GIỚI THIỆU THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 160 - 163)

1. KHÁI HƯNG (1896 – 1947)

- Tên thật: Trần Khánh Giư.

- Quê quán: Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương (nay thuộc thành phố Hải Phòng).

- Sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến, bố làm Tuần phủ (chức quan đầu tỉnh của một tỉnh nhỏ).

- Sau khi học xong Trường trung học Anbe Xarô (Albert Sarraut), ông dạy học ở Trường tư thục Thăng Long (Hà Nội) và bắt đầu làm báo, viết văn, lấy bút danh Bán Than.

- Năm 1932, cùng với Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong hóa nhằm đả kích văn hóa

phong kiến.

- Năm 1933, thành lập Tự Lực văn đoàn, lấy bút danh Khái Hưng, trở thành cây bút tiểu thuyết chủ yếu của nhóm.

- Viết rất khỏe, thường xuyên có bài trên báo Phong hóa, Ngày nay.

- Do hoạt động chính trị thân Nhật nên bị thực dân Pháp bắt giam ở Vụ Bản (Hịa Bình).

Sau khi Nhật đảo chính, được tha; cùng với Hồng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo Ngày

nay kỷ nguyên mới.

- Sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, viết hàng loạt bài báo, truyện ngắn,

kịch ngắn trên các báo Việt Nam, Chính nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng, chống lại

chính quyền mới.

- Mất ở huyện Xuân Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định.

- Tác phẩm chính:

+ Tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934), Gánh hàng hoa (viết chung với Nhất Linh, 1934), Tiêu Sơn tráng sĩ (1935), Đời mưa gió (viết chung với Nhất Linh, 1935), Những ngày vui (1936), Trống mái (1936), Gia đình (1937), Thốt ly (1937),

+ Các tập truyện ngắn: Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1934), Tiếng suối reo (1935), Dọc đường gió bụi (1936), Đợi chờ (1938), Hạnh (1938), Cái ấm đất (1940), Đội

mũ lệch (1941), Cái ve (1944) …

+ Kịch: Tục lụy (1937), Cóc tía (1940), Đồng bệnh (1942).

2. THẠCH LAM (1910 – 1942)

- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.

- Quê quán: Hà Nội.

- Sinh trưởng trong một gia đình cơng chức, gốc quan lại; là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo.

- Sau khi đỗ Tú tài phần thứ nhất, ông làm báo viết văn cùng các anh và trở thành một

trong những cây bút chủ chốt của hai tuần báo Phong hóa, Ngày nay – cơ quan ngơn luận

của nhóm Tự Lực văn đồn.

- Bút danh khác: Việt Sinh.

- Mất vì bệnh lao ngày 28/6/1942, tại làng Yên Phụ, Hà Nội.

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938), Ngày mới (tiểu thuyết, 1939), Theo dịng (bình luận văn học, 1941), Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942), Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, 1943) và hai phóng sự dài

Hà Nội ban đêm (Phong hóa, 1936), Một tháng ở nhà thương (Phong hóa, 1937).

3. THẾ LỮ (1907 – 1989)

- Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê quán: Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh.

- Bút danh khác: Lê Ta.

- Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ.

- Thuở nhỏ, học ở Hải Phòng.

- 1928, học xong bậc Thành chung, vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng chỉ sau một năm, bỏ học.

- 1932, bắt đầu tham gia Tự Lực văn đồn, là một trong những cây bút nịng cốt của các

- 1937, bắt đầu hoạt động sân khấu, làm Giám đốc, diễn viên, đạo diễn trong Nhóm Tinh

hoa, Ban kịch Thế Lữ, Ban kịch Anh Vũ; viết và dựng nhiều vở kịch: Trầm hương đình (kịch thơ), Tục lụy, Người thơ (kịch thơ).

- Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với tập thể diễn viên phục vụ lưu động từ Thanh Hóa đến Quy Nhơn.

- 1948, là trưởng đồn sân khấu Việt Nam trong đồn Văn hóa kháng chiến.

- 1949, gia nhập quân đội, là trưởng Đoàn kịch Chiến thắng trong Tổng cục chính trị.

- 1952, chỉ đạo nghệ thuật Đồn Văn cơng nhân dân trung ương.

- Từ năm 1957, là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu và Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam cho đến khi mất.

- Tác phẩm chính:

+ Trước Cách mạng tháng Tám:

Thơ: Mấy vần thơ (tập thơ, 1935), Mấy vần thơ, tập mới (1940).

Văn xuôi: Vàng và máu (1934), Bên đường thiên lôi (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Mai Hương và Lê Phong (1937), Địn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940), Gió

trăng ngàn (1941), Trại Bồ Tùng Linh (1941), Thoa hay Một đời người (1943).

Kịch: Dương Quý Phi (1942).

+ Sau Cách mạng tháng Tám:

Văn xi: Truyện tình của anh Mai (1953), Tay đại bợm (1953).

Kịch: Cụ đạo, sư ông (tức Cha Phan, 1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949),

Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952).

4. XUÂN DIỆU (1916 – 1985)

- Tên đầy đủ: Ngô Xuân Diệu. Bút danh khác: Trảo Nha.

- Quê quán: Trảo Nha, Can Lộc, Hà Tĩnh.

- Học ở Quy Nhơn, Hà Nội và Huế.

- Năm 1940, sau khi đỗ Tú tài, vào Nam làm viên chức Nha thương chính Mỹ Tho.

- 1943, xin thơi việc, ra Hà Nội sống với Huy Cận.

- 1944, tham gia phong trào Việt Minh.

- Sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động tích cực trong Hội Văn hóa cứu quốc, biên tập tạp chí Tiền phong, là đại biểu Quốc hội khóa I.

- 1948, là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam.

- Từ năm 1957 đến năm 1985, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 1, 2, 3.

- 1983, được Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện sĩ thông tấn.

- Từ trần tại Hà Nội sau một cơn đau tim đột ngột.

- Tác phẩm:

+ Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1945), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tơi

giàu đơi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu tập

1 (1983).

+ Truyện ngắn: Phấn thông vàng (1939).

+ Bút ký: Trường ca (1945), Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam (1945), Việt

Nam nghìn dặm (1946), Việt Nam trở dạ (1948), Ký sự thăm nước Hung (1956), Triều lên

(1958), Đi trên đường lớn (1968), Mài sắt nên kim (1977).

+ Tiểu luận, phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951), Những bước

đường tư tưởng của tôi (1958), Ba thi hào dân tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966), Thơ Trần Tế Xương (1970), Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập, 1981, 1982).

+ Giới thiệu và dịch thơ: Tagor Rơvinđramát (1961), Thi hào Nađim Hitmét (1962), V.I Lê

Nin (Maiakốpvki, 1967), Vây giữa tình u (B.Đimtrơva, 1968), Việt Nam hồn tơi (1974), Những nhà thơ Bungari (1978), Nhà thơ Nicôlai Ghiden (1981).

Một phần của tài liệu ý thức về nghề của các nhà văn việt nam giai đoạn 1930 – 1945 (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)