Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã An Nhơn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty greenfeed tại thị xã an nhơn, (Trang 38)

4.1.1. Vị trí địa lý, hành chính thị xã An Nhơn

Thị xã An Nhơn nằm về phía Nam của tỉnh Bình Định, có toạ độ địa lý 13042 đến 13049 vĩ độ Bắc và 109000 đến 109011 kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Phù Cát; phía Nam giáp huyện Vân Canh và Tuy Phước; phía Tây giáp các huyện Tây Sơn và Vân Canh; phía Đông giáp huyện Tuy Phước.

(Nguồn: Địa chính thị xã An Nhơn)

Hình 4.1. Bảng đồ vị trí địa lý Thị xã An Nhơn

Thị xã gồm có 5 phường và 10 xã: phường Bình Định, phường Đập Đá, phường Nhơn Hưng, phường Nhơn Thành, phường Nhơn Hòa, xã Nhơn Tân, xã Nhơn Thọ, xã Nhơn Lộc, xã Nhơn Phúc, xã Nhơn Lộc, xã Nhơn Khánh, xã Nhơn Hậu, xã Nhơn Mỹ, xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, xã Nhơn Hạnh. [6]

4.1.2. Điều kiện tự nhiên của Thị xã An Nhơn

Điều kiện tự nhiên

Là thị xã đồng bằng có xu hướng nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với mực nước biển. Mạng lưới thuỷ văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao. Hệ thống hạ lưu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái và Bắc phái, tiếp với sông An Tượng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã, cùng với Hồ Núi Một và mạng lưới kênh mương nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị. [6]

An Nhơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió Nam khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Hằng năm, thường có mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm tương đối trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.500 giờ. Số giờ nắng trung bình ngày từ 6-8 giờ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,80C. [6]

Tài nguyên đất: Thị xã An Nhơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 24.264,36 ha. Đất chủ yếu là đất bằng phẳng, có đầy đủ điều kiện để sán xuất về cây nông nghiệp và chăn nuôi.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của Thị xã An Nhơn

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Tổng diện tích đất tự nhiên 24.264.36 100 2 Đất nông nghiệp 11.241,55 46,33 3 Đất lâm nghiệp 3.833,49 15,42 4 Đất nuôi trồng thủy sản 16,50 0,67 5 Đất phi nông nghiệp 267,15 1,12 6 Đất ở 866,18 3,43 7 Đất chuyên dùng 2.289,76 9,37 8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,89 0,13 9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 715,65 2,95 10 Đất sông suối và mặt nước 1.198,76 4,91 11 Đất phi nông nghiệp khác 6,54 0,03 12 Đất chưa sử dụng 3.795,89 15,64 (Nguồn: Báo cáo thống kê đất Thị xã An Nhơn)

4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thị xã An Nhơn có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động sản xuất chính ở đây chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp.

Dân số trên địa bàn thị xã năm 2013 là 178.817 người. Mật độ dân số trung bình 1.112 người/km2, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở phường Bình Định và phường Đập Đá và trung tâm các xã, phường, mật độ lên đến 3.838 người/km2.

Tổng dân số trong độ tuổi lao động 107.556 người, chiếm tỷ lệ 55,6%. Trong đó lao động trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế là 103.691 người; lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 12.235 người, chiếm tỷ lệ 11,8%. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tăng cả về số lượng và chất lượng, số người có trình độ từ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 2.269 người, chiếm 2,3% trong tổng số lực lượng lao động; Thạc sĩ và đang học Thạc sĩ là 60 người, chiếm 2,6% trong tổng số người có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học; số cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục và đào tạo có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 70,73%.

4.2. Thực trạng chăn nuôi lợn và sử dụng thức ăn công nghiệp tại Thị xã An Nhơn An Nhơn

4.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn tại thị xã An Nhơn

An Nhơn là một thị xã có ngành chăn nuôi phát triển của tỉnh Bình Định. Các hình thức chăn nuôi cũng đa dạng, nhưng một số xã chăn nuôi vẫn mang tính tự cung tự cấp là chính. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn không chỉ phát triển về quy mô, số lượng mà còn phát triển về chất lượng con giống, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn thừa sáng chăn nuôi quy mô lớn (quy mô trang trại), sử dụng thức ăn công nghiệp là chính.

(Nguồn: Tổng cục thống kê Bình Định)

Biểu đồ 4.1. Số lượng lợn tại thị xã An Nhơn

Qua biểu đồ 4.1. ta thấy số lượng lợn tại thị xã An Nhơn tăng qua các năm. Năm 2011 toàn thị xã có 70.229 con đến năm 2012 thì tăng lên nhanh 78.818 con, điều kiện chăn nuôi phát triển nên số lượng lợn tăng nhanh. Vào tháng 10/2014 toàn thị xã có 79.000 con, tăng 1.128 con so với năm 2013, giai đoạn này số lượng lợn trên thị xã không biến đổi nhiều. Nhìn chung ngành chăn nuôi lợn của thị xã phát triển theo hướng tập trung, trang trại, an toàn sinh học.

Thị xã An Nhơn có Khu công nghiệp Nhơn Hòa tại xã Nhơn Hòa, là một khu công nghiệp lớn và có nhiều công ty thức ăn chăn nuôi trực tiếp sản xuất và kinh doanh nên trên địa bàn thị xã An Nhơn cũng như Bình Định, nên trên địa bàn thị xã An Nhơn đa số đều sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn.

4.2.2. Thực trạng chăn nuôi lợn tại các hộ khảo sát

4.2.2.1. Đặc điểm chung các hộ khảo sát

Đặc điểm chung của các hộ khảo sát trong nghiên cứu này được thể hiện qua các tiêu về: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động (Bảng 4.2). Các chỉ tiêu này là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của hộ. Đối với sản xuất nông nghiệp nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, khi các nguồn lực này được đảm bảo thì khả năng mở rộng quy mô sản xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật cũng đảm bảo hơn.

Bảng 4.2. Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ Trung bình Hộ khá 1. Tổng số hộ Người 7,0 14,0 9,0 2. Tổng số nhân khẩu Người 35,0 71,0 36,0 3. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5,0 5,1 4,0 4. Số lao động Người 16,0 31,0 20,0 5. Số lao động BQ/hộ Người 2,3 2,2 2,2 6. Trình độ văn hóa Cấp I % 85,7 0,0 0,0 Cấp II % 14,3 71,4 22,2 Cấp III % 0,0 28,6 77,8 7. Tuổi chủ hộ Tuổi 47,4 48,9 41,6 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015) Tình hình nhân khẩu, lao động của các nhóm hộ điều tra, trình độ văn hóa của chủ hộ phần nào tác động đến nhận thức khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chăn nuôi lợn. Điều tra khảo sát 30 hộ trên địa bàn thị xã An Nhơn thấy rằng trình độ văn hóa của người dân vẫn còn thấp, trong 30 hộ điều tra thấy những hộ nghèo là những hộ có trình độ văn hóa ở cấp 1 chiếm 85,7%. Các hộ trung bình và khá giàu thì trình độ văn hóa ngang cấp 2 trở lên. Đây cũng là điều khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Nhìn chung trình độ văn hóa của các nhóm hộ cơ bản có sự chênh lệnh nhau. Đối với nhóm hộ khá, giàu họ có trình độ cao hơn nên sẽ dễ tiếp nhận các tiến bộ trong chăn nuôi lợn, từ đó có có khả năng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đàn trong chăn nuôi. Qua điều tra 30 hộ sản xuất, lực lượng lao động chủ yếu ở đây là lao động già có độ tuổi trung bình 45 tuổi, vì phần lớn độ tuổi lao động trẻ còn đi học các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc đi làm ở các Khu công nghiệp, chính độ tuổi già nên

họ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh tật trong chăn nuôi lợn có hiệu quả.

Về phương thức chăn nuôi: Trong hoạt động chăn nuôi lợn thì phương thức nuôi cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Theo kết quả điều tra 30 hộ tại thị xã An Nhơn có 80% hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, 20% chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Phương thức kết hợp (bán công nghiệp) được nuôi chủ yếu ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo vì đối với những nhóm hộ này chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt kết hợp với một phần thức ăn công nghiệp nhằm vừa sử dụng hết các nguyên liệu của gia đình, vừa giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Phương thức chăn nuôi kết hợp (bán công nghiệp) được nuôi chủ yếu ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo vì đối với những nhóm hộ này chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt kết hợp với một phần thức ăn công nghiệp nhằm vừa sử dụng hết các nguyên liệu của gia đình, vừa giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Còn đối với nhóm hộ khá, giàu đa số nuôi theo phương thức công nghiệp, nguyên nhân là do đối với những nhóm hộ này có một số hộ bán các loại thức ăn công nghiệp, các sản phẩm từ trồng trọt chỉ để ăn hoặc không có các sản phẩm từ hoạt động trồng trọt. Ngoài ra, đối với nhóm hộ này họ có điều kiện để chăn nuôi với quy mô lớn, khả năng đầu tư cao nên nuôi theo phương thức công nghiệp là phù hợp, đỡ tốn công mà mang lại hiệu quả cao.

4.2.2.2. Quy mô chăn nuôi của hộ

Để mô tả quy mô chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi tại thị xã An Nhơn, nghiên cứu đã tìm hiểu các chỉ số về diện tích chuồng, tổng đàn, số lứa. Bảng 4.3 mô tả đầy đủ các chỉ số đó trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.

Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi tại các hộ điều tra

2012 2013 2014 Trung bình Diện tích chuồng (m2) 27,1 39,6 58,3 41,6 Tổng đàn 41,8 61,8 84,7 62,8 Số lứa 2,5 3,3 3,6 3,1 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2015)

Trung bình diện tích chuồng trại của các hộ nuôi là 41,6m2, mỗi năm có hộ thì tăng thêm diện tích chuồng nuôi để phát triển kinh doanh chăn nuôi lợn, có hộ thì giảm diện tích chuồng nuôi do chăn nuôi không có hiệu quả. Nhìn chung, trong các hộ điều tra qua các năm có tăng diện tích chuồng nuôi và tăng lên tổng đàn và số lứa. Năm 2012 tổng đàn trung bình là 41,8 con với 2,5 lứa nhưng đến năm 2014 đã tăng lên tổng đàn là 84,7 con và 3,6 lứa. Các hộ chăn nuôi nay đã không còn chăn nuôi theo hình thức cho ăn sản phẩm thừa, thức ăn tận dụng mà đã biết cách cho ăn theo hướng sử dụng thức ăn công nghiệp. Có nhiều hộ dân chăn nuôi theo hình thức phối trộn thức ăn đậm đặc với cám gạo, bột bắp... Vì theo người dân cho ăn như vậy con lợn sẽ nhanh lớn hơn.

Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã An Nhơn ngành chăn nuôi phát triển, có rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nhưng người chăn nuôi vẫn chưa cho lợn ăn đúng quy trình, thiết kế chuồng trại hợp lý... Con giống vẫn còn chưa đạt chất lượng nên khi bán ra giá thấp hơn giá của thị trường.

4.2.3. Tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed Bình Định trên địa bàn thị xã An Nhơn Định trên địa bàn thị xã An Nhơn

Trong những năm qua Công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn từ phía thị trường như dịch cúm gia cầm, giá nguyên liệu đầu vào cao, sự cạnh tranh của các công ty khác như CP, Cargill, do đó, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty.

Để thấy rõ hơn về sản lượng mà công ty cung ứng ra thị trường An Nhơn qua các năm ta quan sát Biểu đồ 4.2.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh công ty Greenfedd)

Qua biểu đồ 4.2 ta thấy sản lượng thức ăn chăn nuôi lợn tiêu thụ trên thị trường An Nhơn tăng đáng kể, đặc biệt năm 2012 với 3.850 tấn đến năm 2014 đạt 6.500 tấn. Nguyên nhân làm cho sản lượng thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn An Nhơn liên tục tăng là do:

- Do nhà máy đặt ngay trên địa bàn thị xã An Nhơn, nên công ty dễ dàng áp dụng nhiều hình thức kinh doanh, như mở đại lỹ cấp 1 ở tất cả các xã và bán trực tiếp cho một số nhà chăn nuôi có quy mô từ 200 con lợn trở lên. Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi của công ty đến tay người chăn nuôi hợp lý hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

- Năm 2014 công ty ra thêm một thương hiệu mới (thương hiệu Hitek) và đã nhanh chóng tung sản phẩm của thương hiệu mới vào thị trường, chính vì vậy đã thu hút được nhiều đại lý làm đại lý cấp 1 cho công ty.

- Chất lượng hàng hóa của công ty được người chăn nuôi đánh giá tốt và tính ổn định cao, nên ngày càng thu hút được nhiều nhà chăn sử dụng thức ăn của công ty.

4.2.4. Tổ chức tiêu thụ và các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn tại thị xã An Nhơn chăn nuôi lợn tại thị xã An Nhơn

Để các sản phẩm có chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, hệ thống phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng. Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả là chiến lược lâu dài, tổ chức kênh phân phối tốt sẽ đạt doanh số mong muốn. Hiện nay, cũng như tất cả các công ty khác Công ty luôn áp dụng kết hợp hai loại kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Trong đó, kênh phân phối chính của Công ty là kênh phân phối gián tiếp.

Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn Công ty Greenfeed Bình Định trên thị xã An Nhơn

Trên địa bàn thị xã An Nhơn gồm có 14 đại lý cấp 1, 4 đại lý cấp 2 phân phối thức ăn chăn nuôi lợn của công ty Greenfeed với 3 dòng sản phẩm là dòng sản phẩm Greenfeed, HiGain và Hitek. Riêng mỗi đại lý sẽ bán một dòng sản phẩm và được quy định bán trên một địa bàn nhất định, nếu muốn bán sang vùng của đại lý khác thì phải thông qua nhân viên kinh doanh và đại lý của vùng đó. Mặc dù có cả 2 loại kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn, nhưng kênh chủ yếu vẫn là kênh phân phối gián tiếp, mà chủ yếu là qua đại lý cấp 1. Qua điều tra khảo sát 30 hộ tại thị xã An Nhơn, có 90% các hộ mua thức ăn chăn nuôi lợn tại đại lý cấp 1, 10% mua tại đại lý cấp 2.

Công ty GreeFeed

Đại lý cấp 1

Người chăn nuôi

Nhân viên thị trường và các bên hợp tác Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

4.3.1. Các yếu tố về phía công ty

4.3.1.1. Yếu tố sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm có vai trò quyết định sự thành công của chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của công ty trên thương trường. Một công ty sẽ không tồn tại và phát triển nếu như xuất ra những sản phẩm không đạt chất lượng, ngược lại công ty sẽ ngày phát triển và nâng cao uy tín khi họ luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng hóa cung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty greenfeed tại thị xã an nhơn, (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w