Tình hình việc làm giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 56)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

2.2.3.Tình hình việc làm giai đoạn 2006-

* Tình hình việc làm: Số lao động có việc làm ở thành thị và nông thôn Hà Nội trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Việc làm phân theo thành thị và nông thôn

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

T. thị N. thôn T. thị N. thôn T. thị N. thôn Tổng số người 1196133 1757283 1.284.916 1841401 1354276 1960967 So với tổng số chung % 40,5 59,5 41,1 58,9 40,85 59,15 1. Nông, lâm, ngư nghiệp người 87437 1344497 78765 1381050 70557 1441899 So với tổng số khu vực % 7,31 76,51 6,13 75,00 5,21 73,53 2. Công nghiệp xây dựng người 635983 268512 692826 292230 732934 332383 So với tổng số khu vực % 53,17 15,28 53,92 15,87 54,12 16,95 3. Dịch vụ người 472711 12912 513323 169119 552002 186684 So với tổng số khu vực % 39,52 8,21 39,95 9,13 40,76 9,52 Nguồn: [12, tr.38-39].

Qua bảng 2.5 ta thấy: Lao động có việc làm thường xuyên ở Hà Nội năm 2010 là 3.315.333 người chiếm tỷ lệ 73,5% trong đó ở nông thôn 1.960.976 người, chiếm 59,15%. Qua khảo sát 3 năm gần đây cho thấy: Trong tổng số việc làm chung của cả Thành phố, tỷ trọng việc làm ở khu vực thành thị có xu hướng tăng, tỷ trọng việc làm ở nông thôn có xu hướng giảm. Điều

này phản ánh xu thế gia tăng của quá trình đô thị hóa. Năm 2006 lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 76,51%, đến năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 73,53%. Lao động công nghiệp xây dựng ở khu vực nông thôn 15,28% năm 2006 lên 16,95% năm 2010; Lao động dịch vụ tăng từ 8.2% năm 2006 lên 9,52% năm 2010.

Từ sự phân tích trên cho thấy lao động ở nông thôn Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây là khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyên nhân của tình trạng trên là trong những năm gần đây, Hà Nội đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Thành phố cũng đã tích cực nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành nông nghiệp, nói riêng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên tất yếu dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động; việc chuyển một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động ở nông thôn di cư ra thành thị kiếm việc làm, do đó tỷ lệ việc làm ở khu vực thành thị liên tục tăng còn ở nông thôn giảm xuống. Bên cạnh đó, cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn, một số hộ nông dân nằm gần các trục đường giao thông có cơ hội chuyển sang buôn bán, làm các lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp.

Thứ hai, việc làm ở nông thôn Hà Nội đang có chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH của cả nước: việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn đang có xu hướng giảm dần (năm 2006 chiếm 76,51%, đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 73,53 %. Việc làm trong ngành công nghiệp, xây dựng ở khu vực nông thôn tăng từ 15,28% năm 2006 lên 16,95% năm 2010. Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 8,21% năm 2006 lên 9,25% năm 2010.

Qua sự phân tích trên cho thấy lao động ở nông thôn Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây là những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 56)