Phát triển đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 104)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.3.3.Phát triển đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở nâng cao thu nhập

tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở nâng cao thu nhập

Phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh với nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau, thu hút nhiều lao động là hướng đi quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

* Phát triển kinh tế hộ gia đình:

Trong kinh tế thị trường, kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. Phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động dư thừa, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, kinh nghiệm quản lý và ngành nghề nông thôn.

Trong những năm tới, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển ở Hà Nội cần tập trung những hướng sau:

- Tập trung phát triên các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn ở các huyện: Thạch Thất, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phú Xuyên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống là thế mạnh của địa phương... Đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế giỏi ở nông thôn, phát triển các trang trại quy mô lớn, phát huy sức trẻ của thanh niên, xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp nhằm tạo lập các hộ sản xuất trẻ trong tương lai.

- Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các doanh nghiệp này về vốn vay, tìm kiếm thị trường, đầu tư về khoa học

- Tạo nguồn vốn, cho vay vốn để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất. Trong đó cần phân loại các loại hình hộ theo trình độ phát triển để có chủ trương, định hướng phát triển cho phù hợp. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn cho hộ nghèo bình quân mỗi năm là 70.000 triệu đồng. Cùng với việc cho vay vốn phải hướng dẫn bà con cách làm ăn kinh doanh, chi tiêu hợp lý để tránh việc quay lại tái nghèo.

- Tăng cường cung ứng mô hình đào tạo các lớp ngắn hạn cho các hộ tiến hành sản xuất đem lại kết quả cao. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền những mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng để nhân rộng mô hình. Ví dụ: mô hình cá - lúa - vịt, lúa - lợn - vịt ở đồng bằng; các mô hình trồng rau cung cấp ra thị trường; các cây ăn quả có giá trị kinh tế như trồng cây cảnh, bưởi diễn, cam canh... đạt hiệu quả kinh tế cao để hộ gia đình vận dụng vào sản xuất.

- Tăng cường công tác dịch vụ sản xuất như: cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, thú y, chuyển giao khoa học công nghệ và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình.

- Tạo hành lang pháp lý cho kinh tế hộ gia đình phát triển.

Những giải pháp trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Hà Nội phát triển, thu hút được mọi đối tượng lao động trong gia đình: phụ nữ, trẻ em, lao động lớn tuổi, lao động có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở nông thôn.

* Phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là hệ quả tất yếu của kinh tế hộ, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của kinh tế xã hội. Kinh tế trang trại góp phần sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nông thôn; tạo ra các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa; là cơ sở cho sự phát triển

của công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn.

Để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, thành phố Hà Nội cần phải tập trung vào các nội dung sau:

- Phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng đất đai. Nhà nước cần thay đổi lại chính sách hạn điền và kéo dài thời gian được quyền sử dụng đất có thể đến 50 năm; tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Tăng cường đầu tư vốn, khoa học công nghệ, tiếp cận phương pháp sản xuất mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Có chính sách cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển trang trại.

- Hỗ trợ các chủ trang trại trong tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ hàng hóa.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt hệ thống giao thông, thủy lợi, điện...

* Phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là hợp tác xã.

+ Ở Hà Nội hiện nay, các hợp tác xã là loại hình kinh tế có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hợp tác xã còn có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, là cầu nối giữa hộ nông dân với chính quyền, tạo lập mối quan hệ cộng đồng, góp phần tăng cường tình làng nghĩa xóm, hỗ trợ nhau trong sản xuất và đời sống.

Trong những năm tới, Hà Nội xác định phát triển kinh tế hợp tác xã là hướng đi cơ bản để phát triển kinh tế, nhất là trong kinh tế nông nghiệp nông

thôn, mang lại nhiều việc làm cho người lao động khu vực này. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã theo các hướng sau:

+ Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, phi nông nghiệp hiện có. Phát triển các hình thức đa dạng trong các lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chế biến thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ... ở những nơi có nhu cầu và điều kiện.

+ Tập trung chỉ đạo để kiện toàn lại các hợp tác xã đã được chuyển đổi và xây dựng mới. Tổng kết những mô hình tốt để rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời tập trung hỗ trợ, kiện toàn các hợp tác xã còn gặp khó khăn để tạo sự chuyển biến đồng đều.

+ Ngoài các chính sách ưu đãi các hợp tác xã nông nghiệp do Nhà nước quy định, thành phố cần hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển như: bố trí mặt bằng, hỗ trợ vốn, đặc biệt hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các hợp tác xã.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc những ngành đòi hỏi không nhiều vốn nhưng sử dụng nhiều lao động với trình độ công nghệ vừa phải và sử dụng nguyên liệu tại chỗ được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Hiện nay, Hà Nội triển khai các dự án lớn: Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, Vĩnh Tuy; các khu công nghiệp ở Thạch Thất, Chương Mỹ... với một hệ thống chính sách ưu đại đã tạo ra nền tảng và cơ hội phát triển tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, giữ vai trò vệ tinh cung cấp nguyên, vật liệu, lao động, dịch vụ, thương mại cho các trung tâm kinh tế. Trong giai đoạn từ 2005 - 2010, Hà Nội tập trung ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ về cả số lượng và chất lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống khởi dậy tính sáng tạo và phát huy truyền thống

của địa phương. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển một số công ty đủ mạnh trên một số lĩnh vực như: công nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy sản để vừa làm đối tượng liên kết, liên doanh trong và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội theo những hướng sau:

- Rà soát quy hoạch ngành nghề trên địa bàn, điều chỉnh sửa đổi bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với thực tế và xu thế phát triển. Công bố quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để người dân và doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư có những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

- Xây dựng, thành lập và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc tế, các tổ chức thuê mua tài chính; hướng dẫn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng lập những dự án khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn để hình thành các quỹ trợ giúp nhau.

- Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chấn chỉnh bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh từ huyện, thị; xây dựng phương án củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực để thống nhất đăng ký kinh doanh tất cả các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. Khuyến khích doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, phổ biến thông tin kỹ thuật, công nghệ tới các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với công nghệ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh.

- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành hàng mà thành phố có lợi thế so với các địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, hàng xuất khẩu,

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 104)