Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 92)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.3.1.Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vị trí trung tâm của "Tam nông" chính là người nông dân, mục tiêu của “Tam nông" cũng chính là lợi ích của người nông dân, bảo đảm việc làm cho nông dân chính là điểm mấu chốt trong chính sách an sinh xã hội đối với nông dân. Do vậy, phát triển CNH, HĐH đi đôi với bảo đảm việc làm và an sinh xã

Thực tiễn công nghiệp hóa của Hà Nội trong thời gian qua cho thấy vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân chưa được giải quyết thỏa đáng vẫn còn nhiều mâu thuẫn cần được xem xét. Đầu tư cho nông nghiệp thấp và liên tục giảm trong những năm gần đây đã không tạo ra động lực cho nông nghiệp phát triển dẫn đến sản xuất nông nghiệp cạnh tranh thấp và hiệu quả yếu, nông dân ở nhiều địa phương bị mất đất, một bộ phận khác không thiết tha với đồng ruộng, đã bỏ làng ra thành phố mưu sinh. Nông thôn vẫn là khu vực yếu thế hơn so với thành thị. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nông thôn còn lớn, cuộc sống của nông thôn còn gặp nhiều khó khăn... Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở một số nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, Bănglađét, Xrilanca cho thấy, nếu tách rời nông thôn và nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như nông dân bị cưỡng chế thu hồi đất ở Ấn Độ, hay sự chia cắt giữa đô thị và nông thôn đã làm cho 60 - 70% dân số ở nông thôn Xrilanca có thu nhập giảm liên tục, dẫn đến 50% dân số nông thôn di cư ra thành thị. Tình trạng "coi nhẹ" nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã dẫn tới mất cân đối nghiêm trọng về lương thực. Từ một nước xuất khẩu lương thực, Inđônêxia đã phải nhập khẩu lương thực. Ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP liên tục đạt trên 9% năm, mục tiêu công nghiệp hóa đã gần tới đích. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng "coi nhẹ nông nghiệp" nông thôn với đầu tư cho nông nghiệp giảm liên tục, đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp chỉ chiếm 2% tổng dự án và 1% tổng vốn... đã dẫn đến tăng trưởng nông nghiệp liên tục giảm từ 7% năm 1980 xuống còn 3.6% giai đoạn 1996 - 2000. Kết quả đã tạo ra sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị - nông thôn, giữa các tầng lớp giàu nghèo, hàng trăm triệu người ở nông thôn Trung Quốc không được tiếp cận với giáo dục, y tế, nước sạch... làm cho đời sống của người dân nông thôn vô cùng khó khăn. Chính vì thấy được tầm quan trọng đặc biệt của khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã ra Nghị quyết số 26 - NQTW vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân với kỳ vọng tạo đột phá mới thực chất và bền vững hơn cho xã hội nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới. Và như vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho nông thôn Hà Nội trong thời gian tới sẽ gắn chặt với việc thực hiện Nghị quyết 26 - NQTW. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho nông thôn cần:

- Có cơ chế chính sách quan tâm đến lợi ích của người nông dân.

Mục tiêu và động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó, nông dân phải là người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển. Ruộng đất đối với người nông dân là những tư liệu sản xuất chủ yếu, chính vì vậy để giải quyết tốt việc làm cho nông dân Hà Nội (nhất là nông dân bị thu hồi đất), trước hết phải xem lại chế độ sở hữu ruộng đất đang áp dụng cho nông dân sao cho người nông dân vẫn bảo đảm có việc làm và ổn định cuộc sống khi bị mất ruộng, không lâm vào cảnh chán ruộng và phải ly hương đi tìm việc làm ở đô thị. Muốn vậy, Nhà nước cần phải bảo vệ quyền tài sản của họ, giúp họ tự do hưởng dụng quyền ấy phù hợp với quy hoạch quốc gia và địa phương.

Nhà nước cần phải tạo lập một khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động lành mạnh để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại quy mô lớn. Tích tụ ruộng đất là một tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện theo cơ chế thị trường. Mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chỉ có thể trở thành hiện thực một khi xóa bỏ tinh trạng ruộng đất sản xuất nông nghiệp manh mún như hiện nay. Thực tế cho thấy với một hạn điền "chật chội" và quá ngắn, kém xa so với thời gian sử dụng đất trong sản xuất công nghiệp, thì các điền chủ đã tích tụ được ruộng đất cũng không dám đầu tư ở tầm dài hạn.

Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân muốn thực hiện thành công không thể không có khung pháp lý cho thị trường đất nông nghiệp hoạt động. Người nông dân phải có quyền quyết định trong mọi việc: bán đất, chuyển nhượng đất, cho thuê đất... của mình cho những dự án phát triển hay cho những điền chủ trên cơ sở lợi ích của chính bản thân và gia đình họ.

Tích tụ ruộng đất là một quá trình tất yếu, song nó phải được diễn ra phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tức là việc tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để giải phóng một lực lượng lao động khỏi khu vực này sẽ được diễn ra đồng thời với việc phát triển công nghiệp, dịch vụ để hút lao động từ nông thôn. Nói cách khác, công nghiệp hóa để rút dần lao động nông thôn sang các ngành nghề phi nông nghiệp đồng thời với quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, khi phát triển các khu công nghiệp, cần chú trọng bảo vệ diện tích đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, hết sức tránh "đưa" nhà máy, sân golf xuống các cánh đồng lúa.

- Phát triển công nghiệp, đô thị gắn với phát triển nông thôn và tạo việc làm phi nông nghiệp.

Đối với việc phát triển các khu công nghiệp: theo dự báo khi lấp đầy các khu công nghiệp số lao động làm việc trong các khu công nghiệp của nông thôn Hà Nội sẽ lên tới 15 vạn người. Thêm vào đó, với hàng loạt các khu công nghiệp và hàng trăm cụm công nghiệp được hình thành mới thì số lao động đổ về các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ lên tới trên 20 vạn lao động. Điều đó đặt ra yêu cầu quy hoạch và phát triển đô thị kiểu mới, nhằm bảo đảm tính hữu ích của các công trình công cộng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc phân bổ các khu công nghiệp hợp lý theo vùng, lãnh thổ thì sẽ tạo điều kiện cho việc phân bố lực lượng lao động, hạn chế được dòng di chuyển từ nông thôn ra thành thị, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn của khu vực. Việc phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với cơ sở hạ tầng, trong đó chú trọng đến nhà ở cho

công nhân làm việc trong các khu công nghiệp và các điều kiện sống và lao động của họ.

Ở khu vực nông thôn Hà Nội trong thời gian tới cần có những quy hoạch cụ thể về phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề theo hướng công nghiệp hóa, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm và phát triển đô thị. Bên cạnh đó cần kết nối giữa nông thôn và thành thị vùng nông thôn Thủ đô sẽ được thực hiện trên cơ sở hình thành các đô thị vệ tinh; hệ thống giao thông thuận tiện tạo sự gắn kết hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Mặt khác, cần nhanh chóng triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển các thị trấn, thị tứ ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng kết hợp với phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... để thu hút lao động nông thôn giảm lao động nhập cư vào thành phố.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 92)