Điều kiện tự nhiên, dân số lao động

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 43)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

2.1.1.Điều kiện tự nhiên, dân số lao động

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên 3344,7 km2 (diện tích Hà Nội cũ là 920,97 km2, diện tích Hà Tây là 2193,41 km2, diện tích huyện Mê Linh là 141,65 km2và diện tích thuộc 4 xã của tỉnh Hòa Bình là 87,84 km2. Hà Nội có vị trí tiếp giáp với 8 tỉnh: Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phia Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Thủ đô Hà Nội được mở rộng như hiện nay có địa thế tựa lưng vào dãy núi Ba Vì, nhìn về sông Hồng, tạo nên thế "rồng cuộn, hổ ngồi”. Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ, cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không. Hà Nội có Sân bay quốc tế Nội Bài và 4 sân bay Gia Lâm, Bạch Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn do quân đội quản lý, là đầu mối giao thông của 4 tuyến đường sắt và 6 tuyến đường quốc lộ chính. Riêng về đường bộ, hệ thống này đã và đang được nâng cấp, xây dựng: nâng cấp quốc lộ 5, cải tạo quốc lộ 1A, xây dựng quốc lộ 1B và sắp tới hoàn thành quốc lộ 18B. Đó là yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển vùng, hợp tác trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tài nguyên du lịch: Hà Nội nằm trong vùng du lịch có nhiều triển vọng. Sự phối hợp của Hà Nội với các điểm du lịch nổi tiếng như: Hạ Long, Đồ

Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Đền Hùng các quần thể chùa chiền nổi tiếng trên địa bàn Hà Tây cũ, hệ thống hang động tự nhiên rất đẹp ở Ninh Bình, Hà Nam… sẽ hình thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc với các sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sống Đuống, sông Cầu, sông Tích, sông Đáy, sông Công, sông Cả, Lô. Ngoài ra còn các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ v.v… Hà Nội có nhiều hồ đầm tự nhiên, vừa tạo môi trường cảnh quan sinh thái cho thành phố, vừa là nơi tiêu nước khi có mưa, làm nơi dự trữ nước tưới cho cây xanh. Trước đây, do nhu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu tính quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Một số đầm hồ ở Thanh Trì và Đông Anh đã được cải tạo để nuôi trồng thủy sản và trồng lúa. Khu vực nội thành Hà Nội có khá nhiều hồ (27 hồ, đầm) trong đó có nhiều hồ lớn như Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiện Quang, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Riêng trên địa bàn Hà Nội cũ có 14 hồ đầm lớn với diện tích từ 50 ha đến 1260 ha. Có thể nói, hiếm có một thủ đô nào trên thế giới có nhiều hồ đầm như Hà Nội. Hồ đầm Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa tiểu khí hậu cho khu vực, rất có giá trị trong việc kết hợp xây dựng các điểm vui chơi giải trí, du lịch cho nhân dân Thủ đô. Đặc biệt Hồ Tây với diện tích khoảng 500 ha là tài sản vô giá của Thủ đô và cả nước.

Tài nguyên đất: hệ thống đất của Hà Nội gồm các loại chủ yếu sau: đất phù sa, đất nâu vàng, đất đỏ vàng… Đất phù sa Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng, vừa có quy mô diện tích lớn, phân bố tập trung, vừa ít chua và hầu hết các tiêu chí lí hóa đều cao hơn đất phù sa của các sông khác. Nhìn chung, đất Hà Nội có độ phì cao với nhiều loại địa hình nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Vùng đồng bằng của Hà

Nội thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi thủy cầm, thủy sản...

Tài nguyên rừng Hà Nội không lớn nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú đa dạng, quý hiếm. Khu vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mỹ Đức (vùng Hương Sơn) cũng bao gồm nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, còn có một diện tích rừng trồng ở Sóc Sơn và Đông Anh chủ yếu là trồng các loại cây có giá trị kinh tế như là: bạch đàn, keo lá tràm.

Tài nguyên khoáng sản: Hà Nội và vùng phụ cận có 500 mỏ và 40 loại khoáng sản khác nhau. Hà Nội có các loại khoáng sản chủ yếu như; đá vôi, đá granít ốp lát, cao lanh, sắt, đồng nước khoáng và một số loại khoáng sản khác với trữ lượng nhỏ chủ yếu tập trung tại các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba vì.

2.1.1.2. Dân số lao động

Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính có dân số là: 6.313.160 người, trong đó đa số là dân tộc kinh, có trên 35 nghìn người dân tộc Mường, dân tộc Dao có 1320 người. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 dân số Thành phố Hà Nội có 6.448.837 người, chiếm 7,01% dân số cả nước, đứng thứ 2 trong tổng số 63 tỉnh thành, sau thành phố Hồ Chí Minh (7.123.300 người). Hà Nội là nơi có tiềm lực khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất trong cả nước, lực lượng cán bộ khoa học có học hàm học vị trên địa bàn chiếm khoảng 65% trong cả nước. Đến nay có 53% lao động qua đào tạo trên 20 vạn lao động có trình độ đại học, trên 1 vạn lao động có trình độ đại học trở lên.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 43)