1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH

124 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ NGUYỄN ĐỨC QUỲNH VIỆC LÀM Ở KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ NGUYỄN ĐỨC QUỲNH VIỆC LÀM Ở KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2012 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 7 1.1. Một số vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm 7 1.2. Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn 12 1.2.1. Đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn 12 1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó đối với những biến đổi về việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn 18 1.2.3. Giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 23 1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn một số tỉnh 29 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 29 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai 34 Chương 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 37 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thành phố Hà Nội 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số lao động 37 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39 2.2. Thực trạng việc làm của người lao động ở khu vực nông thôn Thành phố Hà Nội 43 2.2.1. Một số chính sách giải quyết việc làm cho người lao động của Hà Nội 43 5 2.2.2. Quy mô và cơ cấu lao động 44 2.2.3. Tình hình việc làm giai đoạn 2006 - 2010 50 2.2.4. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm 53 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thành phố Hà Nội 61 2.3.1. Những kết quả đạt được 61 2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn Thành phố Hà Nội 73 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 78 3.1. Bối cảnh phát triển mới và tác động của nó đến vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn Thành phố Hà Nội 78 3.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm 78 3.1.2. Phát triển của Hà Nội có ý nghĩa với sự phát triển của cả nước 80 3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Thành phố Hà Nội 81 3.2.1. Mở rộng cơ hội tạo việc làm cho người lao động 81 3.2.2. Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế 83 3.2.3. Giải quyết việc làm trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững 84 3.3. Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn 86 3.3.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 86 3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển giáo dục, tăng cường công tác đào tạo nghề 90 3.3.3. Phát triển đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở nâng cao thu 6 nhập 98 3.3.4. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động 103 3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm 105 3.3.6. Hoàn thiện các pháp luật chính sách về lao động việc làm, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn 107 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hôi ĐTH : Đô thị hóa HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KĐT : Khu đô thị TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TCN : Thủ công nghiệp TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, cải thiện điều kiện sống, là cơ sở lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Trên bình diện quốc gia, tạo ra việc làm đầy đủ là cơ sở để đất nước khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình và nền kinh tế đạt đến sản lượng tiềm năng. Ở nước ta, theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số nông thôn Việt Nam là 60.451.311 người trong tổng số 85.787.573 dân số cả nước (chiếm 70,3%). Số người trong độ tuổi lao động trong cả nước là 43,8 triệu người, chiếm 51,1% dân số, trong đó thành thị có 11,9 triệu người, nông thôn có 31,9 triệu người và hơn 90% dân số nghèo của cả nước đang sống ở nông thôn. Lao động ở nông thôn hiện nay chiếm tới 3/4 lao động của cả nước, tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi năng suất lao động thấp và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Vì thế, trong nhiệm vụ giải quyết việc làm tổng thể chung, giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn giữ vai trò trọng yếu, nhất là trong bối cảnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang được đẩy mạnh như ở nước ta hiện nay. Hà Nội là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả nước nên việc phát triển của Hà Nội về mọi mặt có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với riêng Thủ đô. Sự phát triển nhanh, bền vững của Hà Nội có quan hệ mật thiết với sự phát triển chung của cả vùng đồng bằng Sông Hồng cũng như của cả nước, có tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển chung. Giải quyết và bảo đảm ngày càng đầy đủ việc làm cho người lao động với tư cách là một kênh quan trọng nhất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời 9 sống của đông đảo người dân không thể không là một nội dung đáng được ưu tiên trong định hướng phát triển bền vững của Hà Nội. Lao động ở nông thôn Hà Nội hiện đang chiếm số lượng lớn trong cơ cấu dân số và lao động thủ đô. Phần lớn số lao động này đang tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề ở nông thôn với các công cụ, phương pháp sản xuất tương đối lạc hậu, năng suất lao động thấp. Yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với sản xuất hàng hóa lớn theo hướng công nghiệp hiện đại ở Hà Nội, đang tỏ ra mâu thuẫn với hiện trạng trong lĩnh vực lao động - việc làm của Thành phố: trình độ của lực lượng lao động nông thôn thấp, số lao động chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ cao; lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ; ý thức kỷ luật của người lao động còn chưa cao. Công nghiệp hóa, đô thị hóa, bên cạnh những tác động tích cực chung của nó, cũng đang tạo ra những khó khăn to lớn cho những người nông dân mất đất nông nghiệp, khi đa số họ lâu đời nay chỉ quen với nghề nông, và cuộc sống ở nông thôn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết cho một cuộc sống "phi nông nghiệp, phi đất đai". Đây đang và sẽ là vấn đề nhức nhối tác động lên vấn đề giải quyết việc làm của Hà Nội. Ngoài ra, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang đặt ra những đòi hỏi rất lớn từ phía người lao động như: chỉ có nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, có thể tiếp thu và vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất, người lao động mới có cơ hội tìm được việc làm. Quá trình này chỉ có thể thực hiện thành công khi một mặt, người lao động ý thức được đầy đủ những đòi hỏi đang đặt ra trước mắt cần phải vượt qua; mặt khác, họ nhận được sự trợ giúp thích đáng của Nhà nước dưới các hình thức thích hợp trong quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn Hà Nội không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng của bản thân khu vực nông thôn. Tình 10 trạng thiếu việc làm ở nông thôn đã đẩy một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn di cư ra Thành phố kiếm sống. Điều này dẫn đến sự mất cân đối cung - cầu lao động trong một số ngành nghề ở nông thôn, cùng với đó nó cũng làm nảy sinh một loạt vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp khác ở Thủ đô. Những khía cạnh trên cho thấy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Nội rõ ràng đang nổi lên như một vấn đề kinh tế - xã hội bức thiết. Vì vậy: “Việc làm ở khu vực nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa” được học viên lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động được công bố ở trong và ngoài nước. - Thị trường lao động: Thực trạng và giải pháp của PGS Nguyễn Quang Hiền, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1995; - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS Nguyễn Hữu Dũng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; - Thị trường lao động ở Việt Nam: Định hướng và phát triển của Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2002; - Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước: Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS, TS Trần Văn Chử làm chủ biên, Hà Nội, 2001. Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm và thất nghiệp, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu; đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống hoá những khái niệm lao động, việc làm, thu nhập; đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam nói chung; đề xuất quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong quá trình CNH, HĐH đất nước. 11 Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, cũng đã có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí về đề tài việc làm và thu nhập của người dân nông thôn nước ta như: - "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra", của PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc, đăng trên tạp chí Con số và sự kiện, số 8, năm 2003; - "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn” của Nguyễn Hữu Dũng, đăng trên tạp chí Lao động - Xã hội, số 247, năm 2004; - "Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn", bài viết của GS, TSKH Lê Đình Thắng, đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 3/2002; - "Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005", của Bùi Văn Quán, trên Tạp chí Lao động - Xã hội, số chuyên đề 3, năm 2001; - "Việc làm cho người nông dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động", của Nguyễn Văn Nam, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, 19/8/2005; - "Chất lượng lao động nông thôn thấp” của tác giả Huyền Ngân, trên Thời báo kinh tế Việt Nam số ra ngày 23/3/2005. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết việc làm quan trọng trong hội nhập của của TS Bùi Thị Lý - Đại học Ngoại thương Hà Nội, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 801, 7/2009. Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ viết vấn đề việc làm ở một số tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Kiên Giang, Hải Dương… với những cách tiếp cận khác nhau, trong đó có cả tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn Thành phố Hà Nội nhất là từ sau khi Hà Nội được mở rộng về mặt địa giới trong quá trình công nghiệp hóa, [...]... khái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu 1.2 Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn 1.2.1 Đặc điểm về lao động, việc làm ở nông thôn * Đặc điểm của việc làm ở nông thôn Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp Có nhiều loại việc làm diễn ra ở nông thôn, phản ánh... quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Nội trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình. .. hoá, hiện đại hóa đến việc làm của người lao động ở nông thôn; sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn - Phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết vấn đề việc làm trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Nội từ năm 2001 đến nay... khó khăn trong phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhưng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc làm phi nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH sẽ dần chiếm ưu thế Bởi vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn ít gặp những giới hạn của tự nhiên, ngược lại nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình CNH, HĐH Nếu như việc làm thuần nông ngày... tìm việc làm ở thành phố chứ ít khi làm việc ở nông thôn Lực lượng lao động còn lại ở nông thôn thường là những người không có điều kiện đi làm ở nơi khác mới ở lại nông thôn làm việc Vì vậy cần phải đào tạo và huấn luyện tay nghề cho họ để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở khu vực này 1.2.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tác động của nó đối với những biến đổi về việc làm và vấn đề giải quyết việc. .. 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới 13 Chương 1 VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 1.1 Một số vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm * Khái niệm việc làm Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội loài người Trong sự phát triển của mình, con người đã biết lợi... nước sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn Cũng như lực lượng lao động chung của cả nước, lực lượng lao động ở nông thôn (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) ở nông thôn là bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm hay không có việc làm đang tìm kiếm việc làm Lực lượng lao động ở nông thôn thường có những đặc điểm sau: Một là, lực lượng lao động nông thôn ở đa số các nước kém... xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Nội 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề việc làm của người lao động ở nông thôn Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề việc làm ở các huyện ngoại thành của Hà Nội trong thời gian từ năm 2001 đến nay 12 5 Phương... lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn Nhưng việc làm của người lao động ở nông thôn lại gắn với đặc điểm của lực lượng lao động ở đây, với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống Việc làm của người lao động ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinh sống và làm việc của người lao động Và chính môi trường, điều kiện đó đã ảnh hưởng đến việc làm của họ Nguồn lao động nông thôn thường làm. .. liền với chế biến lưu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nông thôn, làm hình thành cơ cấu công, nông nghiệp, dịch vụ sang lao động ở các ngành nghề khác, hay kết hợp vừa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ rất đa dạng Thứ ba, CNH, HĐH làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nông thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến . đặt ra trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn Thành phố Hà Nội 73 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 78 3.1 động, việc làm ở nông thôn * Đặc điểm của việc làm ở nông thôn Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Có nhiều loại việc làm diễn ra ở nông. quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Thành phố Hà Nội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w