Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới với vấn đề việc làm và giả

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 84)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.1.1.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới với vấn đề việc làm và giả

đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới với vấn đề việc làm và giải quyết việc làm

Công nghiệp hóa được xem là con đường đi tất yếu khách quan của mọi quốc gia chậm phát triển. Thế giới đã trải qua chặng đường CNH mấy trăm năm và thể nghiệm đến mấy thế hệ, mô hình CNH. Có thể tạm sắp xếp như sau: CNH thế hệ thứ nhất gồm các nước Âu Mỹ vào thế kỷ XVII - XVIII được gọi là mô hình CNH cổ điển, CNH thế hệ thứ hai mà tiêu biểu là Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (gọi là mô hình CNH tuần tự). CNH thế hệ thứ ba gồm các nước NICS trong những thập kỷ 60 - 80 của thế kỷ XX.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập không thể phủ nhận bên cạnh những cơ hội lớn mà thời đại tạo ra cũng có nhiều thách đố gay gắt về phát triển. Trong đó thách thức lớn nhất là đòi hỏi các nước đi sau như Việt Nam là phải phát triển được nội lực và nhân tố năng động của chủ thể để khai thác tối đa ngoại lực và lợi thế của người đi sau, nhằm thu hẹp khoảng cách và đạt được sự phát triển hiện đại.

Tuy vậy, do tồn tại khoảng cách lớn về trình độ, nhất là khoảng cách khoa học công nghệ so với các nước phát triển mà các nước đi sau phải chịu sức ép lớn trong cuộc cạnh tranh không cân sức. Họ đứng trước yêu cầu bức

toàn cầu hóa. Thậm chí có ý kiến lại cho rằng trong điều kiện chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển như ngày nay thì những nước nghèo sẽ khó theo kịp nước giàu.

Ngoài ra, các nước phát triển hiện nay đang gia tăng sự ảnh hưởng với các nước còn có trình độ kỹ thuật chưa phát triển. Về thực chất, hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay là sự thống trị của một thiểu số các nước lớn hay các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs ) ở "trung tâm" đối với "ngoại vi", thông qua việc định ra chính sách, luật lệ, điều phối hoạt động kinh tế và trao đổi thương mại bất lợi cho các nước nghèo.

Ở Việt Nam, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta lúc này phải tham gia vào sân chơi chung, vận hành theo luật lệ thương mại và thị trường toàn cầu. CNH, HĐH hơn bao giờ hết lại nổi lên thành nhiệm vụ trung tâm và có tính quyết định. Vấn đề là ở chỗ làm sao nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng chậm phát triển, xây dựng Việt Nam giàu mạnh trở thành quốc gia công nghiệp trong thế kỷ XXI. Hơn nữa, Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách mở cửa và hội nhập luôn duy trì được mức tăng trưởng cao. Nước ta đã ra khỏi nhóm nước nghèo có thu nhập thấp và bước vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình. Nhưng cũng có nhiều cảnh báo đây là giai đoạn khó khăn nhất trong phát triển. Bởi nó quyết định hoặc chúng ta vươn lên đẳng cấp các nước phát triển cao như các nước Tây Âu, Nhật Bản hay Đông Á, hoặc sẽ nằm trong quỹ đạo "bẫy thu nhập trung bình" và "trần công nghệ thấp" như các nước Đông Nam Á và nhiều nước châu Mỹ la tinh.

Thực tế đó đang đặt ra cho Thủ đô Hà Nội những thách thức cần giải quyết. Hà Nội có chỉ số công nghiệp cao hơn của cả nước 1,5 đến 1,7 lần, khoảng cách về trình độ phát triển của Hà Nội so với các nước trong khu vực ước chừng chậm hơn từ 10 đến 15 năm. Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015 để đạt trình độ hiện đại của một số nước CNH trong

khu vực, thì Hà Nội cần nâng tốc độ tăng trưởng lên cao hơn nữa so với mức khoảng 10%/năm như hiện nay. Tuy vậy, sẽ là thách thức lớn đối với một nền kinh tế "quá nóng".

Xét trên phương diện công nghiệp hóa dựa vào nguồn lực nông nghiệp, nông thôn cũng là mô hình có uu thế cạnh tranh ở Việt Nam, tao được sự phát triển bền vững. Chúng ta cần phải công nghiệp hóa theo con đường phát triển mạnh công nghiệp chế biến để nâng giá trị gia tăng nông sản trong phát triển kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm các nước cho thấy, du lịch sinh thái nông thôn có thể tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, tạo việc làm dịch vụ và nâng cao chất lượng nông nghiệp.

Như vậy, nếu Hà Nội xây dựng được một hệ thống dịch vụ phục vụ cho nông thôn vùng châu thổ sông Hồng thì đây là một cơ hội việc làm rất phong phú, có thể giải quết việc làm cho nông dân làm nông nghiệp và khu vực dân cư có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 84)