NHỮNG TUYÊN NGÔN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN Ý THỨC VỀ NGHỀ CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM THẾ HỆ 1930 –

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 37 - 121)

CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM THẾ HỆ 1930 – 1945

Hầu hết các nhà văn Việt Nam thế hệ 1930 –1945 đều bày tỏ ý thức về nghề của mình qua tun ngơn nghệ thuật. Những tuyên ngôn nghệ thuật ấy có thể được phát biểu trực tiếp hay gián tiếp tùy theo sở thích của từng nhà văn. Đi sâu tìm hiểu tun ngơn nghệ thuật của nhà văn, có kết hợp đối chiếu với thực tế sáng tác của họ, là một công việc lý thú và bổ ích, vì nó khơng chỉ giúp cho bạn đọc mở rộng kiến thức, hiểu thêm ý thức về nghề của nhà văn, mà cịn thấy được sự đóng góp của họ vào tiến trình phát triển chung của văn học.

Tuy nhiên, do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, nên trong luận văn này, người viết chỉ tập trung tìm hiểu vấn đề ở một số tác giả tiêu biểu như: Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh.

2.1. Khái Hưng - từ quan niệm: “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời …” đến những “băn khoăn” về ý nghĩa đích thực của đời sống và văn chương

Khái Hưng là người mở đầu cho tiểu thuyết lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn với tác phẩm

Hồn bướm mơ tiên. Sáng tác của ơng có sự đan chéo giữa các khuynh hướng rất phức tạp. Nhưng

nếu như người ta gọi nhà văn này là hiện thực chủ nghĩa, nhà văn kia là lãng mạn chủ nghĩa

“chỉ là căn cứ vào khuynh hướng nổi trội nhất đã tạo ra những tác phẩm thành công và tiêu biểu nhất” (98, tr.64 – 65), thì việc Khái Hưng được gọi là nhà văn lãng mạn tức là căn cứ vào cảm

hứng nổi trội nhất trong những sáng tác của ông – cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa, dù rằng ơng có khơng ít tác phẩm giàu tính hiện thực.

Sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến, Khái Hưng hiểu rõ mặt trái xấu xa, xung đột đầy bi kịch về tiền tài, quyền lực và nếp sống của những gia đình thượng lưu quý tộc. Thế nên, dù thuộc nhóm văn nghệ sĩ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng Khái Hưng vẫn thường được xem một nhà văn lãng mạn tiến bộ bởi ơng từng có quan niệm đúng đắn về nghệ

thuật. Theo ông, “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời với những lúc sướng lúc khổ, phải có

những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của đời, phải có những cái đáng thương, những cái buồn cười, những cái bực tức” (108, tr. 82 – 83). Điều đó cũng có nghĩa là nghệ thuật phải gắn

Với quan niệm này, Khái Hưng đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm thuộc các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch. Trong đó, nổi bật nhất là tiểu thuyết. Đi sâu phân tích thể loại này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ý thức về nghề của nhà văn.

2.1.1. Nghệ thuật trong mối quan hệ với đời sống, là phản ánh của đời sống

Là cây bút giàu nhiệt huyết, thời kỳ đầu, bên cạnh những sáng tác mang tính lãng mạn,

ngợi ca những mối tình lý tưởng, những mộng ước viển vơng, xa rời thực tế, như: Hồn bướm mơ

tiên (1933), Gánh hàng hoa (1934) và Đời mưa gió (1935) – viết chung với Nhất Linh; Tiêu Sơn tráng sĩ (1935), Trống mái (1936), Khái Hưng cịn cho ra đời khơng ít tiểu thuyết có giá trị hiện

thực, như: Nửa chừng xuân (1934), Những ngày vui (1936), Gia đình (1937), Thốt ly (1937),

Thừa tự (1938) … Và chính các tác phẩm có giá trị hiện thực này, với lối kể chuyện lơi cuốn đã

góp phần làm sáng tỏ tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn.

2.1.1.1. Kể chuyện đời với những “sướng, khổ” của đời người

Những “sướng, khổ” của đời người luôn được trần thuật sinh động trong các tiểu thuyết của Khái Hưng, tiêu biểu là Nửa chừng xn, Thốt ly, Gia đình.

Ra đời ở giai đoạn cuộc đấu tranh “mới – cũ” trong phạm vi lễ giáo phong kiến đang diễn ra vô cùng gay gắt ở thành thị, Nửa chừng xuân được đánh giá là tác phẩm có giá trị vì đã phản

ánh sinh động thực trạng này. Tác phẩm kể về cuộc đời của Mai – người con gái nền nếp, có nhan sắc, cha mẹ mất sớm, phải nuôi em trai ăn học. Mai đem lòng yêu Lộc, con cụ Án, gia đình mà trước đây cụ Tú, cha Mai, đã từng sống và dạy học. Lộc làm tham tá, một trí thức mang nhiều tư tưởng mới. Chàng đã từng giúp đỡ Mai mỗi khi nàng rơi vào cảnh ngộ khó khăn. Tình yêu giữa hai người có nhiều điểm gặp gỡ và cơ sở bền chặt, bởi họ vừa là chỗ quen biết cũ, vừa nặng ân nghĩa, lại đằm thắm say mê trong tình u tự do lựa chọn của đơi lứa. Nhưng hạnh phúc của Mai và Lộc đã bị lễ giáo của đại gia đình phong kiến ngăn chặn. Lộc phải nhờ một cụ già giả làm bà Án để chính thức việc kết hơn. Biết rõ điều đó nhưng vì u Lộc, Mai vẫn chấp nhận và cùng chàng chung sống hạnh phúc. Không đồng ý cho Lộc cưới Mai, bà Án đã tìm ra tổ ấm của họ và kiên quyết phá tan nó bằng nhiều thủ đoạn, mưu mơ. Bụng mang dạ chửa, dẫu đau

khổ tột cùng, Mai vẫn cùng em bỏ nhà ra đi, quyết “đem nghị lực ra chống chọi với đời” (36, tập 26, tr.177). Nhớ lời cha dạy, Mai ln “giữ lịng vui, giữ linh hồn trong sạch” (36, tập 26, tr.88).

Nàng không quản nắng mưa, lam lũ, chịu thương chịu khó, tần tảo đảm đang, ni em ăn học bằng nhiều nghề, rồi cứ ở vậy, ni con một mình, lấy sự hy sinh hạnh phúc cá nhân làm niềm

an ủi. Mắc mưu bà Án, Lộc nghi ngờ Mai, vâng lời mẹ lấy con gái ông Tuần. Hai người sống với nhau nhưng khơng hạnh phúc. Vì khơng có cháu nối dõi, bà Án tìm cách gặp Mai để đòi lại bé Ái. Còn Lộc, khi biết rõ Mai là người trong trắng cùng nỗi đau khổ mà nàng phải chịu đựng vì bà Án và thái độ thiếu trách nhiệm của mình, chàng đã đến tạ lỗi và xin được đoàn tụ. Mai vẫn yêu Lộc, nhưng do không cam tâm làm vợ lẽ nên khăng khăng chối từ việc tái hợp. Một tuổi đời dang dở ở độ nửa chừng xuân và một tình yêu lý tưởng vượt lên trên nhiều trở ngại, khổ đau đã khép câu chuyện lại với nhiều bâng khuâng, xúc động.

Qua tác phẩm này, Khái Hưng đã tỏ ra hết lòng ủng hộ cho cái mới. Nhưng sự khẳng định quyền tự do trong tình u, hơn nhân của ơng khơng ồn ào, ầm ĩ như của Nhất Linh. Nếu trong

Đoạn tuyệt, Nhất Linh đã cố tình để cho trạng sư kết tội bà mẹ chồng của Loan, kết tội cái luân

lý An Nam cổ hủ và tuyên bố sự thắng thế của quyền tự do cá nhân, thì ở đây, với lập luận vững vàng, sắc sảo, Khái Hưng đã khéo léo xây dựng cái mới và làm cho bạn đọc yêu mến cái mới để từ bỏ cái cũ. Và Mai chính là nhân vật đại diện cho cái mới đó. Có lẽ sự hoan nghênh rộng rãi của độc giả đối với tác phẩm cũng xuất phát chủ yếu từ sự hấp dẫn của hình tượng này.

Sau Nửa chừng xuân, phát huy khả năng quan sát tinh nhạy, với những quan niệm nhân sinh

mới mẻ, Khái Hưng đã chuyển sang cơng kích chế độ đại gia đình – một chế độ tàn ác, bất nhân, không cho con người sống như ý nguyện.

Cốt truyện Thoát ly để lại cho người đọc một dư vị xót xa khi kể về Hồng, một cô gái mới

thông minh, xinh đẹp, tuy được sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, nhưng cuộc đời gặp tồn bất hạnh, dở dang. Mồ cơi mẹ từ năm lên sáu, cha lấy vợ kế, ngay từ thời niên thiếu, Hồng đã phải chịu đựng sự lạnh lùng cố ý của cha cùng cái cười thớ lợ đầy hiểm độc của người mẹ kế. Người đàn bà này thấy cha Hồng (ông Phán Trinh) quá hiền lành, nhu nhược, nên cứ lấn lướt, thao túng hết mọi bề. Sống cạnh bà ta, Hồng tưởng như đang sống trong địa ngục, nên đã nhiều lần tìm cách thốt ly gia đình: khi thì định lấy chồng, lúc lại quyết bỏ nhà lên Hà Nội để chung

sống với người yêu, bất chấp mọi lời dị nghị, bởi theo nàng “Làm quả phụ, hay làm gì thì làm,

làm cả một gái giang hồ nữa cũng được, nhưng đừng ở trong một gia đình có một người dì ghẻ như dì ghẻ của tơi” (36, tập 26, tr.501). Nỗi khiếp sợ dì ghẻ có lúc cịn khiến Hồng toan tự tử.

Thế nhưng, kết quả đều trái ngược với ý Hồng. Vì vậy, cuối cùng nàng đành ngậm ngùi “trở lại

Dẫu là nam giới và được thừa hưởng nhiều gia sản từ cha mẹ, nhưng An (Gia đình) vẫn

khơng có quyền được sống cuộc đời bình tĩnh, tự do như sở thích của mình. Bị thói hiếu danh và đầu óc gia tộc hẹp hịi đầu độc, họ hàng An và cả vợ An (Nga) đều thúc ép An học tiếp để làm

quan. Vì thương vợ và cũng vì nhu nhược, tự ví mình “như con chim bị nhốt trong lồng” (36, tập

26, tr.442), An đành bước vào nghiệp quan với nỗi chán chường, buồn bực. Nhưng do chậm thích nghi cùng hoạn giới, nên không những An luôn chịu buồn, khổ, ngày một gầy yếu, mà chàng

còn thường bị quan trên quở trách, cho rằng “khơng biết làm quan”. Chính vì “khơng biết làm

quan” mà An chỉ toàn chuốc lấy thất bại, gia sản: tiêu tốn, hạnh phúc: chẳng cịn, có cịn chăng

là bổn phận của vợ chồng đối với nhau. Dần dần, An “không còn tin ở cái quan niệm sự sống và

cách bài trí tương lai của chàng” (36, tập 26, tr.276). Chàng thấy đời mình trống rỗng và vơ vị.

Bế tắc, An phải tự tạo lấy niềm vui trong sự “ham mê đọc sách và bằng cách không cho việc gì

là quan trọng nữa” (36, tập 26, tr.448), uể oải để thời gian trôi theo công việc buồn tẻ hằng

ngày. Cịn Nga thì khi đã chán “được người ta tơn làm bà lớn” (36, tập 26, tr.445), lúc nào cũng thấy muộn phiền, “chán nản vì khơng được toại chí” (36, tập 26, tr.448).

Mượn chuyện để tỏ ý, từ những “sướng, khổ” được kể trên của đời người, có thể thấy rằng,

càng thấu hiểu tâm tư tình cảm của lớp thanh niên nam nữ giai đoạn 1930 – 1945 bao nhiêu, Khái Hưng càng căm thù lễ giáo phong kiến và chế độ đại gia đình bấy nhiêu. Vì thế, nếu xã hội phong kiến ln đặt con người trong những giềng mối đạo đức, những lễ nghi khắt khe, bắt

con người phải “khắc kỷ phục lễ”, phải sống cho hợp với lễ nghi hơn là sống cho mình, thì con

người cá nhân trong tiểu thuyết Khái Hưng ln địi hỏi quyền được sống tự do, được giải thoát khỏi những ràng buộc vơ nghĩa lý … Có điều, nhà văn cũng cho thấy: chừng nào chưa dám đấu tranh để xóa bỏ những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu thì chừng ấy con người cá nhân vẫn chưa được giải phóng một cách đầy đủ và cịn phải hứng chịu nhiều bi kịch.

2.1.1.2. Kể về con người với đủ “những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng”

Trong Nửa chừng xn, vì ích kỷ và cũng vì quá thương con, muốn tìm cho con người vợ

không chỉ xứng đáng mà cịn có lợi cho việc tiến thân về sau, nên bà Án, mẹ Lộc, đã đánh mất

lương tri, trở thành kẻ độc ác, thủ đoạn, một “hung thần” phá hoại hạnh phúc lứa đôi khi lập

mưu chia rẽ tình cảm Lộc – Mai, nhẫn tâm đuổi Mai đi dẫu biết rằng nàng đang mang thai nghén. Đến khi Lộc khơng có con nối dõi, lo sợ tuyệt giống, tuyệt dòng, bà mới chợt nhớ tới mẹ con Mai, muốn đến gặp Mai để đòi lại cháu. Nhưng mọi hoạch định của bà đều thất bại trước sự

chống đối quyết liệt của Mai. Vì thế, cuối cùng, bà đành lủi thủi ra về trong niềm ăn năn, hối hận. Âu đó cũng là cái giá phải trả cho lịng thương con ích kỷ của bà.

Cùng là chị em một nhà, nhưng vì ghen tị về danh phận, nên Phụng và Nga (Gia đình) đã

sớm xem nhau như kẻ thù thâm. Mà lòng ghen tị ấy, trớ trêu thay, lại được chính bà Án Báo –

“từ mẫu” của họ – chủ tâm khơi dậy. Trong những ngày kỵ của đại gia đình, nhân lúc các con tụ

họp đông đủ, cố giữ tự nhiên, bà Án Báo “sung sướng, vui vẻ, hết khen tài làm việc của anh

huyện, lại khen đến học vấn uyên bác của anh cử, để được lòng hai con gái mà bà biết vẫn ghen ghét nhau. Lịng ghen ghét ấy khơng những bà khơng tìm cách ngăn cấm, bà cịn cố lợi dụng nữa. Nga khuyên được chồng xin học nữa để làm quan, bà cho là một kết quả của sự ghen ghét. Mà sự ghen ghét ấy có là nhờ ở tài khơn khéo của bà đã biết gây nó, biết ni nó” (36, tập 26, tr.401).

Ấy vậy mà bà vẫn cịn hiềm, tức, vì khơng khiển nổi Hạc, người con rể út. Chính thói háo danh đã hủy diệt hết mọi thứ tình cảm tốt đẹp ở những người đàn bà này.

Hai bà Án trên đã rất mực ranh ma, mà bà Phán trong Thoát ly lại càng nham hiểm, quỷ

quyệt. Là mẹ kế, bà ghét cay ghét đắng con chồng nên thường lập mưu để hãm hại Hồng. Bà đã tước đoạt của Hồng mọi thứ nhân quyền, kể cả quyền tự do hôn nhân. Không cho Hồng được tiến thân, khi Hồng vừa học đến năm thứ hai của trường Sư phạm Hà Nội, bà ta vội xui chồng

bắt Hồng về, ở nhà mà “học làm , học ăn” (36, tập 26, tr.468). Hồng bị dang dở hôn sự với Thân, “bà Phán không giấu nỗi sung sướng bồng bột” (36, tập 26, tr.486) và cố gán ghép Hồng

với Điện, cháu bà, một anh chàng lười biếng, dốt nát, vô học. Việc không thành, bà ta quyết tâm làm hại đời Hồng: chối từ hết mọi đám đến dạm Hồng, thường cho Hồng đi Hà Nội để mong cho nàng hư hỏng, đơm đặt nói xấu Hồng, khơng cho Hồng có cơ hội thốt ly …, nhưng lúc nào cũng không quên giả giọng đạo đức.

Đối lập với các bà Án, bà Phán tự tư, tự lợi ấy là những con người nhân hậu, vị tha. Trong cơn hấp hối, Hồng vẫn gắng gượng nói lời tha lỗi cho kẻ đã manh tâm hãm hại mình. Bà Án Báo dù nhỏ nhặt, nhưng Hạc – Bảo, con bà, lại là những điền chủ độ lượng, hiền lương. Khơng kình địch về địa vị xã hội như các anh chị em trong đại gia đình, vợ chồng họ sống hạnh phúc,

an nhàn với nghề làm ruộng. Đang học “đốc tờ”, Hạc bỏ về ấp cùng Bảo thực hiện những công

cuộc cải cách ở ấp mình để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân quê. Tuy vẫn thu tô, nhưng sau khi đã nộp thuế, cịn lại bao nhiêu, họ dùng vào cơng việc cải thiện đời sống tá điền, phát thuốc, lập chợ, đắp đường, xây trường học, sân vận động và còn dựng cả một khu nhà nghỉ

mát. Theo họ, “cịn gì sung sướng bằng trơng thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi

sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, nơ đùa trị chuyện thảnh thơi” (36, tập 26, tr.421). Dẫu là gái làng

chơi, nhưng Diên (Nửa chừng xuân), chị của Trọng, vẫn hết lòng giúp đỡ chị em Mai khi gặp cơ

nhỡ. Tình duyên dang dở, dù rất căm hận kẻ đã nhẫn tâm phá hoại cuộc sống lứa đơi êm ấm của mình cùng người chồng bạc bẽo, vơ tình, nhưng rốt cục, Mai vẫn hứa sẽ cho bé Ái về ở với Lộc và bà Án. Hơn nữa, nàng cịn vì bà Án, vợ Lộc và Huy mà cam chịu hy sinh hạnh phúc. Biết lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của mình, những tấm lịng cao thượng đó thật là đáng quý, đáng yêu.

Càng đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, độc giả càng thú vị nhiều.

2.1.1.3. Kể về những “cái đáng thương, buồn cười, bực tức”

Những “cái đáng thương, buồn cười, bực tức” cũng được phản ánh vô cùng sinh động qua

tiểu thuyết của Khái Hưng.

Cùng có nội dung phanh phui bề trong của chế độ đại gia đình, Thừa tự đã “phơi bày cho

độc giả thấy những bộ mặt thật của những con người, những gia đình quyền quý, những bon chen,

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 37 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)