Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 89)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.2.2.Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế

Cần có sự phối hợp của các cơ quan Trung ương để sửa đổi bổ sung cơ chế nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, thu hút nhiều lao động nhất là lao động nông thôn. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, khai thác thị trường, đổi mới công nghệ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh. Đẩy mạnh kiểm kê, kiểm soát việc xây dựng công khai hóa và thực hiện các quy hoạch, quy trình giao, sử dụng đất hợp lý để nông dân có thể duy trì ổn định đời sống.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, tạo sự chuyển biến về quản lý, về sở hữu, phân phối.. cần được tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ. Phát triển kinh tế hợp tác để phát huy được mọi tiềm năng của người lao động nông thôn không hạn chế về quy mô, trình độ. Cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận đất đai, các nguồn vốn, bảo lãnh vay vốn, tín chấp vay vốn. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh, sản xuất thực phẩm sạch. Cần có chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Thành phố cần tập trung triển khai mạnh công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho kinh tế tập thể. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho đội ngũ quản lý và xã viên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong hợp tác xã. Khuyến khích các hợp tác xã có chính sách thu hút người có trình độ cao đẳng, đại học hoặc trên đại học hoặc người có tay nghề cao về làm việc trong hợp tác xã. Triển khai thí điểm một

số hợp tác xã liên kết ở trình độ cao, hình thành liên hiệp sản xuất theo ngành hàng, sản phẩm có thế mạnh như: thủ công mỹ nghệ, vận tải, tín dụng, sản xuất rau an toàn.

- Khuyến khích phát trển kinh tế ngoài nhà nước.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IX và tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ phát triển các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn góp vốn phát triển theo các hình thức hợp tác.

Phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển hạ tầng kỹ thuật, các khu công nghệ cao, các ngành lĩnh vực dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao. Ban hành những cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp FDI phát triển. Thu hút các dự án đầu tư vào phát triển nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; thực hiện tốt vấn đề việc làm và phát triển bền vững ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 89)