1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng

47 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Người khiếm thính luôn có nhu cầu được học tập, giao tiếp với những ngườixung quanh, như quan điểm của nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga Vưgotsky đã khẳng định “Trẻ khuyết tật nói c

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bềnvững trên mọi lĩnh vực Cương lĩnh xây dựng đất nước của nhà nước Việt Nam đãkhẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam” Do

đó sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển Con người là giátrị cao nhất của mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị Đầu tư vào con người là cơ sởchắc chắn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội Như vậy, điều cốt lõi của sự thànhcông là tạo ra được nguồn nhân lực có đủ năng lực, trí tuệ, thích nghi được với nhữngthay đổi mới của thời đại

Tuy nhiên, cộng đồng chúng ta vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh, nhữngngười hàng ngày sống trong sự lặng lẽ, không có được âm thanh của cuộc sống bằngchính đôi tai của mình, cũng không truyền tải những suy nghĩ, tình cảm của mình bằngchính tiếng nói của mình

Theo số liệu từ tổng cục điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, thì nước ta

có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số, trong đó hơn 1 triệu ngườikhiếm thính (chiếm khoảng 6,3% dân số) Như vậy, dạng khuyết tật về thính lực chiếm

tỉ lệ khá lớn trong các dạng khuyết tật nói chung của người Việt

Người khiếm thính luôn có nhu cầu được học tập, giao tiếp với những ngườixung quanh, như quan điểm của nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga Vưgotsky đã

khẳng định “Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng không phải phát triển kém hơn người bình thường cùng độ tuổi mà phát triển theo cách khác”.Do thiếu

giáo viên, tài liệu học tập và môi trường giáo dục bằng ngôn ngữ kí hiệu nên ngườikhiếm thính gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, học văn hóa, học nghề, tiếp cậncác dịch vụ hành chính, xã hội nói chung, đặc biệt là tìm và duy trì việc làm Nhữngkhó khăn và thách thức này khiến đa số người khiếm thính khó hòa nhập bình đẳngtrong xã hội

Tuy nhiên, có một thực tế là ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính hiện naychưa được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng những người bình thường, đặc biệt là thế hệsinh viên thanh niên ở các trường Đại học, một thế hệ mà có đủ sức và lòng nhiệthuyết để có thể giúp những người khiếm thính loại bỏ dần những mặc cảm tự ti để tiếpcận nhiều hơn với những văn minh của cuộc sống, gắn kết hơn với cộng đồng Chính

sự thiếu đi kiến thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính là bức tường lớnngăn cách trong việc tìm hiểu về người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nóiriêng

Nguyên nhân chính của tình trạng trên có thể là do sinh viên vẫn chưa quan tâmđến loại ngôn ngữ này cũng như mục đích và ý nghĩa của nó, có thể nó không liênquan gì đến ngành mà họ học cũng như công việc sau khi ra trường của họ,cũng có thể

do ngôn ngữ ký hiệu khó tiếp cận và chưa có một lớp học đầy đủ, cụ thể tại trường đạihọc

Trang 2

Với những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận

thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường Đại học Sưphạm – Đại học Đà Nẵng” nhằm tìm hiểu về sự hiểu biết, cũng như mức độ quan

tâm đến ngôn ngữ ký hiệu cũng như người khiếm thính của sinh viên trường Đại học

Sư phạm–Đại học Đà Nẵng

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viêntrường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm giúp sinh viên có nhận thức tốt hơn về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính

3 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường Đạihọc

Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

4 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

5 Khách thể khảo sát

250 sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

6 Giả thuyết khoa học

Thực tế hiện nay, vấn đề nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ởsinh viên vẫn còn hạn chế Sự nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu lại có sự khác nhau giữacác khối ngành mà các bạn theo họcvà nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Nghiên cứu cơ sở lý luận nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính -Khảo sát thực trạng nhận thức và khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của người

khiếm thính của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Trên cơ sở đó

đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ kýhiệu của người khiếm thính, của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học ĐàNẵng

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại

- Phương pháp hệ thống hóa

- Phương pháp khái quát hóa

8.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương phápđiều tra bằng bảng khai (Angket):

- Phương pháp phỏng vấn

8.3.Nhóm phương pháp thống kê toán học

9 Phạm vi nghiên cứu

Trang 3

- Nội dung nghiên cứu:nghiên cứu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của sinh viên

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm

2012

- Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm –

Đại học Đà Nẵng

Trang 4

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1.Lịch sử và các công trình nghiên cứu

1.1.1.Trên thế giới

Theo điều tra của viện nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dụcthì người khiếm thính chiếm tỉ lệ khoảng 20% trong tổng số người khuyết tật Nhưvậy, sự tồn tại của người khiếm thính là một thực tế khách quan ở tất cả các nước trênthế giới và trong mọi giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người

384-322 TCN: Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc khôngthể giáo dục được Nếu không nghe được, con người không thể học được"

Vào thế kỷ thứ 16, Geronimo Cardano một bác sĩ ở Padua miền bắc nước Ýtuyên bố rằng người điếc có thể giao tiếp được với mọi người bằng cách kết hợp có hệthống một số ký hiệu được quy ước

Thế kỷ 17: Juan Pablo de Bonet xuất bản cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu,đồng thời công bố bảng chữ cái năm 1620 dựa trên nền tảng là ngôn ngữ ký hiệu đãđược cộng đồng người điếc phát triển theo bản năng từ trước

Thế kỷ 18:

Năm 1755, Abbe Charles Michel de L'épée, Paris thành lập trường học đầu tiênmiễn phí cho người khiếm thính Mọi người khiếm thính có thể giao tiếp với nhau vàvới người bình thường thông qua các cử chỉ, dấu hiệu của đôi bàn tay và phương phápđánh vần bằng những ngón tay Abbe là một người cực kỳ sáng tạo, bước đầu ông họchỏi các ký hiệu giao tiếp hỗn tạp của một câu lạc người khiếm thính ở Paris Sau đóông chỉnh sửa, sắp xếp chúng lại một cách hợp lý, bỏ đi những động tác thừa, thêmvào những ký hiệu của riêng ông Kết quả là đã có một phiên bản ngôn ngữ ký hiệuhoàn chỉnh tiêu chuẩn hiệu quả ra đời giúp người khiếm thính không còn cô đơn giữathế giới im lặng

Hệ thống ngôn ngữ này được người Pháp nồng nhiệt chào đón và phát triển chođến ngày hôm nay Nó được gọi là FSL - tức French Sign Language để phân biệt vớicác ngôn ngữ khác như BSL (British Sign Language) hay AFL (American SignLanguage)

1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành chongười điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọckhẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giaotiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánhvần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ)

Trang 5

Năm 1826 Thomas Gallaudet người sáng lập trường khiếm thính Hartford đã đemFSL đến Mỹ Tại đây FSL được kết hợp thêm với các hệ thống ký hiệu ở địa phương

để tạo ra ASL ASL là ngôn ngữ phổ biến thứ tư ở Bắc Mỹ được hơn nửa triệu người

Mỹ và Canada sử dụng Một người khiếm thính sẽ dễ dàng học các ngôn ngữ ASL,BSL hay FSL bởi vì đây là thứ ngôn ngữ của khái niệm chứ không phải tiếng Anh,tiếng Pháp, tiếng Nhật Về cơ bản nó là thứ ngôn ngữ ghi ý chứ không phải ghi âm.Tuy nhiên nhược điểm của ngôn ngữ ghi ý là rất khó để diễn đạt những khái niệm trừutượng, cũng như tính kém phong phú trong việc miêu tả sự vật hiện tượng

1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thứccông nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gianày Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí24/24 Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa Thêm vào

đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệumiễn phí Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trongtrường trung học, đại học và tòa án

1.1.2.Ở Việt Nam

Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằmhoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam Các câu lạc bộ, nhóm dạy,sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ Một số tài liệu khá công phu xuất hiệnnhư: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điển NNKH Việt Nam, v.v

Năm 2004 dự án xây dựng từ điển ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính củatrường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công đoạt giải thưởng vàđược nhận tài trợ bởi chương trình DigitAl Hope 2004, nhằm mục đích cải thiện đờisống của thanh niên, đặc biệt là các thanh niên khiếm thính

Đây là dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm trợ giúp vốn từ giao tiếp bằng

ký hiệu cho người khiếm thính và phục vụ công tác đào tạo sinh viên ngành giáo dụcđặc biệt Dự án được chia thành 3 giai đoạn: tạo khung dữ liệu; mở rộng dữ liệu - trang

bị máy ảnh; đưa bộ từ điển lên Internet - đào tạo sử dụng ở giai đoạn 1, khung dữ liệubao gồm 2000 mẫu ký hiệu được ghi hình bằng máy quay phim và đưa vào máy vi tính

Trang 6

để xử lý thành cơ sở dữ liệu từ điển, triển khai tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tậtThuận An (thành phố Hồ Chí Minh) Giai đoạn 2, các thành viên dự án đến các trungtâm giáo dục khiếm thính để sưu tầm các mẫu ký hiệu khác nhau giữa các vùng, miền,

bổ sung vào từ điển ký hiệu Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều trung tâm và cơ sởgiáo dục trẻ khiếm thính Ký hiệu được sử dụng ở những nơi này cũng có những phầnkhác biệt, vì vậy cần sưu tầm các ký hiệu khác nhau có ý nghĩa tương tự nhau để đưavào bộ từ điển Điều này còn giúp cộng đồng khiếm thính ở các nơi khác nhau có thểhiểu rõ nhau hơn thông qua việc sử dụng bộ từ điển này Các đơn vị giáo dục khiếmthính được chọn để triển khai trong giai đoạn 2 bao gồm: Trung tâm giáo dục trẻkhuyết tật Thuận An (Bình Dương), trường Hy Vọng I (thành phố Hồ Chí Minh),trường Dạy nghề và dạy chữ cho trẻ điếc (Hải Phòng), trường Hy Vọng (Đắc Lắc),Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Cần Thơ ở giai đoạn 3, bộ từ điển ký hiệu sẽ đượcđưa vào chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành khiếm thính của ĐH Sư phạmthành phố Hồ Chí Minh Trường cũng sẵn sàng hỗ trợ các trung tâm giáo dục trẻkhiếm thính khác đưa bộ từ điển này vào chương trình giảng dạy Dự án cũng đào tạo

50 học viên cho các cơ sở giáo dục khiếm thính để họ có kiến thức cơ bản về sử dụngmáy tính, Internet và sử dụng bộ từ điển này Cùng với việc phát hành bộ từ điển dướidạng đĩa CD-ROM thì việc lập website và đưa bộ từ điển lên mạng Internet là việc làmkhông thể thiếu

Với tính thực tiễn và nhân văn trên, theo tính toán của những người lập dự án, sẽ

có khoảng 200.000 thanh, thiếu niên khiếm thính (chiếm khoảng 60% số người khiếmthính) tại Việt Nam được hưởng lợi Còn tại các trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính thì100% các em sẽ được học ký hiệu giao tiếp từ bộ từ điển này Các sinh viên họcchuyên về giáo dục khiếm thính cũng sẽ được sử dụng bộ từ điển ký hiệu này như làmột công cụ học tập để phát triển nhanh chóng kỹ năng giao tiếp với các em khiếmthính

Còn theo đánh giá của Hội đồng khoa học, “đây là bộ từ điển mở và tính tùy biếncao”, do đó không chỉ người Việt Nam mà những cộng đồng khác ở châu Á, nếu chưa

có bộ từ điển nào, đều có cơ hội biên tập lại để sử dụng cho phù hợp với chữ viết vàphong tục tập quán

Năm 2007, Ban biên soạn của dự án giáo dục Đại học cho người điếc Việt Nam

đã nghiên cứu và xuất bản bộ sách ngôn ngữ ký hiệu theo chương trình của Thành phố

Hồ Chí Minh gồm 3 quyển 1, 2, và 3

Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc là sự pha trộn giữa ngônngữ ký hiệu của người Điếc ở Việt Nam được sử dụng từ trước những năm 1886 vàngôn ngữ ký hiệu của Pháp được mang đến Việt Nam vào năm 1886 khi trường họcđầu tiên dành cho người Điếc được thành lập ở Lái Thiêu, Bình Dương (Woodward,Hòa và Tiên 2004) Điều này cũng tương tự như nguồn góc của ngôn ngữ ký hiệu Mỹcủa Hoa Kỳ (Woodward 1978) Dù vậy, ngôn ngữ ký hiệu Pháp ảnh hưởng đến ngônngữ ký hiệu Mỹ Những đọc giả có hiểu biết về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ sẽ để ý thấy vàidấu hiệu như là “đen” giống như ngôn ngữ ký hiệu Mỹ Tuy nhiên, sự giống nhau nàykhông phải là vì ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM có mối liên hệ với ngôn ngữ ký

Trang 7

hiệu Mỹ Sỡ dĩ có những dấu hiệu giống nhau vì ngôn ngữ ký hiệu pháp ảnh hưởngđến ngôn ngữ ký hiệu Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 19 và ảnh hưởng đến ngôn ngữ

ký hiệu thành phố HCM vào những năm cuối thế kỷ 19

Ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM có khoảng 58% từ vựng cốt lõi cơ bản của nógiống với ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội và 54% giống với ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng(Woodward 2000) Những tỉ lệ này cho thấy ngôn ngữ ký hiệu thành phố HCM, ngônngữ ký hiệu Hà Nội và ngôn ngữ ký hiệu Hải Phòng không phải là những phương ngữkhác của một ngôn ngữ Bởi vì những phương ngữ của cùng một ngôn ngữ thườngđược mong đợi là phải chia sẽ từ khoảng 80% đến 100% tỉ lệ cùng nguồn gốc với nhau

về từ vựng cốt lõi cơ bản (Crowley 1992) Tuy nhiên những tỉ lệ này xác định rằng 3ngôn ngữ ký hiệu quan trọng ở Việt Nam có thể được sắp xếp gần như là những ngônngữ có mối quan hệ thuộc cùng một một họ ngôn ngữ giống nhau Những ngôn ngữ cóliên quan trong cùng một họ ngôn ngữ có thể được mong đợi chia sẽ từ 36% đến 79%

từ vựng cốt lõi cơ bản, ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Pháp, những ngôn ngữ được xem

là có liên quan trong cùng một họ ngôn ngữ chia sẽ khoảng từ 61% từ vựng cốt lõi cơbản (Woodward 1978) Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ và Anh không có quan hệ gần nhau

vì không chung một họ ngôn ngữ giống nhau, chúng chỉ có 31% cùng nguồn gốc trong

từ vựng cốt lõi cơ bản (McKee và Kennedy 2000)

Những người nghe thường có nhiều khái niệm nhầm lẫn về ngôn ngữ ký hiệu ví

dụ những người nghe trong nhiều quốc gia thường cho rằng ngôn ngữ ký hiệu là toàncầu Hay là người nghe cho rằng lịch sử và cấu trúc của ngôn ngữ ký hiệu là tương tựvới những ngôn ngữ nói trong quốc gia đó… Tuy nhiên với những bằng chứng màchúng tôi đã trình bày ở trên về sự biến đổi trong ngôn ngữ ký hiệu đã chỉ ra rằng ngônngữ ký hiệu không phải là toàn cầu, bởi vì những từ vựng của ngôn ngữ ký hiệu thayđổi thậm chí trong cùng một đất nước, như là Việt Nam

Thêm vào đó với những chứng cứ đã trình bày ở trên rằng ngôn ngữ ký hiệu Mỹthì gần với ngôn ngữ ký hiệu Pháp hơn là ngôn ngữ ký hiệu Anh (Tiếng Anh củangười Mỹ không gần với tiếng Pháp bằng tiếng Anh của người Anh) cho thấy rằng lịchsử của ngôn ngữ ký hiệu phải được xem xét một cách độc lập với lịch sử của nhữngngôn ngữ nói trong các quốc gia

1.2.Hoạt động nhận thức

1.2.1.Khái niệm nhận thức

Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc vớicác sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét cơ bảncủa sự vật hiện tượng.Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng

Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy

của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng nhưkhông thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tớichân lý khách quan

Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn bộ

những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá,được lưu giữ và sử dụng

Trang 8

Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc củacon người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con ngườilưu giữ và mã hoá,…

Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và

tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người” Như vậy, Nhận thức được hiểu làmột quá trình, là kết quả phản ánh Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thếgiới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết làmức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất)

Nhận thức còn được hiểu là “hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiệntượng” Như vậy, theo quan điểm này, nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau.Nhờ hoạt động trí tuệ này mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người.Kháiniệm của nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nhậnthức và chúng tôi sử dụng khái niệm này

Nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính: Là sự phản ánh những

skiến thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính trong ý thức của con người

1.2.2.Các mức độ của nhận thức

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành haimức độ: nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy vàtưởng tượng)

Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức Đó là giai

đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

Cảm giác: Cảm giác là mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên đơn giản nhất mở đầu

cho hoạt động nhận thức và cũng mở đầu cho đời sống tâm lý của con

Tri giác: Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính

bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quancủa ta

Đặc điểm của nhận thức cảm tính:

- Là một quá trình tâm lý.

- Phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.

- Phản ánh sự vât, hiện tượng của hiện thực khách quan một cách trực tiếp.

Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật,

hiện tượng gồm quá trình tư duy và tưởng tượng

Tư duy: là quá trình tâm lý ảnh ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên

hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực kháchquan mà trước đó chúng ta chưa biết đến

Tưởng tượng: là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong

kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểutượng đã có

Đặc điểm của quá trình nhận thức lí tính:

- Là một quá trình tâm lý

Trang 9

- Phản ánh cái chưa từng có trong kinh nghiểm cá nhân hoặc xã hội

- Phản ánh những thuộc tính bên trong những thuộc tính bản chất của sự vật

hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật

Giai đoạn trung gian: Trí nhớ

- Khái niệm: Trí nhớ là quá trình nhận thức phản ánh vốn kinh nghiệmcủa con

người dưới hình thức biểu tượng

- Vai trò: Đối với nhận thức,trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn Nó là công cụ để

lưu giữ lại các kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phânbiệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứngxử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để quátrình nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) diễn ra và làm cho quá trình này đạtđược kết quả hợp lý Ở đây trí nhớ đã cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thunhận cho nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là các mức độ nhận thứckhác nhaucủa con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của con người trởnên hoàn chỉnh, điều này được thể hiện như sau Cụ thể: nhận thức cảm tính là cơ sở,

là nguồn nhiên liệu cho nhận thức lý tính Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thứccảm tính làm cho nhận thứccảm tính đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh vi hơn.Mối quan

hệ ấy được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức

Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ khi đượcsinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽkhông cóhiểu biết và không có nhận thức

Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài củasựvật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong.Khi đãquen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượng qua mỗi lần tiếpxúc Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biết được nhiều cácthuộc tính khác nhau.Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại vớinhau, thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thànhmột nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.Khi đó, Nhậnthức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao hơn và đã tạo ra nhữngcấu tạo tâm lý mới Cũng khi đó, Nhận thức của con người đã đi đến tư duy trừutượng, tư duy khái quát Như vậy, có thể khẳng định tâm lý người có bản chất xã hội –lịch sử

Trang 10

Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người Nhờ

có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung quanh và cao hơnnữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu củachính mình

1.3.Ngôn ngữ ký hiệu và những vấn đề về ngôn ngữ ký hiệu

1.3.1.Khái niệm về ngôn ngữ ký hiệu

A B, C, D

E, F, G I, K, L

M, N O, P, Q

Trang 11

R, S, T V, X, Y

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu đượccộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của

cơ thể và nét mặt thay cho lời nói

1.3.2.Đặc điểm về ngôn ngữ ký hiệu

Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từngkhu vực trong một quốc gia rất khác nhau Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịchsử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khácnhau Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (máhồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng) Điều tương tựcũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệthống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước

Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồngnhất định Ví dụ: ký hiệu “uống nước” thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầmcốc uống nước, ký hiệu “lái ô tô” thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v Mỗingười (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu Dongôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những ngườithuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn haingười bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ

Hai đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ ký hiệu là tính giản lược và có điểmnhấn

Ví dụ:bình thường: Anh có khỏe không ạ?

Ngôn ngữ ký hiệu: “KHỎE không”?

Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiềukhi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thìđiểm nhấn đuợc đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)

Ví dụ:Bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên (Trong câu

này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)

NNKH: Bạn thân Gặp ở công viên hôm qua

 Từ vựng

Vốn từ ngữ của người khiếm thính khá nghèo nàn chỉ có khoảng 200 từ Nhiều từquen thuộc không có Ví dụ như từ: con lân, con nghé…Hoặc nếu có thì không thốngnhất mà được ký hiệu theo cách hiểu của cộng đồng hoặc cá nhân

Trang 12

Trong vốn từ của người khiếm thính chủ yếu là động từ, các tính từ chỉ có mộtcấp độ chung còn sự biểu thị cụ thể rất ít thậm chí không có Ví dụ chỉ có từ “vui” chứkhông có từ “vui vui”, “phấn khích”…

Cách cấu tạo từ ngữ trong ngôn ngữ ký hiệu chủ yếu là lắp ghép đơn thuần

 Ngữ pháp

Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói trong một cộng đồng làkhác nhau Ví dụ: Ngôn ngữ ký hiệu thường có thứ tự là: Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ.Trong khi đó thì ngôn ngữ nói tiếng Việt có thứ tự từ là: Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ.Ngôn ngữ ký hiệu đặt số từ sau danh từ trong khi ngôn ngữ nói/viết tiếng Việt đặt số

từ trước danh từ

1.3.3.Quy tắc biểu đạt ký hiệu

Biểu đạt ngôn ngữ ký hiệu theo quy tắc sau:

-Sử dụng cả hai tay và ngón tay.

-Hướng của bàn tay về phía trước.

-Chuyển động của bàn tay phía trước bụng, trong khoảng không gian không vượt

quá bề ngang của cơ thể

-Tay, ngón tay chuyển động theo hướng: Lên, xuống, trong, ngoài, tròn theo

chiều kim đồng hồ hay ngược, hai tay chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau

1.3.4.Đặc tính của ngôn ngữ ký hiệu

Các ngôn ngữ ký hiệu đều có năm đặc tính cơ bản chung:

Vị trí (location)

Hình dạng bàn tay (handshape)

Chuyển động (movement)

Chiều hướng của lòng bàn tay (orientation)

Sự diễn tả không bằng tay (Non – manual expression)

Đây là năm đặc tính cơ bản mà Stokoe đưa ra Ngày nay, vị trí sắp xếp của nămđặc tính này không hoàn toàn giống như của Stokoe nữa Mặc dù có nhiều cách sắpxếp khác nhau nhưng đều có năm đặc tính cơ bản như vậy

 Vị trí

Có rất nhiều những ký hiệu được làm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể Khi giaotiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, phải chú ý kỹ các vị trí làm dấu bởi vì cùng một hình dạngbàn tay nhưng vị trí khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau

Ví dụ: bàn tay úp lại đặt ngang về phía ngực trái có nghĩa là “em trai hoặc emgái” nhưng khi bàn tay di chuyển về giữa ngực thì đó có nghĩa là “con”

Trang 13

 Sự chuyển động

Trong ngôn ngữ ký hiệu, sự chuyển động của tay có ảnh hưởng rất lớn đến ýnghĩa ký hiệu Cùng một hình dạng bàn tay nhưng với sự chuyển động khác nhau sẽđem lại một ý nghĩa khác nhau

 Chiều hướng của lòng bàn tay

Khi sử dụng ngôn ngữ ký hiệu lòng bàn tay của chúng ta có các chiều hướng nhưsau:

-Lòng bàn tay úp xuống dưới

-Lòng bàn tay ngữa lên trên

-Lòng bàn tay quay sang trái

-Lòng bàn tay quay sang phải

-Hai lòng bàn tay quay vào nhau

-Lòng bàn tay hướng ra ngoài

-Lòng bàn tay hướng vào trong

1.3.5.Hiện trạng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam.

Câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khuvực: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh,v.v Trong đó, ba phương ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phòng vàThành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, người ta cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thốngngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia

Việc học ngôn ngữ ký hiệu ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Nhật Bản rấtthuận lợi do tài liệu học rất phổ biến trên mạng Hiện nay việc học ngôn ngữ ký hiệutại Việt Nam cũng thuận lợi hơn do một số nhóm, câu lạc bộ đã hình thành và tiếnhành giảng dạy (chẳng hạn Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Hà Nội và Thành phố HồChí Minh)

Trang 14

Theo báo cáo mới nhất từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 thìnước ta có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số,trong đó hơn 1 triệungười khiếm thính (chiếm khoảng 6,3% dân số)

Tuy nhiên, hiện nay số đầu sách dạy về ngôn ngữ ký hiệu quá ít, lại không đượcphổ biến rộng rãi khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng sách, sách, tài liệu ngônngữ ký hiệu quá ít và không phổ biến rộng rãi không chỉ gây khó khăn cho ngườikhiếm thính mà ngay cả người bình thường cũng gặp phải trở ngại khi muốn giao tiếpvới người khiếm thính "Chi hội Người điếc Hà Nội có 360 hội viên, rất nhiều ngườigặp phải khó khăn khi giao tiếp với chính người thân của mình Nhiều bậc phụ huynhcủa trẻ điếc, giáo viên dạy trẻ điếc, sinh viên muốn tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ kýhiệu để có thể giao tiếp với những người điếc nhưng khó tìm ra sách và tài liệu

Hiện chưa có con số thống kê chính xác về số lượng sách dạy ngôn ngữ ký hiệu,tài liệu về ngôn ngữ ký hiệu xuất bản hằng năm nhưng có thể khẳng định, số sách, tàiliệu này không nhiều và chưa được bày bán rộng rãi Đến nay nước ta chưa có một cơ

sở nào xuất bản, in ấn sách dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính.Điều này gâythiệt thòi cho người khiếm thính, gia đình, bạn bè họ

Để khắc phục tình trạng trên, được sự tài trợ của Hội Người điếc Thụy Điển(SDR) và Hội Người khuyết tật Thụy Điển (SHIA), Chi hội Người điếc Hà Nội đãđứng ra mở các lớp dạy ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời thu thập, xây dựng bộ sách và bộđĩa DVD từ điển ngôn ngữ ký hiệu Đến nay, bộ sách và bộ đĩa DVD này đã hoànthành, đã được in ấn và sắp tới sẽ phổ biến rộng rãi cho đội ngũ giáo viên dạy học sinhkhiếm thính, cha mẹ trẻ khiếm thính, người nghe bình thường, người khiếm thính Tuy nhiên, những cố gắng to lớn đó của Chi hội Người điếc Hà Nội là quá nhỏ bé sovới nhu cầu của người khiếm thính cũng như các bậc phụ huynh có con không may bịkhiếm thính Họ rất cần một bộ quy chuẩn về ngôn ngữ ký hiệu, cần tài liệu ngôn ngữ

ký hiệu để học tập, giao tiếp với nhau

1.3.6.Vai trò của ngôn ngữ ký hiệu

Thực ra, ngôn ngữ ký hiệu chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống Dù

có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng ngôn ngữ ký hiệurất nhiều trong cuộc sống hàng ngày Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tảingôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cửchỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không dùng taychân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn

Như thế, ngôn ngữ ký hiệu tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cóthể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi,thoải mái hơn Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra ngônngữ ký hiệu, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thànhmột thứ ngôn ngữ của riêng họ

Chính vì vậy, cần phải học ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính để hoànthiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta

Trang 15

1.4.Những vấn đề chung về người khiếm thính

1.4.1.Khái niệm người khiếm thính

Người khiếm thính là những người nghe không rõ hoặc không nghe được những

gì xảy ra xung quanh họ

1.4.2.Nguyên nhân gây ra tật khiếm thính

1.4.2.1 Nguyên nhân trước khi sinh

- Do những bệnh do virut gây nên như: Bệnh quai bị, cúm…

- Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động của các bộ phận của tai như ống tai

ngoài, bịt kín, chuỗi xương con

- Do tính chất gia đình (xảy ra ở một vài gia đình, mặc dù bản thân cha mẹ- có

thể không bị khiếm thính) Thường là trẻ không bị kèm theo các tàn tật khác

- Do bệnh rubeon trong thời gian thai nghén Thường trẻ sẽ bị kèm theo các tốnthương não khác

- Do yếu tố Rh trẻ thường bị thêm các tàn tật khác

- Do đẻ non: 2/3 trẻ này kèm theo các tàn tật khác

- Do thiếu iod: khi mẹ mang thai, thường xảy ra việc có nhiều bà mẹ bị biếu cổ

có thể trẻ sẽ bị phát triển chậm tinh thần kèm theo

- Do một vài loại thuốc mà bà mẹ dùng khi mang thai như Cocticoid, Pheytion)

1.4.2.3 Nguyên nhân sau khi sinh

- Nhiễm trùng thai – chảy mũ tai kéo dài

- Viêm màng não (trẻ bị thêm các tàn tật khác) hoặc có vấn đề về hành vi

- Một số loại thuốc(steptomixin, vài loại kháng sinh)

- Tiếp xúc với tiếng động mạnh thường xuyên

1.4.3.Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính

1.4.3.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính

-Đặc điểm cảm giác và tri giác nghe (thính giác).

Trang 16

Người ta thường cho rằng trẻ khiếm thính không có cảm giác thính giác Tuynhiên một số công trình nghiên cứu bằng các thiết bị âm thanh hiện đại cho thấy: Phầnlớn, trẻ khiếm thính vẫn còn cảm giác thính giác Vào thế kỷ thứ XIX, V.I Phleri, N.MLagôpxki và những nhà nghiên cứu khác đã chứng minh sự hiện diện của sức nghe cònlại ở trẻ khiếm thính Cảm giác này có thể được tăng cường, tích cực và phát triển nhờcác biện pháp phục hồi chức năng và phương pháp giáo dục phù hợp.

-Cảm giác và tri giác nhìn của trẻ khiếm thính

Do mất hoặc giảm cảm giác và tri giác thính giác nên ở trẻ khiếm thính cảm giác

và tri giác thị giác có vai trò đặc biệt quan trọng Thị giác của trẻ khiếm thính đóng vaitrò quan trọng trong việc nhận thức thế giới xung quanh Một số nghiên cứu đã chỉ rarằng cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính phát triển như trẻ bình thường, đôikhi cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính còn tích cực và tinh nhạy hơn so vớibình thường Bởi vây, trẻ khiếm thính thường để ý đến từng chi tiết nhỏ của thế giớixung quanh mà những trẻ có khả năng nghe rõ thường không chú ý đến Những đứatrẻ nghe rõ thường dễ nhầm lẫn hơn trẻ khiếm thính: Đặc biệt trẻ thường nhầm lẫnnhững màu sắc gần giống nhau xanh đậm – tím, đỏ – da cam… Độ nhạy cảm của cảmgiác màu sắc được trẻ khiếm thính phân biệt tốt hơn so với trẻ bình thường

Tri giác nhìn của trẻ khiếm thính có vai trò quan trọng trong việc hình thành vàtiếp thu ngôn ngữ Trẻ bình thường học nói chủ yếu dựa trên cảm giác nghe, tri giácnghe, cảm giác vận động và tri giác vận động, còn tri giác thị giác đóng vai trò thứyếu Tri giác thị giác đóng vai trò bổ sung cho cảm giác thính giác như giúp tri giácnhững động tác cử chỉ điệu bộ kèm theo ngôn ngữ của chúng ta Ở trẻ khiếm thính domất thính giác nên thị giác và cảm giác vận động trở nên đặc biệt quan trọng Nó lànền tảng để hình thành tiếng nói cho trẻ Trẻ khiếm thính tiếp nhận bằng mắt cấu tạo

âm, cách phát âm trong việc tri giác hình tượng chữ viết Với những từ ngữ mang tínhkhái quát hóa, trừu tượng hoá cao như: “tinh thần dân tộc; ý chí thép…” trẻ khiếmthính rất khó khăn để hiểu những từ ngữ đó

1.4.3.2 Đặc điểm nhận thức lý tính

-Đặc điểm tưởng tượng của trẻ khiếm thính

Sự phát triển ngôn ngữ chậm ở trẻ khiếm thính đã gây nhiều khó khăn cho việchình dung ra những điều mà trẻ chưa được tri giác Trẻ khiếm thính khó có biểu tượng

về những sự kiện lịch sử, địa lý mà các em chưa được nhìn thấy hoặc nghe thấy

- Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính

+ Tư duy trực quan – hành động

Tư duy trực quan – hành động phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính nhờ vào khảnăng quan sát nhanh nhạy của thị giác Qua các nghiên cứu cho thấy: trẻ khiếm thínhcũng có khả năng giải các bài tập toán, có khả năng chia một vật thể thành các bộ phận

và lắp đặt chúng thành một chỉnh thể (xếp hình)

+ Tư duy trực quan – hình tượng

Loại tư duy này được phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính Những nghiên cứu chorằng trẻ khiếm thính ở thời kỳ trước khi tiếp thu ngôn ngữ và trong quá trình thu nhận

Trang 17

còn có một thời gian dài dừng lại ở tư duy trực quan – hình tượng nghĩa là chúngkhông suy nghĩ bằng lời mà bằng hình ảnh.

+ Tư duy trừu tượng

Hạn chế về ngôn ngữ, thiếu sự giáo dục đặc biệt, thiếu sự hình thành các kháiniệm thì hạn chế tư duy trừu tượng ở trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính tiếp thu ngônngữ chậm hơn vì thế hạn chế đáng kể so với trẻ nghe rõ trong việc hình thành tư duytrừu tượng và làm giảm khả năng nhận thức của trẻ

1.5.Một số vấn đề về sinh viên

1.5.1.Quan niệm về sinh viên

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Studens”, nghĩa là người

làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức Sinh viên là những người đang chuẩn bịcho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội Các hoạt độnghọc tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ choviệc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúcquá trình học trong các trường nghề

Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi, một

số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên Vì vậy, sự phát triển và trưởngthành về giải phẩu và về sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho tuổi sinh viên

Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm ngườichưa ổn định, còn phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máysản xuất của xã hội Vì vậy, đặc điểm tâm lý của họ có phần khác so với thanh niêncùng lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp

1.5.2.Đặc điểm tâm lý của sinh viên

1.5.2.1 Sự phát triển thể chất

Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người cả vềphương diện cấu tạo và chức năng Đây là thời kỳ thể lực sung mãn nhất trong cả đờingười So với tuổi thiếu niên, sự gia tăng về chiều cao và cân nặng ở lứa tuổi sinh viênđều chậm lại Từ 18 – 25 tuổi, sức khỏe của cá nhân đạt tới mức cao nhất, các phản xạnhanh nhạy nhất, ít bị bệnh tật nhất trong cả đời người

1.5.2.2 Đặc điểm nhận thức của sinh viên

Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng làtìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu

để nắm được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, quy luật của các khoa học

đó để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định Hoạt động nhận thức của sinhviên một mặt kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại phảitiệm cận với những thành tựu của khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời sự.Chính vì vậy, nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳngnhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổnghợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa

Hoạt động nhận thức của sinh viên có các đặc điểm sau:

- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội hệ thống các tri thức, các khái niệm khoa học,

các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người

Trang 18

chuyên gia tương lai Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với việc nghiêncứu khoa học vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia tươnglai.

- Hoạt động học tập của người sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, mục

đích, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian mộtcách chặt chẽ nhưng đồng thời không quá bị khép kín, quá câu nệ mà lại có tính chất

mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường của họ để có thể phát huy tối đa năng lựcnhận thức của cá nhân trong trong nhiều lĩnh vực Có những sinh viên không chỉ theohọc một khóa mà theo học 2,3 khóa khác nhau hoặc gần nhau để bổ sung kiến thứctoàn diện cho mình

- Phương diện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng và phong phú

với các thư viện, phòng thực nghiệm, phòng thí nghiệm bộ môn với những thiết bịkhoa học cần thiết của từng ngành đào tạo Do đó phạm vi hoạt động nhận thức củasinh viên đa dạng: vừa tiếp thu tri thức vừa rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp

- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao.

- Điều quan trọng là sinh viên phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc đại

học phù hợp với chuyên ngành khoa học mà họ theo đuổi Không tìm ra cách học khoahọc sinh viên không thể đạt được kết quả học tập tốt vì khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩxảo mà họ phải lĩnh hội trong những năm mà họ học ở đại học là rất lớn và rất đadạng

1.5.2.3 Một số nét nhân cách của sinh viên

Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm đạo đức, trí tuệ

và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách Trong giai đoạn này, sinhviên có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang và định hướng giá trị xã hội có liênquan đến nghề nghiệp, đồng thời bắt đầu thể nghiệm mình trong các lĩnh vực hoạtđộng khác nhau Mặc dù nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cả đờingười, nhưng trong thời kỳ học nghề là giai đoạn hình thành mạnh mẽ nhất về xuhướng nhân cách người lao động Sự hình thành nhân cách nghề của sinh viên đượcdiễn ra theo các hướng cơ bản sau: xu hướng nghề và các năng lực cần thiết của nghềđược hình thành, củng cố và phát triển; hoạt động nhận thức, đặc biệt là các quá trìnhnhận thức được “nghề nghiệp hóa”; kì vọng đối với nghề nghiệp được phát triển; khảnăng tự giáo dục, tự tu dưỡng được nâng cao; tính độc lập và tâm thế sẳn sàng đối vớinghề nghiệp được củng cố…trong quá trình học tập từ năm đầu đến năm cuối ở trườngnghề

Dựa vào các công trình nghiên cứu, các tác giả Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghịchia sinh viên thành sáu kiểu điển hình sau:

- Kiểu 1: Sinh viên học xuất sắc cả về chuyên môn và các lĩnh vực khoa học

chung Họ là người có niềm tin chính trị rõ ràng, có nền tảng văn hóa chung cao, tíchcực tham gia nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội Họ gắn bó với tập thể bằngcác hứng thú đa dạng Đây chính là các sinh viên thực sự ưu tú

- Kiểu 2: Sinh viên học khá Đây là các sinh viên coi việc học tập một lĩnh vực

chuyên môn nhất định là mục đích tối cao Họ quan tâm đến khoa học và nghiên cứu

Trang 19

khoa học trong khuôn khổ của chương trình đào tạo Nhiệt tình tham gia các hoạt động

xã hội và quan hệ tốt với bạn bè; gắn bó với tập thể bằng các hứng thú học tập và nghềnghiệp

- Kiểu 3: Sinh viên học xuất sắc về lĩnh vực khoa học chuyên môn Những sinh

viên này hứng thú và hoạt động chủ yếu đối với lĩnh vực khoa học; gắn bó với tập thểbằng hứng thú khoa học; không nhiệt tình với các hoạt động quần chúng như các hoạtđộng Đoàn thanh niên, hội sinh viên…

- Kiểu 4: Sinh viên học trung bình và khá Những sinh viên này quan tâm đến

các khoa học xã hội ngoài chương trình đào tạo, nhưng ít tham gia các hoạt độngnghiên cứu khoa học Văn hóa chung được giới hạn trong phạm vi hứng thú nghềnghiệp; tích cực trong công tác xã hội

- Kiểu 5: Sinh viên học trung bình và khá, không tham gia nghiên cứu khoa

học Những sinh viên này thường không tích cực tham gia các hoạt động xã hội Gắn

bó với tập thể bởi các hứng thú có tính chất giải trí và ăn hóa Có khả năng sáng tạotrong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

- Kiểu 6: Sinh viên học yếu, không tham gia nghiên cứu khoa học Học vì mốt,

không yêu nghề, thụ động tham gia hoạt động xã hội Hứng thú trong các hoạt độngvui chơi, giải trí Gắn bó với tập thể bởi các hứng thú cùng được nghỉ ngơi, giao lưu…Trên đây là các kiểu sinh viên điển hình, ngoài các kiểu trên còn có các kiểutrung gian

1.5.2.4 Đặc điểm hoạt động của sinh viên

Hoạt động chủ đạo của sinh viên là hoạt động học nghề, nghiên cứu khoa khọc,ngoài ra thì sinh viên còn tham gia vào các hoạt động xã hội khác

Hoạt động học

Học của sinh viên không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông

mà là quá trình học tập nghề nghiệp Đối tượng học của sinh viên là tri thức, kĩ năng

và nhân cách nghề Ngay cả những sinh viên học tập trong các lĩnh vực khoa học cơbản như: Toán, Vật lí, Hóa học, Triết học…, thì đó cũng là quá trình học mang tínhnghề nghiệp, là quá trình chuẩn bị trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa họcđó

Do chức năng học tập mang tính nghề nghiệp cao nên tính chất học của sinh viên

có nhiều điểm khác với học phổ thông

- Tính mục đích của việc học rất rõ ràng Học tập trong các trong các trường

Đại học, cao đẳng hay trường nghề là quá trình học nghề, học để trở thành người laođộng có kĩ năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng

- Đối tượng học của sinh viên là hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản có tính hệ

thống và tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định Điều này khácvới học trong trường phổ thông là những tri thức khoa học có tính phổ thông và đãđược sư phạm hóa cao

- Học tập của sinh viên mang tính nghiên cứu cao Ở phổ thông, học sinh chủ

yếu làm việc với giáo viên, học theo kiến thức và chỉ dẫn của thầy cô giáo Trong khi

đó, ở đại học, sinh viên chủ yếu làm việc với các tài liệu khoa học, việc học của sinh

Trang 20

viên chủ yếu mang tính tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phươngtiện thông tin, kĩ thuật, trên thư viện, phòng thực hành, thực nghiệm.

- Học tập của sinh viên mang tính tự giác cao Học tập của học sinh phổ thông

luôn có sự kiêm tra giám sát thường xuyên của tập thể lớp và của giáo viên, bằngnhiều hình thức như: Kiểm tra đầu hay giữa tiết học, kiểm tra thường kỳ…Tức là việchọc của học sinh phổ thông diễn ra trong kỉ luật của tổ chức Ngược lại, việc học củasinh viên có tính độc lập, tự do cao

Những đặc điểm trên cho thấy học tập của sinh viên có sự căng thẳng cao về trítuệ và nhân cách Đó là sự chuẩn bị trực tiếp các yếu tố tâm lý cần thiết để bước vàomôi trường lao động nghề nghiệp căng của tuổi trưởng thành

Động cơ học của của sinh viên có sự phân hóa và đa dạng hơn so với học phổthông

Trong quá trình học ở đại học, mỗi sinh viên thường có các động cơ học tậpnhằm thỏa mãn nhu cầu riêng của mình Có thể khái quát thành bốn nhóm động cơ họcphổ biến trong sinh viên:

-Động cơ nhận thức khoa học: Sinh viên có động cơ này là học tập nhằm thõa

mãn nhu cầu tri thức khoa học Họ học vì say mê, hứng thú đối với các vấn đề lí luậnkhoa học, vì sự khao khát khám phá tri thức mới…

-Động cơ nghề nghiệp: Đa số sinh viên học tập vì nhu cầu nghề nghiệp sau này.

Họ học tập vì muốn tạo ra cơ sở vững chắc cho nghề nghiệp tương lai

-Động cơ học vì giá trị xã hội: Những sinh viên này học chủ yếu không phải vì

nhu cầu kiến thức hay nghề nghiệp mà chủ yếu vì giá trị xã hội của việc học mang lại.Chẳng hạn nhiều sinh viên học tập do ý thức trách nhiệm công dân, mong muốn đượccống hiến vì lợi ích của dân tộc, cộng đồng…Thuộc loại động cơ này có cả những sinhviên vì lợi ích cá nhân cần bằng cấp để cần đảm bảo cho lợi ích khác

-Động cơ tự khẳng định mình trong học tập: Đây là những sinh viên ý thức được

năng khiếu, khả năng, sở trường của mình và mong muốn được khẳng định chúngtrước mọi người

Các hoạt động khác của sinh viên

Ngoài hoạt động học tập nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, hầu hết sinh viêncòn tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động thể thao, văn hóa,văn nghệ

Hoạt động chính trị – xã hội là biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của thanhniên sinh viên Hầu hết thanh niên sinh viên hứng thú và nhiệt tình tham gia các hoạtđộng chính trị – xã hội, từ các hoạt động của tập thể lớp của trường đến các hoạt động

có tính chính trị – xã hội rộng lớn tác động mạnh tới đời sống xã hội Có thể nói sinhviên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị – xã hội và là tầng lớp có tínhtích cực xã hội cao Họ sẵn sàng tham gia vào các sự kiện chính trị với sự say mê vàcống hiến, hi sinh của tuổi trẻ Vì vậy trong thực tiễn, thanh niên là lực lượng tiênphong và chủ lực trong các hoạt động chính trị – xã hội củ đất nước

Bên cạnh các hoạt động chính trị – xã hội, sinh viên còn rất tích cực tham gia cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch – các hoạt động thể hiện sự năng động

Trang 21

của tuổi trẻ Tham gia các hoạt động này, sinh viên có điều kiện để học tập, để thể hiện

và khẳng định mình, đồng thời là cơ hội để giao lưu và kết bạn với nhau, nhằm thỏamãn nhu cầu tình bạn, tình yêu và các nhu cầu tinh thần khác

Một loạt hoạt động đặc biệt, ngày càng thu hút nhiều thanh niên sinh viên thamgia là lao động có thu nhập kinh tế Loại hoạt động này trước đây được coi là cá biệtthì ngày nay có tính phổ biến trong sinh viên Nhiều sinh viên ngoài học tập, thườngdành thời gian còn lại trong ngày để làm thêm (tập sự nghề trong các xưởng, gia sư,phục vụ tại các nhà hàng…) Có nhiều loại động cơ thúc đẩy sinh viên lao động có thunhập như: mong muốn được thực hành thêm nghề được thực hành thêm nghề đanghọc, nâng cao thêm hiểu biết về xã hội…Tuy nhiên, đa số trường hợp là do nhu cầuthu nhập kinh tế Việc làm thêm ngoài giờ học của nhiếu sinh viên có thể mang lại lợiích nhất định song cũng gây nhiều phiền phức trong quá trình học tập và rèn luyệnnghề nghiệp của sinh viên Trong thực tiễn đây là vấn đề cần được xã hội quan tâm

nó đóng một vai trò rất lớn trong việc hòa nhập người khiếm thính với cộng đồngngười bình thường chính vì thế cần có những nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đềnày

Lực lượng sinh viên là những người có đủ và tốt cả về mặt thể chất và tâm lý để

có thể nhận thức tốt về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính

Trang 22

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và quy trình tổ chức nghiên cứu

2.1 Mô tả khách thể nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu về trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (tên tiếng Anh: Danang University ofEducation) - được thành lập theo nghị định 32/CP ngày 04.4.1994 của chính phủ.Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáoviên các cấp; đào tạo cử nhân khoa học và thạc sĩ, tiến sĩ; giảng dạy các bộ môn khoahọc cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng Đồng thời là trung tâmnghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên

Hiện tại tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có các câu lạc bộ, đội,nhóm do hội sinh viên và đoàn thanh niên tổ chức với mục đích hoạt động công tác xãhội, từ thiện…Đặc biệt trong đó có câu lạc bộ ngôn ngữ ký hiệu STC hoạt động vớimục đích phổ biến rộng hơn hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính và gắnkết cộng đồng người khiếm thính với người bình thường

2.1.2 Giới thiệu về khách thể khảo sát

Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi nghiên cứu đề tài này, chúng tôinghiên cứu trên khách thể khảo sát là 250 sinh viên của trường Đại học Sư phạm – Đạihọc Đà Nẵng

2.2 Mô tả phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước về ngôn ngữ ký hiệu của ngườikhiếm thính nói chung và những vấn đề liên quan về người khiếm thính, vấn đề vềngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính, khái quát về sinh viên nói riêng

2.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi (Angket)

 Mục đích nghiên cứu:

- Khảo sát thực trạng nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính của

sinh viên trương Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

 Cách tiến hành:

- Để tiến hành tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính của

sinh viên chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu câu hỏi dành cho sinh viên

 Nguyên tắc xây dựng phiếu câu hỏi

- Câu hỏi gồm 3 loại: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp (vừa đóng

vừa mở) Khi soạn các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: Rõ ràng, dễhiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin thiết thực

về vấn đề cần nghiên cứu

 Quá trình nghiên cứu được tiến hành như sau

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra vào ngày 15 tháng 3 năm 2012 trên 250sinh viên của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Trước khi phát phiếuchúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho các bạn sinh vên về nội dung công việc cần làm, quytrình tiến hành, sau đó tiến hành phát phiếu điều tra Và sau khi học sinh trả lời xong,

Trang 23

chúng tôi tiến hành thu phiếu điều tra, kiểm tra số phiếu thu được, đối chiếu với sốphiếu phát ra.

2.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

 Mục đích nghiên cứu

- Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ

khảo sát bằng bảng hỏi Angket

 Nguyên tắc phỏng vấn

- Phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, chân tình, tạo ra sự

thân thiện và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ cảm giác tin cậy, tâm trạngthoải mái

- Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra hững câu hỏi dưới

nhiều dạng khác nhau để kiểm tra độ chính xác của câu trả lời cũng như làm sáng tỏnhững thông tin chưa rõ

 Nội dung phỏng vấn

- Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin về bản thân sinh viên, nhận thức

của họ về ngôn ngữ người khiếm thính, họ đã từng tiếp xúc với người khiếm thínhchưa, nhận thức của họ về người khiếm thính, Thái độ của họ về người khiếm thinhcũng như ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính Những khó khăn khi họ tiếp xúcvới người khiếm thính và khó khăn khi học cũng như sử dụng ngôn ngữ ký hiệu củangười khiếm thính

2.2.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thô thu được từ phương phápđiều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp này chúng tôi sử dụng những công thức của toán thống kê để xử

lý số liệu

2.3 Cách xử lý số liệu và đánh giá kết quả

- Tính %: Thống kê, tính tỉ lệ % ý kiến của khách thể nghiên cứu về các mặt nhậnthức của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Tiểu kết chương 2

Với đề tài nghiên cứu trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 250 khách thể là sinhviên của trường Đại học sư phạm – Đại học Nẵng chúng tôi tiến hanh nghiên cứuđúng trình tự, quy trình

Chúng tôi sử dụng tổng hợp cả phương pháp nghiên cứu lý luận lẫn phươngphương pháp nghiên cứu thực tiễn để thu về được kết quả khách quan nhất

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. James Clyde woodward, Nguyễn Thị Hòa (2003), Những vấn đề về giáo dụcvà giao tiếp với người điếc – ngôn ngữ ký hiệu, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về giáo dụcvà giao tiếp với người điếc – ngôn ngữ ký hiệu
Tác giả: James Clyde woodward, Nguyễn Thị Hòa
Năm: 2003
[2]. Lê Thị Hằng (2008), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, khoa khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính
Tác giả: Lê Thị Hằng
Năm: 2008
[3]. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật (1994), giáo dục trẻ khuyết tật thính giác, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo dục trẻ khuyết tật thính giác
Tác giả: Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật
Nhà XB: nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1994
[4]. Trung tâm tật học viện khoa học giáo dục Việt Nam (1998), ngôn ngữ kýhiệu, ngôn ngữ cử chỉ điệu boojcuar người điếc Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngôn ngữ kýhiệu, ngôn ngữ cử chỉ điệu boojcuar người điếc Việt Nam
Tác giả: Trung tâm tật học viện khoa học giáo dục Việt Nam
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1998
[5]. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2008) , Giáo trình tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học đại cương
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Sư phạm
[6]. Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc, giáo trình tâm lý học phát triển, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình tâm lý học phát triển
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Sư phạm
[7]. Nguyễn Quang Uẩn (2010),Tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
[8]. Dự án giáo dục Đại học cho người điếc Việt Nam, Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ ký hiệu thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: nhà xuất bản văn hóa thông tin
[9]. Dương Phương Hạnh (2009), Thế giới người khiếm thính, nhà xuất bản Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới người khiếm thính
Tác giả: Dương Phương Hạnh
Nhà XB: nhà xuất bản Thanh niên
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1.1.  Thực trạng tham gia tổ chức từ thiện hoặccông tác xã hội của sinh   viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.1.1. Thực trạng tham gia tổ chức từ thiện hoặccông tác xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (Trang 23)
Bảng 3.2.1 nhận thức của sinh viên về người khuyết tật nói chung và người khiếm   thính nói chung. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.2.1 nhận thức của sinh viên về người khuyết tật nói chung và người khiếm thính nói chung (Trang 24)
Bảng 3.2.2. Tìm hiểu về mức độ tiếp xúc với người khiêm thính của sinh viên   trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.2.2. Tìm hiểu về mức độ tiếp xúc với người khiêm thính của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng (Trang 25)
Bảng 3.2.3. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.2.3. Mức độ quan tâm của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học (Trang 26)
Bảng 3.3.1. Tìm hiểu nhận thức về hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm   thính ở Việt Nam - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.3.1. Tìm hiểu nhận thức về hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở Việt Nam (Trang 27)
Bảng 3.3.2. Bảng so sánh sự cảm nhận về ngôn ngữ ký hiệu ở hai khối tự nhiên - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.3.2. Bảng so sánh sự cảm nhận về ngôn ngữ ký hiệu ở hai khối tự nhiên (Trang 28)
.Bảng 3.3.3. Bảng thể hiện xúc cảm về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở   sinh viên. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.3.3. Bảng thể hiện xúc cảm về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên (Trang 29)
Bảng 3.4.1. Bảng nhận thức về ý nghĩa ngôn ngữ ký hiệu đối với người khiếm   thính. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.4.1. Bảng nhận thức về ý nghĩa ngôn ngữ ký hiệu đối với người khiếm thính (Trang 30)
Bảng 3.5.1. Bảng nhận thức về nguyên nhân khó khăn của sinh viên khi giao tiếp   với người khiếm thính. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.5.1. Bảng nhận thức về nguyên nhân khó khăn của sinh viên khi giao tiếp với người khiếm thính (Trang 32)
Bảng 3.5.2. Bảng nhận thức những khó khăn trong việc học ngôn ngữ ký hiệu của   người khiếm thính. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.5.2. Bảng nhận thức những khó khăn trong việc học ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính (Trang 32)
Bảng 3.6.1. Bảng nhận thức về vai trò của việc phổ biến ngôn ngữ ký hiệu vào   trong sinh viên. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.6.1. Bảng nhận thức về vai trò của việc phổ biến ngôn ngữ ký hiệu vào trong sinh viên (Trang 33)
Bảng 3.6.2.  Bảng nhận thức về mức độ tham gia một lớp học ngôn ngữ ký hiệu   của người khiếm thính. - Tìm hiểu nhận thức về ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính ở sinh viên trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng
Bảng 3.6.2. Bảng nhận thức về mức độ tham gia một lớp học ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w