Thực trạng chăn nuôi lợn tại các hộ khảo sát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty greenfeed tại thị xã an nhơn, (Trang 41)

4.2.2.1. Đặc điểm chung các hộ khảo sát

Đặc điểm chung của các hộ khảo sát trong nghiên cứu này được thể hiện qua các tiêu về: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, số lao động (Bảng 4.2). Các chỉ tiêu này là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của hộ. Đối với sản xuất nông nghiệp nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, khi các nguồn lực này được đảm bảo thì khả năng mở rộng quy mô sản xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật cũng đảm bảo hơn.

Bảng 4.2. Đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ Trung bình Hộ khá 1. Tổng số hộ Người 7,0 14,0 9,0 2. Tổng số nhân khẩu Người 35,0 71,0 36,0 3. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5,0 5,1 4,0 4. Số lao động Người 16,0 31,0 20,0 5. Số lao động BQ/hộ Người 2,3 2,2 2,2 6. Trình độ văn hóa Cấp I % 85,7 0,0 0,0 Cấp II % 14,3 71,4 22,2 Cấp III % 0,0 28,6 77,8 7. Tuổi chủ hộ Tuổi 47,4 48,9 41,6 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2015) Tình hình nhân khẩu, lao động của các nhóm hộ điều tra, trình độ văn hóa của chủ hộ phần nào tác động đến nhận thức khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chăn nuôi lợn. Điều tra khảo sát 30 hộ trên địa bàn thị xã An Nhơn thấy rằng trình độ văn hóa của người dân vẫn còn thấp, trong 30 hộ điều tra thấy những hộ nghèo là những hộ có trình độ văn hóa ở cấp 1 chiếm 85,7%. Các hộ trung bình và khá giàu thì trình độ văn hóa ngang cấp 2 trở lên. Đây cũng là điều khó khăn trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Nhìn chung trình độ văn hóa của các nhóm hộ cơ bản có sự chênh lệnh nhau. Đối với nhóm hộ khá, giàu họ có trình độ cao hơn nên sẽ dễ tiếp nhận các tiến bộ trong chăn nuôi lợn, từ đó có có khả năng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đàn trong chăn nuôi. Qua điều tra 30 hộ sản xuất, lực lượng lao động chủ yếu ở đây là lao động già có độ tuổi trung bình 45 tuổi, vì phần lớn độ tuổi lao động trẻ còn đi học các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc đi làm ở các Khu công nghiệp, chính độ tuổi già nên

họ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, phòng ngừa bệnh tật trong chăn nuôi lợn có hiệu quả.

Về phương thức chăn nuôi: Trong hoạt động chăn nuôi lợn thì phương thức nuôi cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Theo kết quả điều tra 30 hộ tại thị xã An Nhơn có 80% hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, 20% chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Phương thức kết hợp (bán công nghiệp) được nuôi chủ yếu ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo vì đối với những nhóm hộ này chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt kết hợp với một phần thức ăn công nghiệp nhằm vừa sử dụng hết các nguyên liệu của gia đình, vừa giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Phương thức chăn nuôi kết hợp (bán công nghiệp) được nuôi chủ yếu ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo vì đối với những nhóm hộ này chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt kết hợp với một phần thức ăn công nghiệp nhằm vừa sử dụng hết các nguyên liệu của gia đình, vừa giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Còn đối với nhóm hộ khá, giàu đa số nuôi theo phương thức công nghiệp, nguyên nhân là do đối với những nhóm hộ này có một số hộ bán các loại thức ăn công nghiệp, các sản phẩm từ trồng trọt chỉ để ăn hoặc không có các sản phẩm từ hoạt động trồng trọt. Ngoài ra, đối với nhóm hộ này họ có điều kiện để chăn nuôi với quy mô lớn, khả năng đầu tư cao nên nuôi theo phương thức công nghiệp là phù hợp, đỡ tốn công mà mang lại hiệu quả cao.

4.2.2.2. Quy mô chăn nuôi của hộ

Để mô tả quy mô chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi tại thị xã An Nhơn, nghiên cứu đã tìm hiểu các chỉ số về diện tích chuồng, tổng đàn, số lứa. Bảng 4.3 mô tả đầy đủ các chỉ số đó trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.

Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi tại các hộ điều tra

2012 2013 2014 Trung bình Diện tích chuồng (m2) 27,1 39,6 58,3 41,6 Tổng đàn 41,8 61,8 84,7 62,8 Số lứa 2,5 3,3 3,6 3,1 (Nguồn: Phỏng vấn hộ 2015)

Trung bình diện tích chuồng trại của các hộ nuôi là 41,6m2, mỗi năm có hộ thì tăng thêm diện tích chuồng nuôi để phát triển kinh doanh chăn nuôi lợn, có hộ thì giảm diện tích chuồng nuôi do chăn nuôi không có hiệu quả. Nhìn chung, trong các hộ điều tra qua các năm có tăng diện tích chuồng nuôi và tăng lên tổng đàn và số lứa. Năm 2012 tổng đàn trung bình là 41,8 con với 2,5 lứa nhưng đến năm 2014 đã tăng lên tổng đàn là 84,7 con và 3,6 lứa. Các hộ chăn nuôi nay đã không còn chăn nuôi theo hình thức cho ăn sản phẩm thừa, thức ăn tận dụng mà đã biết cách cho ăn theo hướng sử dụng thức ăn công nghiệp. Có nhiều hộ dân chăn nuôi theo hình thức phối trộn thức ăn đậm đặc với cám gạo, bột bắp... Vì theo người dân cho ăn như vậy con lợn sẽ nhanh lớn hơn.

Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã An Nhơn ngành chăn nuôi phát triển, có rất nhiều công ty thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nhưng người chăn nuôi vẫn chưa cho lợn ăn đúng quy trình, thiết kế chuồng trại hợp lý... Con giống vẫn còn chưa đạt chất lượng nên khi bán ra giá thấp hơn giá của thị trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi lợn của công ty greenfeed tại thị xã an nhơn, (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w