Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 40)

Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có diện tích 586.024 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước, với số dân 2.484.541 người. Là một tỉnh có tiềm năng kinh tế nhiều mặt, lại nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam, nằm cạnh Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất cả nước, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng chương trình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh và hình thành các chương trình, dự án có mục đích như: di dân, định canh định cư, cho vay vốn theo dự án nhỏ giải quyết việc làm tại chỗ, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế và tạo việc làm cho đối tượng tệ nạn xã hội. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm đã được chú ý và tăng cường. Đồng thời, tỉnh cũng mở rộng quan hệ với nước ngoài và đã tranh thủ được các nguồn tài trợ của một số tổ chức quốc tế để xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn tạo việc làm, nhất là cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế ở Đồng Nai đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Từ năm 1995- 2005 tỉnh đã giải quyết việc làm cho 676.939 lao động. Trong 10 năm lao động được tuyển vào các doanh nghiệp là 217.634 người chủ yếu là ở Thành phố Biên Hòa và các thị trấn trong tỉnh. Trong đó doanh nghiệp nhà nước tuyển 19.950 lao động, doanh nghiệp tư nhân và công ty Trách nhiệm hữu hạn: 95.074 lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 110.600 lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ tạo được 402.305 chỗ

Để có những kết quả nói trên, Đồng Nai đã tiến hành một số chủ trương và biện pháp như sau:

- Chương trình giải quyết việc làm được xác định là một chương trình kinh tế - xã hội quan trọng, được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện nghiêm túc để tạo lập điều kiện, môi trường và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Quan tâm về việc làm đã được người lao động nhận thức và hiểu theo đúng nghĩa là những hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm. Họ đã chủ động bỏ vốn ra để sản xuất, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước.

- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể tại cơ sở như: Hội nông dân tập thể, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thông qua các tổ chức này người lao động được hưởng quyền lợi thiết thực là giải quyết việc làm, cho vay vốn sản xuất, vay vốn xóa đói giảm nghèo, hưởng các công trình phúc lợi của các dự án có mục tiêu…

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)