Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 59)

- Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao

2.2.4.Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm

Bảng 2.6: Tình hình thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn Thành phố Hà Nội

Tiêu chí Đơn vị tính 2004 2006 2008 2010 Lực lượng lao động ở nông thôn Người 1767236 1952328 2136721 2363212 Lực lượng lao động ở nông thôn có việc làm Người 1558349 1713168 1920485 2097351 Lực lượng lao động ở nông thôn thất nghiệp Người 208887 239160 216236 265861 Tỷ lệ thất nghiệp % 11,82 12,25 10,12 11,25 Nguồn: [38, tr.19-20].

Qua bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2010 là 11,82%, tăng lên 12,25% năm 2006, nhưng lại có xu hướng giảm xuống vào năm 2008 là 10,12% và lại tăng trở lại vào năm 2010 với 11,25%.

Qua thực tế ở Hà Nội lực lượng lao động ở nông thôn có nguy cơ thất nghiệp cao hơn so với lực lượng lao động ở thành thị. Thực tế tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp của lực lượng lao động ở nông thôn cũng

ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người lao động, lãng phí nguồn lực lao động xã hội ở khu vực này.

Bảng 2.7: Tình hình thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Hà Nội

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

6.02 5,76 5, 52 5,27 5,05

Tỷ lệ sử dụng thời gian trong khu vực nông thôn

75,18 76.15 75,46 75,76 76,7

Nguồn: [38, tr.21-22]

Bảng số liệu 2.7 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu hướng giảm từ 6,02% năm 2006, xuống 5,52% năm 2008 và đến năm 2010 con số này xuống chỉ còn 5,05%.

Như vậy, từ năm 2006 đến năm 2010 thông qua chương trình giải quyết việc làm của Hà Nội đã tạo việc làm mới và làm thêm cho 567000 lượt người, với tỷ lệ này đã nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 75,18 (năm 2006) lên 76,7% (bảng 2.7) và góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động của Hà Nội (lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ).

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động thường xuyên ở các hộ điều tra trong 12 tháng qua (năm 2010)

Huyện Tổng số hộ điều tra (hộ) Tổng số lao động (người) Tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế (người) Tổng số ngày thực tế làm việc 12 tháng qua Tổng số ngày có nhu cẩu làm thêm (ngày) Tổng số ngày thực tế làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm Tỷ lệ thời gian thực tế được sử dụng (%) Phúc Thọ 190 564 515 129.654 20. 532 140.398 85,42 Ba Vì 110 271 251 58. 898 11.876 70. 675 83,3 Quốc Oai 99 235 218 49.232 16.435 65. 657 74,7 Tổng số 399 1070 984 237.784 48.843 276.730 81,14 Nguồn: [38, tr.25-26].

Bảng 2.8 cho ta thấy, vùng đồng bằng (đại diện là huyện Phúc Thọ), có tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (85,42%) cao hơn các huyện khác (đại diện là huyện Ba Vì: 83,3% và Quốc Oai: 74,7%).

Qua phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn Hà Nội trong những năm qua nổi lên một số đặc điểm sau:

- Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn Hà Nội tuy có tăng, giảm song không biến động không nhiều và còn ở mức cao.

- Số người thiếu việc làm ở nông thôn còn rất lớn, độ tuổi có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất là 15 - 24 tuổi, 25 - 34 tuổi.

- Mỗi năm dân số và lao động tăng thêm 220.000 người đây là khó khăn trong giải quyết việc làm của Hà Nội. Mặc dù hàng năm vẫn có một

lượng việc làm mới đáng kể được tạo ra song với sự gia tăng về lao động này, tỷ lệ thất nghiệp hầu như không giảm.

- Trên 75% dân số và lao động sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, trình độ mọi mặt nhìn chung còn thấp so với thành thị. Trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng lao động ở nông thôn được nâng lên, nhưng trình độ chuyên môn còn thấp và được phân bố không đều giữa các vùng.

Hậu quả của tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm:

- Theo kết quả điều tra từ phiếu điều tra của 3 huyện bảng (2.8), 100% hộ có lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm đều dẫn đến đói nghèo và những hộ giàu đều có đủ việc làm. Để lý giải vấn đề này cần phải làm rõ thực trạng của lao động ở nông thôn Hà Nội thì phần lớn số lao động ở nông thôn là lao động chưa được đào tạo nghề nên chưa tìm được việc làm, còn lại số đông là lao động thuần nông nên không thể thay đổi công việc ngay lập tức được. Tuy vậy, trong thời gian qua cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn một số khu công nghiệp được mở rộng tới nông thôn như ở Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Điều đó đang đặt ra những thách thức với lao động nông thôn là trình độ của họ chưa đáp ứng được đòi hỏi của các khu công nghiệp nên ít có cơ hội tham gia thị trường lao động. Kết quả là số lao động này phải tìm đến những công việc nặng nhọc, có thu nhập thấp, hoặc làm các công việc giản đơn hoặc không có việc làm.

Do tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mức thu nhập của lao động nông nghiệp thường chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Do đó họ không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Hơn nữa, tác động của yếu tố học vấn cũng ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dạy con cái.

Khi hết mùa vụ trong thời gian rảnh rỗi, có đến 45% số lao động là nam giới có độ tuổi từ 18 đến 50, rời làng quê ra thành thị tìm thêm việc làm tăng

những người nghèo, mất ruộng đất tự tìm việc để duy trì và nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình họ. Vì vậy, việc lao động nông thôn di cư đi nơi khác nhìn chung đều góp phần cải thiện đời sống, giảm bớt đói nghèo và sức ép về lao động, việc làm, thu nhập và các nhu cầu khác cho khu vực nông thôn.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, di chuyển lao động tự do ở nông thôn đang gây ra một số tác động tiêu cực. Do phần lớn số lao động nông thôn không qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật nên hầu hết lực lượng này chấp nhận làm các công việc đơn giản, nặng nhọc (thơ xây, đạp xích lô, cửu vạn, bốc vác...). Do xuất thân từ nền sản xuất nông nghiệp lại mang lối sống tự do, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lực lượng lao động này có những thói quen tùy tiện làm phức tạp thêm trật tự an ninh xã hội, dễ mắc các tệ nạn xã hội.

Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thực trạng việc làm của người lao động nói chung và người lao động ở nông thôn nói riêng, chúng ta thấy rằng trong những năm qua tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn Hà Nội có nhiều chuyển biến góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động nông thôn. Tuy nhiên đến năm 2010 số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn Hà Nội vẫn còn chiếm số lượng tương đối lớn. Số người thiếu việc làm ở nông thôn là 265861 người, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn còn thấp so với nhiều tỉnh khác trong vùng (khi tính toán số liệu gồm tỉnh Hà Tây cũ) với tỷ lệ 76,7%. Sở dĩ còn tồn tại tình trạng đó là do những nguyên nhân sau đây:

Một là, lực lượng lao động ở nông thôn Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa ổn định. Tình trạng lao động dôi dư còn tồn tại ở nhiều địa phương do có tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ thương mại, chế biến lương thực,

thực phẩm. Đối tượng lao động này do chưa được đào tạo nghề, chưa biết việc một cách thuần thục; do trình độ học vấn còn hạn chế nên không có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nên gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm việc làm.

Hai là, quỹ đất ở một số vùng nông thôn đã bị thu hep do nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, đất ở các khu vực nông thôn phục vụ cho nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là tất yếu, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng việc thu hẹp đất ở khu vực nông thôn đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã làm nảy sính nhiều vấn đề kinh tế xã hội bức bách ở nhiều địa phương, trong đó nổi cộm là vấn đề việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất. Kết quả điều tra tình hình nông dân mất đất do đô thị hóa và phục vụ các công trình phúc lợi từ năm 2006 đến năm 2010 được phân tích qua bảng 2.9. Từ năm 2006 đến năm 2010, Hà Nội đã có 178205 hộ có diện tích bị lấy ra để sử dụng với mục đích khác và số diện tích đất thu hồi lên đến 5201 ha dẫn đến 197000 lao động nông nghiệp bị mất việc, bình quân 1 ha diện tích đất bị thu hồi sẽ làm cho 20 lao động bị mất việc.

Khi những lao động nông thôn bị thu hồi đất, họ có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ dẫn tới hàng chục nghìn người, chủ yếu là nông dân không có hoặc thiếu việc làm, không có hoặc giảm thu nhập. Điều đáng chú ý là trong số những người mất việc này, nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất là từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) là nhóm người gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề mới. Đa số các hộ dân nằm gần các trục giao thông chính phải chuyển sang buôn bán, chạy chợ, làm thêm nhiều việc như vận tải, thợ mộc, thợ nề... và số khác

Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, tại các vùng bị thu hồi đất do đô thị hóa và xây dựng khu công nghiệp ở Hà Nội tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, không có chuyên môn rất cao là 76,2%, tỷ lệ lao động không có việc làm trước khi thu hồi đất là 4,7% đã tăng lên 12,4% sau khi thu hồi đất, số người không có việc làm tăng, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi, số người chuyển sang buôn bán tăng 2,72%, làm xe ôm tăng 3,64%, số người làm công việc khác tăng 4,1%, trong khi số người gắn với các khu công nghiệp chỉ tăng 2,97%.

Bảng 2.9: Tình hình nông dân mất đất do đô thị hóa và phục vụ các công trình kinh tế, phúc lợi thành phố Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Số lượng

1 Tổng số hộ có diện tích đất bị lấy Hộ 178205

2 Tổng số diện tích bị lấy Ha 5201

3 Tổng số lao động bị mất việc do thu hồi đất

Trong đó: Lao động 197000

- Số lao động đã bố trí được việc làm mới Lao động 59100 - Số lao động đang được đào tạo chuyển

đổi nghề Lao động 99262

- Số lao động thất nghiệp không bố trí được

việc làm Lao động 60138

Nguồn: [30, tr.31-32].

Ba là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, dẫn đến phân công lao động chưa hợp lý, phần lớn lao động ở nông thôn gắn với lĩnh vực nông nghiệp là chính. Còn đối với khu vực dịch vụ và việc phảt triển tiểu thủ công nghiệp tuy đã hình thành và phát triển ở một số khu vực nhưng nhìn chung thu nhập cho người lao động vẫn còn thấp nên tỷ lệ số giờ làm việc vẫn chưa cao đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Hà Nôi.

Bốn là, công tác đào tạo nghề của Hà Nội hiện nay còn nhiều bất cập, cơ cấu ngành chưa hợp lý, chưa thực sự gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm. Vì thế người lao động còn nhiều khó khăn, lúng túng trong định hướng lựa chọn ngành nghề nhất là đối với lực lượng lao động trẻ ở nông thôn. Việc dạy nghề vẫn nặng về lý thuyết sách vở chưa gắn với yêu cầu của thị trường, các cơ sở đào tạo còn chú trọng dạy "cái ta có" chứ chưa chú ý đến "dạy cái thị trường cần". Chất lượng giáo dục tại nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, do chưa gắn với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại. Tình trạng trên cũng do nguyên nhân là do các trường này thiếu trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học, thiếu kinh phí, thiếu thầy giỏi, địa điểm tổ chức lớp không thuận tiện cho việc đi lại của học viên. Trong thời gian từ năm (2006 - 2010) tại Hà Nội lực lượng lao động ở nông thôn mỗi năm được đào tạo 25.980 người trong đó đào tạo dài hạn là 8050 người. Việc đào tạo nghề cho lao động ngoại thành chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn và số lao động này cũng chỉ tìm kiếm được việc làm khoảng 3500 người mỗi năm.

Năm là, kỹ năng và kiến thức làm ăn của người lao động nhất là người lao động ở khu vực nông thôn chưa theo kịp những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường. Đây là lực lượng lao động chịu rủi ro cao lại thường xuyên chịu thua thiệt trong cạnh tranh. Cơ hội để họ đứng vững và phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề là rất khó nên đa phần lực lượng lao động ở khu vực này là làm nông nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

Khả năng phát triển kinh tế xã hội, tạo mở việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. Do trình độ và khả năng nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, tiềm năng vốn, quy mô và trình độ phát triển, thị trường hạn hẹp do mức sống của người dân nói chung còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát

nghiệp. Những dự án đầu tư cho nông thôn thường là những dự án nhỏ. Chính vì vậy, vẫn chưa thu hút được nhiều lực lượng lao động cho khu vực này.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 59)