Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển giáo dục, tăng cường công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 96)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển giáo dục, tăng cường công tác đào tạo nghề

cường công tác đào tạo nghề

So với các địa phương khác, Hà Nội có lợi thế về con người, nguồn nhân lực. Tỷ lệ lực lượng qua đào tạo đạt trên 45% so với tổng số lực lượng lao động năm (2008). Hà Nội chiếm 65% số giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ so với tổng số nhà khoa học trong cả nước. Trên địa bàn Hà Nội hiện đang tập trung 50 trường đại học, 29 trường cao đẳng, 45 trường trung cấp chuyên nghiệp, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học.

Xét trong lĩnh vực đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Hà Nội là một trong những trung tâm lớn nhất, chiếm trên 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước.

Số lượng trường và cơ sở đào tạo nghề của Hà Nội trong 10 năm qua tăng khoảng 10 lần từ 21 trường và cơ sở đào tạo năm 2000 tăng 279 trường

Số lượng học sinh trong các trường và cơ sở đào tạo nghề của Hà Nội của thời điểm trên cũng tăng 8 lần từ 13.000 học sinh tăng lên 117.000 học sính.

Nhằm phục vụ chủ trương chuyển dịch sang các ngành dịch vụ cao, chất lượng cao, trong những năm qua, Hà Nội ưu tiên đầu tư và chú trọng phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí, điện, điện tử và tin học. Đặc biệt, Hà Nội đầu tư hai trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao với quy mô trang thiết bị hiện đại là Trường Đào tạo Trung tâm Kỹ thuật cao Tây Mỗ (Từ Liêm) và Trường Đào tạo Kỹ thuật cao Việt - Hàn (Đông Anh), mỗi năm đào tạo khoảng 2500 đến 3000 công nhân có kỹ thuật cao phục vụ cho các doanh nghiệp của Hà Nội và các doanh nghiệp khác trên địa bàn toàn quốc.

Xét về chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt với nguồn lao động chất lượng cao trong các trường và các cơ sở đào tạo của Hà Nội tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, trong đó tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm đạt trên 75%, một số trường và cơ sở đào tạo đạt trên 100%. Theo đánh giá của cơ sở, doanh nghiệp tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao từ các trường, các cơ sở đào tạo Hà Nội thông qua kết quả điều tra xã hội học năm 2009 cho thấy 30% số lao động đạt loại khá giỏi, 59% số lao động đáp ứng được các công việc theo yêu cầu của cơ sở doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là một trong những trung tâm lớn của cả nước phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng trưởng chung của Thủ đô. Để nguồn lao động Hà Nội có thể đáp ứng được những vấn đề mới đang đặt ra trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, yêu cầu cấp bách đang đặt ra đối với nguồn lao động này đi liền với đổi mới giao dục và đào tạo, trọng tâm là nâng cao chất lượng của người lao động đáp ứng những yêu cầu phát triển mới, bao gồm: trang bị những tri thức hiện đại, vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn, khả năng sáng tạo trong công việc, năng động, dám đương đầu với những rủi ro, có thể chất tâm hồn lành mạnh, có lòng yêu tổ quốc, yêu lao động.

Để tạo sự chuyển biến có tính quyết định trong phát triển nguồn nhân lực tại Hà Nội, giải pháp trung tâm mang tính đột phá trong giai đoạn hiện nay là tái cấu trúc để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các cơ sở đào tạo hiện có, trước hết là các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự quyết về chương trình và nội dung đào tạo của họ; tạo thuận lợi cho phát triển hệ thống các trường tư thục, kể cả các cơ sở có yếu tố nước ngoài, tăng cường liên kết giữa đào tạo và các cơ sở tuyển dụng. Cần quán triệt tinh thần của Pháp lệnh thủ đô trong việc đầu tư xây dựng một số trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chất lượng cao đạt tiêu chuẩn khu vực.

Phát triển hệ thống đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, đa dạng hóa mô hình đối tượng đào tạo.

Tập trung mạnh vào việc đầu tư cho hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, kể cả các hình thức cho thuê máy móc hiện đại phục vụ giảng dạy. Tăng cường liên kết với các đơn vị sử đụng lao động để xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập. Tiến tới mỗi trường THCN có một cơ sở đạt chuẩn quốc gia và khu vực.

Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết đào tạo giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp để tạo hiệu quả tối ưu trong đào tạo, đồng thời tranh thủ được mọi nguồn đầu tư.

Đổi mới các hình thức dạy nghề hiện nay, đẩy mạnh hình thức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của từng đơn vị, đa dạng hóa các đối tượng đào tạo, nâng cao cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trường dạy nghề. Xây dựng trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao, cụm trường THCN, dạy nghề. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề với các đối tượng nông thôn, người nghèo, diện giải phóng mặt bằng.

Chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác không ngừng tăng lên, song vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề trên địa bàn toàn thành phố tăng dần qua các năm. Nếu như giai đoạn 2001 - 2005 tổng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề là 1608,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi 321,76 tỷ đồng, thì từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2008 tổng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề đã đạt 1.167,3 tỷ đồng, bình quân mỗi năm ngân sách nhà nước chi 389,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề trong tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo lại có xu hướng giảm đi. Nếu như giai đoạn 2001 - 2005 bình quân tỷ trọng chi cho đào tạo nghề chiếm 16,81% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo, thì đến giai đoạn 2006 - 2008 tỷ trọng này là 12,47% giảm 4,34%. Tổng chi ngân sách nhà nước cho những hoạt động trực tiếp đào tạo nghề cho nông thôn ngoại thành từ 2001 đến 2008 là 425,29 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 149, 645 tỷ đồng. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước: đào tạo nghề trực tiếp của nông thôn ngoại thành, chi đầu tư nâng cấp, củng cố, mở rộng công tác đào tạo nghề cho nông thôn ngoại thành và chi hoạt động cho các cơ sở đào tạo nghề chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 38 - 44% trong giai đoạn 2005 - 2008). Trong cơ cấu nguồn chi thường xuyên cho công tác đào tạo nghề các nghề mới trên địa bàn toàn thành phố, tỷ lệ đóng góp của người học là 42,8% và tỷ lệ đóng góp từ ngân sách nhà nước chiếm 45,1% giai đoạn 2001 - 2005 và tương ứng là: 43% và 34,26% cho giai đoạn 2006 - 2008 (với các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc Sở Lao động - Thương binh xã hội Hà Nội, cùng tỷ lệ trên là 20,45% và 79,55%; 21,2% và 77,8%). Tương ứng nguồn thu học phí của các trường Trung ương lớn hơn các trường địa phương. Với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, hầu

như không có sự hỗ trợ từ ngân sách mà chủ yếu là từ nguồn đóng góp của người học.

Nguồn thu từ học phí là nguồn đóng góp quan trọng và ngày càng tăng. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, giai đoạn 2000 - 2005 đóng góp của người học nghề của nông thôn ngoại thành bình quân mỗi năm đạt 25,111 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2008 tăng lên 50,114 tỷ đồng, nâng tổng số đóng góp của người học cả hai giai đoạn lên 257,897 tỷ đồng, trung bình mỗi năm đóng góp 37,613 tỷ đồng; đóng góp của người học nghề chuyển đổi nghề nghiệp do họ bị thu hồi đất canh tác giai đoạn 2001 - 2008 đạt 49,96 tỷ đồng bình quân mỗi năm đóng góp 6,245 tỷ đồng.

Đầu tư cho đào tạo nghề của nông thôn ngoại thành từ các nguồn lực khác như: doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức, cá nhân hay các tổ chức nước ngoài. Nếu như giai đoạn 2001 - 2005 tổng nguồn tài chính huy động được từ nguồn này là 11,5 tỷ đồng trung bình 2,3 tỷ đồng năm, thì đến giai đoạn 2006 - 2008 tổng nguồn tài chính huy động đã đạt được 25 tỷ đồng năm tăng 0,95 tỷ đông so với giái đoạn 2001 - 2005; nâng tổng số đóng góp từ nguồn khác trong hai giai đoạn lên 21,25 tỷ đồng, trung bình 2,775 tỷ đồng/năm.

Mặt khác, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo nghề trong tổng số chi ngân sách địa phương rất nhỏ. Nếu như giai đoạn 2001 - 2005, chi ngân sách cho đào tạo nghề chiếm 3,35% trong chi ngân sách địa phương thì đến giai đoạn 2006 - 2008 tỷ lệ này còn 2,84%; tính bình quân cả hai giai đoạn, chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề toàn thành phố chiếm xấp xỉ 3% tổng chi ngân sách địa phương. Chi thường xuyên có tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách cho đào tạo nghề của thành phố chiếm xấp xỉ 50%. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi thường xuyên, chi lương và các khoản phụ cấp theo lương thưởng chiếm từ 50 đến 60% tổng chi thường xuyên. Với mức chi này, các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu hụt nghiêm trọng về kinh phí đầu tư

chi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ có ý nghĩa quan trọng mang tính chất đặc thù đối với đào tạo nghề.

- Mức hỗ trợ trực tiếp cho đào tạo nghề quá thấp và chưa đa dạng, khiến đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dạy nghề.

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội được nâng dần từ 25.000 đồng/m2 - (năm 1998 lên 35.000 đồng/m2 (năm 2003); mức hỗ trợ tính theo số lượng học viên thực tế tốt nghiệp khóa học nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1.500.000 đồng người khóa học. Theo Quyết định số 137/2007 QĐ - UB ngày 30 -11-2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thay thế Quyết định số 26/2005/QĐ - UB ngày 18 - 5 - 2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố, thực hiện Luật đất đai 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 3 - 12 - 2004 và các nghị định khác của Chính phủ, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ học nghề giải quyết lao động việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất, thì mức hỗ trợ ổn định đời sống là 350.000 đồng/m2, hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp là 300.000 đồng/m2. Ngoài ra Quyết định số 99/2003 QĐ - UB ngày 21 - 8 - 2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố cũng quy định các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn khi sử dụng đất nông nghiệp phải thu hút 10 lao động/1ha đất canh tác bị thu hồi. Đặc biệt, ngày 22 - 12 - 2008, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 58/2008/QĐ - UB về việc ban hành điều lệ quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề dành cho các đối tượng trong độ tuổi lao động đang hoặc chưa theo học ở các cấp trình độ sơ, trung, và cao đẳng nghề tại các cơ sở học nghề hợp pháp, nằm trong độ tuổi lao động, có hộ khẩu tại Hà Nội, thuộc các gia đình có trên 30% đất canh tác chỉ áp dụng một lần khi bị thu hồi đất. Mức hỗ trợ không quá 6 triêu đồng/thẻ học nghề/khóa học dành cho việc chi trả học phí học nghề các cấp trình độ ở

các cơ sở dạy nghề được Nhà nước cho phép hoặc các doanh nghiệp cam kết tuyển dụng lâu dài tự tổ chức đào tạo, tạo nghề cho người được tuyển dụng

Trong giai đoạn 2005 - 2008 tổng số nông dân ngoại thành được đào tạo nghề là 161310 lượt người. Trong đó, các cơ sở đào tạo nghề Hà Nội đào tạo được 44.930 người các cơ sở đào tạo nghề Trung ương đào tạo được 116.380 người. Đào tạo nghề ngắn hạn trong cả giai đoạn là 104.760 người. Nếu như tính năng lực đào tạo nghề bình quân cho nông thôn ngoại thành Hà Nội trong một năm thì mỗi năm đào tạo được 25.890 người; trong đó, đào tạo nghề cho nông thôn ngoại thành Hà Nội là đào tạo nghề ngắn hạn.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề:

Đối với đào tạo nghề dài hạn cho nông dân ngoại thành, các cơ sở đào tạo nghề của Hà Nội chỉ đáp ứng được 39,31%; các cơ sở đào tạo nghề Trung ương chỉ đáp ứng được 27,28% so với mức chung về đào tạo nghề dài hạn toàn thành phố Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, hiện nay mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố gồm có 230 cơ sở với nhiều loại hình đào tạo nghề thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, việc phân bố cơ sở dạy nghề trên địa bàn 14 quận huyện lại không đồng đều. Nếu chỉ tính riêng khu vực ngoại thành, cơ sở đào tạo nghề hiện nay là 42 trong tổng số 230 cơ sở đào tạo nghề toàn thành phố, chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 18,26%. Hà Nội chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao, đa số các cơ sở đào tạo nghề đều nằm trong tình trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị phục vụ cho đào tạo thiếu và lạc hậu. Chất lượng đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề nhìn chung còn hạn chế. Chương trình nội dung đào tạo còn nhiều bất cập, đặc biệt là hạn chế trong cập nhập kiến thức mới, công nghệ mới, phù hợp với xu hướng đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực và thế giới. Để khắc phục tình trạng

+ Ngân sách Nhà nước cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản về nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách, người nghèo và đối tượng thuộc diện hỗ trợ. Ưu tiên chi ngân sách Nhà nước trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo nghề mang tính chất hàng hóa công cộng như: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường học, đầu tư mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập. Đối với quỹ hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất canh tác, học nghề cần phải tăng dần tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước làm cho quỹ trở thành quỹ tài chính lớn mạnh. Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề của người dân bị thu hồi đất canh tác trong tổng ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề của thành phố trong giai đoạn tới. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề của người dân bị thu hồi đất canh tác, cần chú trọng đặc biệt tới tăng dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư ngắn hạn như hiện nay.

+ Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề. Khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được quản lý như bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác.

+ Cần có chính sách phát triển, mở rộng quy mô đào tạo và tạo nguồn thu lớn ngoài ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo nghề. Khuyến khích

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)