TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Khuyến nông và Phát triển nông thônKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty G
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức
ăn chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed tại Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Ý Lớp: Khuyến nông 45
Thời gian thực hiện: 1 – 6/2015 Địa điểm thực hiện: Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định Giáo viên hướng dẫn : ThS Hoàng Thị Hồng Quế
Bộ môn: Khuyến nông
NĂM 2015
Trang 2Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, trong thời gian qua tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các cơ quan và cá nhân Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể quý thầy, cô giáo khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm huế Chính sự dạy dỗ và chỉ bảo của quý thầy cô trong suốt 4 năm học tại trường đã tạo nền tảng vững chắc về kiến thức để giúp tôi có thể hoàn thiện được đề tài của mình.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Hồng Quế – Người đã hướng dẫn, chỉ bảo và quân tâm sâu sát, nhiệt tình trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình đúng trọng tâm cũng như thời gian quy định.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo công ty Greenfeed Bình Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thu thập được các số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài của mình
Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Trang 31.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 3
2.1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm 5
2.1.1.4 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 6
2.1.2 Những lý luận về thức ăn chăn nuôi công nghiệp 8
2.1.2.1 Khái niệm và vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp 8
2.1.2.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp 9
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 12
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bình Định 14
2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Greenfeed Bình Định 15
2.2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Greenfeed Việt Nam 15
2.2.3.2 Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty 18
2.2.3.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty 19
2.2.3.5 Lao động 20
2.2.3.6 Tình hình vốn của công ty 21
2.2.3.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty 22
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Đối tượng nghiên cứu 25
3.2 Phạm vi nghiên cứu 25
3.3 Nội dung nghiên cứu 25
3.2 Phương pháp nghiên cứu 26
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 26
Trang 43.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 26
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 27
3.2.3.1 Phương pháp phân tích thông tin 27
3.2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 27
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã An Nhơn 28
4.1.1 Vị trí địa lý, hành chính thị xã An Nhơn 28
4.1.2 Điều kiện tự nhiên của Thị xã An Nhơn 29
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
4.2 Thực trạng chăn nuôi lợn và sử dụng thức ăn công nghiệp tại Thị xã An Nhơn 30
4.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn tại thị xã An Nhơn 30
4.2.2 Thực trạng chăn nuôi lợn tại các hộ khảo sát 31
4.2.3 Tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed Bình Định trên địa bàn thị xã An Nhơn 34
4.2.4 Tổ chức tiêu thụ và các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn tại thị xã An Nhơn 35
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định 37
4.3.1 Các yếu tố về phía công ty 37
4.3.2 Các yếu tố từ người chăn nuôi 43
4.3.3 Các yếu tố khác 47
4.4 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thức ăn trên địa bàn An Nhơn, Bình Định 49
4.4.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ 49
4.4.2 Nâng cao công tác quản lý và đào tạo con người 49
4.4.3 Giải pháp về giá 49
4.4.4 Tăng cường xúc tiến bán hàng, hội thảo 50
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
Trang 55.2 Kiến nghị 52TÀI LIỆU THAM KHẢO 53PHẦN VI PHỤ LỤC BẢNG HỎI NÔNG HỘ CHĂN NUÔI 54
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Sản lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 - 2014 13
Trang 6Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi và theo giới tính 20
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất của Thị xã An Nhơn 29
Bảng 4.2 Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu 32
Bảng 4.3 Quy mô chăn nuôi tại các hộ điều tra 33
Bảng 4.4 Khả năng tiêu thụ có liên quan đến sản phẩm 37
Bảng 4.5 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm trong chăn nuôi lợn 43
Bảng 4.6 Quy mô chăn nuôi lợn các hộ điều tra 44
Bảng 4.7 Thông tin về năng lực chủ hộ điều tra 45
Bảng 4.8 Phương thức chăn nuôi theo loại hộ 47
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp 3
Sơ đồ 1.2: Kênh tiêu thụ gián tiếp 4
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Greenfeed Bình Định 19
Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn Công ty Greenfeed Bình Địnhtrên thị xã An Nhơn 36
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.2 Sản lượng Thức ăn chăn nuôi lợn cung ứng thị trường An Nhơn .34Biểu đồ 2.2 Tình hình sử dụng vốn công ty Greenfeed Bình Định 21Biểu đồ 4.1 Số lượng lợn tại thị xã An Nhơn 31Biểu đồ 2.1 Diễn biến số lượng đàn lợn tỉnh Bình Định 14
HÌNH VẼ
Hình 4.1 Bảng đồ vị trí địa lý Thị xã An Nhơn 28
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
KCN : Khu công nghiệp
Trang 9BẢNG TÓM TẮT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giới thiệu đề tài:
Tên đề tài: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn
chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed tại Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Hoàng Thị Hồng Quế.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Ý.
Với vị thế ngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra mộtthị trường rộng lớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho cáccông ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì việccung cấp thức ăn đầy đủ về dinh dưỡng, đảm bảo về chất lượng và số lượng chongành chăn nuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết Từ thực tế đó, nhiều công ty
đã lựa chọn vào ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó cócác công ty 100% vốn nước ngoài như công ty Cargill, CP Group , các công tyliên doanh như Proconco, Guymax , các công ty trong nước như Greenfeed,Lái Thiêu, Dabaco,
Công ty cổ phần Greenfeed Bình Định có vai trò quan trọng trong cungứng nguồn thức ăn chăn nuôi cho người dân chăn nuôi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹthuật trong chăn nuôi, giúp người chăn nuôi chăn nuôi thành công Tuy nhiên,trên địa bàn thị xã An Nhơn nói riêng cũng như tỉnh Bình Định nói chung cóhơn 100 công ty sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi tạo ra sự cạnh tranh gaygắt giữa các công ty thì công ty phải tìm ra cách để nâng cao năng lực cạnhtranh, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên thị trường Vìvậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động sản xuất cũng như các yếu tố ảnhhưởng đến tiêu thụ sản phẩm mang tính cấp thiết Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài trên
Địa điểm nghiên cứu:
Công ty cổ phần Greenfeed Bình Định
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công tyGreenfeed tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thức ăn chănnuôi lợn của công ty Greenfeed
Trang 10Kết quả nghiên cứu:
Công ty Greenfeed Bình Định là một công ty mới thành lập nhưng đã có
có nhiều hình thức và chiến lược kinh doanh khá phù hợp cho thị trường tỉnhBình Định cũng như thị trường miền Trung Sản phẩm thức ăn chăn nuôi củacông ty sản xuất ra là khá đa dạng Hệ thống đại lý phân phối của công tyGreenfeed Bình Định khá đông, sản lượng tiêu thụ của các đại lý vẫn chưa cao.Công ty rất quan tâm, đầu tư cho dịch vụ hỗ trợ trong hoạch động kinh doanhthức ăn chăn nuôi như việc tư vấn thiết kế chuồng trại, tư vấn chăn nuôi, chữabệnh, cung cấp con giống, tinh heo, thuốc thú y và trang thiết bị chuồng trại Đây là một hoạt động mà các công ty thức ăn chăn nuôi khác trên địa bàn tìnhBình Định vẫn chưa làm được, yếu tố này tạo ra sự khác biệt và giúp công tyGreenfeed thành công
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thức ăn chănnuôi lợn của Công ty như giá cả, chất lượng, trình độ quản lý, chương trìnhkhuyến mại, quy mô chăn nuôi Trong đó, giá cả và chất lượng là 2 yếu tố quantrọng nhất, 2 yếu tố mà nhà sản xuất có thể điều chỉnh được, đó là 2 yếu tố màngười chăn nuôi nghĩ tới đầu tiên khi lựa chọn mua sản phẩm Người chăn nuôi
là người trực tiếp lựa chọn sử dụng sản phẩm của Công ty, để người chăn nuôiquyết định lựa chọn sản phẩm thì Công ty cần có những giải pháp, chiến lược,đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi, khi đó mới có thể bán được sảnphẩm, tăng sản lượng cho Công ty
Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi của công tyGreenfeed Bình Định mang lại hiệu quả, là một trong những công ty lớn trên thịtrường Bình Định cũng như của cả nước, ngày càng nâng cao chất lượng sảnphẩm để cung cấp cho thị trường chăn nuôi Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên
ThS Hoàng Thị Hồng Quế Nguyễn Văn Ý
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay chiếm 32% giá trị sản xuất củangành nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Với vị thếngày càng cao trong nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tạo ra một thị trường rộnglớn về nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho các công ty sản xuấtthức ăn chăn nuôi [6] Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì việc cung cấp thức
ăn đầy đủ về dinh dưỡng, đảm bảo về chất lượng và số lượng cho ngành chănnuôi là vô cùng quan trọng và cần thiết Từ thực tế đó, nhiều công ty đã lựa chọnvào ngành sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có các công ty100% vốn nước ngoài như công ty Cargill, CP Group các công ty liên doanhnhư Proconco, Guymax các công ty trong nước như Lái Thiêu, Dabaco
Công ty Cổ phần Greefeed được thành lập vào năm 2003 tại tỉnh Long
An, Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn chănnuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản Tính đến nay, qua hơn 11 năm hoạtđộng, với 5 nhà máy đặt tại Long An, Đồng Nai, Bình Định, Hưng Yên vànước bạn Campuchia, cùng với đội ngũ nhân viên hơn 1.000 người,GreenFeed đã phát triển mạnh mẽ, liên tục, nhanh chóng và bền vững để trởthành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi giasúc, gia cầm và thủy sản với các dòng sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhucầu ngày càng khó của thị trường
Ngày 30/03/2013 Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam chính thứckhánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy Bình Định mới tại Khu công NghiệpNhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định với sự tham dự của Cục Chăn Nuôi Việt Nam,đại diên UBND tỉnh, các ban ngành và hơn 800 quý khách hàng, đại lý BìnhĐịnh là một trong những tỉnh miền Trung có thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt
là trong chăn nuôi Tỷ trọng ngành chăn nuôi đã chiếm gần 51% tổng giá trịnông nghiệp của tỉnh [8] Mặc dù cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không ít.Việc xây dựng một nhà máy mới là với lớn gấp nhiều lần về diện tích, công suấtsản xuất, lẫn số vốn đầu tư so với nhà máy cũ sẽ là cơ hội để Greenfeed BìnhĐịnh dễ dàng tiếp cận với bà con chăn nuôi, mở rộng thị trường, đáp ứng khảnăng cung cấp hàng hóa nhanh nhất đến khách hàng
Trang 12Tuy nhiên, thách thức là trên địa bàn tỉnh Bình Định có rất nhiều công ty
về thức ăn chăn nuôi với sức cạnh tranh rất lớn như CP, PROCONCO, DeHeus, Cargill,…mà Greenfeed Bình Định mới thành lập vào đầu năm 2013.Trong các loại thức ăn chăn nuôi thì thức ăn chăn nuôi lợn được các trang trạimua nhiều nhất, và việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều cácyếu tố, để giúp công ty Greenfeed tìm ra giải pháp mở rộng và phát triển thị
trường tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công tyGreenfeed tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thức ăn chănnuôi lợn của công ty Greenfeed
Trang 13PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng củahàng hóa, là những cách thức, con đường kết hợp hữu cơ giữa người sảnxuất và những người trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển vàphân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng.Trong nền kinh tế thịtrường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau.Tùy theo đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ, quy mô, khả năng của mình màdoanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau
Căn cứ vào quan hệ mua bán, kênh tiêu thụ sản phẩm được chia thànhhai hình thức: kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp
- Kênh tiêu thụ trực tiếp:
Sơ đồ 2.1 Kênh tiêu thụ trực tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm củamình tận tay cho người tiêu dùng cuối cùng Ưu điểm của hình thức này đó
là có hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, doanh nghiệp thường xuyên tiếpxúc trực tiếp với khách hàng nên có thể biết rõ được nhu cầu, xu hướng nhucầu cũng như những nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình từ đótạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh cũng như hoànthiện hơn sản phẩm của mình Tuy nhiên, cách thức phân phối này vẫn cònnhững hạn chế như hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm làm cho tốc
độ tái đầu tư vốn chậm, doanh nghiệp phải có quan hệ với nhiều bạn hàng,thị trường tiêu thụ hẹp
Doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối
cùng
Trang 14- Kênh tiêu thụ gián tiếp:
Sơ đồ 2.2 Kênh tiêu thụ gián tiếp
Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian kinh tế như: bán buôn, bán lẻ, các cấpđại lý, các nhà môi giới Ưu điểm của kênh phân phối này đó là doanh nghiệp có thểtiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thu hồi vốn nhanh, mở rộng thị trường Tuy nhiên,kênh tiêu thụ này làm thời gian lưu thông dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệpkhó kiểm soát các khâu trung gian [1]
2.1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quátrình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là ngườitiêu dùng Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được ngườitiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của họ Sức tiêu thụ của doanhnghiệp được thể hiện ở mức bán ra và chịu sự tác động bởi uy tín của doanh nghiệp,chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiệncủa các hoạt động dịch vụ, giá cả Tiêu thụ sản phẩm thể hiện một cách đầy đủ vềthực trạng hoạt động của doanh nghiệp Có tiêu thụ doanh nghiệp mới thu được vốn,mới có quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo, có vậy, sản xuất mới có thể ổn định
và phát triển Sản xuất hàng hóa có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quảkinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ, ở mức độ nào Mặt khác, tiêuthụ sản phẩm còn thúc đẩy việc doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sảnxuất kinh doanh bởi những đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩmkhông ngừng gia tăng
Doanh nghiệp sản xuấtBán buônBán lẻ
Người tiêu dùngcuối cùngĐại lý Môi giới
Trang 15Đối với xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung và cầu, vìnền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, với những tươngquan tỉ lệ nhất định Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là sản xuất đang diễn ramột cách trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn của thị trường,đồng thời giúp các doanh nghiệp xác định phương hướng, kế hoạch cho những giaiđoạn sản xuất tiếp theo Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêudùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm.Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh củamình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối liên kết kinh
tế giữa các vùng kinh tế trong nước, giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, giảiquyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sốngvăn hoá tinh thần cho người dân, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước vàthực hiện các nghĩa vụ xã hội
Tóm lại, để sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách trôi chảy, liên tục
và đạt hiệu quả cao thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt Vì vậy, việcquản lý hoạt động tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu củadoanh nghiệp [1]
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm
Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thươngmại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá Là cầu nối trung gian giữamột bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hànhquá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phướng sản xuấtkinh doanh cho chu kỳ sau Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết địnhchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năngtài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằmmục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuận
Trong nền kinh tế tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người
ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo
đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối Mặt kháccông tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhucầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng Trong các doanh nghiệp tiêu thụ sảnphẩm đóng vai trò với doanh nghiệp tuỳ thuộc và từng cơ chế kinh tế Trong cơchế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụ sản phẩm được coi là quan trọngbởi vì doanh nghiệp sản xuất ra đến đâu thì phải cố gắng tiêu thụ hết đến đó
Trang 16Xuất phát từ vị trí và vai trò của công tác này đồng thời cả trên các quốc giakhác việc tiêu thụ sản phẩm luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất vàkinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì thếtrước hết muốn vậy, ta phải cần hiểu được về nội dung qua hoạt động của tiêuthụ sản phẩm, điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăngthu nhập và giảm đi các chi phí bảo quản hàng tồn kho Như vậy công tác hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp [1]
2.1.1.4 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
Công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm những nộidung sau:
Điều tra, nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên trong công tác tiêuthụ sản phẩm, đóng vai trò quan trọng hàng đầu với chức năng nhận biết nhu cầu thịtrường, khách hàng và quy mô thị trường Điều tra nghiên cứu thị trường giúp trả lờinhững câu hỏi: Thị trường cần gì? Khối lượng bao nhiêu? chất lượng có thể chấpnhận? Thời gian cần? Giá cả có thể chấp nhận?
Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất: Trên cơ sở củaviệc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhucầu thị trường Sản phẩm thích ứng phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và giá
cả Về mặt số lượng, lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với quy mô thịtrường Về mặt chất lượng, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,phải tương xứng với trình độ tiêu dùng Về mặt giá cả, mức giá cho sản phẩm màdoanh nghiệp đưa ra phải là mức giá được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thờiđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hóa về kho thành phẩm để chuẩn
bị tiêu thụ: Bao gồm các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, đóng gói, Đây làkhâu không kém phần quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo sảnphẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hay không.Đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng là doanh nghiệp đảm bảo chữ tín với kháchhàng, doanh nghiệp cũng hạn chế được những thất thoát, kiểm tra được khả năng sảnxuất của đội ngũ lao động Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệusản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việcquyết định lựa chọn mua hàng của họ Vì vậy doanh nghiệp đảm bảo tốt công táckiểm tra, nghiên cứu, thiết kế bao bì sao cho đem lại hiệu quả cao nhất
Trang 17Định giá và thông báo giá: Mức giá bán phải là mức giá được khách hàngchấp nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Mức giá được khách hàng chấpnhận phụ thuộc vào quy mô cung – cầu, mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng củasản phẩm về giá trị sử dụng, hình thức, chất lượng Mức giá bán phải là mức giá bùđắp được những chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì thếdoanh nghiệp cần phải nắm chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua việchạch toán giá thành Sau khi xác định được mức giá bán hợp lý, doanh nghiệp tiếnhành thông báo giá ra thị trường.
Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ và lựa chọn kênh phânphối: Phân phối hàng hoá là quá trình tổ chức và quản lý việc đưa hàng hoá từnhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng Phân phối hànghoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong cáckhâu của quá trình sản xuất kinh doanh Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, thịtrường, khách hàng và khả năng của mình mà doanh nghiệp sẽ có phương ánphân phối và lựa chọn kênh phân phối hợp lý sao cho số lượng tiêu thụ cao nhấtvới chi phí thấp nhất
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tác động vào tâm lý của khách hàng
để tiếp cận, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tìm ra ưu nhược của sản phẩm thôngqua các phương tiện truyền thông với mục đích gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.Một số hoạt động xúc tiến sản phẩm như: quảng cáo, hội nghị khách hàng, hội thảo,tặng quà, bán các mẫu hàng và cho thử tự do… Đối với các sản phẩm truyền thốnghoặc được lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng sẽ gọnnhẹ hơn, cần đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến bán hàng cho những sản phẩm mớihoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới
Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả thu được: Đa số ngườitiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu một loại sản phẩm ngay tạiquầy hàng Khi mua hàng, người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách trưng bàybắt mắt của sản phẩm, các chương trình khuyến mãi tại chỗ, lời giới thiệu của ngườibán hàng Vậy nên việc làm sao xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyênnghiệp và giỏi nghề là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp Bởiđây chính là yếu tố hiệu quả nhất, nhanh nhất và ít tốt kém nhất tác động mạnh tớiquyết định mua hàng của người tiêu dùng Sau khi hàng hóa được bán ra các doanhnghiệp tiến hành đánh giá các kết quả và hiệu quả thu được thông qua các chỉ tiêudoanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanhthu,… tìm ra nguyên nhân dẫn tới biến động của các chỉ tiêu này từ đó có biện pháp
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 18Mỗi nội dung đều có vai trò khác nhau trong quá trình tiêu thụ nhưng giữachúng có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra hiệu quả choquá trình tiêu thụ sản phẩm [1]
2.1.2 Những lý luận về thức ăn chăn nuôi công nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm và vai trò của thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Thức ăn chăn nuôi là là đầu vào của quá trình đầu tư, là cơ sở ban đầu đểthúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của vật nuôi Chỉ có dinh dưỡng tốt,đầy đủ trong thưc ăn chăn nuôi mới phát huy tối đa ưu thế di truyền giống, bảođảm an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định nên giá thành sản phẩm củangành chăn nuôi, vì chỉ riêng thức ăn chăn nuôi đã chiếm 65 – 70% giá thànhsản phẩm thịt, sữa, trứng của ngành chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng cho sự pháttriển của ngành chăn nuôi, từ đó, tạo ra năng suất cao cho ngành chăn nuôi Nếunhư trước đây theo hình thức truyền thống, nguồn thức ăn không đủ chất dinhdưỡng cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi, thì ngày nay, thức ăn chăn nuôicông nghiệp không những đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng cho vậtnuôi, mà còn tạo ra sự đột phá về khả năng phát triển mạnh, nhanh cho ngànhchăn nuôi Với nguồn thức ăn được chế biến theo nhu cầu dinh dưỡng từng giaiđoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi nên đã tạo nên sự tăng trưởng nhanhcho vật nuôi Từ đó, ngành chăn nuôi cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm phục
vụ cho đời sống con người
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã góp phần làm thay đổi tập quán chănnuôi Từ chăn nuôi lạc hậu, nhỏ lẻ, không tập trung, tận dụng các phế phẩm,nguồn nguyên liệu thừa của ngành chế biến, sinh hoạt làm thức ăn sang hướngchăn nuôi mang tính công nghiệp, quy mô lớn và tập trung
Ngoài việc rút ngắn chu kỳ chăn nuôi bằng tốc độ tăng trưởng nhanh củavật nuôi, nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệp mà số lượng mà số lượng laođộng sử dụng trong ngành chăn nuôi giảm một cách đáng kể Nếu như theophương thức truyền thống, thức ăn phải nấu chín, lượng thức ăn tiêu tốn nhiềuhơn nên rất mất nhiều thời gian và công sức Thì ngày nay, khi sử dụng thức ănchăn nuôi công nghiệp, lượng lao dộng và thời gian dùng cho việc chăn nuôi íthơn nhiều, lượng thức ăn tiêu tốn ít hơn nhưng lại cho hiệu quả chăn nuôi cao
Trang 19hơn Như vậy, năng suất lao động không chỉ tăng lên ở khối lượng sản phẩm tạo
ra mà còn tăng lên nhờ việc sử dụng ít lao động hơn
Không chỉ vậy, thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Nhờ có thức ăn chăn nuôi công nghiệpmà lượng lao động sửdụng trong ngành chăn nuôi giảm nên đã tạo ra một nguồn nhân lực dự trữ chocác ngành khác như ngành công nghệ và dịch vụ
Ngoài ra nó còn góp phần tạo ra sự cân bằng giữa cầu và cung về các sảnphẩm từ chăn nuôi Ngành chăn nuôi phát triển tạo tiền đề cho ngành côngnghiệp chế biến phát triển mạnh và đa dạng hơn [5]
2.1.2.2 Đặc điểm của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Ngoài những đặc điểm của thị trường nói chung, thị trường thức ăn chănnuôi công nghiệp còn có những đặc điểm rất riêng vì nguyên liệu đầu vào củangành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn là các sản phẩm củangành nông nghiệp, do vậy, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rấtlớn và ngành nông nghiệp Đặc điểm của thị trường thức ăn công nghiệp ViệtNam có những đặc điểm sau:
- Nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phần lớn làcác nông sản, giá cả các nông sản thường không ổn định và có tính thời vụ cao
Do vậy, làm cho giá cả của thức ăn chăn nuôi công nghiệp không ổn định, từ đóảnh hưởng tới lợi nhuận của các công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi côngnghiệp và người chăn nuôi
- Chăn nuôi là một ngành của sản xuất nông nghiệp, nó mang nhiều rủi ronên trong chừng mực nhất định, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệpcũng gánh chịu rủi ro với ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi là ngành có rủi ro cao và cũng không phải ngành đemlại lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi Chính vì vậy, kênh phân phối của ngànhsản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp thường ngắn (ít tác nhân trung gian).Ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh (quy mô trang trại, tập trung) thì xuhướng phát triển kênh phân phối của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệpngày càng ngắn (càng gần người chăn nuôi), có thể không còn các tác nhântrung gian (đại lí cấp I, đai lý cấp II) Chính vì vậy, trong vài năm gần đây ngànhchăn nuôi của nước ta phát triển rất mạnh theo hướng trang trại Nhiều trang trạichăn nuôi quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế đã mua thức ăn chăn nuôi côngnghiệp trực tiếp của các nhà máy, còn những trang trại có tiềm lực kinh tế yếu,
Trang 20những trang trại vừa và nhỏ thì mua qua các tác nhân trung gian (đại lý cấp I, đại
lý cấp II)
- Giữa người bán (công ty, đại lý) và người tiêu dùng (người chăn nuôi)ràng buộc với nhau bằng quan hệ xã hội, đặt biệt là quan hệ tài chính Ở ViệtNam, người chăn nuôi phần lớn là những người làm nông nghiệp, khả năngtài chính là không mạnh nên người chăn nuôi thường mua chịu thức ăn chănnuôi công nghiệp của các đại lý Chính vì vậy, để kinh doanh thức ăn chănnuôi công nghiệp thì đòi hỏi vốn kinh doanh của các đại lý thức ăn chăn nuôicông nghiệp phải lớn mới đáp ứng được cho người chăn nuôi Do đó, ngườichăn nuôi phụ thuộc rất lớn vào một số bộ phận thương gia (đại lý cấp I, đại
lý cấp II) trong vùng
- Ngành chăn nuôi thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vàotính thời vụ của ngành công nghiệp, tính chu kỳ của ngành chăn nuôi Đây lànhững vấn đề mà các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp luôn phải đốimặt Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng các sản phẩm của ngành nôngnghiệp dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi lại chủ yếuphải nhập khẩu từ nước ngoài như ngô, mì, mạch Mỗi năm nước ta phải nhậpkhẩu vài chục vạn tấn, riêng khô đậu tương phải nhập khẩu khoảng 1 triệutấn/năm từ Ấn Độ, Achentina, Hoa Kỳ, Brazil
- Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá cảsản phẩm đầu ra hay lợi nhuận của ngành chăn nuôi Nếu giá sản phẩm đầu racủa ngành chăn nuôi cao, người chăn nuôi có lãi thì thị trường thức ăn chăn nuôicông nghiệp phát triển rất nhanh
- Nhu cầu về các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng đa dạng về cảchất lượng, chủng loại và giá cả Do vậy, tạo ra tính cạnh tranh ngày càng gaygắt giữa các đại lý, các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi côngnghiệp [5]
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm
- Trình độ chăn nuôi và quy mô chăn nuôi của người dân có ảnh hưởng rấtlớn tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Trình độchăn nuôi của người dân càng cao, quy mô chăn nuôi càng lớn và chăn nuôi tậptrung thì nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp càng lớn, do vậy, khảnăng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi ngày càng tốt hơn
- Hệ thống thông tin thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nắm bắt
và dự báo tình hình thị trường Ở nước ta, hệ thống thông tin còn kém phát triển,
Trang 21nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiềungành trong đó có cả ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp
và ngành chăn nuôi
- Hệ thống sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cao sản còn kém Điềunày đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và khả năng phát triển của ngành chănnuôi Ở nước ta, giống vật nuôi địa phương cho năng suất thấp vẫn chiếm tỷ
lệ cao, do vậy, làm cho lợi nhuận của ngành chăn nuôi vẫn còn rất thấp, từ đóảnh hưởng tới khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chănnuôi công nghiệp
- Uy tín của các công ty được thể hiện thông qua chất lượng hàng hóa(thương hiệu sản phẩm), giá cả, bao bì, chính sách bán hàng Đây là yếu tố ảnhhưởng lớn đến khả năng phát triển thị trường của ngành sản xuất thức ăn chănnuôi công nghiệp ngay cả ở hiện tại và trong tương lai
- Giá cả sản phẩm đầu ra và lợi nhuận ngành chăn nuôi là yếu tố cực kỳquan trọng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và đây cũng là yếu tố quyếtđịnh cho sự phát triển của ngành chăn nuôi công nghiệp Nếu giá cả sản phẩmđầu ra của ngành chăn nuôi ổn định và đem lại lợi nhuận cho ngành chăn nuôi,thì sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển Nếu giá cả đầu ra củangành chăn nuôi không ổn định, chăn nuôi không có hiệu quả (không có lãi) thìkhả năng đầu tư cho ngành chăn nuôi sẽ bị hạn chế và sẽ làm ảnh hưởng trựctiếp tới khả năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Người Đức có câu: “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng”.
Ngày nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc sản xuất luôn được gắn liền vớiviệc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm ảnhhưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm Cụ thể: Chất lượng ảnh hưởngtới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu (sản phẩm có phẩmcấp cao giá bán sẽ cao hơn) vì vậy, chất lượng là giá trị được tạo thêm Mặtkhác, chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén, dễ dàng đè bẹp mọiđối thủ, nhờ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tăng lên
Chất lượng sản phẩm không phải hoàn toàn do người sản xuất quyết định
mà còn do người tiêu dùng kiểm nghiệm Đó là hệ thống đặc tính nội tại của sảnphẩm đã được xác định bằng những thông số có thể đo hoặc so sánh phù hợp vớiđiều kiện hiện tại và thỏa mãn nhu cầu xã hội Chất lượng sản phẩm hàng hóakhông nhất thiết được thực hiện bằng trang thiết bị máy móc nên khi xem xétvấn đề này ta cần phải lưu ý tới mối quan hệ với những đặc tính khác trong cùng
Trang 22một hệ thống sản xuất ra sản phẩm, nó được hình thành từ khi thiết kế, quá trìnhchế tạo, được khẳng định qua kiểm tra kỹ thuật và đem ra sử dụng.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việctạo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, nó là sợi dây vô hình kết nối doanhnghiệp với khách hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng,nhanh chóng và thuận lợi
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác như dịch bệnh, thời tiết cũng tác độngtrực tiếp đến ngành chăn nuôi và làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển thịtrường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Nếu như thời tiết mát
mẻ, dịch bệnh không xảy ra thì đó là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi pháttriển và đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường thức ăn chăn nuôicông nghiệp Còn nếu điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh không kiểm soátđược thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi và khả năng phát triển thịtrường của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp [4]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp chophát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng Truyền thống, kinhnghiệm chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho lợn có thể dễ dàngkiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những điều kiệnthuận lợi đối với người nông dân Bước sang thời kỳ đổi mới, khi mà hộ gia đìnhđược công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân đã biết tận dụnglợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi lợn đang được coi là mục tiêu
để tăng thu nhập và có thể làm giàu
Trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cùngvới khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho số lượng đầu lợn cả nước bị giảmnhẹ, tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảonăng suất và sản lượng thịt lợn luôn có xu hướng tăng lên [2]
Bảng 2.1 Sản lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 - 2014
Trang 23ĐVT: con
Cả nước 27.056.000 26.494.000 26.261.400 26.761.577ĐBSH 7.092.200 6.855.200 6.759.600 6.824.759
Hà Nội 1.533.100 1.377.100 1.380.100 1.420.469Trung du và miền núi
phía bắc 6.424.900 6.346.900 6.328.700 6.626.398Bắc Trung Bộ và DH
miền Trung 5.253.300 5.084.900 5.090.100 5.207.484Tây Nguyên 1.711.700 1.704.100 1.728.700 1.742.343Đông Nam Bộ 2.801.400 2.780.000 2.758.700 2.890.167ĐBSCL 3.772.500 3.722.900 3.595.600 3.470.425 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lợn giảm qua các năm, tuy nhiênthì chỉ giảm với số lượng ít Nguyên nhân là do thời tiết, dịch bệnh xảy ra ởnhiều vùng trong cả nước làm cho số lượng đàn lợn của một số vùng bị giảm
Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực hầu hết các giốnglợn có năng suất cao, chất lượng trên thế giới đã được nhập vào Việt Nam nhưlanndrace, Yorkshire, Pietrain, … Mặt khác, sản lượng thịt hơi cũng tăng mạnhqua cac năm gần đây Theo nguồn thống kê của FAO thì Việt Nam đã đứng thứ
7 về số lượng lợn từ năm 1990 hiện nay Việt Nam chỉ đứng sau Trung quốc,Brazin, Ba Lan, Tây Ban Nha và đứng đầu các nước Đông Nam Á, thứ 2 củachâu Á
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kỹthuật hiện đại và các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện chonền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là trong sản xuất nôngnghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằng việc cung cấpđầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và là nước xuất khẩugạo đứng thứ 2 trên thế giới Trong chăn nuôi, nước ta cũng đạt được những thànhtựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồng khoảng
Trang 2425 triệu con lợn Tham gia vào hệ thống sản xuất thịt lợn gồm các trang trại Nhànước, tư nhân và trang trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhànước chủ yếu cung cấp con giống Các công ty nước ngoài hoạt động chăn nuôilợn ở nước ta dưới dạng liên kết sản xuất với bà con nông dân bằng cách cung cấpthức ăn, con giống, thuốc thú y, bao tiêu sản phẩm.
Trong hơn chục năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ tăng trưởngvượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt siêu nạc ngày càng lớn, đápứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Chăn nuôi lợn đang chuyển từ tự cấp, tự túc sangsản xuất hàng hóa Chăn nuôi trong các nông hộ mở rộng theo hướng trang trại vớiquy mô lớn, không những cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước màcòn xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc…
2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bình Định
Những năm qua, chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã khẳng định tính chấtsản xuất hàng hóa, người chăn nuôi đã có chú trọng đầu tư về mặt kỹ thuật, vốn
và các yếu tố khác Diễn biến đàn lợn của tỉnh Bình Định tăng giảm theo từng
năm từ 2009 đến nay Nhìn chung số lượng đàn lợn của tỉnh đang có xu hướngtăng trong những năm trở lại đây [3]
(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bình Định)
Biểu đồ 2.1 Diễn biến số lượng đàn lợn tỉnh Bình Định
Biểu đồ 2.1 cho thấy, năm 2009 số lượng đàn lợn trên địa bàn tỉnh giảm,
từ 684.300 con năm 2009 xuống còn 569.400 con năm 2010 Những năm trướcđây ngành chăn nuôi lợn còn theo hình thức quảng canh, quy mô nhỏ của hộ giađình phân tán nhỏ lẻ là chủ yếu nên số lượng đàn hạn chế Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây, các chương trình dự án phát triển chăn nuôi như cải tạo đàn lợn,
Trang 25chương trình siêu nạc, phát triển trang trại có ảnh hưởng tích cực đến phát triểnchăn nuôi lợn của tỉnh Ngoài ra, các chính sách về hỗ trợ khác như thú y, chovay tín dụng, công tác khuyến nông chăn nuôi cũng được tăng cường và mở rộngkết hợp với các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi đã góp phần lớn vào thúc đẩyngành chăn nuôi phát triển Ngành thức ăn chăn nuôi phát triển cũng đẩy mạnhhoạt động chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo quy mô trang trại, tính đến năm 2014
trên toàn tỉnh có 67 trang trại Mặc dù vậy, hiện nay do tình hình dịch bệnh và giá
cả không ổn định nên tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tăng không mạnh
2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Greenfeed Bình Định
2.2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Greenfeed Việt Nam
Với hệ thống nhà máy được đặt tại các tỉnh thành có thế mạnh về chănnuôi, hệ thống cầu cảng với công suất 35 tấn/giờ để xuất hàng về các chi nhánh
từ ĐBCSL đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ theo hệ thống quản lý ISO 9001
-2000, cùng hệ thống phân phối phủ khắp 64 tỉnh thành với khoảng hơn 2.000 đại
lý trên lãnh thổ Việt Nam và một số tỉnh ở Campuchia đã giúp khách hàng củaGreenFeed tạo ra những lợi thế về tốc độ giao nhận và giảm thiểu chi phí vậnchuyển hàng hóa
Ngoài việc thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, hội thảo kỹ thuật đểchia sẻ kinh nghiệm, cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm tới kháchhàng, GreenFeed luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho thị trường những sảnphẩm mới với chất lượng cao có nhiều tính năng vượt trội, hàm lượng dinh
Trang 26dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn của vật nuôi Vì lẽ đó mà người chăn nuôi vàđại lý phân phối đặt niềm tin vào hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩmcủa GreenFeed.
GreenFeed Việt Namcòn đặt ra mục tiêu theo đuổi “chuỗi giá trị thựcphẩm sạch”, một cuộc hành trình mà không nhiều doanh nghiệp theo đuổi thànhcông, và GreenFeed tự hào đã xây dựng được một mô hình quản lý khép kín, bắtđầu từ khâu tuyển chọn những nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín trên thế giới.Nguồn nguyên liệu đầu vào này sẽ được kiểm định một lần nữa về chất lượng,
vệ sinh an toàn trước khi đưa vào sản xuất Cộng vào đó, quá trình sản xuấtđúng qui chuẩn, đúng công thức cho từng độ tuổi gia súc, gia cầm nên nguồnthức ăn sản xuất ra luôn ổn định về chất lượng và vệ sinh an toàn cao Với quyếttâm theo đuổi chuỗi giá trị thực phẩm sạch vì sức khỏe cộng đồng, trong nhữngnăm tiếp theo, GreenFeed đang liên kết xây dựng trung tâm giết mổ và liêndoanh công ty chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị dịch vụ khách hàngcủa GreenFeed
Các dòng sản phẩm của công ty
Đến nay công ty Greenfeed Việt Nam đã hoạt động sản xuất inh doanhthức ăn chăn nuôi được hơn 14 năm Trong những năm qua công ty đã khôngngừng lớn mạnh, từng bước khẳng định được uy tín của mình trên nhiều thịtrường Hiện nay, công ty Greenfeed Việt Nam đứng trong Top 4 công tythức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam và đứng trong Top 100 công ty lớn nhấtthế giới
Trong suốt những năm qua, công ty Greefeed không ngừng học hỏi vàliên tục cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng và đa dạng hóasản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường Hiện nay, công tyGreenfeed có 5 thương hiệu hàng hóa, đó là Greenfeed, HiGain, FCR 1.5,EurofWean và HiTek Cả 5 thương hiệu hàng hóa của công ty đang được tiêuthụ ở nhiều thị trường khác nhau và cũng đang được nhiều người chăn nuôi đánhgiá cao về chất lượng
Việc đưa ra nhiều thương hiệu hàng hóa nhằm tăng khả năng khai thácnhu cầu thị trường, bằng cách mở thêm các đại lý mới ngay trên những khu vựcthị trường đã có đại lý của công ty, mà vẫn tránh được sự chồng chéo, cạnhtranh giữa các đại lý cùng công ty với nhau Từ đó thu hút được nhiều ngườichăn nuôi và tăng nhanh được sản lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty ngay trênthị trường đó Tuy nhiên, để có thành công khi đưa một thương hiệu hàng hóa
Trang 27mới vào thị trường là rất khó Để làm được điều đó, công ty cần nghiên cứu rất
kỹ nhu cầu thị trường, những thương hiệu hàng hóa mới phải khắc phục nhữngđiều chưa phù hợp của thương hiệu hàng hóa trước và đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của thị trường
Con giống
Con giống là vấn đề nan giải của bà con chăn nuôi, đặc biệt là chất lượngnguồn giống Chi nhánh giống Cẩm Mỹ (Đồng Nai) của GreenFeed đã hợp tácvới PIC (công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển heo giống củaMỹ) đã nhập về 4 dòng heo đực giống chất lượng cao là GF 337, GF 399, GF
280, GF 408, với các ưu điểm tỉ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh, sức
đề kháng tốt, tỉ lệ phần cạo và tỷ lệ nạc cao, màu sắc thịt đẹp tự nhiên…dùkhông sử dụng chất tạo nạc hay chất cấm Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về
cá giống có chất lượng cao của người chăn nuôi cá, GreenFeed đã cho ra đờitrung tâm ương cá giống tại Cần Thơ Hiện nay cá tra giống của GreenFeed làmột trong những thương hiệu được người chăn nuôi cá tra khu vực ĐBSCL vàcác doanh nghiệp có quy mô chế biến cá tra xuất khẩu lớn tin tưởng về chấtlượng và nguồn gốc
Chương trình cộng đồng
Không chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, GreenFeed còn luôn mongmuốn đóng góp và chia sẻ với cộng đồng nơi GreenFeed có tham gia hoạt độngkinh doanh Để thực hiện mục tiêu nêu trên một cách liên tục và chuyênnghiệp, GreenFeed đã kết hợp với báo Tuổi Trẻ triển khai thành công chươngtrình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” Nguồn vốn hoạt động củachương trình, ngoài phần đóng góp chính từ GreenFeed, còn có ủng hộ nhiệttình từ quý đại lý, đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, toàn thể” nhânviên GreenFeed Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường chínhthức đi vào hoạt động vào tháng 12/2010, cho đến nay, sau hơn 4 năm hoạtđộng, chương trình đã đưa nguồn vốn 13 tỷ đồng đến với 720 hộ nông dânnghèo của 12 tỉnh thành, gồm Long An, Bình Định, Hưng Yên, Đồng Nai, BìnhThuận, Bến Tre, Trà Vinh, Hải Dương, Hà Nam, Đăk Nông, Lâm Đồng vàQuảng Nam Ngoài ra, sau mỗi năm học, con em các nộ nông dân tham giachương trình có thành tích học tập giỏi, xuất sắc sẽ được trao tặng những phầnhọc bổng có giá trị
Trang 282.2.3.2 Mục tiêu, sứ mạng và hoài bão của Công ty
Mục tiêu
Hợp tác liên kết các lĩnh vực trong chuỗi thực phẩm từ chăn nuôi, đào tạo,nguyên liệu, xây dựng, thuốc thú y, con giống, công nghệ sinh học, lấy sản xuấtthức ăn chăn nuôi làm trung tâm nhằm đem lại giải pháp cạnh tranh và giá trịcao hơn cho khách hàng chăn nuôi
- Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt huyết
- Xây dựng hệ thống quản lý hiện đại và hiệu quả
- Tăng gấp 5 lần giá trị của công ty vào năm 2015 so với giá trị năm2010
Mục tiêu và cũng là hoài bão của GreenFeed là hướng tới chất lượng cũngnhư mang đến những giá trị tốt nhất cho tất cả các khách hàng nhằm đem lạithực phẩm ngon, an toàn cho người tiêu dùng Việt Mặc khác, GreenFeed cũngmong muốn góp phần nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về chuỗi giá trịmang đến thực phẩm sạch để không chỉ mang lại lợi ích vô cùng thiết thực chocông việc chăn nuôi mà còn góp phần tạo ra thực phẩm sạch xanh an toàn chocộng đồng
Sứ mạng
- Mang lại sự hiệu quả và hài lòng cho khách hàng và cổ đông
- Mang lại môi trường làm việc với các cơ hội học hỏi, thử thách và phát triểncho nhân viên
Trang 29Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Greenfeed Bình Định
Giám đốc điều hành là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty và người trực tiếp chỉ đạo giám đốc các bộ phận như Giámđốc Kinh doanh, Giám đốc sản xuất Dưới quyền Giám đốc là các trưởngphòng của các phòng ban như phòng Kinh doanh, phòng kỹ thuật
- Phòng Kế toán: Chức năng tính toán và sử dụng và quản lý đồng tiềntrong Công ty sao cho hiệu quả nhất
- Phòng sản xuất: Đảm nhiệm và duy trì sản xuất ra sản phẩm đạt tiêuchuẩn theo quy định của Công ty dưới nhu cầu của thị trường
- Phòng thu mua: Mua các thiết bị đầu vào và các nguyên liệu đạt các tiêuchuẩn của Công ty
- Phòng kiểm soát chất lượng (QA): Rà soát và kiểm tra tất cả các sảnphẩm theo đúng chuẩn của Công ty
Trang 30- Phòng kinh doanh: Đưa ra phương án và giải pháp để tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty một cách bền vững và hiệu quả nhất Xây dựng hình ảnh của Công
là đội ngũ nhân viên kinh doanh
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi và theo giới tính
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 13/12 14/13 BQ Tổng 124 100 127 100 129 100 3 2 2,5
Trang 31(Nguồn: Phòng nhân sự công ty Greenfeed Bình Định)
Theo bảng 2.2 ta thấy số lượng lao động qua các năm không biến độngnhiều, năm 2012 là 124 người, năm 2014 lên 129 người Mặc dù số lượng lao độngcông ty không tăng nhiều nhưng trình độ kinh nghiệm luôn được đào tạo thườngxuyên, nhằm nâng cao chất lượng và trình độ cho đội ngũ cán bộ của công ty
Có thể nói nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất, vai trò hết sứcquan trọng, đặc biệt trong việc quản lý và xây dựng hệ thống kênh phân phốicủa công ty thì vai trò của con người càng rõ rệt, để có thể xây dựng được mộtmạng lưới phân phối rộng khắp cần một số lượng lớn cán bộ làm công tácnghiên cứu thị trường và kinh doanh tiếp thị, không những chỉ cần về số lượng
mà trình độ của đội ngũ cán bộ này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc thiết lập vàvận hành hoạt động của hệ thống kênh phân phối này Nếu như công ty có thểđảm bảo được cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ này thì sẽ mang lạinhiều thành công cho công ty Bộ phận kinh doanh là bộ phận tiếp xúc vớikhách hàng nhiều nhất, mỗi lời nói, hành động của nhân viên kinh doanh chính
là lời nói của công ty, chính là uy tín và bộ mặt của công ty Thành công củacông ty chính là thành công của mỗi nhân viên trong công
2.2.3.6 Tình hình vốn của công ty
Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh, nhất làtrong thời kỳ hiện nay khi các công ty cạnh tranh nhau rất gay gắt, người chănnuôi đa số luôn tìm tới những sản phẩm rẻ tiền để mua, khi các công ty thức ănchăn nuôi cạnh tranh bằng chiến lược giá thì vốn là yếu tố quan trọng
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Greenfeed)
Trang 32Biểu đồ 2.2 Tình hình sử dụng vốn công ty Greenfeed Bình Định
Theo biểu đồ 2.2 ta thấy rằng tình hình sử dụng vốn của công ty qua cácnăm tăng mạnh, năm 2012 vốn cố định 60 tỷ, đến năm 2014 đã lên tới 250 tỷ,vốn lưu động năm 2012 là 300 tỷ, năm 2014 là 500 tỷ Nhìn chung tình hìnhphát triển của công ty ngày càng phát triển khi nguồn vốn đầu tư qua các nămtăng mạnh, chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty được nhà chăn nuôi đang sửdụng ngày càng nhiều
2.2.3.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty
Trong những năm gần đây, thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta phát triểnrất mạnh Ngành chăn nuôi trong nước ngày càng phát triển theo quy mô trangtrại Bên cạnh đó, giá nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi giảm đáng
kể và khá ổn định, cộng với sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi cao và ổnđịnh đem lại lợi nhuận cao cho ngành chăn nuôi Chính vì vậy, nhu cầu thức ănchăn nuôi công nghiệp ngày càng tăng mạnh ở nhiều vùng trong cả nước, đặcbiệt ở những vùng chăn nuôi quy mô lớn và tập trung Đây là điều kiện hết sứcthuận lợi để công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi phát triển
Công ty cổ phần Greenfeed Bình Định là một công ty mới, nhưng trongnhững năm qua liên tục phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề từ phía thị trường,như dịch cúm, giá xăng dầu trong nước cùng với gia nguyên liệu dùng sản xuấtthức ăn chăn nuôi biến động liên tục và vấn đề tồn tại bên trong doanh nghiệp.Bên cạnh đó, công ty còn chịu sức ép từ nhiều phía Qua quá trình nghiên cứutôi nhận thấy công ty Greenfeed Bình Định có những thuận lợi và tồn tại nhữngkhó khăn sau:
Trang 33Trên địa bàn tình Bình Định hiện nay, có tới hơn 100 công ty trực tiếpsản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng Công ty Greenfeed là một trong 4 công tylớn nhất (công ty CP, Con Cò, Greenfeed và Cargill) Với hệ thống dâychuyền máy móc đồng bộ và hiện đại, nên công ty sản xuất ra đầy đủ cácchủng loại, dạng thức ăn gia súc và gia cầm đạt chất lượng nên dễ cạnhtranh trên thị trường.
Giá thức ăn chăn nuôi và chính sách chiết khấu bán hàng của công tyGreenfeed là khá hấp dẫn đối với đại lý và người chăn nuôi, nên trong nhữngnăm qua công ty đã thu hút được nhiều đại lý bán hàng cho Công ty Chính vìvậy, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Công ty Greenfeed Bình Định liên tục tăng
và đây là cơ hội để công ty thâm nhập và phát triển thị trường khi ngành chănnuôi đang phát triển theo quy mô trang trại
Cơ cấu sản phẩm của công ty Greenfeed khá phong phú và đa dạng với 5dòng sản phẩm phù hợp với từng vật nuôi
Chất lượng thức ăn chăn nuôi của Công ty Greenfeed Bình Định đangtừng bước xây dựng được uy tín với người chăn nuôi, chính vì vậy, số lượngkhách hàng sử dụng thức ăn của Công ty Greenfeed Bình Định hàng năm tăng
và tăng nhanh
Hình thức phân phối của Công ty Greenfeed khá đa dạng, hệ thống đại lýđược bao phủ khá rộng, hầu hết ở miền Trung Đây là điều kiện tốt để Công tyGreenfeed Bình Định tiếp tục phát triển thị trường và tăng sản lượng trong thờigian tới
Hệ thống đầu ra chưa xây dựng một cách hoàn chỉnh
Hiện nay Công ty Greenfeed Bình Định có 5 thương hiệu sản phẩm thức
ăn chăn nuôi, tuy nhiên vẫn không có thương hiệu sản phẩm nào tạo ra sự khácbiệt lớn so với các công ty đối thủ cạnh tranh ngang tầm như CP, Cargill