- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao
3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm
Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm Thành phố cần:
Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm để tránh sự cạnh tranh không cần thiết và lãng phí. Hiện nay, thành phố có 20 trung tâm dịch vụ việc làm gồm: Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Hà Nội, Thành đoàn, Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội, Tổng liên đoàn lao
động thành phố, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hội nông dân... Để đảm bảo cho các trung tâm này hoạt động có hiệu quả, thì mỗi trung tâm này cần có hệ thống chân rết ở các cụm xã, các xã, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, để nắm được thông tin đầy đủ, nhanh nhạy, đáng tin cậy về cả hai bên cung và cầu lao động kịp thời đáp ứng nhu cầu của các bên.
Cùng với việc hình thành hệ thống chân rết nói trên Hà Nội còn có trung tâm giới thiệu việc làm của thành phố, Trung tâm giới thiệu việc làm của Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Trung tâm này ngoài chức năng giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin học nghề người tìm việc - việc tìm người cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, hàng năm nâng quy mô dạy nghề lên, từ 30.000 lên 50.000 học sinh học trình độ sơ cấp nghề. Ngoài ra, Thành phố còn đầu tư nâng cấp 5 trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm còn tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp với quy mô 10.000 đến 15.000 học sinh/trung tâm/năm.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thông thông tin thị trương lao động thành phố.
Hàng năm, thành phố không chỉ thực hiện nghiêm túc Quyết định số 385/TTg ngày 6 - 6 - 1997 của Chính phủ về điều tra lao động việc làm, mà còn cần tiến hành thêm các cuộc điều tra sau:
+ Điều tra chuyên đề về việc làm ở khu vực nông thôn về thời gian làm việc của lao động nông thôn. Công việc này được tiến hành hàng năm trên địa bàn thành phố, với quy mô điều tra khoảng 50.000 hộ nông dân.
+ Điều tra tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
+ Điều tra tình hình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề.
+ Điều tra tình hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm. + Điều tra tình hình lao động ở các địa phương.
Trên cơ sở các số liệu điều tra, Thành phố đã có Website về thông tin thị trường sức lao động của Thành phố.
+ Yêu cầu doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo thống kê tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động, tình hình thực hiện các chính sách đối với người lao động.
+ Yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư để nắm được kế hoạch sử dụng lao động, thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, thời gian tuyển để người lao động được rõ, ngăn chặn kịp thời nạn môi giới, cò lao động. Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của thành phố hàng quý và 6 tháng phải thu thập thông tin về thị trường sức lao động, báo cáo về Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố cho hướng giải quyết. Các thông tin về thị trường sức lao động phải được công bố công khai, rõ ràng, thường xuyên để mọi người lao động, mọi cơ sở sử dụng lao động được biết. Xử lý kịp thời các trường hợp bưng bít thông tin để cò mồi, lừa đảo người lao động.