Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 35)

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, với tổng diện tích đất tự nhiên 1.371 km2. Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc để trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước về thu hút đầu tư phát triển Công nghiệp cả trong và ngoài nước. Tính đến hết tháng 6/2010 đã có 635 dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc, với tổng số vốn đầu tư trên 1 tỷ USD và gần 25.000 tỷ đồng Việt Nam. Nhờ đó, kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh. Trong những năm qua, tính từ năm (2006 - 2010) tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản lượng nội tỉnh bình quân là 18,84%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng 48,3%; dịch vụ 37,7%; nông nghiệp 14,0%.

Trong quá trình phát triển công nghiệp, xây dựng các KCN, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Vĩnh Phúc phải chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ cho thực hiện mục tiêu này. Điều đó gây ảnh hưởng đến việc làm của hàng chục nghìn lao động. Theo tính toán của Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc, từ 1997 đến nay, Vĩnh Phúc đã thu hồi gần 5.000 ha đất, trong đó trên 70% là đất nông nghiệp để thực hiện 619 dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Các huyện, thị có diện tích đất thu hồi lớn là: Mê Linh 1.300 ha, Vĩnh Yên 1.100 ha, Phúc Yên 700 ha, Bình Xuyên 450 ha. Có trên 20.000 hộ có đất phải thu hồi trong đó có khoảng 10.000 hộ có diện tích thu hồi chiếm hơn 1/3 diện tích hộ đang sử dụng.

Là tỉnh có mật độ dân số cao so với bình quân chung cả nước, lại có diện tích đất canh tác bình quân trên một người rất thấp (chưa đầy 400m2), nên số lao động dư thừa trong nông nghiệp vốn đã cao, nay ở những địa phương dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị lại càng cao hơn.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh năm (2009), có tới 50.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 45.000 lao động thiếu việc làm hoặc mất việc làm khi nhà nước thu hồi đất.

Tỉnh ủy và uỷ ban nhân dân tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm của người lao động nông thôn, như:

- Triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng giai đoạn 2006 - 2010; chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và giai đoạn 2006 - 2010;

- Ra Quyết định số 4118/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động; Quyết định số 2968/QĐ-UB ngày 11-8-2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh; Nghị quyết số 15/2004/NQ - HĐND ngày 25-5-2002 của hội đồng nhân dân tỉnh về việc bố trí đất sử dụng làm dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp; Quyết định số 340/QĐ - UBND ngày 30-1-2007 về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động xã Quang Minh; Nghị quyết số 05/2005/NQ - HĐND ngày 22-7-2005 của hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động nông nghiệp, nông thôn. Thông qua phát triển các khu công nghiệp tập trung để đẩy mạnh CNH, HĐH, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV (năm 2005) của tỉnh khẳng định hướng đi và nhấn mạnh trọng tâm vào phát triển các KCN, cụm công nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2015, Vĩnh Phúc cơ bản

Với hướng đi đó, đến năm 2007 toàn tỉnh đã có 15 khu và cụm CN tập trung với 218 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (139 dự án DDI và 79 dự án FDI). Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành được một số ngành CN quan trọng mũi nhọn như: cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, dệt may, giày da… sự phát triển mạnh của CN (đặc biệt là các KCN, cụm CN) đã thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp sang. Tính đến hết năm 2007 các doanh nghiệp của tỉnh đã thu hút 80.054 lao động, trong đó có 58.490 lao động là người Vĩnh Phúc. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, theo báo cáo của các doanh nghiệp các dự án mới đã tạo việc làm cho 4.201 lao động, gồm 2.000 lao động làm việc tại các dự án FDI và 2.201 lao động làm việc tại các doanh nghiệp DDI. Tính đến hết tháng 6/2008, số lao động làm việc trực tiếp tại các dự án là 43.514 người, trong đó 28.500 người làm việc ở các dự án FDI và 15.014 người làm việc ở các dự án DDI.

Cùng với việc tập trung phát triển các ngành CN hiện đại, Vĩnh Phúc còn đặc biệt chú trọng phát triển tiểu thủ CN và làng nghề, đã quy hoạch tổng thể các cụm CN, làng nghề, tiểu thủ CN trên địa bàn 5 huyện, quy hoạch chi tiết một số cụm làng nghề, xây dựng đề án phát triển cụm CN, làng nghề, tiểu thủ CN nông thôn. Tỉnh còn bố trí ngân sách hỗ trợ cho phát triển làng nghề truyền thống. Nhờ đó, nhiều việc làm mới và việc làm thêm cho lao động nông nghiệp được tạo ra, góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành CN.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được quan tâm chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân. để khai thác lợi thế của tỉnh trung du. Vĩnh Phúc rất chú trọng phát triển các vùng chuyên canh như trồng hoa ở Mê Linh, cây ăn quả ở Lập Thạch, Tam Dương; vùng chăn nuôi bò ở Vĩnh Tường, Yên Lạc; đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao như: rau sạch, bò sinh sản, bò sữa, lợn siêu nạc… vào sản xuất. Nhờ

đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh để giải quyết việc làm mới cho trên 32 nghìn lao động.

- Phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nhất là cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, bằng nhiều hình thức đào tạo như dài hạn ở các trường, ngắn hạn ở các trung tâm và đào tạo tại các doanh nghiệp. Cả tỉnh đã đào tạo nghề cho hơn 90.000 lao động. Toàn tỉnh đã có 27 cơ sở dạy nghề, trong đó có 6 trường dạy nghề, 10 trung tâm dạy nghề, 8 trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, 2 trung tâm dịch vụ việc làm và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp có dạy nghề.

Vĩnh Phúc đã ban hành đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các vùng đất dành phát triển CN, dịch vụ và đô thị giai đoạn 2006- 2010. trong đó xác định: cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với sự phát triển các KCN, khu du lịch và KĐT tập trung. Diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp dần đã ảnh hưởng trực tiếp tới một bộ phận lao động nông nghiệp cần được chuyển sang khu vực phi nông nghiệp. Theo Đề án số 1795/UBND ban hành ngày 17/6/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, các lao động này cần phải được đào tạo nghề. Tổng kinh phí để thực hiện đề án là 87 tỷ đồng, trong đó 65% từ nguồn ngân sách địa phương, kế hoạch đặt ra là đào tạo các ngành nghề sau:

Những nghề phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn như: kỹ thuật trồng các loại cây, kỹ thuật nuôi các loại con, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản.

Những nghề dịch vụ phục vụ nông nghiệp như: bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa điện, cơ khí nhỏ. các nghề dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, cắt tóc, trang điểm, nấu ăn…

Những nghề tiểu thủ CN như: thêu ren, mây, tre đan, chạm đá, mộc, mỹ nghệ, cắt may, mộc dân dụng… các nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn đang có nhu cầu tuyển dụng như điện, cơ khí, máy động lực, sửa chữa ô tô, may CN…

Quy mô đào tạo khoảng 23.600 người/năm, trong đó, khoảng 3000 người được đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo cả hệ dài hạn, tập trung tại các trường dạy nghề trung ương; đào tạo hệ dài hạn vừa học nghề vừa học bổ túc văn hóa; đào tạo nghề ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề.

Một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn đã và đang liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kịp thời nắm bắt thông tin để gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Nhờ đó, đã có hơn 30.000 lao động ở độ tuổi 18 - 30 thuộc những hộ dân bị thu hồi đất đã được tuyển vào làm việc trong các nhà máy. Đây chính là một trong những hướng quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đưa lao động nông nghiệp sang CN và dịch vụ [2].

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là hướng quan trọng để giải quyết việc làm được các cấp trong tỉnh chú trọng. Tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động như hỗ trợ kinh phí cho người lao động tham gia giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, học nghề để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với mức 350.000 đồng/người. Riêng đối với lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất được hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Mỗi hộ nghèo được hỗ trợ vay ngân hàng chính sách xã hội 10 triệu đồng cho năm đầu với lãi suất 0,25%/tháng. Ngoài ra, tỉnh còn cung cấp các thông tin về những hợp đồng mà đơn vị xuất khẩu lao động thực hiện như: nước đến làm việc, công việc phải làm, điều kiện làm việc, thu nhập và đời sống khi ở nước ngoài, chi phí phải nộp, những điều kiện để đảm bảo hợp đồng, thời gian xuất cảnh…

- Dành một phần đất dự án hoặc gần sát dự án để phát triển dịch vụ phục vụ cho các KCN, KCX, khu đô thị mới, qua đó tạo mở việc làm cho lao động lớn tuổi, khó có khả năng học nghề. So với nhiều địa phương khác, Vĩnh Phúc đã khá thành công trong việc thực hiện giải pháp này nhờ đó đã giải

quyết việc làm tại chỗ cho số lao động lớn tuổi, khó có khả năng học nghề ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, và chuyển dịch được một bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn sang CN và dịch vụ, đảm bảo đời sống cho người dân các vùng này, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH (Trang 35)