, chừng ấy mới gọi là viết được” (38, phần II, tr.183).

Như vậy, từ ý thức về nghề, các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 – 1945 đã luôn phấn đấu chuyên cần, luyện tập những phẩm chất riêng, mong được tiến bộ trong nghề văn. Sự cố gắng

của họ càng chứng tỏ: “Văn chương là một hoạt động khó khăn và đầy trách nhiệm. Người làm

văn chương phải có tài năng, phải tự bồi dưỡng không ngừng về tư tưởng, tình cảm, về chuyên môn nghề nghiệp, phải chăm lo cả phần gốc lẫn phần ngọn mới có thể đi xa, tạo nên những tác phẩm có giá trị, có ích cho đời” (49, tr.132).

Hơn nữa, sống trong giai đoạn văn chương trở thành “hàng hóa”, để “hàng hóa” bán chạy,

“vừa phụng sự cho nghệ thuật, vừa có thể kiếm tiền ni cả nhà” (10, tr.28), các nhà văn Việt

Nam thời kỳ này khơng chỉ ra sức hồn thiện mình, nâng cao chất lượng sáng tác, mà cịn cố tạo cho mình một phong cách riêng, một cá tính sáng tạo riêng.

3.1.3. Ý thức đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 121 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)