Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi đã có sự hướng dẫn và giúp đỡ to lớn của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài trường giúp đỡ. Em xin tỏ lòng biết ơn đến: Ban lãnh đạo trường Đại học Tây Nguyên. Quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giảng dạy và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường. Thầy giáo Hồ Quốc Thông đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo này. Cán bộ và nhân dân xã Cư M’gar đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn. Buôn Ma Thuột, tháng 12 năm 2011 Sinh viên thực hiện Đinh Thị Tố Nga - 1 - PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết Cùng với sự phát triển của thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, trong đó kinh tế nông nghiệp và đặc biệt là sản phẩm cà phê chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1850[1], nhưng đến năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng thì sản xuất cà phê mới được chú trọng. Tuy được đầu tư muộn nhưng sản xuất cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng, diện tích và sản lượng tăng qua các năm, 1975 cả nước có khoảng 13 nghìn ha trồng cà phê, sản lượng đạt 6 nghìn tấn thì đến năm 2008 diện tích trồng cà phê lên đến 525,1 nghìn ha với sản lượng đạt 996,3 nghìn tấn[2]. Cà phê Việt Nam ngày càng được nhiều nước biết đến hơn, lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Từ niên vụ 2000/01 đến 2008/09 Việt Nam luôn là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil[3], đem về một lượng ngoại tệ không nhỏ, góp phần xây dựng đất nước, nâng cao đời sống người dân sản xuất cà phê. Cà phê là một nông phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường nhưng Việt Nam chưa khai thác được lợi thế này. Công nghệ thu hoạch và bảo quản cà phê của nước ta còn lạc hậu dẫn đến chất lượng cà phê không ổn định. Đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều do đó sản lượng cà phê xuất khẩu cao nhưng chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô. Nước ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường thế giới Ở Việt Nam, Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với đặc điểm đất đỏ bazan rộng lớn ở độ cao 500m đến 600m so với mặt biển, phù hợp cho cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu. Trong đó, cà phê là cây công nghiệp chủ đạo ở đây. Phát huy lợi thế so sánh của vùng, Tây Nguyên phát triển diện tích và sản lượng cà phê lên đứng đầu cả nước. Nhưng với tiềm năng thuận lợi của vùng thì cây cà phê vẫn có thể phát triển hơn nữa. - 2 - Thực tế hiện nay, hiệu quả sản xuất cà phê còn thấp chi phí người sản xuất bỏ ra so với doanh thu cao, lợi ích từ cây cà phê mang lại chưa xứng với tiềm năng. Trong quá trình sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng cà phê. Ngoài ra người sản xuất cà phê luôn đối mặt với các rủi ro, rủi ro về thời tiết, rủi ro về dịch bệnh. Giá thành sản xuất cà phê tương đối cao, 1 tấn cà phê nhân có giá thành khoảng 18,5 triệu đồng, đồng thời với chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng nên giá bán thường thấp. Kết quả là thu nhập của người sản xuất cà phê thấp so với các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê, so với tổng giá trị của chuỗi giá trị cà phê[4]. Do đó cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, góp phần cải thiện đời sống người dân, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Hiệu quả sản xuất cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố khách quan như lượng mưa, nhiệt độ và các yếu tố chủ quan như vốn, trình độ. Hiệu quả kĩ thuật là yếu tố cốt yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kĩ thuật là các yếu tố chủ quan như trình độ của chủ hộ, dân tộc, kinh nghiệm sản xuất cà phê, tín dụng, khuyến nông, mức độ phụ thuộc của lao động [3], [5], [6] . Các yếu tố này có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất cà phê. Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk là xã còn nhiều khó khăn, đời sống người dân còn thấp. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở đây. Cây cà phê là cây trồng chính của các nông hộ . Nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê là một vấn đề quan trọng. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật của quá trình sản xuất cà phê rất đa dạng và phức tạp Thực trạng việc sản xuất cà phê ở đây ra sao? Hiệu quả kỹ thuật hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật? Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định? Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê sẽ biết được mức độ ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất, từ đó có hướng tác động tích cực đến sản xuất cà phê. Để liên hệ thực tế với lý thuyết đã học, nâng cao kiến thức, trau dồi khả năng thực hành nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu - 3 - quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Ước lượng hệ số hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ theo dung lượng mẫu điều tra trên đại bàn nghiên cứu. Xác định và phân tích những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật sản xuất cà phê. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Nội dung nghiên cứu Xem xét mối quan hệ tương quan giữa những yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất cà phê trên cơ sở ước lượng hệ số hiệu quả kĩ thuật. Tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về việc xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê. Đồng thời phân tích mối quan hệ của những yếu tố này trong điều kiện cụ thể của thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn xã Cư M’gar. Tìm hiểu mối quan hệ của những yếu tố này và hệ số hiệu quả kỷ thuật của các hộ sản xuất cà phê thông qua mô hình kinh tế lượng. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu: Thu thập số liệu 3 năm: 2008, 2009, 2010. Đề tài được thực hiện từ 17/10/2011 đến ngày 17/11/2011. 1.3.3. Không gian: Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk. - 4 - PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Cà phê Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae), Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Có 3 dòng cà phê chính: Cà phê chè (Coffea arabica), cà phê vối (Coffea canephona hay Coffea robusta), cà phê mít (Coffea excelsa). Việt Nam hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối[7]. Niên vụ cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau. Thời gian thu hoạch tại Đắk Lắk thường kéo dài trong khoảng 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1 năm sau. 2.1.2. Khái niệm hiệu quả Hiệu quả là một thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các hoạt động diễn ra trong đời sống, nó ở dạng vật chất có thể cân đo đếm được, người ta lấy làm thước đo trong công việc hoặc so sánh hoạt động này với hoạt động khác về hiệu quả mang lại. Thuật ngữ hiệu quả được dùng rộng rãi trong khoa học và đời sống hằng ngày, trong từ điển giải thích ngôn ngữ người ta quan niệm “hiệu quả là kết quả rõ ràng”[8]. 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kĩ thuật là một trong hai bộ phận của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp của các đầu vào và công nghệ cho trước[9]. 2.1.4. Khuyến nông Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lí kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyêt các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. - 5 - Bản chất công việc của khuyến nông là làm công tác đào tạo nông dân (truyền thông, huấn luyện nông dân). Mục tiêu của khuyến nông là nông dân biết và tự quyết mọi hành động của họ; phát triển nông nghiệp, nông thôn; nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội cho người nông dân[10]. 2.1.5. Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người,thông qua hoạt động đó con người tác động vào tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. 2.1.6. Phân bón Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao[24]. Trong đề tài sử dụng lượng phân bón vô cơ cho là một yếu tố đầu vào của mô hình DEA để xác đinh hiệu quả sản xuất. 2.1.7. Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học được dùng để phòng và trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây [27]. 2.1.8 Tín dụng Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở bất cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời một hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được giá trị của hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi[25]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu Thu thập số liệu tại 14 thôn buôn thuộc địa bàn xã Cư M’gar. Số lượng hộ điều tra tại các thôn buôn lấy theo tỷ lệ phần trăm số khẩu của từng thôn buôn trong tổng số khẩu toàn xã. - 6 - Tại thôn, buôn chọn ngẫu nhiên các hộ để phỏng vấn. Từ các hộ đã phỏng vấn chọn ra 90 hộ ngẫu nhiên để nghiên cứu. Bảng 2.1: Phân bổ phiếu điều tra STT Thôn, Buôn Số lượng (hộ) 1 Buôn Bling 12 2 Buôn Dhung 14 3 Buôn Huk A 4 4 Buôn Huk B 2 5 Buôn Kna A 7 6 Buôn Kna B 5 7 Buôn Trấp 12 8 Thôn 1 10 9 Thôn 2 8 10 Thôn 3 4 11 Thôn 4 6 12 Thôn 5 4 13 Thôn 6 5 14 Thôn 7 6 15 Tổng Cộng 99 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: - Nguồn tài liệu được thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội của xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cung cấp, từ sách báo, các tài liệu có liên quan. Ngoài ra còn có thông tin từ các cơ quan đóng trên địa bàn xã, đoàn, hội trực thuộc xã. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: - Sử dụng phương pháp điều tra: sử dụng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn để thu thập số liệu, thông tin các hộ tại địa bàn. - Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát, ước lượng trên thực tế để nhận xét, đối chiếu kiếm tra độ chính xác của phiếu điều tra. - Phỏng vấn những người hiểu biết tình hình của xã, hiểu biết kỹ thuật canh tác, sản xuất để đối chiếu, kiểm tra, làm giàu thêm thông tin. - 7 - 2.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu. Phiếu điều tra được làm sạch và tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này bao gồm hai phần chính. Thứ nhất là phương pháp đường bao dữ liệu (DEA – Data Envelopment Analysis) để ước lượng giá trị của hệ số hiệu quả kĩ thuật. Sau khi ước lượng được điểm số hiệu quả kĩ thuật của tất cả những hộ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành áp dụng mô hình hồi qui Tobit để nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội tới hiệu quả sản xuất cà phê của địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978[11]. DEA dựa trên quy hoạch tuyến tính. Phương pháo này dựa trên cơ sở xây dựng đường giới hạn hiệu quả, là đường được xác định bởi các đoạn thẳng nối các điểm sản xuất có hiệu quả, có hình nón lồi để ước lượng hàm sản xuất. Phương pháp này gọi là phương pháp không có tham biến. DEA được sử dụng đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. DEA gồm hai mô hình: Mô hình tối đa đầu ra với giả thiết cố định đầu vào và tối thiểu đầu vào với giả thiết đầu ra cố định. Mô hình nghiên cứu tối thiểu đầu vào hay sản lượng cố định (Constant returns to scale-CRS) DEA CRS Giả thiết: Có N hộ, K đầu vào và M đầu ra Ta có: Ma trân đầu vào X = (K*N) Ma trận đầu ra Y = (M*N) Ma trận X, Y thể hiện đầu vào và đầu ra của N hộ. Mỗi hộ có đầu vào và đầu ra là vector X j , Y i. )/ ( max . Xv Yu j i vu ′ ′ với ( ) 1≤ ′′ XvYu ji i, j=1,2….,n - 8 - u, v ≥ 0 Trong đó: u: khối lượng đầu ra của hộ v: khối lượng đầu vào của hộ Với ràng buộc v’X j =1. Ta có: θ λθ min , 0≥+− λ YY i 0≥− λθ XX i 0 ≥ λ Trong đó: θ: là đại lượng vô hướng λ: là vector Nx1 θ: biểu thị cho hiệu quả kỹ thuật (TE). Nếu θ = 1 nằm trên đường sản xuất hiệu quả và đạt hiệu quả kỹ thuật. Nếu θ < 1 thì nằm dưới đường sản xuất hiệu quả và không đạt hiệu quả kỹ thuật. Bài toán trên được chạy với N lần. Mỗi lần sẽ đưa ra sản lượng hiệu quả cho từng hộ. Mô hình tối đa hoá sản lượng (Variable returns to scale-VRS) DEA VRS Tương tự mô hình DEA CRS nhưng bổ sung thêm điều kiện 1’ λ=1[12]. Sau khi có được các điểm đạt hiệu quả kĩ thuật của N hộ. Chạy hồi quy Tobit để xác định mối qua hệ tương quan, mức độ biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình Tobitlà mô hình được mở rộng từ mô hình probit sử dụng lần đầu tiên bời nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm duyệt hay mô hình hồi quy có biến phụ thuộc bị chặn, bởi vì biến phụ thuộc nghiên cứu bị chặn. Mô hình Tobit giúp ta xác định mối quan hệ tương quan biến đổi giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập[13]. Các trị số hiệu quả kĩ thuật từ mô hình DEA nằm từ 0 đến 1 nghĩa là Y * j bị chặn do đó có thể sử dụng mô - 9 - hình Tobit xác định sự thây đổi của các trị số hiệu quả kĩ thuật khi các biến kinh tế xã hội thây đổi, để đưa ra một mô hình sản xuất cà phê hợp lí, đạt hiệu quả sản xuất Mô hình Tobit giả định Y j là biến phụ thuộc và j = 1, 2 ,…, n thỏa mãn Y j = max (Y j * ,0). Trong đó Y j * là các biến của mô hình hồi quy tuyến tính. Trong đề tài đó là các đi trị số hiệu quả kĩ thuật. Y j * = β’X j + U j Khi Y j * > 0 thì Y j =Y j * Khi Y j * ≤ 0 X j là biến độc lập. β là hệ số và U j là phần sai số với giả thiết độc lập phân phối N(0, Ϭ 2 ). Mục tiêu là ước lượng β và Ϭ.[14] DEA và Tobit là một trong các phương pháp phân tích kinh tế rất hữu dụng và được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Nghiên cứu vấn đề hiệu quả chi phí của các trang trại cá hồi ở Thổ Nhĩ Kì, các tác giả dùng DEA tính toán các điểm sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật, sau đó dùng mô hình Tobit để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của các nông trang trại[19]. Trong nghiên cứu hiệu qủa chi phí của việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất bông truyền thống và bông đã biến đổi gen, các tác giả cũng sử dụng phương pháp tiếp cận 2 bước bao gồm DEA và Tobit để đánh giá[20]. Johannes Sauer và Jumanne M. Abdallah sử dụng DEA và hồi quy Tobit phân tích tình hình sản xuất thuốc lá tại Tanzania[21]. Để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên tại tỉnh Kon Tum, tác giả Thái Thanh Hà cũng sử dụng phương pháp này trong nhiên cứu của mình[22]. Qua đó ta thấy sử dụng DEA và hồi quy Tobit trong đề tài là hợp lí. PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn Đặc điểm địa bàn gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Các nội dung này được tham khảo từ Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và đề - 10 - [...]... trồng cà phê[ 17] Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê, Hồ Quốc Thông nghiên cứu cá biến độc lập của sản xuất cà phê là lao động, chi phí cho phân bón vô cơ, chi phí cho phân bón hữu cơ cho thuốc trừ sâu, tổng lượng nước tưới,và tuổi của vườn cây; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê bao gồm tuổi, số năm đi học, thâm niên sản xuất cà phê của. .. đều, đến mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập úng, gây bất lợi cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa Riêng sản xuất cà phê một số hộ trồng tự chủ động nguồn nước tưới cho mình bằng cách đào giếng[15] 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê Có rất nhiều nghiên cứu về cây cà phê đã được công bố Các nghiên cứu này đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê, hiệu. .. tăng cư ng đầu tư cho sản xuât Chủ động các nguồn lực sản xuất, không trông chờ ỷ lại vào các hỗ trợ của nhà nước Trong quá trình sản xuất phải theo dõi, ghi chép quá trình sản xuất của mình để sản xuất có khoa học PHẦN 4: kẾT LUẬN Xã Cư M’gar có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất cà phê, nhưng các hộ sản xuất nơi đây vẫn chưa tận dụng được các lợi thế để sản xuất cây cà phê đạt hiệu quả, Với các yếu. .. xuất cà phê với các biến độc lập là tổng diện tích trồng cà phê, lao động, phân hóa học, thuốc trừ sâu, năm tuổi của cây cà phê, khấu hao máy móc thiết bị của sản xuất cà phê Các yểu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê bao gồm tuồi, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ, tổng thành viên trong gia đình, khuyến nông, tín dụng, hội nông dân, sự đa dạng chủng loại cà phê, khoảng cách từ nhà đến. .. cứu sự ảnh hưởng tới tính hiệu quả sản xuất cà phê của các yếu tố kinh tế xã hội tuổi, số năm đi học, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, nguồn dân tộc, tín dụng, tỷ lệ trẻ em phụ thuộc Bảng 3.4: Các biến của sản xuất cà phê Biến Y X1 X2 X3 X4 Tên biến Năng suất (Kg/ha) Lao động (Công/ha) Phân bón vô cơ (Kg/ha) Thuốc trừ sâu (Kg/ha) Lượng nước tưới (m3) Số liệu các biến trên, biến các yếu tố đầu vào của. .. hiệu quả kĩ thuật của sản xuất cà phê Bùi Quang Bình trong đề tài “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên” phân tích năng suất cận biên của sản xuất cà phê với các yếu tố đầu vào là lao động, phân chuồng, phân hóa học đã đưa ra đánh giá yếu tố tác động manh nhất là lao động, lao động bao gồm 2 chỉ tiêu là ngày công và trình độ[16] Amadou - 15 - Nchare đã đưa ra hàm sản xuất của sản xuất. .. 2011 của xã Cư M’gar huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lí Theo Chỉ thị 364/CT – TTg ngày 01 tháng 07 năm 1994, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có vị trí được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã EaHding và xã Ea Kpal Phía Nam giáp xã Quảng Tiến Phía Đông giáp thị trấn Quảng Phú Phía Tây giáp xã Quảng Hiệp và xã Ea M’nang 3.1.1.2 Địa hình Địa hình tại xã có... điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải[23] Kinh nghiệm sản xuất cà phê trong đề tài được tính theo số năm sản xuất cà phê của người lao động Biến nguồn dân tộc bao gồm dân tộc tại chỗ và dân tộc nhập cư Tại địa bàn xã dân tộc tại chỗ hầu hết là dân tộc Êđê chiếm 53,4%, dân tộc nhập cư là những người từ các nơi khác đến sinh sống tại địa bàn, xã Cư M’gar có các dân tộc nhập cư là... Count Các yếu tố kinh tế xã hội trên có giá trị phân bố rộng Về giáo dục số người không đi học phổ biến tại địa bàn, đây là một điểm yếu của địa bàn Thêm một điều bất lợi nữa là số hộ được tiếp xúc với tín dụng còn ít Kinh nghiệm sản xuất cà hê nơi đây khá cao, tỉ lệ phụ thuộc lao động thấp, hai yếu tố này thuận lợi cho sản xuất phát triển kinh tế nơi đây 3.2.2 Hiệu quả kĩ thuật sản xuất cà phê: Kết quả. .. tra có 7 hộ sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật, chiếm 7,78% so với dung lượng mẫu, với các yếu tố đầu vào cố định các hộ này đã đạt năng suất tối ưu Hệ số kĩ thuật trung bình đạt 0,5940 nghĩa là trung bình các hộ trên địa bàn sản xuất đạt hiệu quả 59,40% Với các yếu tố lao động, phân bón, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới như đã đầu tư trung bình các hộ nơi đây có thể tăng sản lượng trên một ha tối đa là thêm . Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu - 3 - quả kỹ thuật của sản xuất cà phê tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lắk. ” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Ước lượng hệ số hiệu quả kỹ thuật của. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê sẽ biết được mức độ ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất, từ đó có hướng tác động tích cực đến sản xuất cà phê. Để. nhiệt độ và các yếu tố chủ quan như vốn, trình độ. Hiệu quả kĩ thuật là yếu tố cốt yếu để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kĩ thuật là các yếu tố chủ quan